Thuật ngữ hàng hải quốc tế: a abatement Sự giảm giá


Black list Danh sách đen (sổ đen)



tải về 0.95 Mb.
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu20.07.2016
Kích0.95 Mb.
#2096
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Black list
Danh sách đen (sổ đen)
Là bảng kê ghi tên những con tàu bị cấm hoạt động kinh doanh tại các cảng của nước công bố danh sách này.
Blokade
Phong tỏa
Là biện pháp quân sự ngăn chặn của nước tham chiến không cho tàu bè xuất nhập vào vùng biển và cảng khẩu của kẻ thù. Tàu và hàng hóa của các nước trung lập đi vào khu vực bị phong tỏa sẽ bị bắt giữ và tịch thu.
Board and board
Cặp mạn (Mạn kề mạn)
Dùng để chỉ hai con tàu cặp mạn nhau để chuyển hàng từ tàu này sang tàu kia, khi cần thực hiện việc chuyển tải.
Board of customs
Cục hoặc Sở Hải quan
Là một trong những tổ chức nhà nước làm nhiệm vụ quản lý thực hiện các định chế ngoại thương và hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo vệ kinh tế quốc gia chống phá hoại, buôn lậu và gian lận thương mại

Bond
Giấy cam kết
Là giấy bảo đảm do người chủ kho ngoại quan lập và gửi cho hải quan cam kết khi nào người gửi hàng vào kho hoàn thành thủ tục hải quan và nộp thuế thì mới cấp phiếu xuất kho.
Bonded cargo or bonded goods
Hàng lưu kho ngoại quan
Chỉ hàng hóa tạm thời được gởi vào kho ngoại quan (Bonded warehouse) hoặc để chờ làm thủ tục thông quan hoặc để chờ nộp thuế (nếu có) rồi mới xuất kho chở vào nội địa hoặc tái xuất.
Bonded warehouse or bonded store
Kho ngoại quan
Là kho của hải quan hoặc của tư nhân đặt dưới sự giám sát của hải quan và được dùng để tạm chứa hàng chưa làm thủ tục hải quan và nộp thuế (nếu có). Tại các kho này, chủ hàng có thể sửa chữa, đóng gói là phân chia lại hàng hóa dưới sự giám sát của hải quan.
Bond note
Giấy phép xuất kho ngoại quan.
Khi chủ hàng hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu và nộp thuế (nếu có), hải quan sẽ cấp một chứng từ gọi là giấy phép xuất kho ngoại quan cho phép hàng được rời để chuyển tiếp vào nội địa hoặc tái xuất đi nước ngoài.
Booking
Việc lưu khoang
Thuê tàu chợ để vận chuyển hàng gọi là lưu khoang. Chủ hàng tiếp xúc với hãng tàu đại lý, đại diện của hãng tàu hoặc thuyền trưởng và lập đơn lưu khoang (Booking note) giữ chỗ trên tàu để vận chuyển hàng. Việc lưu khoang chỉ áp dụng trong thuê tàu chợ là những con tàu hoạt động chở thuê đều đặn trên một tuyến vận chuyển cố định và theo một lịch trình chạy tàu đã định trước. Hàng chuyên chở chủ yếu là hàng khô có bao bì, số lượng không hạn chế, không bắt buộc người thuê phải gởi hàng đầy tàu như thuê chuyến. Bốc/dỡ và chi phí bốc/dỡ hàng do chủ tàu đảm trách. Cước tàu chợ do chủ tàu lập thành biểu cước trong đó quy định cước suất cho từng mặt hàng hay nhóm hàng (Liner freight rates). Vận đơn đường biển do thuyền trưởng thay mặt hãng tàu ký phát cho người thuê, có chức năng là một hợp đồng vận tải đường biển điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa đôi bên (Liner B/L).

Both ends
Cả hai đầu bến
Thuật ngữ thường được dùng trong đàm phán thuê tàu để chỉ chủ tàu và người thuê cùng nhau thỏa thuận mức bốc dỡ, chi phí bốc dỡ hoặc chỉ định đại lý...được áp dụng chung cho cả hai đầu bến bao gồm cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng.
Both to blame collision Clause
Điều khoản 2 tàu đâm va cùng có lỗi
Quy tắc chung của Công ước Brúcxen 1910 được đa số quốc gia áp dụng xử lý 2 tàu đâm va cùng có lỗi có nội dung như sau: Khi hai tàu đâm va và 2 bên cùng có lỗi do hành động bất cẩn hoặc lỗi lầm trong việc chạy tàu và quản trị tàu, gây tổn thất tàu và hàng hóa, thì bên này phải đền bù cho bên kia tương ứng với mức độ phạm lỗi của mình. Nhưng luật pháp của Hoa Kỳ về tàu đâm va nhau lại quy định khác: Khi xảy ra đâm va do lỗi của cả 2 tàu, thì tổng số tổn thất về tàu và hàng hóa sẽ được phân chia đều cho mỗi tàu cùng gánh chịu một nửa (50%) bất kể mức độ lỗi lầm nhiều ít thế nào. Vì thế, để bảo vệ lợi ích của mình, các chủ tàu đưa vào vận đơn “Điều khoản 2 tàu đâm va cùng có lỗi” với nội dung như sau đây: Nếu vụ tàu đâm va có liên quan đến phán quyết của luật pháp Hoa Kỳ thì điều khoản 2 tàu đâm va cùng có lỗi sẽ áp dụng theo dưới đây: “Nếu tàu chở hàng A đâm va tàu không hàng B do hậu quả sơ suất của tàu B và do hành vi sơ suất hoặc lỗi lầm của thuyền trưởng, thủy thủ, hoa tiêu hay người phục vụ trong việc chạy tàu và quản trị tàu chở hàng A, thì chủ hàng trên tàu A sẽ bồi thường cho người chuyên chở (Tàu A) mọi mất mát hoặc trách nhiệm đối với tàu không hàng B đến mức mất mát hoặc trách nhiệm này tương ứng với mất mát hoặc hư hỏng mà chủ hàng được tàu không hàng B đã hoặc sẽ bồi thường và nó đã được đối chiếu, giảm trừ hoặc trích giữ như làmột phần khiếu nại của tàu B đối với tàu A. Quy định vừa được đề cập cũng sẽ áp dụng tại nơi nào đó mà chủ tàu, người điều hành hoặc người quản lý tàu hay phương tiện nào khác mà phạm lỗi lầm trong một vụ tàu đâm va”.
Bottomry
Việc cầm tàu vay nợ
Khi rất cần tiền để hoàn thành chuyến đi, thuyền trưởng thay mặt chủ tàu cầm cố con tàu để vay nợ (bottomry loan), bằng cách ký chứng từ cầm cố (bottomry bond). Tiền vay sẽ được hoàn trả sau khi tàu đến cảng đích. Cho vay nợ cầm tàu là một cách cho vay mạo hiểm, có thể bị mất nếu con tàu không đến được cảng đích. Do đó, người cho vay phải cân nhắc kỹ và đòi hỏi lãi suất cao.
Box rate
Cước suất container
Trong vận chuyển hàng bằng container, các hãng tàu lấy container làm đơn vị tính và thu cước (khác với tàu hàng thông thường mà tấn trọng lượng hoặc mét khối được lấy làm đơn vị tính cước).
Breakdown Clause or off-hire Clause
Điều khoản tàu hỏng hay điều khoản đình thuê
1. Trong một số hợp đồng thuê tàu định hạn, điều khoản này quy định: “Trong trường hợp tàu phải ngừng hoạt động quá 48 tiếng đồng hồ vì lý do hỏng máy, tàu vào ụ khô, thiếu hụt vật phẩm dự trữ, mắc cạn, hun sấy khử trùng...thì người thuê sẽ miễn trả cước sau 48 tiếng đồng hồ ấy cho đến khi nào con tàu bắt đầu hoạt động toàn bộ bình thường trở lại...” 2. Trong một số hợp đồng thuê tàu định hạn khác, thời gian đình thuê và người thuê được miễn trả cước bắt đầu tính ngay từ khi con tàu phải ngừng hoạt động. Thí dụ: Hợp đồng mẫu Baltime quy định: A. Trong trường hợp tàu vào ụ khô hay tiến hành các biện pháp cần thiết khác để duy trì hoạt động hữu hiệu của tàu, tàu thiếu hụt nhân công hoặc vật phẩm dự trữ thuộc phía chủ tàu đảm trách, tàu hỏng máy hay hư vỏ hay gặp tai nạn khác cản trở hoặc ngăn chặn hoạt động của con tàu mà thời gian kéo dài quá 24 tiếng đồng hồ liên tục, thì người thuê được miễn trả cước suốt thời gian con tàu mất khả năng đáp ứng ngay đòi hỏi của dịch vụ. Tiền cước nếu đã trả trước cũng sẽ được điều chỉnh lại tương ứng. B. Trong trường hợp vì thời tiết bắt buộc mà tàu vào cảng hoặc đến nơi neo đậu, tàu hoạt động tại các cảng mớn nước nông, tại các con sông hoặc các cảng có cồn, cát, hoặc tàu hứng chịu một tai nạn xảy ra đối với hàng chuyên chở, thì bất cứ tình hình chậm trễ nào và/hoặc bất cứ chi phí nào do đó phát sinh đều sẽ thuộc về người thuê gánh chịu, cho dù tình hình chậm trễ và/hoặc chi phí ấy có nguyên nhân trong sự sơ suất của những người giúp việc cho chủ tàu. Điều này cho thấy những quy định của điều khoản đình thuê trong các hợp đồng thuê tàu định hạn tồn tại nhiều khác biệt phức tạp về cách quy nguyên nhân và giải quyết hậu quả. Vì vậy, người thuê và chủ tàu cần thương lượng để có sự thỏa thuận thống nhất. Tại điều khoản này, chủ tàu có thể chấp nhận trả các phụ phí do tình hình ngừng hoạt động của tàu gây ra. Thí dụ: phí đặc biệt về cung cấp nhiên liệu, nước ngọt, ...cho tàu.
Broken Stowage
Khoảng trống chất xếp
Là khoảng không gian hoặc khe hở trong hầm hàng do cấu trúc con tàu, do bao bì hàng hóa hoặc do sử dụng vật liệu chèn lót ngăn cách hàng hóa...tạo ra và gây hậu quả làm giảm bớt dung tích chứa hàng của tàu.
Brokerage
Hoa hồng môi giới
Số tiền thù lao được tính theo một tỷ lệ nhất định của tổng số cước phí mà chủ tàu trả cho người môi giới về vai trò trung gian trong đàm phán ký kết hợp đồng thuê tàu giữa chủ tàu và chủ hàng.
Brussels tariff nomenclature (B.T.N.)
Danh mục thuế quan Brúcxen
Là bảng hệ thống thuế quan xếp tên các mặt hàng vận chuyển giữa các nước với nhau và được nhiều nước cùng áp dụng vào công việc thuế quan. Mỗi mặt hàng được đánh bằng một mã số riêng (B.T.N number).

Bulk cargo
Hàng rời
Dùng để chỉ những loại hàng không đóng bao, được chuyên chở dưới dạng rời còn gọi là chở xá (Carriage in bulk) như: Than đá, quặng, ngũ cốc, dầu mỏ, phân bón, ximăng,...
Bulker or Bulk ship (Bulk carrier)
Tàu chở hàng khô rời
Là loại tàu chở hàng khô không đóng bao (Hàng rời), cấu trúc một boong (Single deck), có sức chở lớn từ một vạn đến vài vạn tấn trọng tải, tốc độ trung bình khoảng 14-15 hải lý/giờ, trang thiết bị làm hàng phù hợp với đặc tính của từng loại hàng. Các loại tàu chở hàng rời phổ biến gồm có: Tàu chở than (Coal carrier), chở quặng ( Ore carrier), chở ngũ cốc (Cereal carrier), chở xi măng (Cement carrier), chở phân bón (Fertilizer), tàu chở hàng rời-dầu hỗn hợp (Bulk-Oil Carrier), tàu chở hàng rời-quặng hỗn hợp (Bulk-Ore Carrier),...
Bulkheads.
Vách ngăn
Là một cấu trúc chắc chắn, kín nước (Watertight) theo chiều ngang tàu, chia con tàu thành nhiều ngăn (Compartments). Có tác dụng: - Tăng thêm độ an toàn. Nếu rủi ro đụng nhau hoặc vì nguyên nhân nào đó, nước tràn vào một ngăn tàu thì những ngăn khác không bị thiệt hại lây. - Ngăn cách buồng máy với hầm hàng để tránh hơi nóng, ô nhiễm, hỏa hoạn. - Tăng thêm độ vững chắc về chiều ngang. Số lượng vách ngăn tùy thuộc vào chiều dài của con tàu.
Bunker adjustment charges (BAC)
Phí điều chỉnh giá nhiên liệu
Số tiền phụ thu mà người thuê phải trả thêm cho chủ tàu ngoài cước suất gốc được công bố của hãng tàu chợ hay hãng tàu Container, khi nhiêu liệu sử dụng cho tàu tăng giá bất thường vào một thời điểm nào đó.
Bulker adjustment factor (BAF)
Hệ số điều chỉnh giá nhiên liệu.
Tỷ lệ phần trăm mà chủ tàu công bố làm cơ sở tính phí điều chỉnh giá nhiên liệu, khi nhiên liệu sử dụng cho tàu tăng giá bất thường vào một thời điểm nào đó. Tiền phụ thu này được gọi là phụ thu nhiên liệu (Bunker surcharge).
Bunker Clause
Điều khoản nhiên liệu
Điều khoản này trong hợp đồng thuê định hạn quy định người thuê sẽ chấp nhận và chi trả số nhiên liệu còn sót trong bồn chứa của tàu tại cảng giao tàu và chủ tàu sẽ chấp nhận và chi trả số nhiên liệu còn sót trong bồn chứa tại cảng hoàn trả tàu theo mức giá nhiên liệu tại các nơi ấy. Mức tối đa và tối thiểu của số lượng nguyên liệu này do hai bên quy định. Ngoài ra, cũng có trường hợp chủ tàu thương lượng với người thuê để nhận được một số lượng nhiên liệu tại cảng hoàn trả tàu lớn hơn số lượng nhiên liệu quy định trong hợp đồng khi giá nhiên liệu mua dọc đường rẻ hơn giá nhiên liệu tại cảng hoàn trả tàu. Lợi ích thu được từ chênh lệch giá nhiên liệu chở dôi thêm sẽ được thỏa thuận chia đều cho 2 bên theo tỷ lệ 50/50.

C

Car carrier
Tàu chở ô tô
Là loại tàu chuyên dùng được đóng và trang bị riêng để chở ô tô xếp trần lên tàu : cầu dẫn để đưa xe lên xuống tàu và nhiều tầng để chất xếp xe thuận lợi.
Cargo capacity or cargo carrying capacity.
Trọng tải hàng hóa(Sức chở hàng)
Thuật ngữ thường được dùng trong hợp đồng thuê để chỉ số tấn hàng hóa mà tàu có thể chở an toàn đến dấu chuyên chở mùa hè(Summer loadline mark). Sức chở hàng của một con tàu tùy thuộc một phần vào tính chất của từng loại hàng mà đặc biệt là hệ số chất xếp của nó (Stowage factor).
Cargocare
Thiết bị chống hấp hơi
Là thiết bị thổi gió khô vào các hầm hàng để chống ẩm, mốc hoặc hấp nóng có thể dẫn đến hiện tượng đổ mồ hôi (Nước đọng giọt) và gây thiệt hại hàng hóa.
Cargo plan or stowage plan
Sơ đồ xếp hàng
Trích THUẬT NGỮ THUÊ TÀU & HÀNG HẢI (TS. Huỳnh Tấn Phát & Bùi Quang Hùng biên soạn, NXB GTVT 1999) Bạn đọc có nhu cầu mua THUẬT NGỮ THUÊ TÀU & HÀNG HẢI, vui lòng liên hệ điện thoại số 933 0144 hoặc địa chỉ: Lầu 4, cao ốc Thiên Sơn, 5 Nguyễn Gia Thiều, Q. 3. TP. Hồ Chí Minh. Giá bìa: 35.000đ
Cabotage or coasting trade
Hàng hải ven bờ
Là hoạt động vận chuyển của các con tàu giữa các cảng ven bờ của cùng một nước. Nói chung, tàu nước ngoài không được tham gia vận tải ven bờ trừ khi có sự cho phép của nước sở tại.
Calendar month
Tháng niên lịch
Trong thuê tàu định hạn, tháng niên lịch được dùng để tính kỳ hạn thuê tàu và trả cước. Thí dụ: “Kỳ hạn thuê tàu là 6 tháng niên lịch bắt đầu thuê tàu từ ngày 15 tháng 6 năm 1996 và ngày trả tàu là ngày 15 tháng 11 năm 1996. Tiền cước sẽ được trả trước theo từng tháng niên lịch, cho đến khi hợp đồng hết hiệu lực, mà không tính trên số ngày thực sự của mỗi tháng để khấu trừ hoặc tăng cước. Trong một số hợp đồng thuê tàu khác, người thuê tàu và chủ tàu thỏa thuận tính kỳ hạn thuê bằng tháng niên lịch nhưng lại thêm quy định: “Cước được trả tương ứng với ngày thuê thực sự kể cả phần lẻ của tháng niên lịch”. Trong mẫu chuẩn hợp đồng thuê định hạn “Baltime”, người ta lại tránh không dùng quy định “Tháng niên lịch” mà dùng “Kỳ hạn 30 ngày” để xác định rõ hơn kỳ hạn thuê và trả cước. Mục đích của các quy định này là để tránh hiểu lầm trong việc tính kỳ hạn thuê tàu và trả cước, bởi vì số ngày trong mỗi tháng niên lịch hơn kém không bằng nhau.
Cancelling date or cancelling day
Hạn (ngày) hủy hợp đồng
Trong hợp đồng thuê tàu chuyến hoặc thuê tàu định hạn, điều khoản hủy hợp đồng (Cancellation Clause) quy định người thuê tàu có quyền hủy hợp đồng nếu con tàu được thuê chuyến không đến cảng bốc hàng hoặc con tàu được thuê định hạn không đến địa điểm giao tàu đúng kỳ hạn quy định, cho dù bất cứ nguyên nhân nào ngoài sự kiểm soát của chủ tàu và cho dù thuyền trưởng đã tích cực cố gắng để khắc phục chậm trễ. Theo mẫu chuẩn hợp đồng thuê chuyến Gencon thì trong trường hợp trên, người thuê tàu phải kịp thời thông báo cho chủ tàu việc hủy hợp đồng chậm nhất 48 tiếng đồng hồ trước khi tàu đến cảng bốc hàng. Theo mẫu chuẩn hợp đồng thuê định hạn Baltime, người thuê phải thông báo hủy bỏ hợp đồng trong vòng 48 tiếng đồng hồ sau khi đã được chủ tàu cho biết tàu sẽ không đến kịp kỳ hạn tại địa điểm giao tàu. Nghĩa vụ của chủ tàu và thuyền trưởng là đưa tàu đến cảng hoặc địa điểm quy định đúng kỳ hạn. Nếu cố tình hoặc chểnh mảng, gây ra chậm trễ thì đó là một vi phạm hợp đồng dẫn đến người thuê có quyền hủy hợp đồng hoặc tiếp tục thuê tùy theo sự cân nhắc, tính toán. Mặt khác, chủ tàu có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất cho người thuê ở một mực độ nào tùy quy định của hợp đồng, mặc dù cũng ít khi người thuê tàu đòi bồi thường vì tàu không đến đúng hạn.
Capesize vessel
Tên gọi loại tàu chở hàng rời cỡ lớn trên 150.000 tấn trọng tải. Sở dĩ được gọi như vậy vì do cấu trúc và mớn nước nên tàu không lưu thông được qua các kênh đào Suez, Panama.
Car carrier
Tàu chở ô tô
Là loại tàu chuyên dùng được đóng và trang bị riêng để chở ô tô xếp trần trên tàu: cầu dẫn để đưa xe lên xuống tàu và nhiều tầng để chất xếp xe thuận lợi.
Cargo battens
Ván lót hầm
Ván lót hầm được ghép theo chiều ngang, mỗi tấm cách nhau khoảng 0,10m, ở phía trước và sau bên trong của sườn tàu và tầng quầy, nhằm ngăn cách hàng hóa tiếp xúc với sườn và vỏ thép của con tàu, tránh ẩm ướt và hấp nóng. Ván lót hầm chưa đủ để bảo vệ hàng, nên người ta còn phải tăng cường vật liệu chèn lót khác (đệm, thảm, có,...)
Cargo capacity or cargo carrying capacity
Trọng tải hàng hóa (Sức chở hàng)
Thuật ngữ thường được dùng trong hợp đồng thuê để chỉ số tấn hàng hóa mà tàu có thể chở an toàn đến dấu chuyên chở mùa hè (Summer loadline mark). Sức chở hàng của một con tàu tùy thuộc một phần vào tính chất của từng loại hàng mà đặc biệt là hệ số chất xếp của nó (Stowage factor).
Cargocare
Thiết bị chống hấp hơi
Là thiết bị thổi gió khô vào các hầm hàng để chống ẩm, mốc hoặc hấp nóng có thể dẫn đến hiện tượng đổ mồ hôi (Nước đọng giọt) và gây thiệt hại hàng hóa.
Cargo plan or stowage plan
Sơ đồ xếp hàng
Là sơ đồ bố trí hàng hóa trên một con tàu, có tác dụng giúp nắm được vị trí, tạo thuận lợi cho việc làm hàng, giao nhận hàng an toàn, nhanh chóng, tránh nhầm lẫn. Sơ đồ là một hình vẽ mặt cắt dọc của con tàu, trên đó từng lô hàng được xếp chung tại một nơi chứa trong hầm, có đánh dấu theo vận đơn hoặc tô bằng màu khác nhau để tiện theo dõi.
Cargo retention clause
Điều khoản còn sót hàng
Trong chuyên chở chất lỏng đặc biệt là sản phẩm dầu mỏ, không thể tránh khoản thiếu hụt trọng lượng vì tính bốc hơi và đóng cặn dầu nên hợp đồng thuê tàu quy định “Điều khoản còn sót hàng” cho phép người chuyên chở được miễn trách trong tỷ lệ thiếu hụt khoảng 0,5-0,75% và trọng lượng tính cước thường dựa vào trọng lượng hàng dỡ tại cảng đích (Delivered weight).
Cargo superintendent
Người áp tải hàng
Do chủ tàu hoặc người thuê tàu phân công đi theo chăm sóc, bảo quản và giao nhận đối với một loại hàng cá biệt (súc vật sống, hàng có giá trị cao,...) trong suốt quá trình vận chuyển.
Carrier
1. Người chuyên chở – Người vận tải Là một bên ký kết một hợp đồng chuyên chở với một người gửi hàng. Họ có thể là người chủ tàu (Owner of vessel) hoặc là người thuê tàu (Charterer). Họ có thể là người chuyên chở công cộng (Common carrier), kinh doanh dịch vụ chở thuê cho mọi chủ hàng hoặc là người thầu chuyên chở (Contracting carrier) trong vận chuyển đi suốt và vận tải đa phương thức. 2. Tàu vận chuyển Là bất kỳ loại tàu nào dùng vào việc chuyên chở hàng đường biển. Thí dụ: Tàu chở hàng bách hóa (General cargo carrier), tàu chở hàng rời (Bulk carrier), tàu chở dầu (Oil carrier), tàu chở hàng hạt rời (Grain carrier), tàu chở khí dầu hóa lỏng (Liquid petrolium gas carrier), tàu chở súc vật sống (Cattle carrier),...
Ceiling
Trần của đáy đôi.
Trần của đáy đôi của tàu thường bằng những tấm ván gỗ lắp ghép dọc theo chiều dài của con tàu nhằm ngăn cách hàng hóa tiếp xúc với đáy đôi. Tuy vậy lớp ván bọc đáy trong này (Bottom ceiling) cũng chưa đủ chắc chắn nên người ta phải dùng thêm vật liệu chèn lót như: phên tre, chiếu lót, thảm cói, đệm lót, ...để tránh va chạm gây hư hỏng cho tàu và hàng.
Cell guide
Cấu trúc định hướng chất xếp
Dùng để giữ chặt container đúng với vị trí trong ô tàu container (cell) để bảo đảm an toàn.
C.E.N.S.A (Council of European and Japanese National Shipowners’Association)
Tên gọi tắt của Hội đồng các hiệp hội chủ tàu quốc gia châu Âu và Nhật.
Centrocon charter
Mẫu chuẩn hợp đồng thuê tàu Centrocon
Mẫu chuẩn hợp đồng thuê tàu chuyến chở ngũ cốc có mã số “Centrocon” từ cảng Rio de la Plata (Brasil) đến các cảng khác trên thế giới. Hợp đồng này đã được “Phòng hàng hải Vương quốc Anh” chấp nhận và cho áp dụng.

Certificate of delivery and redelivery (of the ship)
Giấy chứng nhận giao tàu và trả tàu
Giấy chứng nhận giao tàu được lập và ký kết giữa người thuê tàu và chủ tàu cho thuê định hạn, dùng làm bằng chứng pháp lý việc chủ tàu đã giao con tàu quy định cho người thuê sử dụng. Giấy chứng trả tàu được lập và ký kết giữa người thuê tàu và chủ tàu cho thuê con tàu định hạn, dùng làm bằng chứng pháp lý việc người thuê hoàn trả con tàu quy định cho chủ tàu, sau khi hết kỳ hạn thuê. Nội dung của giấy chứng nhận giao hoặc trả tàu gồm các mục chủ yếu: - Thời gian và địa điểm giao hoặc trả tàu. - Tình trạng thực tế của con tàu. - Số lượng nhiên liệu, nước, thực phẩm, vật liệu dự trữ còn lại trên tàu và cách xử lý. Giao và trả tàu là một khâu nghiệp vụ có ý nghĩa trọng yếu và khá phức tạp, liên quan mật thiết đến lợi ích của người thuê và chủ tàu. Do dó, có nhiều trường hợp người thuê phải sử dụng các chuyên viên thành thạo để cùng chủ tàu kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng con tàu trước khi nhận hoặc trả tàu và lập biên bản giám định, con tàu nếu cần thiết.
Cesser clause
Điều khoản chấm dứt trách nhiệm
Trong hợp đồng thuê tàu chuyến, đôi khi điều khoản chấm dứt trách nhiệm của người thuê tàu được quy định nhằm mục đích giải thoát nghĩa vụ pháp lý cho người thuê kể từ khi hàng đã bốc xuống tàu. Nội dung điều khoản như sau: “Người thuê tàu chấm dứt trách nhiệm từ khi hàng đã bốc xuống tàu và vận đơn đã được thuyền trưởng ký phát, trừ việc trả tiền cước, cước khống hoặc tiền phạt bốc chậm nếu có tại cảng gửi hàng”. Như vậy, chủ tàu sẽ phải đòi các khoản phí khác phát sinh tại cảng dỡ hàng bao gồm cả tiền phạt dỡ chậm hàng ở người nhận hàng. Do dó để tránh rủi ro không đòi được tiền, chủ tàu sửa đổi và lồng điều khoản chấm dứt trách nhiệm vào “điều khoản cầm giữ hàng”, quy định chủ tàu (Người chuyên chở) có quyền tạm giữ hàng trên tàu nếu người nhận hàng trả cước, phí chậm trễ. Đồng thời người thuê tàu vẫn có trách nhiệm chi trả cước, phí nói trên tại cảng dỡ hàng, khi nào chủ tàu không còn khả năng để đòi số tiền này ở người nhận hàng. Mẫu chuẩn hợp đồng thuê chuyến Gencon quy định như sau: “Chủ tàu sẽ có quyền cầm giữ hàng để đòi trả cước, cước khống, tiền phạt bốc dỡ chậm nếu việc thanh toán này chậm trễ”. Người thuê tàu có trách nhiệm trả cước, cước khống và tiền phạt bốc chậm nếu có tại cảng gởi hàng. Người thuê tàu còn trách nhiệm trả cước và tiền phạt dỡ kể cả tiền phạt lưu tàu phát sinh tại cảng dỡ hàng, khi nào chủ tàu không còn khả năng để đòi số tiền nói trên ở người nhận hàng”.
Chartering broker
Môi giới thuê tàu
Người kinh doanh dịch vụ hàng hải làm môi giới trung gian theo ủy thác của chủ hàng để tìm thuê tàu hoặc theo ủy thác của chủ tàu để tìm hàng chở thuê. Họ có thể ký kết hợp đồng thuê tàu theo ủy quyền của chủ hàng hoặc chủ tàu và hưởng hoa hồng môi giới theo tỷ lệ phần trăm của tổng số tiền cước vận chuyển (Brokerage commission).
Charter – Party Standard
Mẫu chuẩn hợp đồng thuê tàu
Là những hợp đồng thuê tàu được các tổ chức hàng hải quốc tế, các chủ tàu hoặc các tổ chức giao nhận quốc tế soạn thảo làm mẫu chuẩn cho đàm phán và ký kết hợp đồng thuê tàu. Nội dung của hợp đồng bao gồm nhiều điều khoản khá đầy đủ về điều kiện pháp lý, điều kiện vận chuyển, điều kiện cước phí và một số điều kiện khác. Mỗi mẫu chuẩn hợp đồng thuê tàu được dùng cho một loại hàng hoặc một mặt hàng nào đó và có mã số gọi riêng (Code name). Có thể chia mẫu chuẩn hợp đồng thuê tàu làm 2 loại: 1. Loại được sử dụng phổ biến và chính thức được một số tổ chức hàng hải quốc tế hoặc quốc gia thừa nhận: - Hợp đồng chở bách hóa thống nhất, mã số “Gencon”. - Hợp đồng chở ngũ cốc Úc, mã số “Auswheat”. - Hợp đồng chở than biển Đông, mã số “Centrocon”. - Hợp đồng thuê định hạn, mã số “Baltime”... 2. Loại mang tính riêng biệt (Private form), ít được phổ biến và sử dụng trong trường hợp cá biệt: - Hợp đồng chở quặng sắt Na Uy (Iron Ore Charter – Party from Narvik). - Hợp đồng chở phốt phát Ai Cập (Egyptian Phosphate Charter). - Hợp đồng chở than Nam Phi (South African Coal Charter). Đối với loại hợp đồng này, người thuê cần cẩn thận khi sử dụng vì thông thường nó chưa phải là một mẫu chuẩn hoàn chỉnh và được quốc tế rộng rãi thừa nhận. Khi sử dụng các mẫu chuẩn hợp đồng thuê tàu, cần chú ý đến ngày tháng soạn thảo vì nó đã trải qua nhiều lần sửa chữa, bổ sung. Mặt khác, tuy hợp đồng được gọi là mẫu chuẩn nhưng không mang tính bắt buộc mà tùy người thuê và chủ tàu thương lượng và thỏa thuận, có thể giữ lại, hủy bỏ hoặc sửa đổi bổ sung. Điều này thường không tránh khỏi trong việc lập và ký kết hợp đồng, thậm chí còn thêm một phụ bản với nhiều điểm bổ sung phù hợp yêu cầu thực tế của chuyên chở.
Change of voyage
Thay đổi hành trình
Chỉ con tàu sau khi bắt đầu hành trình lại thay đổi cảng đích (Cảng dỡ hàng) mà hợp đồng thuê chuyến trước kia đã quy định. Trừ khi hợp đồng bảo hiểm có quy định khác còn thì người bảo hiểm sẽ được miễn trách đối với mọi tổn thất của tàu/hàng xảy ra kể từ lúc con tàu rời khỏi hành trình cũ mà hợp đồng trước kia đã quy định.
Каталог: data -> upload file -> File
File -> CÁP ĐIỆn lực hạ thế 1  4 LÕI, ruộT ĐỒNG, CÁch đIỆn xlpe, VỎ pvc low voltage 1 4 core Cable Copper conductor, xlpe insulation, pvc sheath
File -> Ớt cay f1 SỐ 20 Trái to, dài 14 15 cm, thẳng, cay vừa, chín tập trung, màu xanh trung bình khi non, màu đỏ đẹp khi chín, thịt dày, thích hợp ăn tươi và chế biến. Năng suất rất cao, 30 40 tấn/ ha. ỚT sừng vàng 1039
File -> Trung tâm văn phòng phẩM – in quảng cáo việt hưng địa chỉ: 635a kim Mã Ba Đình – Hà Nội
File -> 1. Đặc tính giống
File -> Qua thử nghiệm trên nhiều vùng sinh thái, các giống ngô Pacific cho kết quả tốt nhờ đặc tính ngắn ngày, chống chịu tốt, năng suất cao, phù hợp thị hiếu
File -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 845 /bgdđt-ktkđclgd v/v Phương hướng, nhiệm vụ công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> BÁC ƯU 64 & BÁC ƯU 903
File -> HÃy trồng giống ngô lai pacific 963 pacific 848
File -> BẢng giá notebook

tải về 0.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương