THÀnh duy thức luận hán Dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Việt Dịch : ht. Thiện Siêu



tải về 2.12 Mb.
trang23/26
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích2.12 Mb.
#39903
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26

BA MƯƠI BÀI TỤNG DUY THỨC36


1. Do giả nói ngã pháp,

    Có tướng ngã pháp chuyển.

    Chúng nương thức biến hiện.

    Thức biến hiện có ba.

 

2. Là Dị thục, Tư lương,

    Và thức Liễu biệt cảnh.

    Ðầu, Thức A lại da

    Dị thục, Nhất thiết chủng.

 

3. Không thể biết chấp thọ,

    Xứ, liễu, tương ưng, xúc,

    Tác ý, thọ, tưởng, tư.

    Và chỉ có xả thọ.

 

4. Tánh vô phú vô ký,

    Xúc, thảy cũng như thế,

    Hằng chuyển như dòng nước.

    A la hán, bỏ hết.

 

5. Thức biến hiện thứ hai,

    Gọi là thức Mạt na.

    Nương kia chuyển, duyên kia,

    Tư lương làm tánh tướng.

 

6. Tương ưng bốn phiền não,

    Là ngã si, ngã kiến,

    Và ngã mạn, ngã ái,

    Cùng tâm sở Biến hành.

 

7. Tánh hữu phú vô ký,

    Sanh theo A lại da.

    Chứng La hán, Diệt định,

    Xuất thế đạo, không còn.

 

8. Thức biến hiện thứ ba,

    Sai biệt có sáu thứ,

    Tánh tướng là biết cảnh,

    Thiện, bất thiện, vô ký.

 

9. Cùng tâm sở Biến hành,

    Biệt cảnh, Thiện, Phiền não,

    Tùy phiền não, Bất định.

    Ðều tương ưng ba Thọ.

 

10. Trước là Biến hành: xúc

      Tiếp, là Biệt cảnh: dục,

      Thắng giải, niệm, định, tuệ.

      Cảnh sở duyên không đồng.

 

11. Thiện là tín, tàm, quý,

      Không tham, không sân si,

      Siêng, an, không phóng dật,

      Hành xả và không hại.

 

12. Phiền não là tham, sân,

      Si, mạn, nghi, ác kiến.

      Tùy phiền não là phần,

      Hận, phú, não, tật, xan,

 

13. Dối, nịnh và hại, kiêu,

      Không hổ và không thẹn,

      Trạo cử với hôn trầm,

      Không tin cùng giải đãi,

 

14. Phóng dật và thất niệm,

      Tán loạn, không chánh tri.

      Bất định là hối, miên.

      Tầm, tứ hai đều hai.

 

15. Nương dựa căn bản thức,

      Năm thức theo duyên hiện,

      Ðồng thời khởi, hoặc không,

      Như sóng mòi nương nước.

 

16. Ý thức thường hiện khởi,

      Trừ sanh trời Vô tưởng

      Và hai định vô tâm,

      Khi ngủ say, chết ngất.

 

17. Các thức ấy chuyển biến,

      Phân biệt, bị phân biệt,

      Do kia, đây đều không,

      Nên hết thảy Duy thức.

 

18. Do thức Nhất thiết chủng,

      Biến như vậy như vậy,

      Vì năng lực triển chuyển,

      Kia kia, phân biệt sanh.

 

19. Do tập khí các nghiệp,

      Cùng tập khí hai thủ,

      Thân Dị thục trước hết.

      Lại sanh Dị thục khác.

 

20. Do biến kế nọ kia,

      Biến kế chủng chủng vật,

      Biến kế sở chấp này,

      Tự tánh toàn không có.

 

21. Nên nó cùng Y tha,

      Chẳng khác chẳng không khác.

      Như tánh vô thường thảy,

      Thấy đây, mới thấy kia.

 

23. Chính nương ba tánh này,

      Lập ba vô tánh kia.

      Nên Phật "mật ý" nói:

      "Hết thảy pháp không tánh".

 

24. Trước là "Tướng không tánh",

      Kế, "Không tự nhiên tánh".

      Sau, do lìa tánh trước,

      Là tánh chấp ngã pháp.

 

25. Ðây, thắng nghĩa các pháp,

      Cũng tức là chơn như;

      Vì thường như tánh nó,

      Tức thực tánh Duy thức.

 

26. Cho đến chưa khởi thức.

      Cầu trụ tánh Duy thức.

      Ðối hai thủ tùy miên,

      Còn chưa thể phục diệt.

 

27. Hiện tiền lập chút vật,

      Cho là tánh Duy thức.

      Vì còn có sở đắc,

      Chưa thực trụ Duy thức.

 

28. Khi đối cảnh sở duyên,

      Trí không sở đắc gì,

      Bấy giờ trụ Duy thức,

      Do lìa tướng hai thủ.

 

29. Không đắc, chẳng nghĩ nghì

      Là trí xuất thế gian.

      Vì bỏ hai thô trọng,

      Chứng đắc hai chuyển y.

 

30. Ðây, tức giới vô lậu,

      Chẳng nghĩ nghì, thiện, thường.

      An lạc, thân giải thoát,

      Ðại Mâu ni pháp thân.

Trong 30 bài tụng này, 24 bài đầu là nói rõ Tướng Duy thức. Bài thứ 25, nói rõ Tánh Duy thức. Năm bài sau chót nói năm hạnh vị tu chứng.

Trong 24 bài đầu, một bài rưỡi đầu lược biện Tướng Duy thức; hai mươi hai bài rưỡi tiếp theo rộng biện Tướng Duy thức. 




---o0o---

HẾT



1 Các vị Luận sư có thông lệ mỗi khi tạo Luận, mở đầu đều có lời quy kính Tam Bảo.

Ðây cũng vậy, khi các Luận sư Thắng Thân, Hỏa Biện v.v... định tạo luận giải thích 30 bài tụng Duy thức của Bồ tát Thế Thân, cũng mở đầu bằng bài tụng bốn câu này để tỏ lòng quy kính Tam Bảo.

Duy thức tánh tức là tánh Viên thành thật, là tánh Chơn như. Như trong bài tụng này có câu tụng: "Ðây thắng nghĩa các pháp, cũng chính là chơn như, vì thường như tánh nó, tức thực tánh Duy thức".

Duy thức tánh là chơn như thật tánh của các pháp, là chỗ nương của mê ngộ, là chỗ chứng ngộ của bậc Thánh.

Kính lễ Duy thức tánh là kính lễ Pháp bảo. Chứng Duy thức tánh trọn vẹn là đã chuyển tám thức thành bốn trí, chứng đắc chuyển y; chuyển bỏ phần tạp nhiễm y nơi bản thức và chuyển đắc phần thanh tịnh y nơi bản thức, giải thoát khỏi phân đoạn sanh tử và biến dịch sanh tử. Ðã chứng trọn vẹn Duy thức tánh, đó là đức Phật, Phật bảo. Còn mới chuyển được thức thứ sáu thành Diệu quan sát trí, chuyển thức thứ bảy thành Bình đẳng tánh trí, mới dứt hết mười trọng chướng, chứng mười chơn như, chỉ mới chứng từng phần Duy thức tánh, đó là các vị Bồ tát Thánh Tăng, Tăng bảo.


2 Ðoạn này nêu ba lý do tạo luận:

a. Chỉ cho chúng sanh thấy tánh chấp ngã, chấp pháp là một lối chấp sai lầm điên đảo, chính vì chấp ngã mà phát sanh tâm tham, sân, si thành phiền não chướng, làm chướng ngại không chứng Niết bàn giải thoát. Chính vì chấp pháp thành sở tri chướng, làm chướng ngại không thấy được chơn lý, không chứng được đại Bồ đề. Nếu rõ lý ngã không, pháp không thì sẽ phá bỏ chấp ngã, chấp pháp, dứt hết chướng phiền não và sở tri, chứng được Niết bàn và Bồ đề giải thoát an lạc (đây là ý của Luận sư An Huệ).

b. Vì không hiểu đúng lý Duy thức nên mới chấp ngã, chấp pháp. Nếu hiểu lý Duy thức, thì bệnh chấp ngã, chấp pháp tiêu tan và không còn bị ràng buộc trong vòng sanh tử (đây là ý của Hỏa Biện).

c. Trừ bốn lối chấp sai lầm chỉ vì không hiểu đúng lý Duy thức. Ðó là hoặc như phái Hữu bộ dựa theo kinh A hàm Phật nói về mười hai xứ v.v... rồi chấp mười hai xứ trong đó gồm cả tâm, và cảnh đều thật có như nhau. Ðâu biết rằng Phật nói mười hai xứ là cốt để chỉ bày lý vô ngã, chứ không phải nói mười hai xứ là thật có. Nếu rõ lý Duy thức thì sẽ rõ sáu trần đều là tướng phần do thức biến; năm căn chỉ là công năng chủng tử của sắc nương nơi bản thức mà có. Hoặc như phái Thanh Biện dựa theo Ðại thừa giáo nói hết thảy đều không tánh, rồi bác luôn hết thảy sắc tâm đều hoàn toàn không cả. Chơn đế không mà tục đế cũng không. Nếu rõ lý Duy thức là Y tha khởi tánh, duyên khởi kiến phần, tướng phần là có chứ không phải như ngã chấp pháp chấp biến kế hư vọng trống rỗng. Hoặc như một hạng quyền thừa Bồ tát dựa theo Ðại thừa giáo nói: "Tâm sanh hết thảy pháp" rồi chấp tâm chỉ có một mà tác dụng ra nhiều thứ khác nhau; đâu biết rằng Ðại thừa giáo nói nhất tâm, chơn như, Như Lai tạng là để chỉ rõ hết thảy pháp lý thể không hai, chứ không phải nói tám thức không có chủng tử, hành tướng, sở duyên riêng. Ðứng về Chơn đế thì thể tánh không hai, mà đứng về Tục đế thì tướng dụng có khác. Nên đối với các thức, kinh Lăng già nói: "Tâm, Ý và Ý thức, tục nên tướng có sai biệt, chơn nên tướng không sai biệt, vì tướng sở tướng đều không". Ở trong Chơn đế không có tướng năng, tướng sở nên không thể nói một nói khác, chấp một chấp khác đều sai, nhưng ở trong tục đế duyên sanh mà chấp không một không khác cũng không đúng. Nếu rõ lý Duy thức thì lối chấp này không còn. Hoặc như phái Kinh Bộ dựa lời trong kinh nói: "Nhiễm tịnh do tâm", rồi chấp Tâm sở chỉ là thuộc tánh của thức chứ không có thể dụng riêng. Ðâu biết kinh nói nhiễm tịnh do tâm, mà không nói Tâm sở. Vì tâm là chủ, là ưu thắng; còn tâm sở là tôi tớ, là liệt hạ. Nếu rõ lý Duy thức thì sẽ rõ Tâm và Tâm sở đều có vị trí riêng (đây là ý của Hộ Pháp).



3 Các tiểu mục, các số thứ tự và các chữ "hỏi – đáp" là do người dịch thêm vào.  

4 Ðoạn này là đoạn chủ yếu nhất, tóm thâu hết nghĩa lý của bộ luận, những đoạn tiếp theo là những giải thích rộng cho đoạn này.

Mở đầu nhà viết luận tự đặt câu hỏi để tiện giải đáp làm sáng tỏ đạo lý Duy thức.

Hỏi: Nếu chỉ có thứ, ngoài ra không có chi hết, thế tại sao người thế gian và ngay cả trong Phật giáo đều nói có ngã có pháp?

Sự sự vật vật vô lượng vô biên, nhưng chỉ một chữ pháp cũng thâu trọn hết. Pháp là "Nhậm trì tự tánh, quỷ sanh vật giải". Bất cứ những gì hữu hình vô hình, hữu vi vô vi, hữu tình, vô tình, vật chất hay ý niệm, thời gian không gian, chơn lý hay quy luật, bản thể, hiện tượng, giả hay thật v.v... hễ tự giữ được tính riêng, làm đối tượng cho sự nhận thức biết nó là nó, đều gọi là pháp. Nhưng ở đây chữ "Pháp" phân chia làm hai loại, một là loại hữu tình, hai là loại vô tình. Nơi hữu tình thấy có một cá tánh bản ngã, đó là ngã chấp; nơi vô tình thấy có cá tánh thật thể, đó là pháp chấp, vậy nói ngã và pháp là gom hết mọi sự vật.

Theo lý Duy thức, thì ngoài thức không có tồn tại, hiện hữu, thế sao người thế gian và Phật giáo vẫn nói ngã và pháp. Vậy ngã và pháp đó không phải hiện hữu ngoài thức sao?

Tụng đáp:

 Do giả nói ngã, pháp v.v...

Tụng đáp đây là lời ngài Thế Thân. Mở đầu của ba mươi bài tụng, mà đạo lý chủ yếu của Duy thức nằm cả trong sáu câu tụng mở đầu này.

Luận chủ không phủ nhận việc người thế gian và Phật giáo nói ngã, nói pháp, nhưng ngã và pháp đó chỉ là giả nói mà thôi. Giả nói là chỉ có trên danh ngôn chứ không có trên thực tế. Nếu dựa theo danh ngôn nói ngã pháp để đi tìm cho ra thực thể của ngã pháp ở đâu, thì không khác gì nghe nói lông rùa rồi đi tìm lông rùa thì thật là sai lầm quá lẽ. Không có thật mà vẫn nói về nó, nên gọi là giả nói. Giả nói ngã pháp đồng nghĩa với giả nói muôn sự muôn vật.

Ngã và pháp của thế gian nói hoàn toàn do vọng tưởng bịa đặt ta chứ không dựa vào một thật thể nào cả; đó là vô thể tùy tình giả.

Ngã và pháp của Phật giáo nói là dựa nơi sắc tâm y tha khởi mà gượng đặt ra. Các bậc Thánh đã chứng ngộ các pháp đều là y tha khởi, là duyên sanh. Như năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới v.v... ở đó không có gì chuẩn đích là ngã, là ngã pháp cả, nhưng Phật gượng nói là ngã, là pháp để tiện việc hóa độ chúng sanh. Cho nên cũng gọi là giả nói; đó là hữu thể thi thiết giả.

Các tướng ngã theo Phật giáo nói, như dứt hết kiến hoặc gọi là quả Dự lưu; dứt hết sáu phẩm tư hoặc cõi Dục, gọi là quả Nhất lai v.v... cho đến dứt hết hai chướng phiền não và sở tri, gọi là quả A la hán, Bích chi, Như lai v.v... Các tướng pháp của Phật giáo nói, như năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, bốn đế, mười hai nhân duyên, sáu độ v.v... các tướng ngã pháp ấy đều nương vào sự chuyển biến của thức mà giả thi thiết.

Thức là tính liễu biệt nhận thức, cả tám thức Tâm vương và các Tâm sở đều có tánh liễu biệt nhận thức. Liễu biệt như thế nào? Bản thể của thức là liễu biệt, từ bản thể ấy khi chuyển biến thì hiện ra hai phần, một phần có khả năng phân biệt nhận biết, gọi là Kiến phần, một phần kia không có khả năng phân biệt, chỉ làm đối tượng cho kiến phần gọi là Tướng phần. Nói cách khác là phần biết và phần bị biết. Hai phần này luôn luôn cùng sanh cùng diệt, có phần này thì có phần kia, phần này không thì phần kia không. Tự hai phần đó không có chi là ngã là pháp, nhưng hàng phàm phu mê muội cứ dựa vào phần biết chấp cho là ngã, dựa vào phần bị biết chấp cho là pháp. Ðây là một lối thi thiết giả tạo, chứ nếu lìa ngoài hai phân biết và bị biết kia thì chẳng có chi gọi là ngã, pháp. Như vậy, ngã, ngã pháp dựa vào hai phần kiến tướng của nội thức mà giả lập, nên ngã pháp đó chỉ có theo nghĩa thế tục, tức là giả dối, bị Thánh đạo đối trị. Còn nội thức là duyên sanh vừa có theo nghĩa thế tục, lại vừa có theo nghĩa thắng nghiã. như Phật dạy dạy tánh duyên khởi của các pháp là thường trú, không phải có Phật ra đời thì có, không có Phật ra đời thì không.


5 Ðoạn này nêu các lối chấp ngã để phá. Trong đó có điểm cần lưu ý: Ngã thể được chấp nó có là cảnh sở duyên cho ngã kiến không? Nếu nó không là cảnh sở duyên cho ngã kiến thì nó chỉ là một thứ gì vô tung vô tích, làm sao biết đó là thật ngã? Nếu nó là có thật, có tung tích, làm sở duyên cho cho ngã kiến, vậy thì người nào thấy có ngã là người thấy đúng, thấy đúng thì được giải thoát Niết bàn; còn người nào thấy vô ngã là thấy sai, thấy sai là bị trầm luân sanh tử, được không? Ðâu có thể như vậy!

Lại ngã kiến không duyên được thật ngã, vì nó có sở duyên riêng, như tâm duyên các pháp khác. Tâm duyên các pháp khác như duyên sắc, duyên tiếng v.v... cũng chỉ duyên cái tướng phần được biến ra trên thức chứ không duyên được thứ sắc, thứ tiếng nào ngoài thức, vậy ngã kiến có duyên ngã thì cũng chỉ duyên tướng giả ngã biến ra trên thức, chứ không phải duyên cái thật ngã nào ngoài thức được. Lại cảnh sở duyên của ngã kiến nhất định không phải là thật ngã; vì nếu cảnh sở duyên của ngã kiến là thật ngã, thì thật ngã ấy hóa thành cảnh sở duyên. Thật ngã đã hóa thành cảnh sở duyên, thì nó trở thành đối tượng vô tri, vô giác như các pháp khác đều là sở duyên của thức, chứ không phải là thật ngã nữa; vì thật ngã thì phải là chủ tể, chủ thể, chứ không phải khách thể vô tri.



6 Ðoạn này phân biệt tướng chấp ngã. Tóm tắt có hai thứ ngã chấp:

a. Ngã chấp câu sanh là thứ ngã chấp đã có chủng tử mầm mống sẵn trong tạng thức, cùng với thân sanh ra một lần. Nghĩa là có thân là có nó, không đợi phải nghe tà giáo, tác ý phân biệt mới có, nên gọi câu sanh.

Thứ câu sanh này có hai:

- Một là thường tương tục, do thức thứ bảy duyên kiến phần thức thứ tám, chấp cho đó là ngã. Ðây là nguồn gốc mê lầm, là căn bản vô minh, rất sâu kín bền chắc, tương tục thường hằng, phải thường quán lý sanh không vô ngã thật sâu mới dứt được nó mà chứng quả A la hán. Vì thức Mạt na thứ bảy và Tạng thức thứ tám là hai thức không gián đoạn cho dù khi thức khi ngủ, khi chết khi sống, nó vẫn liên tục có mặt, nếu chưa ngộ lý vô ngã một cách thấu đáo.

- Hai là có gián đoạn, do ý thức thứ sáu duyên năm uẩn bên ngoài mà chấp cho là ngã, rồi huân tập thành chủng tử trong Tạng thức, khi có thân thì có nó. Nhưng năm uẩn là vô thường, thức thứ sáu là thức biến chuyển, nên tướng ngã do nó chấp cũng có gián đoạn. Tuy vậy, nó đã bám rễ từ lâu, nên cũng phải ngộ lý vô ngã thấu đáo mới dứt được.

b. Ngã chấp phân biệt, đây là thứ chấp ngã của ý thức, nó không cùng sanh với thân một lần, mà phải đợi có nghe tà giáo, có tác ý phân biệt mới chấp. Nếu không có ngoại duyên tà giáo, không tác ý phân biệt thì không chấp. Thứ này cũng có hai:

- Một là nghe tà giáo nói năm uẩn hợp lại là ngã, hay bốn đại hợp lại là ngã, rồi chấp ngã theo.

- Hai là nghe tà giáo nói có một tiểu ngã, môt linh hồn tồn tại ngoài xác thân, rồi chấp ngã theo.

Cả hai thứ ngã chấp phân biệt này thô thiển dễ đoạn trừ; hễ biết quán lý sanh không (ngã không, nhân vô ngã) lúc được thấy đạo, thì nó bị dứt ngay.

Thức thứ bảy duyên hiện hành kiến phần thức thứ tám mà chấp ngã là một sai lầm, vì kiến phần là kiến phần chứ kiến phần không phải ngã. Thức thứ sáu duyên năm uẩn mà chấp ngã cũng là một sai lầm, vì năm uẩn là vô thường, năm uẩn là không thật, như Kinh A hàm dạy: " Quán sắc như tụ mạc, thọ như thủy thượng bào, tưởng như dương thời diệm, chư hành như ba tiêu, chư thức pháp như huyễn" (quán sắc uẩn như bọt nước, thọ uẩn như bong bóng nước, tưởng uẩn như sóng nắng, hành uẩn như cây chuối, {lột tới cùng không có lõi}, quán thức uẩn như trò huyễn).



7 Ðoạn này giải đáp ba nạn vấn. Lâu nay tin tưởng ngã là chủ tể, vĩnh hằng, là khả năng cơ bản vủa mọi sự nhớ, biết, tụng, tập v.v... nay nếu nói chỉ có thức không có ngã, thì những việc nhớ, biết, tụng, tập v.v... làm sao có được. Tóm tắt trong ba nghi vấn:- Câu hỏi thứ nhất liên quan đến ba đời:

Nếu không có ngã thì làm sao nhớ lại việc quá khứ, biết việc hiện tại, tụng tập việc tương lai? Vậy phải có một thật ngã thường nhất xuyên suốt ba đời mới có được các việc ấy?

Ðáp: - Không đúng. Nếu thật có một ngã thể thường nhất trước sau không thay đổi, không thêm bớt, lúc nào cũng giống như lúc nào, thì làm sao có các việc nhớ, biết, tụng tập; vì nhớ có khi không nhớ, biết có khi không biết, tụng tập có khi không tụng tập. Hoặc lúc nào cũng nhớ, biết, tụng, tập, hoặc không lúc nào có nhớ, biết, tụng, tập. Nếu cho rằng ngã thể thường nhất, chứ ngã dụng vô thường biến dịch, nên có được các việc nhớ, biết, tụng, tập thì cũng không đúng; vì dụng không lìa thể, thể thế nào thì dụng thế ấy, chứ sao dụng lại khác thể được?

- Câu hỏi thứ hai liên quan đến việc tạo nghiệp thọ quả báo:

Nếu không có ngã thì ai tạo nghiệp, ai chịu quả báo?

Ðáp: - Nếu chấp có thật ngã thường nhất không biến đổi như hư không, thì làm sao tạo nghiệp, chịu quả báo?

- Câu hỏi thứ ba liên quan đến việc luân hồi và Niết bàn.

Nếu không có thật ngã thì ai luân hồi, cái gì Niết bàn?

Ðáp: - Nếu chấp có một thật ngã thường nhất không sanh diệt như hư không thì cũng không có việc sanh tử luân hồi. Và đã không luân hồi thì sẽ không có Niết bàn; vì có luân hồi để chấm dứt luân hồi mà nhập Niết bàn, nếu không luân hồi thì chấm dứt cái chi để nhập Niết bàn.

Nhưng các loài hữu tình mỗi mỗi đều có thức tâm, tuy vô thường nhưng trước sau một loại tương tục, có khả năng huân tập các việc nhớ, biết, tụng, tập, và tạo nghiệp mà có thọ quả sanh tử, Niết bàn. Như kinh Ðại Niết bàn dạy: "Sư Tử Hống Bồ tát bạch Phật: "Bạch Thế Tôn, chúng sanh năm uẩn là không, không có gì hiện hữu, thế thì ai lãnh thọ giáo pháp, tu tập đạo hạnh?"

- Phật bảo: "Thiện nam tử, hết thảy chúng sanh đều có niệm tâm, tuệ tâm, phát tâm, tinh tấn tâm, định tâm v.v... những pháp như vậy, tuy niệm niệm sanh diệt, nhưng trước sau tương tợ nhau, tương tục không dứt, cho nên có việc thọ giáo tu đạo. Ví như ngọn đèn, tuy niệm niệm sanh diệt, nhưng có ánh sáng phá trừ bóng tối. Lại ví như chúng sanh ăn, thức ăn thay đổi từng sát na mà cũng làm cho kẻ đói được no. Cũng ví như thuốc trị bệnh, tuy nó niệm niệm thay đổi cũng trị lành được bệnh. Hoặc như ánh sáng mặt trời mặt trăng, tuy niệm niệm sanh diệt cũng làm cho cây cỏ tăng trưởng. Tâm chúng sanh cũng vậy, tuy niệm niệm sanh diệt nhưng không dứt, nên có thể làm tăng trưởng các việc nhớ, biết, tụng, tập v.v...


8 Ðoạn này nêu các lối chấp của ngoại đạo để phá. Trước hết phá phái Số luận chấp 25 đế. Số luận là một phái triết học cổ Ấn Ðộ ra đời trước thời Phật. Số hay Tăng khư là dịch âm chữ Phạn "Samkya", do Kapila (Ca Tỳ la) xướng xuất. Nguyên do ông tu Thiền định có khả năng biết được việc tám vạn kiếp về trước, trước đó mù mịt không biết được. Ông cho đó là Minh sơ (cũng gọi là Minh đế, Minh tánh, Tự tánh thắng tánh). Từ Minh sơ sanh giác đại (hiểu biết), giác đại sanh ngã tâm (ngã mạn), ngã tâm sanh ngũ duy (ngũ duy là sắc, thanh, hương, vị, xúc), ngũ duy sanh ngũ đại (địa, thủ, hỏa, phong, không), ngũ đại sanh ngũ tri căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân), ngũ tri căn sanh ngũ tác nghiệp (miệng, tay, chân, đường đại, đường tiểu), ngũ tác nghiệp sanh tâm bình đẳng (ý căn), cuối cùng là thân ngã; cộng là 25 đế (phạm trú), căn nguyên của muôn pháp.

Vốn tánh của thần ngã là "Tư" nó suy nghĩ tới cảnh tốt đẹp để thọ dụng; ba đức của trong minh tánh là Tát đoả, Lạt xà, Ðáp ma liền hợp lại tạo thành 23 đế 25 trừ minh tánh và thần ngã, còn 23). Khi thần ngã thọ dụng cảnh đó thì bị ràng buộc mà không giải thoát được. Nếu thần ngã chấm dứt "Tư", nghĩa là không suy nghĩ tạo dựng cảnh nữa thì được giải thoát.

Theo Số luận, minh tánh là thường, ba đức là chuyển biến để thành 23 đế kia, 23 đế kia do ba đức hợp thành, nó là vô thường. Dù thường hay vô thường, cũng đều là pháp thật có cả.

Luận chủ dựa theo lối chấp của họ như vậy để phá bác, để chỉ cho họ biết 25 đế đó là không thật, chỉ do vọng tình chấp bậy mà thôi.



9 Ðọan này phá các lối chấp thật của phái Thắng luận.

- Thắng luận hay Vệ thế sử ca, là dịch từ chữ Phạn (Vaisesika), ra đời khoảng thế kỷ thứ nhứt, thứ hai Tây lịch, do Ưu lâu khư (Uluka, Kanada) xướng xuất. Học thuyết này được chép thành kinh Vệ thế sử ca (Vaisesika) theo học thuyết này vạn vật không phải là khái niệm trừu tượng, mà là có thật thể; được quy kết trong sáu cú nghĩa (sáu phạm trú) căn bản, là Thật, Ðức, Nghiệp, Ðại hữu, Ðồng dị, Hòa hợp.

a. Thật là thật thể của các pháp, làm chỗ dựa cho Ðức và Nghiệp (Thể).

b. Ðức là đức tướng (tướng).

c. Nghiệp là tác dụng (Dụng).

d. Ðại hữu tánh là tánh có duy nhất.

e. Ðồng dị tánh là tánh đồng và khác giữa sự vật, đất đối với đất là đồng, đất đối với nước là dị, là khác.

g. Hòa hiệp tánh là tánh hòa hợp làm sự vật trụ lại.

Thật cú nghĩa gồm có 9 thứ là đất, nước, lửa, gió, thời gian, phương hướng, ngã, ý.

Ðức cú nghĩa có 24 thứ là sắc, hương, vị, xúc, số, lượng, tánh nương, tánh hợp, tánh lìa, tánh kia, tánh đây, giác, vui, khổ, muốn, sân, cần dõng, trọng tánh, dịch tánh, nhuận tánh, hành, pháp, phi pháp, âm thanh.

Nghiệp cú nghĩa có 5 là lấy, bỏ, co, duỗi, hành động.

- Ðại hữu cú là duy nhất.

- Ðồng dị tánh cú nghĩa chỉ một.

- Hòa hiệp tánh cú nghĩa chỉ một.

Tất cả đều là đồ thọ dụng của ngã. Khi chưa giải thoát thì bị ràng buộc theo sáu cú nghĩa đó, khi giải thoát rồi thì không cần nó nữa.

Theo Thắng luận, sáu cú nghĩa là nguồn gốc, là quy luật của mọi sự sanh thành biến hóa.



Luận chủ: Trước hết nêu tính cách thường, vô thường, có chất ngại, không chất ngại trong các cú nghĩa để phá chung. Tiếp theo phá thật cú nghĩa, đức nghiệp cú nghĩa, đại hữu tánh, đồng dị tánh, hòa hiệp tánh, chúng đều là hư dối, do vọng tình phân biệt biến ra trên tự thức để duyên, chứ hoàn toàn không phải hiện hữu ngoài thức, cho nên chúng không phải do hiện lượng nhận biết, mà chỉ do phi lượng nhận thức sai khác mà bịa đặt ra.

10 Ðoạn này còn tiếp phá về phá chấp. Có ngưòi chấp Ðại Tự Tại thiên là thật có và là nguồn gốc sanh ra vạn vật. Hoặc chấp vị Phạm Thiên, thời gian, phương hướng, bản tế, tự nhiên, hư không, ngã v.v... là thật có và là nguồn gố sanh ra vạn vật. Hoặc phái Thanh Minh luận chấp âm thanh là thật có thường hằng, làm định lượng để diễn tả mọi sự. Hoặc chấp cực vi (như thuyết Nguyên tử ngày nay) là vật thế tối hậu thường còn bất biến, làm cơ bản cho vạn vật.

Tất cả các lối chấp pháp trên đều bị Luận chủ nêu ra để phá và chỉ cho thấy các lối chấp ấy đều phi lý không đứng vững.



tải về 2.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương