THÀnh phố HỒ chí minh cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 106.22 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích106.22 Kb.
#29544

SỞ Y TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHI CỤC

AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM



Số: 1055/TB-ATVSTP

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2014


THÔNG BÁO

V/v tổ chức xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

Nhằm thực hiện Thông tư 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn và Bộ Công thương về hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

Từ ngày 01 tháng 10 năm 2014 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM (gọi tắt là Chi cục) sẽ tổ chức đánh giá, xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (ATTP) cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm thuộc ngành y tế quản lý trên địa bàn thành phố;

Chủ cơ sở và người trực tiếp tiếp xúc thực phẩm có trách nhiệm tiến hành gửi một bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đến Chi cục cấp Giấy xác nhận theo Điều 9 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

Bộ hồ sơ bao gồm:

1. Đối với tổ chức:

a) Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu 1A quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông báo này;

b) Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu 1B quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông báo này;

c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức);

d) Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

2. Đối với cá nhân:

a) Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu 1A quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông báo này;

b) Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân (CMTND);

c) Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.



Quy trình xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

- Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Chi cục sẽ thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức về ATTP cho tổ chức, cá nhân đăng ký.

- Kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. (Phụ lục 2)

- Chi cục xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm chọn ngẫu nhiên 20 câu hỏi kiến thức chung và 10 câu hỏi kiến thức chuyên ngành trong Bộ câu hỏi để đánh giá kiến thức cho phù hợp với từng đối tượng áp dụng. Thời gian đánh giá là 45 phút.

- Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tham gia đánh giá (ngày kiểm tra) Chi cục sẽ cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho các cá nhân đạt yêu cầu. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành.

Chi cục xác nhận và tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm theo bộ câu hỏi (phụ lục 2) cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu, chi phí tập huấn do 2 bên tự thỏa thuận theo tinh thần lấy thu bù chi từ ngày 01 tháng 10 năm 2014.



Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: Phòng Thông tin truyền thông, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM, địa chỉ: 18 Cách Mạng Tháng 8- Phường Bến Thành- Quận 1, số điện thoại: 36101317.


Nơi nhận:

- Lãnh đạo Chi cục;

- Website CC;

- Bảng thông báo;

- Lưu:TCHC, TTTT.

(ĐNUP- 10b)




CHI CỤC TRƯỞNG

Đã ký

Huỳnh Lê Thái Hòa

Phụ lục 1
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ VÀ DANH SÁCH

Mẫu 1A- Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

Mẫu 1B- Danh sách đối tượng tham gia xác nhận kiến thức

Mẫu 1A - Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

autoshape 5

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

Kính gửi: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM

Tên tổ chức/doanh nghiệp/cá nhân .......................................................................

Giấy CNĐKDN/VPĐD (hoặc CMTND đối với cá nhân) số........................, cấp ngày...........tháng..........năm........., nơi cấp...........................

Địa chỉ:................................................, Số điện thoại................................

Số Fax.................................E-mail.............................................................

Sau khi nghiên cứu tài liệu quy định kiến thức về an toàn thực phẩm do Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế ban hành, chúng tôi / Tôi đã hiểu rõ các quy định và nội dung của tài liệu. Nay đề nghị quý cơ quan tổ chức đánh giá, xác nhận kiến thức cho chúng tôi/Tôi theo nội dung của tài liệu của Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế ban hành.



(danh sách gửi kèm theo Mẫu đơn này).

TpHCM, ngày..........tháng........năm...........

Đại diện Tổ chức/cá nhân

(Ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

Mẫu 1B- Danh sách đối tượng tham gia xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

(kèm theo Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của ......(tên tổ chức)

TT

Họ và Tên

Nam

Nữ

Số CMTND

Ngày, tháng, năm cấp

Nơi cấp







































































































































































































































































































TpHCM, ngày..........tháng........năm...........

Đại diện Tổ chức/cá nhân

(Ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
Phụ lục 2

BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC AN TOÀN THỰC PHẨM

(Cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống có yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế)
CÂU HỎI KIẾN THỨC CHUNG

Câu 1: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống phải đáp ứn điều kiện nào sau đây?

a. Tự do sản xuất, không cần điều kiện

b. Phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) theo quy định

c. Chỉ cần có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh



Câu 2: Cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống cần phải đáp ứng những nhóm điều kiện nào sau đây để đảm bảo ATTP?

a. Điều kiện về cơ sở

b. Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ

c. Điều kiện về con người

d.Cả 3 điều kiện trên

Câu 3: Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm; trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đáp ứng yêu cầu nào dưới đây?

a. Được cấp Giấy xác nhận kiến thức về ATTP

b. Được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định

c. Thực hành đúng về ATTP

d. Chỉ có a và b

đ. Cả 3 yêu cầu a, b và c



Câu 4: Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống phải thực hiện những quy định nào dưới đây về khám sức khỏe

a. Trước khi tuyển dụng

b. Định kỳ ít nhất 1 lần /năm

c. a và b đều đúng



Câu 5: Người chế biến thực phẩm phải thực hiện?

a. Rửa sạch tay trước khi chế biến thực phẩm

b. Rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh

c. Cả hai trường hợp trên



Câu 6: Trong khi chế biến thực phẩm, người chế biến thực phẩm không được?

a. Khạc nhổ

b. Ăn kẹo cao su

c. Cả hai trường hợp trên



Câu 7: Cơ quan y tế nào có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ sức khoẻ?

a. Cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên

b. Bất kỳ cơ sở y tế nào

Câu 8: Người đang mắc viêm đường hô hấp cấp tính, lao tiến triển có được phép tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm không?

a. Có


b. Không

Câu 9: Người trực tiếp sản xuất thực phẩm đang mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa, bị tiêu chảy cấp, bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm có được tiếp tục làm việc hay không?

  1. Vẫn làm việc bình thường.

  2. Vẫn làm việc bình thường mà chỉ cần đi găng tay, đeo khẩu trang.

  3. Nghỉ việc và chữa bệnh khi nào khỏi thì tiếp tục làm việc.

Câu 10: Trong quá trình chế biến thực phẩm, người sản xuất thực phẩm có được phép đeo đồng hồ, nhẫn và các đồ trang sức khác không?



  1. Không

Câu 11: Người trực tiếp sản xuất thực phẩm được phép để móng tay dài, sơn móng tay?

a) Đúng


b) Sai

Câu 12: Khu vực sản xuất thực phẩm không cần cách biệt với với nguồn ô nhiễm như cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, khu vực sản xuất công nghiệp, khu vực nuôi gia súc, gia cầm?

a) Đúng


b) Sai

Câu 13: Nguyên liệu, bao bì, thành phẩm thực phẩm có được bảo quản chung trong cùng một khu vực không?



  1. Không

Câu 14: Nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách tường tối thiểu là bao nhiêu?

  1. 20cm

  2. 30cm

Câu 15: Nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách trần tối thiểu là bao nhiêu?

  1. 30cm

  2. 50cm

Câu 16: Nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách nền tối thiểu là bao nhiêu

  1. 20 cm

  2. 30cm

Câu 17: Có được phép sử dụng động vật chết do bệnh, dịch để làm nguyên liệu chế biến thực phẩm không?



  1. Không

Câu 18: Không cần ghi chép, lưu thông tin về xuất xứ, tên nhà cung cấp nguyên liệu thực phẩm?

  1. Đúng

  2. Sai

Câu 19: Các biểu hiện chủ yếu nào sau đây thì được cho là bị ngộ độc thực phẩm do thực phẩm bị ôi thiu?

  1. Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu

  2. Ho, sổ mũi, khó thở, hắt hơi, đau đầu

Câu 20: Kho bảo quản thực phẩm không cần đảm bảo các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng theo quy định của nhà sản xuất?

a)Đúng


b)Sai

Câu 21: Có những mối nguy ô nhiễm thực phẩm nào sau đây?

a) Mối nguy vật lý

b) Mối nguy hóa học

c) Mối nguy sinh học

d) Các mối nguy trên

Câu 22: Biện pháp nào sau đây dùng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh thông thường?

a) Sử dụng nhiệt độ cao (nấu ở nhiệt độ sôi ít nhất 3 phút)

b) Sử dụng nhiệt độ thấp (từ 0 đến 5 độ C)

Câu 23: Thực phẩm bị ô nhiễm từ nguồn nào dưới đây:

a) Từ bàn tay người sản xuất bị ô nhiễm

b) Từ côn trùng, động vật có tác nhân gây bệnh

c) Từ nguyên liệu bị ô nhiễm

d) Từ trang thiết bị không đảm bảo vệ sinh.

e) Cả 4 trường hợp trên



Câu 24: Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn có làm cho thực phẩm bị ô nhiễm không?

a) Có


b) Không

Câu 25: Nhãn thực phẩm bao gói sẵn cần có những nội dung nào?

a)Tên thực phẩm

b)Khối lượng tịnh

c)Hạn sử dụng

d)Hướng dẫn bảo quản

đ)Địa chỉ sản xuất

e) 5 nội dung trên

Câu 26: Trong quá trình chế biến thực phẩm, người sản xuất có cần thiết mặc trang phục bảo hộ riêng không?




  1. Không

Câu 27: Khi bị ngộ độc thực phẩm, ông/bà báo cho ai?

a) Cơ sở y tế gần nhất.

b) Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Câu 28: Cơ quan nào dưới đây có thẩm quyền cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp?

a) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của ngành Y tế.

b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của ngành Công thương.



Câu 29: Những nhóm sản phẩm thực phẩm nào thuộc sự quản lý của Bộ Y tế?

a) Nước giải khát, bánh kẹo

b) Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên

c) Cà phê.



Câu 30: Cơ sở vừa sản xuất thực phẩm chức năng và vừa sản xuất bánh kẹo thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ ngành nào?

a) Bộ Y tế

b) Bộ Công thương

c) Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn



Câu 31: Cơ sở vừa kinh doanh thực phẩm chức năng và vừa kinh doanh bánh kẹo thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ ngành nào?

a) Bộ Y tế

b) Bộ Công thương

c) Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn



Câu 32: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có giá trị trong thời hạn bao nhiêu năm?

a) 1 năm


b) 2 năm

c) 3 năm


Câu 33: Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có giá trị trong thời hạn bao nhiêu năm ?

a) 1 năm


b) 3 năm

c) 5 năm


Câu 34: Cục An toàn thực phẩm có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho những cơ sở nào?

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng trừ cơ sở nhỏ lẻ

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm trừ cơ sở nhỏ lẻ

c) Cả a và b



Câu 35: Những hành vi bị cấm trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm?

a) Vi phạm về ghi nhãn thực phẩm

b) Quảng cáo thực phẩm sai sự thật

c) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm biến chất

d) Tất cả các hành vi trên

Câu 36: Thực phẩm phải được thu hồi trong trường hợp nào?

a) Thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn bán trên thị trường

b) Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản

c) Cả a và b



Câu 37: Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn?

a) Tái xuất

b) Tiêu hủy

c) Chuyển mục đích sử dụng

d) Cả 3 hình thức trên

Câu 38: Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho những cơ sở nào?

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai đóng trên địa bàn

b) Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng

c) Cả a và b



CÂU HỎI CHUYÊN NGÀNH

Câu 39: Các vitamin và khoáng chất bổ sung vào thực phẩm phải

a. Có trong danh mục của BYT.

b. Tùy theo yêu cầu nhà sản xuất.

Câu 40: Thực phẩm chức năng (TPCN) là thực phẩm?

a. Dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người

b. Dùng để chữa bệnh

Câu 41: TPCN có bao gồm thực phẩm bổ sung không?

a. Có


b. Không

Câu 42: Khi quảng cáo TPCN trên truyền hình, truyền thanh có phải bắt buộc đọc rõ cụm từ “Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” hay không?



  1. Chỉ cần chạy chữ trên màn hình

  2. Không

Câu 43: TPCN sản xuất trong nước thì kiểm nghiệm ở Phòng kiểm nghiệm nào?

  1. Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định

  2. Phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận

  3. Phòng kiểm nghiệm nào cũng được

  4. a và b

Câu 44: TPCN có phải công bố phù hợp quy định ATTP trước khi lưu thông trên thị trường hay không?



  1. Không

Câu 45: Cơ quan nào tiếp nhận bản công bố phù hợp quy định ATTP cho sản phẩm dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu?

  1. Chi cục ATVSTP tỉnh/thành phố

  2. Cục An toàn thực phẩm

  3. Cơ quan khác

Câu 46: Dụng cụ, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có phải công bố phù hợp quy định ATTP trước khi lưu thông trên thị trường hay không?



  1. Không

Câu 47: Khi sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm (PGTP) có phải công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm không?



  1. Không

Câu 48: Khi nhập khẩu PGTP, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm để sử dụng nhằm phục vụ sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp có phải công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm không?



  1. Không

Câu 49: Khi phát hiện PGTP quá hạn sử dụng hoặc chất lượng không đảm bảo thì làm gì?

a) Tiếp tục bán cho khách hàng

b) Giữ lại để tự sử dụng

c) Không sử dụng, không kinh doanh



Câu 50: Sử dụng PGTP như thế nào là đúng?

a) Sử dụng theo hướng dẫn ghi trên nhãn

b) Dùng các hóa chất có màu, hương vị bền, bóng

Câu 51: Chọn mua PGTP như thế nào là sai?

a) Có hóa đơn, hợp đồng mua phụ gia thực phẩm

b) Mua theo giới thiệu, không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ

Câu 52: PGTP có phải là hàng hóa bắt buộc thực hiện ghi nhãn không?




  1. Không

Câu 53: Cách ghi nhãn PGTP như thế nào là đúng

  1. Có nhãn ghi “dùng cho thực phẩm”, tên phụ gia, xuất xứ, định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, bảo quản, thương nhân chịu trách nhiệm.

  2. Có nhãn ghi đủ thông tin về tên phụ gia, xuất xứ, định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, bảo quản, thương nhân chịu trách nhiệm

Câu 54: PGTP, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc sự quản lý của Bộ ngành nào?

a) Bộ Công thương

b) Bộ Y Tế

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn



Câu 55: Các hành vi bị cấm trong sử dụng PGTP

a)Sử dụng PGTP quá giới hạn cho phép

b)Sử dụng PGTP không đúng đối tượng sử dụng

c) Sử dụng PGTP không rõ nguồn gốc, xuất xứ

d) Tất cả các hành vi trên

Câu 56: Khi sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên có phải công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định ATTP không?




  1. Không

Câu 57: Khi phát hiện nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên quá hạn sử dụng hoặc chất lượng không đảm bảo thì làm gì?

a) Tiếp tục bán cho khách hàng

b) Giữ lại để tự sử dụng

c) Không bán, không sử dụng



Câu 58: Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên thuộc sự quản lý của Bộ ngành nào?

a) Bộ Y tế

b) Bộ Công thương

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn



Câu 59: Người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống?

a) Phải mặc trang phục bảo hộ riêng, đội mũ che tóc, đeo khẩu trang khi làm việc

b) Phải sử dụng đũa, kẹp gắp, găng tay nilon để chia, gắp thức ăn

c) Phải giữ tay sạch sẽ, cắt ngắn móng tay khi chế biến thực phẩm

d) Không dùng tay trực tiếp chia, bốc thức ăn

đ) Không được hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực chế biến thực phẩm

e) Được phép đeo đồng hồ, nhẫn trang sức khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn

g) Chỉ có a, b, c, d và đ

h) Cả a, b, c, d, đ và e

Câu 60: Khu vực chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống cần phải?

a) Cách biệt với nguồn ô nhiễm như cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, khu vực có ô nhiễm môi trường do hoạt động giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp, khu vực nuôi gia súc, gia cầm...

b) Đảm bảo đủ nguồn nước sạch để chế biến thực phẩm

c) Chỉ có a

d) Cả a và b

Câu 61: Yêu cầu nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống?

a) Thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ

b) Có dụng cụ chứa đựng rác thải đảm bảo vệ sinh

c) Thức ăn đã nấu chín chưa ăn ngay được che đậy

d) Bàn ăn cao 60cm trở lên

đ) Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín

e) Thiết bị, dụng cụ chế biến bảo đảm không thôi nhiễm chất độc hại

g) Tất cả các yêu cầu trên



Câu 62: Nguyên liệu thực phẩm dùng để chế biến thực phẩm ?

a) Có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

b) Không bị ô nhiễm các tác nhân gây hại đến sức khỏe

c) Có thể sử dụng động vật chết do bệnh, dịch hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy

d) Nước sử dụng chế biến thực phẩm và vệ sinh dụng cụ phải sạch sẽ phù hợp với quy định của Bộ Y tế

đ) Ghi chép, lưu thông tin về xuất xứ, tên nhà cung cấp nguyên liệu

e) Chỉ có a, b, d và đ

g) Cả a, b, c, d và đ



Câu 63: Nguyên nhân nào gây ô nhiễm thực phẩm?

a) Nguồn nước chế biến không bảo đảm

b) Môi trường chung quanh khu chế biến bị ô nhiễm

c) Dụng cụ chứa đựng, chế biến thực phẩm sống và chín dùng chung

d) Dụng cụ chứa đựng thực phẩm bị ô nhiễm

đ) Bảo quản thực phẩm không đúng quy định

e) Bàn tay người sản xuất, chế biến bị ô nhiễm

g) Sử dụng phụ gia thực phẩm không được phép của Bộ Y tế

h) Vật trung gian truyền bệnh (vd: ruồi, chuột, gián...) tiếp xúc với thực phẩm

i) Sản xuất, chế biến thực phẩm không theo nguyên tắc 1 chiều

k) Tất cả các nguyên nhân trên

Câu 64: Một số hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống?
a) Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc hoặc không bảo đảm an toàn
b) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không nguồn gốc, quá hạn sử dụng, hoặc ngoài danh mục được phép, hoặc trong danh mục nhưng vượt quá giới hạn cho phép, hoặc hóa chất không rõ nguồn gốc, hoặc hóa chất cấm sử dụng

c) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để chế biến kinh doanh

d) Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm

đ) Tất cả các hành vi trên



Câu 65: Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống khi vi phạm quy định pháp luật về ATTP thì sẽ có các hình thức xử phạt nào?

a) Cảnh cáo

b) Cho nhân viên vi phạm của cơ sở thôi việc

c) Tiêu hủy thực phẩm gây hại cho người

d) Chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm

đ) Phạt tiền

e) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP

g) Tất cả các hình thức trên



h) Chỉ có a, c, d, đ và e
tải về 106.22 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương