THÀnh phố hoa phưỢng đỎ



tải về 21.53 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích21.53 Kb.
#18041
Kỷ niệm lễ hội hoa phượng đỏ lần thứ 2tháng 5/2013:

“THÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ”- LỜI THƠ, ĐIỆU, NHẠC-

- NIỀM TỰ HÀO CỦA NGƯỜI DÂN HẢI PHÒNG

Vũ Lệnh Năng

Nguyễn Thị Thơm

Từ lời thơ

Đến với Hải Phòng - Thành phố Hoa Phượng đỏ: một trong những trung tâm thương mại, du lịch lớn của cả nước, nơi hội tụ nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, thơ mộng; quê hương của hàng triệu người con trung dũng, kiên cường; năng động, sáng tạo… đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tác thơ ca của biết bao thế hệ văn nghệ sĩ. Nhưng ít ai biết cụm từ “Thành phố Hoa Phượng đỏ” được ra đời trong hoàn cảnh nào mà có sức mạnh lan toả bay cao, bay xa, trường tồn cùng năm tháng. Đó chính là những trăn trở suy tư của người viết bài muốn ngược dòng lịch sử tìm hiểu sâu thêm về bài thơ “Thành phố Hoa Phượng đỏ” của nhà thơ Hải Như. Theo hồi ức của Hải Như: “vào mùa hè năm 1970, vợ chồng nhà thơ Xi-mô-nốp sang thăm Việt Nam, được ông Lê Văn Kỳ, Cục trưởng Cục Ðường biển mời tham quan thành phố Hải Phòng và ngành đường biển. Cùng đi có nhà thơ Huy Cận, các nhạc sĩ Phạm Tuyên, Hồ Bắc, Hoàng Vân và nhà thơ Hải Như… Ði giữa thành phố Cảng rực rỡ hoa phượng đỏ trong những ngày cả nước cùng miền Nam đánh Mỹ, bằng cảm quan và tâm hồn lãng mạn của người nghệ sĩ, những lời thơ về thành phố hoa phượng đỏ ra đời.1



Đến điệu nhạc

Nếu ai đã từng gắn bó với Hải Phòng hay ít nhất là một lần đặt chân đến thành phố Cảng đáng yêu này không thể không biết đến bài hát “Thành phố hoa phượng đỏ”. Trong số rất nhiều bài hát về các tỉnh, người ta thật khó quên bài hát “Thành phố hoa phượng đỏ”. Bài hát đã có một diện mạo riêng, sắc thái riêng không lẫn lộn với bất cứ một bài hát nào, ca ngợi thành phố độc đáo này.

Người chuyển hồn thơ của Hải Như sang âm nhạc là nhạc sĩ Lương Vĩnh. Năm 1970 khi ông về công tác tại đoàn ca múa Hải Phòng, những tên đất, tên người, những địa danh cụ thể của thành phố Cảng đã làm ông rung động. Càng sống, càng có nhiều kỉ niệm, ông càng thấy gắn bó đậm đà miền đất Cảng với một nhịp điệu sống luôn sôi động, hối hả với những con người chân chất, sống hết mình. Người Hải Phòng lao động không tiếc sức, chiến đấu với quân thù gan góc, kiên cường và vui chơi cũng khá phóng khoáng. Cứ nghe cái giọng nói mộc mạc, chất chất phát âm nhiều tiếng không chuẩn – đó cũng là cái chất rất riêng trong con người xứ sở này. Những ngày tháng Lương Vĩnh sống ở Hải Phòng, ông thực sự bị cuốn hút vào không khí sôi động của thành phố hoa Phượng đỏ; rất nhiều đêm đi dạo chơi trên bến Cảng và những phố phường, địa danh khác: những bến Bính, xi măng, Cầu Đất, Cầu Rào, sông Lấp... tác giả càng lưu luyến không thể nào quên những ấn tượng, những kỉ niệm và ông cảm thấy khó có thể xa rời nó. Ý nghĩ muốn viết một ca khúc về thành phố rực rỡ hoa Phượng đỏ nảy ra trong tác giả từ những giây phút ấy. Đang loay hoay trăn trở tìm ý tứ thì Lương Vĩnh gặp được Hải Như. Là người làm thơ, Hải Như đã trao cho Lương Vĩnh phần phác thảo lời ca cho một bài hát nói về Hải Phòng: “Tháng 5, rợp trời Hoa Phượng đỏ. Ơi Hải Phòng thành phố quê hương. Ta yêu thành phố quê ta như yêu chính người thân yêu nhất...” Và Lương Vĩnh cũng bắt đầu bài hát của mình bằng những từ ngữ ấy với những nét nhạc chậm rãi, mang đậm tính chất kể chuyện, tâm sự. Mạch âm nhạc của các tác giả cứ thong thả, từ từ tuôn chảy, kể chuyện về quê hương, với mọi ý thức tự hào mà giản dị, khiêm tốn: “Những hẹn hò bên bờ lông Lấp, những con đường áo thợ tấp nập ngày đêm...”. Viết về những địa phương, việc nhắc đến những địa danh cụ thể thật là cần thiết. Nhưng nếu không được xử lý khéo léo, tinh tế sẽ dẫn đến sự thô thiển, tham lam, làm bề bộn trong bài hát những lời lẽ lủng củng, gượng ép. Khi nhắc đến những “Bến Bính, Xi măng, Cầu Rào, Cầu Đất...”, những cái tên ngộ nghĩnh – “những cái tên nghe chẳng thơ đâu” mà làm người nghe cuốn hút, rung động lạ thường.

Thông thường, bài hát viết ở thể hai đoạn hay có sự đối tỷ về tiết tấu, cốt để tránh sự đơn điệu, nhàm chán dễ mắc phải. Nhưng đó không phải là một nguyên nhân bắt buộc, người sáng tác vẫn có thể vượt qua thông lệ ấy, nếu có sự cao tay: không cần gây sự tương phản về tiết tấu mà bài hát vẫn không rơi vào tình trạng nghèo nàn. Có lẽ “Thành phố Hoa Phượng đỏ” ở vào trường hợp trên. Sở dĩ như vậy cũng là vì yêu cầu của cảm xúc, nội dung. Bắt đầu chuyển sang đoạn 2, tác giả muốn tâm tình với người thương về tình yêu, về nghĩa vụ mà cái mạch tình tự này lại không thể vút lên để ngân nga, bay bổng, nó đòi hỏi phải lắng sâu như lẫn vào một thế giới riêng tư.

“Hỡi em yêu trong đêm dài tiễn biệt, chưa trọn nghĩa Sài Gòn, Đà Nẵng. Ta tạm biệt xa nhau, chào phố biển thân yêu”. Nỗi bồi hồi lưu luyến, tình yêu quê hương hòa quyện trong tình yêu đôi lứa kết thành một lời nguyện ước để “tạm biệt xa nhau”, chờ đợi đến ngày mai “rộng, dài, rực sáng, sánh vai cùng Sài Gòn, Đà Nẵng”. Và cũng thật là hợp lý, khi các tác giả (nhà thơ và nhạc sĩ) kiêu hãnh về thành phố quê hương trung dũng của mình, giai điệu bỗng dưng được dồn lên bởi một đường nét rắn rỏi, bề thế hiên ngang đanh thép khẳng định vị thế, con người: “Hải Phòng đó! Hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu. Trăm trận đánh quê ta kiên cường”. Tiếp đến là một lời nhắn nhủ dịu dàng, tha thiết: “Hải Phòng ơi! Hôm nay bé nhỏ, mai ta đã thấy rộng dài rực sáng”. Như vậy, tuy là chuyện của ngày mai, chuyện của tương lai, nhưng tác giả muốn khẳng định chắc chắn phải xảy ra. Đây là điều không thể khác được. Ngày mai chắc chắn Hải Phòng sẽ “rộng dài rực sáng”. Và cái tương lai “to đẹp, đàng hoàng” ấy như là đã hiện ra trong hiện thực đổ nát ngày hôm nay vậy!.

Với âm điệu nhất quán toàn bài là ca ngợi, “Thành phố Hoa Phượng đỏ” đậm đà phong vị trữ tình, lại dào dạt chất anh hùng ca. Bài hát biểu hiện được tình yêu, lòng tự hào của người dân thành phố Cảng đối với quê hương của mình. Đại từ nhân xưng “ta” được tác giả sử dụng lập đi lặp lại nhiều lần trong bài đã thực sự có sức thuyết phục (Ta yêu thành phố quê ta như yêu chính người thương yêu nhất; Những cái tên nghe chẳng thơ đâu; nhưng với ta vô cùng oanh liệt; Ta tạm biệt xa nhau chào phố biển thân yêu; Trăm trận đánh quê ta kiên cường; Hải Phòng ơi, Hôm nay bé nhỏ mai ta đã thấy rộng dài rực sáng). “Ta” ở đây là cái riêng, đồng thời là cái chung. Cái riêng là tác giả, cái chung là nhân dân, Đảng bộ- những con người của quê hương Hải Phòng và những con người Hải Phòng xa quê, phải thừa nhận rằng tác giả sử dụng đại từ nhân xưng “ta” rất khéo léo là cho giai điệu bài hát vừa giản dị mà đằm thắm, thiết tha. Lời lẽ mộc mạc, tự nhiên mà đáng yêu và đậm chất thơ. Một điều dễ nhận thấy là giữa lời ca và giai điệu có sự hòa hợp ăn ý, nhuần nhuyễn hài hòa. Hình tượng âm nhạc biểu hiện được nội dung lời thơ. Đó là một yêu cầu quan trọng đối với công việc phổ thơ của nhạc sĩ.

Đã 43 năm từ khi ra đời nhưng cho đến nay, “Thành phố hoa phượng đỏ” vẫn còn nguyên sức hấp dẫn và dễ đi vào lòng người, không chỉ với người Hải Phòng mà cả bạn bè ở khắp mọi miền đất nước. Đến nay những ca khúc viết về Hải Phòng có đến hàng trăm, song “Thành phố hoa phượng đỏ” vẫn là biểu tượng của Hải Phòng. Nói đến Hải Phòng là nói đến hoa phượng đỏ, vì vậy “Thành phố hoa phượng đỏ” đã trở thành một trong những bài ca đi cùng măm tháng.

.................



(1).Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: http://haiphong360.net; “Thành phố Hoa phượng đỏ: Lương Vĩnh, Hải Như”...
Каталог: PortalFolders -> ImageUploads -> ttkhxhvnv -> 2026
ImageUploads -> Nghị định của Chính phủ số 107/2004/NĐ-cp ngày 01 tháng 4 năm 2004 quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp
ImageUploads -> BỘ XÂy dựng
ImageUploads -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 75/2006/NĐ-cp ngàY 02 tháng 8 NĂM 2006 quy đỊnh chi tiết và HƯỚng dẫn thi hành một số ĐIỀu của luật giáo dụC
ImageUploads -> HỘI ĐỒng nhân dân quận kiến an số: 25 /2006/nq – HĐND­3
2026 -> BẪy thu nhập trung bình và Ứng phó CỦa viỆt nam ts. Nguyễn Trần Minh Trí
2026 -> Du lịch vùng đỒng bằng sông hồNG: SẢn phẩm sinh thái nhân văn là DÒng chủ LƯU
2026 -> BÌnh luận về miễn trách nhiệm do VI phạm hợP ĐỒng tạI ĐIỀU 294 luật thưƠng mạI 2005 ThS. Bùi Hưng Nguyên
2026 -> TÁC ĐỘng của tpp vớI ĐỊnh hưỚng phát triển công nghiệp của hải phòng ts. Nguyễn Xuân Quang
2026 -> Vũ Thị Thành Lý Thị Quỳnh Trang

tải về 21.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương