THÁnh công đỒng vatican II the sacred vatican council II (1962-1965) hiến chế SẮc lệnh tuyên ngôN


Kỷ niệm 50 năm Công Ðồng Chung Vaticăng II



tải về 5.72 Mb.
trang67/67
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích5.72 Mb.
#3996
1   ...   59   60   61   62   63   64   65   66   67

Kỷ niệm 50 năm

Công Ðồng Chung Vaticăng II


 Kỷ niệm 50 năm Công Ðồng Chung Vaticăng II.

Roma (Avvenire 24-2-2012; RG 2-3-2012) - Phỏng vấn Linh Mục Cristoph Théobald, dòng Tên, về ý niệm "Giáo Hội - Hiệp Thông".

Cách đây 50 năm Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã công bố triệu tập Công Ðồng Chung Vaticăng II để duyệt xét các vấn đề của Giáo Hội và canh tân cuộc sống của dân Chúa. Ðể kỷ niệm biến cố lịch sử này đã có nhiều sáng kiến được đưa ra, trong đó có một loạt các buổi thuyết trình do đại học giáo hoàng Laterano ở Roma tổ chức, với sự cộng tác của Trung tâm thánh Louis nước Pháp và Ðại sứ Pháp cạnh Tòa Thánh. Sáu buổi thuyết trình có khẩu hiệu là "Ðọc lại Công Ðồng" đã bắt ngày mùng 1 tháng 3 năm 2012 dành cho Hiến chế tín lý về Phụng vụ Sacrosanctum Concilium.

Mỗi buổi thuyết trình đều do một chuyên viên sử học và một thần học gia đảm trách, và sẽ lần lượt tìm hiểu các tài liệu quan trọng nhất của Công Ðồng: tức 4 Hiến chế, sắc lệnh về Ðại kết và Tuyên ngôn về tự do tôn giáo.

Trong bài phỏng vấn dành cho chương trình Ý ngữ đài Vaticăng sáng mùng 2 tháng 3 năm 2012 Ðức Tổng Giám Mục Enrico Dal Covolo, Viện trưởng đại học giáo hoàng Laterano, cho biết các buổi thuyết trình này nhằm mục đích lượng định trở lại các yếu tố chính của Công Ðồng trên bình diện khoa học, đồng thời lồng khung Công Ðồng vào trong Truyền Thống lớn của Giáo Hội, là hướng đi của Ðức Thánh Cha Biển Ðức XVI. Một trong các cải cách lớn Công Ðồng đã đề ra là việc canh tân phụng vụ. Do đó tài liệu đầu tiên đã được Công Ðồng thông qua và công bố là Hiến chế về Phụng Vụ Thánh. Tuy nhiên, giáo sư Philippe Chenaux cho rằng so với các tài liệu khác, Hiến chế về Phụng vụ đã bị lãng quên trong bóng tối. Nó có chỗ đặc biệt trong phong trào phụng vụ nảy sinh vào cuối thế kỷ XVIII trong các đan viện Biển Ðức, và sau Ðệ Nhị Thế Chiến nó di chuyển về phía các môi trường của phong trào Giới trẻ công giáo, rồi hướng tới các giáo xứ. Năm 1947 Ðức Giáo Hoàng Pio XII cũng đã dành Thông điệp "Mediator Dei" để nói về phụng vụ, và là một hình thức thừa nhận phong trào phụng vụ, sẽ được thánh hiến trong Công Ðồng Chung Vaticăng II.

Trước loạt thuyết trình về đề tài "Ðọc lại Công Ðồng" tại đại học giáo hoàng Laterano ở Roma còn có đại hội tại Modena bắc Italia, trong các ngày 23 đến 25 tháng 2 năm 2012 về đề tài: "Công Ðồng Chung Vaticăng II, 1962-2012: lịch sử sau Lịch sử". Ðại hội do Tổ chức "Khoa học tôn giáo Gioan XXIII" triệu tập. Tham dự đại hội có rất nhiều chuyên viên, trong số đó có Linh Mục Cristoph Théobald, dòng Tên. Cha đã chủ tọa cuộc thảo luận bàn tròn kết thúc đại hội.

Trong số các thuyết trình viên ngày thứ nhất của đại hội có các học giả như: Maria Teresa Fattori, Giovanni Turbani, Marek Saran, Yan Li Ren, Piero Doria, Massimo Faggioli. Ngày thứ hai của đại hội có các thuyết trình viên Stephan Mokry, Antonio Sorci, Philipphe J. Roy, Loioc Figoureux. Trong ngày thứ ba có các thuyết trình viên như Michael Quisinsky, Silvia Scatena, Matteo Mennini, và một cuộc thảo luận bàn tròn với sự tham dự của Joseph Famerée, Etienne Fouilloux, Peter Huenermann, Mathijs Lamberigts, Giuseppe Ruggieri, Norman Tanner và John O' Malley. Hai học giả kết thúc đại hội là Alberto Melloni và Bernard Ardura.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn cha Cristoph Théobald, về ý niệm "Giáo Hội - Hiệp Thông". Cha Théobald là tác giả của bộ sách nhiều cuốn tựa đề "Việc tiếp nhận Công Ðồng Chung Vaticăng II".



Hỏi: Thưa cha Théobald, cha nghĩ gì về việc Ðức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII triệu tập Công Ðồng Chung Vaticăng II?

Ðáp: Có lẽ đây lần đầu tiên trong lịch sử, ít nhất một cách rõ ràng, một vị Giáo Hoàng - ở đây là Ðức Gioan XXIII - đã triệu tập Công Ðồng mà không trình bầy một ý tưởng hay một mô thức đã được xác định trước. Trái lại ngài đã khẳng định ý tưởng Công Ðồng như một lễ Hiện Xuống mới, hay đúng hơn như một cố gắng khiến xảy ra trong Giáo Hội công giáo một cái gì giống như một lễ Hiện Xuống mới. Khía cạnh này gắn liền với ước mong một lễ Hiện Xuống mới. Và đây là chìa khóa giúp đọc hiểu các văn bản của Công Ðồng Chung Vaticăng II như là địa bàn chỉ hướng cho thế kỷ XXI.

Hỏi: Thưa cha, làm sao có thể tóm tắt và hiểu biết việc tiếp nhận Công Ðồng Chung Vaticăng II sau 50 năm triệu tập?

Ðáp: Ðã có nhiều giai đoạn tiếp nhận khác nhau, và việc nêu rõ chúng là cách thức đơn sơ nhất để đương đầu với vấn đề. Giai đoạn thứ nhất ngay sau năm 1965 đã liên quan tới việc cải tổ các cơ cấu như Thánh Văn phòng trở thành Bộ Giáo Lý Ðức Tin, và việc áp dụng ngyên tắc Thượng Hội Ðồng cho khắp nơi trên toàn thế giới. Có lẽ đây là giai đoạn đã khơi dậy các ấn tượng sống động nhất và một hứng khởi thực sự.

Giai đoạn thứ hai bắt đầu vào năm 1985, là năm có Thượng Hội Ðồng Giám Mục nhằm cử hành Công Ðồng và kiểm thực các kết qủa. Nó đã là một biến cố vô cùng quan trọng, vì đã đề nghị một việc giải thích toàn bộ, vài luật giải thích bằng cách đưa ra ý tưởng của toàn bộ các tài liệu của Công Ðồng, hay các mối tương quan và tính cách liên văn bản giữa các tài liệu khác nhau của Công Ðồng. Chúng ta có thể định nghĩa giai đoạn này với một câu tổng kết, nhất là chung quanh ý niệm Giáo Hội - Hiệp thông. Với thời gian qua đi sự đóng góp của công việc lịch sử cũng trở thành quan trọng; nó dựa trên việc nghiên cứu càc văn bản, các lược đồ dự thảo và nhật ký riêng của các tham dự viên Công Ðồng.



Hỏi: Cha nhấn mạnh rằng cho tới nay việc thảo luận đôi khi rất giao động đã chú ý nhiều tới giáo hội học. Có cần phải nới rộng cái nhìn hay không thưa cha?

Ðáp: Sự tập trung này chắc chắn đã là điều không thể tránh được, vì tầm quan trọng của các cải tổ cơ cấu Giáo Hội. Nhưng ngày nay việc đọc hiểu các văn bản của Công Ðồng có thể giúp chúng ta tái quân bình tri giác này. Chẳng hạn như một chiều kích nền tảng của Công Ðồng xoay quanh nguyên tắc mục vụ tính, với tư tưởng là đức tin kitô rất có tích cách lịch sử và gắn liền với tính cách đa văn hóa ngay từ đầu. Diễn tả tính cách lịch sử của Kitô giáo sau cùng có nghĩa là diễn tả trở lại một cách mới mẻ nguyên tắc của sự nhập thể. Chiều kích này liên tục cật vấn chúng ta về khả năng tiếp nhận của truyền thống kitô. Tính cách mục vụ đâm rễ một cách trực tiếp ngay trong Sự Mạc Khải, được hướng tới tất cả mọi người. Như thế tính cách truyền giáo của Giáo Hội xem ra là một vấn đề lớn được mở ra theo chiều hướng của Công Ðồng.

Hỏi: Bên trong toàn thể các tài liệu rộng lớn của Công Ðồng, có các văn bản đáng được tái khám phá ra một cách đặc biệt không thưa cha?

Ðáp: Cho tới nay đã có ba tài liệu được đào sâu rất nhiều đó là Hiến chế tín lý về Giáo Hội Lumen Gentium Ánh Sáng Muôn Dân, Hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay Gaudium et Spes, Vui Mừng và Hy Vọng, và Hiến chế về Phụng vụ thánh Sacrosanctum concilium. Trong khi Hiến chế tín lý về Mạc khải của Thiên Chúa Dei Verbum Lời Chúa là một tài liệu nền tảng lại ít được nghiên cứu và giải thích. Thượng Hội Ðồng Giám Mục năm 2008 về Lời Chúa đã là một hành động chính thức mạnh mẽ tiếp nhận tài liệu về Lời Chúa. Nhưng tài liệu có tầm quan trọng nòng cốt này chắc chắn sẽ có một vai trò ngày càng tích cực hơn. Ðây cũng là điều có thể nghĩ đối với Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Ad Gentes.

Hỏi: Thưa cha, cha cũng cho rằng chính trong Công Ðồng có thể tìm thấy các chìa khóa giúp thắng vượt mọi tương phản liên quan tới việc giải thích nó, có đúng thế không?

Ðáp: Theo thiển ý tôi, ngày nay cần phải ra khỏi ý niệm song song, theo đó một đàng có một Công Ðồng đã kết thúc một cách toàn vẹn, đàng khác có các giải thích tốt hay xấu về Công Ðồng. Công Ðồng đã là một tiến trình học hiểu và cũng chính vì thế mà không thể tránh được vài chồng chất lên nhau đã gây tranh luận. Chẳng hạn cứ nghĩ tới nguyên tắc giám mục đoàn, một cách rõ ràng được khẳng định bên cạnh việc xác nhận quyền tối thượng của Ðức Giáo Hoàng, người thi hành chức thừa tác của thánh Phêrô tại Roma. Trước hết Công Ðồng đã cống hiến cho chúng ta một phương cách để quyết định trong Giáo Hội, bằng cách ngầm nhắc nhở cho chúng ta biết rằng môt vài vấn đề không thể nói được rằng chúng đã được giải quyết một cách vĩnh viễn, xét vì chúng là thành phần của chính cơ cấu mâu thuẫn của Mầu nhiệm kitô.

Hỏi: Vượt ngoài cuộc thảo luận thần học, Công Ðồng sẽ có thể vẫn là một điểm quy chiếu tuyệt đối cho sự hiệp nhất của Giáo Hội không thưa cha?

Ðáp: Có thể được, nếu chúng ta biết nhấn mạnh và suy tư, không phải về các chi tiết, nhưng về cái quan điểm toàn diện, mà Công Ðồng đã đề ra. Ðó là quan điểm của một Kitô giáo đại đồng, đồng thời hội nhập một cách toàn vẹn vào nền văn hóa và vẫn khác biệt. Công Ðồng vẫn có thể là điểm tham chiếu tuyệt đối, nếu chúng ta biết tiếp nhập sư phạm và sự can đảm của Công Ðồng trong việc lắng nghe người khác, trong khả năng hoán cải, trong việc cùng nhau quyết định cho tương lai. Có một cách thức tiến hành mà Công Ðồng đã để lại cho chúng ta như là một gia tài. Một cách đặc biệt một phương thế lắng nghe Lời Chúa một cách nào đó, phân định các dấu chỉ thời đại, đi vào chiều sâu của nội tâm. Nhờ cái kiềng ba chân ấy Công Ðồng sẽ có thể tiếp tục là một ơn và là một địa bàn định hướng cho các thời mới.

(Avvenire 24-2-2012; RG 2-3-2012)

 

Linh Tiến Khải

(Radio Vatican)

 


Một số kỷ niệm liên quan tới

Công Ðồng Chung Vaticăng II


 

Một số kỷ niệm liên quan tới Công Ðồng Chung Vaticăng II.

Roma (Avvenire 9-05-2012; Vat. 19-07-2012) - Phỏng vấn Ðức Hồng Y Jorge Maria Mejia Cách đây 50 năm, Công Ðồng Chung Vaticăng II đã khai mở với sự tham dự của 2,540 người, gồm các nghị phụ, các chuyên viên và đại diện của các Giáo Hội anh em. Trong số các chuyên viên tham dự Công Ðồng cũng có một linh muc trẻ tuổi người Argentina: đó là linh mục Jorge Maria Mejia, hiện nay là Hồng Y. Ðức Hồng Y Mejia đã là người đi tiên phong trong việc đối thoại với các anh em Do thái, và là người hiểu biết nền văn hóa Do thái sâu rộng. Là bạn thân của cha Henri de Lubac và bạn học cùng thời với Ðức Gioan Phaolo II tại Ðại học giáo hoàng Angelicum.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị và các bạn bài phỏng vấn Ðức Hồng Y về một số các kỷ niệm thời công đồng.



Hỏi: Thưa Ðức Hồng Y, vào thời khai mạc Công Ðồng Hồng Y đã được chỉ định làm chuyên viên của Công Ðồng như thế nào?

Ðáp: Hồi tháng 11 năm 1963 Công Ðồng bắt đầu khóa họp thứ hai. Một hôm Ðức Cha Juan Giaquinta đem cho tôi một phong bì của tòa Tổng Giám Mục Buenos Aires và cho tôi biết là Phủ Quốc Vụ Khanh TòaThánh chỉ định tôi làm chuyên viên của Công Ðồng. Tôi rất ngạc nhiên, vì cho tới lức đó tôi đặc trách các chuyện khác như nguyệt san công giáo Argentina Criterio. Thú thật công việc của ông Ðồng đòi hỏi nhiều năng lực lắm. Tôi đã là một trong các chuyên viên ít ỏi của châu Mỹ Latinh. Trong chỗ dành riêng cho các chuyên viên, tôi đã gặp nhiều nhân vật nổi tiếng, trong đó có cha Henri de Lubac, mà tôi đã tiếp xúc để viết luận án thần học tại đại học giáo hoàng Angelicum, cha Jorge Arturo Medina Estevez, sau này trở thành Hồng Y Tổng trưởng Bộ Phụng Tự, và cha Egidio Viganò, sau này là Tổng quyền dòng Don Bosco Salesien. Dĩ nhiên là cũng có thần học gia trẻ tuổi người Ðức là Joseph Ratzinger nữa.

Trong số các tài liệu công đồng đã ảnh hưởng sâu đậm trên cuộc đời linh mục của tôi có tài liệu về Ðại kết Unitatis Redintegratio, và tài liệu về các tôn giáo không kitô Nostra Aetate. Tôi được giao cho nhiệm vụ tiếp xúc với các nghị phụ Argentina và Uruguay, mà tôi đã quen biết trước Công Ðồng Vaticang II. Chúng tôi hội họp thường xuyên với nhau, và từ các cuộc họp đó đã nảy sinh ra các đề nghị và yêu cầu được trình bầy trước các nghị phụ.



Hỏi: Thưa Ðức Hồng Y, đâu đã là phần đóng góp của các nghị phụ châu Mỹ Latinh cho Công Ðồng?

Ðáp: Như quý vị có thể tưởng tượng ra, đóng góp đã có thứ tự và trong một nghĩa nào đó nó đa diện. Ðiều tôi có thể nhần mạnh là phần đóng góp của Ðức Hồng Y tương lai Eduardo Francisco Pironio đối với tài liệu về tông đồ giáo dân Apostolicam actuositatem. Ngài đã nắm vai trò định đoạt trong việc soạn thảo tài liệu này. Ảnh hưởng của vị Giám Mục người Argentina này đã rất lớn nhờ kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu xa của ngài đối với phong trào Công Giào Tiến Hành tại Argentina. Nổi bật là việc bảo vệ sự nghèo khó trong Giáo Hội từ phía tất cả các Giám Mục Argentina. Người đã mạnh mẽ trình bầy đề tài này là vị Giám Mục trẻ tuổi của giáo phận Nueve de Julio, sau này trở thành Hồng Y, đó là Ðức Cha Antonio Quarracino, người Italo Argentina.

Một trong những tranh luận sôi nổi giữa các nghị phụ là việc tái phục hồi chức Phó tế vĩnh viễn như trong thời Giáo Hội khai sinh. Ở đây uy tín mục vụ của Ðức Tổng Giám Mục Lima Giáo chủ Peru, Ðức Cha Juan Landaszuri Ricketts, dòng Phanxico, đã khiến cho phần lớn các nghị phụ chấp nhận tài liệu. Các Giám Mục châu Mỹ Latinh cũng đóng góp nhiều cho đề tài Giàm Mục đoàn.



Hỏi: Ðức Hồng Y có nhớ xảy ra vụ đụng độ nào giữa các nghị phụ hay không?

Ðáp: Mặc dù Ðức Giào Hoàng Phaolo VI đã cố gắng để đi đến chỗ đồng nhất bỏ phiếu cho các tài liệu, nhưng đã luôn luôn xảy ra các vụ đụng độ liên quan tới các từ hay các định nghĩa nhỏ. Bầu khí trở thành sôi bỏng, chẳng hạn như lần Ðức Hồng Y Joseph Frings của tổng giáo phận Koeln tố cáo Thánh Văn Phòng, tức Bộ Giáo Lý Ðức Tin, là quá bàn giấy rườm rà và độc quyền liên quan tới các công việc của Công Ðồng. Ðó đã là bài phát biểu rất mạnh mẽ chống lại Ðức Hồng Y Ottaviani. Ðức Hồng Y Ottaviani đã rất xúc động và đã trả lời, nhưng không được hữu hiệu và hùng hồn bằng vị Hồng Y Ðức.

Hỏi: Thế các đung độ và các tranh luận ấy có ảnh hường gì trên việc soạn thảo các tài liệu quan trọng của Công Ðòng không thưa Ðức Hồng Y?

Ðáp: Việc xảy ra các đụng độ và các tranh luận giữa các nghị phụ không phải là một bí mật gì. Ðặc biệt khi liên quan tới các đề tài tế nhị và định đoạt như đối thoại đại kết hay đối thoại với các tôn giáo không kitô với tài liệu Nostra Aetate. Người ta nhận ra ngay hai khuynh hướng bảo thủ và cởi mở, bào thủ như Ðức Cha Ernesto Ruffini và cởi mở như Ðức Cha Agostino Bea. Nhưng Công Ðồng đã thực sự bị chia rẽ hay rách nát trong việc soạn thảo tài liệu Dignitatis Humanae. Có những vị mạnh mẽ bênh vực tự do tôn giáo, điển hình như Ðức Tổng Giám Mục Chicago Albert Gregory Meyer, qua đời khi Công Ðồng kết thúc. Rồi tôi không thể quên sự kiên nhẫn vô bờ của Ðức Tổng Giám Mục Bruges Emiel Joseph De Smedt để có thể đi đến một lược đồ được giàn xếp khiến cho các nghị phụ hay tranh luận nhất là các nghị phụ Tây Ban Nha và Italia cũng phải chấp nhận. Vụ này cũng khiến cho tôi tận mắt chứng kiến và khâm phục tài ngoại giao khéo léo của vị thư ký Công Ðồng là Ðức Cha Pericle Felici, người Ý.

Hỏi: Có người cho rằng văn bản bị các nghị phụ đưa ra nhiều nhận định và lắm lúc bị chỉ trich nhiều nhất là Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, có đúng thế không thưa Ðức Hồng Y?

Ðáp: Trong khi soạn thảo tài liệu, vài Giám Mục Argentina và cả chính tôi nữa, chúng tôi lo lắng vì sự kiện văn bản không chú ý đủ tới sự dữ, tội lỗi và sự hiện diện của ma quỷ trong thế giới. Vài nhận xét của chúng tôi đã được tiếp nhận và đưa vào trong văn bản. Người ta đã nhận ra, nhất là trong giai đoạn sau công đồng, sự lạc quan quá đáng mà tài liệu đề nghị với các tín hữu, khi không nhấn mạnh trên các quấy phá của sự dữ và nhiều điều không trong sáng. Ðiều khiến cho tôi chú ý đó là các phê bình của ghế giới tin lành, mà tôi thường xuyên tiếp xúc. Tôi vẫn còn nhớ câu nói của một người bạn Methodist: "Văn bản này có quá nhiều rộng mở và quá nhiều lạc quan". Trong văn bản này thiếu thần học gia Karl Barth". Cho đến nay đề tài vẫn còn là đối tượng chú ý của nhiều thần học gia.

Hỏi: Trong thời công đồng Ðức Hồng Y cũng gặp lại bạn hoc cũ tại đại học giáo hoàng Angelicum là Ðức Cha Karol Wojtyla. Ðức Hồng Y có kỷ niệm nào về ngài?

Ðáp: Tôi nhớ ngài đã là vị Giám Mục phụ tá Cracovia, và là gương mặt nổi bật trong Công Ðồng. Và tôi nhớ là các phát biểu của ngài trong ủy ban thu hẹp họp tại Ariccia để soạn thảo văn bản của tài liệu Gaudium et Spes tương lai đã được tiếp nhận. Tôi đã ghi chép những gì ngài nói. Tôi nhớ ngài là vị Giám Mục đầu tiên nói rằng Công Ðồng phải chú ý tới giới trẻ của các thế hệ sẽ đến sau. Từ trực giác này tôi nghĩ rằng ngài đã chuẩn bị cho các Ngày quốc tế giới trẻ sau này, khi ngài lên làm Giáo Hoàng. Tôi có gặp lại ngài trong một phiên họp khoáng đại của Văn phòng thư ký hiệp nhất các tín hữu kitô, ít lâu sau khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng. Và ngài chào tôi như sau: "Ðây là ông bạn thời đại học của tôi, là người biết thần học của thánh Toma nhiều hơn tôi". Tôi đỏ mặt vì mắc cỡ. Và tôi nhớ là Ðức Gioan Phaolo II tiếp tục gọi tên rửa tội của tôi là Jorge, cả khi ngài đặt tôi làm Hồng Y. Và tôi nhớ là tình bạn của chúng tôi đã không hề thay đổi, cả khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng.

Hỏi: Ngày nay có người chủ trương gạt bỏ Công Ðồng Chung Vatican II ra một bên. Riêng Ðức Hòng Y thì Ðức Hồng Y nghĩ sao?

Ðáp: Tôi lấy lại bài diễn văn của Ðức Giáo Hoàng Biển Ðức XVI nói hồi tháng 12 năm 2005 và kiểu đọc Công Ðồng của ngài: Công Ðồng Chung Vatican II là một viên đá đánh dấu huấn quyền chính thức của Giáo Hội và cũng có gia trị như của Công Ðồng Chung Vatican I, Công Ðồng Chung Ephexo hay các Công Ðồng Chung khác do các Giao Hoàng triệu tập. Nó đã là một biến cố thuộc truyền thống của Giáo Hội và mỗi một văn bản, tuyên ngôn hay hiến chế của nó đều mời gọi chúng ta khám phá ra gương mặt thật của Giáo Hội. Một biến cố vẫn còn có tất cả tầm quan trọng ngôn sứ của nó đối với các tín hữu và thế giới ngày nay.

(Avvenire 9-5-2012)

 

Linh Tiến Khải

(Radio Vatican)



 




tải về 5.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   59   60   61   62   63   64   65   66   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương