THÁnh công đỒng vatican II the sacred vatican council II (1962-1965) hiến chế SẮc lệnh tuyên ngôN


III. Có Thể Có Vaticanô III Không?



tải về 5.72 Mb.
trang4/67
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích5.72 Mb.
#3996
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   67

III. Có Thể Có Vaticanô III Không?


 

Ðặt câu hỏi trên, chúng ta không nghĩ rằng Công Ðồng Vaticanô II đã lỗi thời. Nhưng ý kiến của chúng ta được nêu lên có mục đích tìm hiểu chỗ đứng hiện tại của Công Ðồng này trong lịch sử Giáo Hội.

Ngày hôm nay, hơn bao giờ hết, một Công Ðồng phải được quan niệm như là một bổ túc cho Công Ðồng trước và trở thành nhịp cầu để nối kết Công Ðồng mới trong tương lai. Thế giới tiến bộ nhanh chóng và Giáo Hội cần thích ứng không ngừng theo dòng lịch sử, nếu Giáo Hội không muốn lùi bước. Ðàng khác, ngay từ Công Ðồng Nicea, trong định thức số 5, Giáo Hội cũng đã đòi hỏi rằng các Giám Mục trong một giáo tỉnh phải họp nhau mỗi năm hai lần. Dĩ nhiên, nguyên tắc điều khiển giáo tỉnh theo thể chế Công Ðồng nói ở đây phải hòa hợp với tối thượng quyền của Giáo Hoàng trong những phạm vi thuộc toàn thể Giáo Hội: tuy nhiên tính cách cộng đoàn của Giám Mục được Vaticanô II cổ võ nói lên phương thức làm việc theo thể chế Công Ðồng từng thịnh hành trong nhiều thời đại trước.

Vào thế kỷ thứ XIX, vì quan tâm tìm kiếm một bảo đảm vững chắc cho giáo lý của Giáo Hội, Công Ðồng Vaticanô I lúc đó đã đi tới định tín quyền bất khả ngộ của Ðức Giáo Hoàng. Do định tín ấy, người ta đã lầm tưởng rằng thời đại Công Ðồng đã chấm dứt. Thế rồi, trong thời đại hiện tại của chúng ta, vì nhu cầu của tính cách cộng đoàn Giám Mục đòi hỏi, Giáo Hội đã thiết lập các Thượng Hội Ðồng Giám Mục rồi cũng vì đó, nhiều người hiện nay nghĩ rằng không cần thiết phải triệu tập các Công Ðồng Chung nữa. Họ đã lầm tưởng, một lầm tưởng sâu xa. Thực ra Công Ðồng Vaticanô II đã khai mào những viễn ảnh mới, báo hiệu cho một Công Ðồng trong tương lai để bổ túc, cũng như Vaticanô II đã làm nhiệm vụ bổ túc cho Công Ðồng trước.

Nhìn vào thực tại, chúng ta thấy rằng nếu Vaticanô II đã cố gắng dung hòa sự chia cách giữa Giáo Hoàng và Giám Mục thì cũng cần phải có một Công Ðồng trong những ngày sắp tới để tìm lại mức quân bình cho hàng Giám Mục với hàng linh mục mà thực tế đang cách biệt trầm trọng. Nói tổng quát hơn, cần đến một Công Ðồng trong tương lai để tìm ra những dây liên lạc chân thực giữa giáo sĩ và giáo dân, nghĩa là có mục đích tìm hiểu và đề cập đến các vấn đề liên quan tới linh mục và giáo dân, cũng như Vaticanô II đã đặt vấn đề ấy với các Giám Mục.

Hơn nữa, ý hướng hiệp nhất của Vaticanô II chỉ mới ở những bước đầu. Công Ðồng này đã rộng mở những cánh cửa mới để có lẽ với cố gắng của một Công Ðồng trong tương lai, những ai còn ở ngoài Giáo Hội sẽ vào trong Giáo Hội. Sự hiện diện của "các quan sát viên" ở Công Ðồng Vaticanô II tiên báo sự tham dự của toàn thế giới trong một Công Ðồng mới hoàn toàn hiệp nhất, ở đó tính cách Công Giáo sẽ đạt tới sung mãn. Rồi nếu các cộng đoàn anh em ly khai là những Giáo Hội chân thật, họ sẽ cần hiện diện thực sự với Giáo Hội chúng ta. Hơn thế nữa, bởi vì các Giám Mục các Giám Mục Chính Thống cũng là những người kế vị thật của các Tông Ðồ, không có lý do gì họ lại không có quyền đến họp vớ anh em thật của họ, với người kế vị Thánh Phêrô, trong một Công Ðồng thật sự hiệp nhất mà chúng ta mong ước.

Chúng ta đặt trọn niềm hy vọng vào sự hướng dẫn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần, để tất cả chúng ta đều tiến theo con đường tươi đẹp nhất, cho dầu nẻo đường đó có thể không phù hợp với những tính toán nhân loại và giới hạn của chúng ta.

 



Sứ Ðiệp Của Công Ðồng

Gửi Ðến Tất Cả Mọi Người

 Sứ Ðiệp Của Công Ðồng Nhân Dịp Khai Mạc (29-10-1962)


 1. Chúng tôi muốn gửi sứ điệp cứu độ, tình yêu và hòa bình đến tất cả mọi người, đến mọi dân tộc, sứ điệp đã được Ðức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đem đến cho thế giới và giao phó cho Giáo Hội Người.

Chính vì mục đích đó, theo lời mời gọi của Ðức Giáo Hoàng khả kính Gioan XXIII và "đồng tâm nhất trí trong kinh nguyện cùng với Ðức Maria, Mẹ Chúa Giêsu", chúng tôi, những người kế vị các Sứ Ðồ, đã qui tụ nơi đây trong sự hiệp nhất của một Ðoàn Thể Sứ Ðồ mà người đứng đầu là Ðấng kế vị Thánh Phêrô.



2. Ước gì khuôn mặt của Ðức Giêsu Kitô tỏa chiếu! Trong Nghị Hội Công Ðồng này, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, chúng tôi quyết tìm cách canh tân chính mình chúng tôi để "càng ngày chúng tôi càng nên trung thành hơn với Phúc Âm của Ðức Kitô". Chúng tôi sẽ chuyên tâm trình bày chân lý của Thiên Chúa cho con người thời đại, một chân lý toàn vẹn và thuần khiết để họ có thể hiểu được dễ dàng và nhiệt tâm gắn bó với chân lý đó.

Ý thức trách nhiệm chủ chăn, chúng tôi muốn đáp ứng những nhu cầu của mọi người tìm kiếm Chúa, "đang mò mẫm cố tìm với hy vọng khám phá ra được Ngài và quả thực Ngài không xa cách mỗi người chúng ta" (CvTđ 17,27).

Chính vì thế, vâng theo ý định của Ðức Kitô Ðấng đã nộp mình chịu chết "hầu tự hiến cho mình một Giáo Hội không vết nhơ hay nét nhăn... nhưng thánh thiện và tinh tuyền" (Eph 5,27), chúng tôi sẵn sàng hiến trọn con người chúng tôi cho công cuộc canh tân tinh thần này để Giáo Hội, từ các thủ lãnh cho đến các phần tử, chứng tỏ cho thế giới thấy khuôn mặt đáng yêu của Ðức Kitô tỏa chiếu trong tâm hồn chúng ta "để làm rạng ngời vinh quang của Thiên Chúa" (2Cor 4,6).

3. Thiên Chúa đã quá yêu thương thế gian. Chúng tôi tin rằng Chúa Cha đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con mình hầu cứu rỗi thế gian, giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi, "giao hòa cả vạn vật với Cha Người, thiết lập hòa bình nhờ bửu huyết đổ ra nơi thập giá Người", nhờ đó chúng ta trở thành "con của Thiên Chúa, theo danh hiệu cũng như thực sự là thế". Người đã sai đến cho chúng ta Thánh Thần Người từ nơi Cha, để cho chúng ta sống bằng chính cuộc sống thần linh của Người trong tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với những người anh em chúng ta khiến tất cả nên một trong Ðức Kitô.

4. Nhưng thay vì làm chúng ta quay lưng lại với những nghĩa vụ trần thế, việc chúng ta gắn bó với Ðức Kitô trong Ðức Tin, Ðức Cậy và Ðức Ái lại khiến chúng ta dấn toàn thân vào việc phục vụ những người anh em chúng ta, theo gương Thầy đáng kính "Ðấng không đến để được phục vụ nhưng để phục vụ" (Mt 20,28). Chính vì thế, Giáo Hội được thiết lập không để cai trị nhưng để phục vụ. "Người đã trao ban mạng sống mình vì chúng ta và chúng ta cũng phải giao phó mạng sống chúng ta vì anh em" (1Gio 3,16).

Ngoài ra, khi hy vọng những công việc của Công Ðồng làm cho ánh sáng đức tin trở nên rực rỡ hơn sống động hơn, chúng tôi ước mong tạo được một sự canh tân tinh thần và từ đó đem lại một niềm hứng khởi lý thú làm phong phú gia tài nhân loại trong những phát minh khoa học, tiến bộ kỹ thuật và phổ biến văn hóa.



5. Tình yêu Ðức Kitô thúc đẩy chúng tôi. Từ khắp mọi dân tộc trên mặt đất chúng tôi đến đây mang theo với mình những nỗi khốn quẫn về vật chất cũng như tinh thần, những khổ đau và khát vọng của các dân tộc đã được giao phó cho chúng tôi. Chúng tôi hằng chú ý đến những vấn đề đang bao vây họ. Trước tiên chúng tôi muốn đem sự săn sóc ân cần đến tận những người hèn mọn nhất, bần cùng nhất và yếu kém nhất. Theo gương Ðức Kitô, chúng tôi thương xót đám đông dân chúng đang phải khổ đau vì đói kém, vì khốn cùng, vì dốt nát. Chúng tôi hằng nhìn đến tất cả những người, vì thiếu sự trợ giúp đầy đủ, hiện chưa thể đạt tới mức sống xứng hợp với con người.

Vì thế, khi bắt tay vào việc, chúng tôi sẽ rất chú trọng đến tất cả những gì có liên quan đến phẩm giá con người, những gì góp phần vào sự hiệp thông thực sự giữa các dân tộc. "Tình yêu Chúa Kitô thúc đẩy chúng tôi" (2Cor 5,14) "Nếu ai thấy người anh em mình lâm cơn túng thiếu mà lại khép kín cửa lòng với người anh em, thì làm gì còn tình yêu của Thiên Chúa nơi mình?" (1Gio 3,17).



6. Hai vấn đề chính yếu. Trong sứ điệp truyền thanh ngày 21-09-1962, Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã đặc biệt nhấn mạnh đến hai điểm:

Ðiểm thứ nhất là vấn đề hòa bình giữa các dân tộc. Ai lại không gớm ghét chiến tranh? Ai lại không hết sức khao khát hòa bình? Giáo Hội cũng vậy và còn hơn hết mọi người vì Giáo Hội là mẹ tất cả mọi người. Qua tiếng nói của các Giáo Hoàng, Giáo Hội không ngừng tuyên bố lòng yêu mến hòa bình, thiện chí xây dựng hòa bình và hết lòng cộng tác vào mọi nỗ lực chân thành nhằm kiến tạo hòa bình. Giáo Hội hết sức làm việc để các dân tộc xích lại gần nhau, hiểu biết nhau và kính trọng lẫn nhau. Chính Công Ðồng này, với những dị biệt kỳ lạ về chủng tộc, về quốc gia và về ngôn ngữ lại không phải là chứng từ sống động, là dấu chỉ hữu hình cho một cộng đoàn yêu thương huynh đệ hay sao? Chúng tôi khẳng quyết rằng tất cả mọi người đều là anh em dù thuộc bất cứ chủng tộc hay quốc gia nào.

Ðiểm thứ hai, Ðức Giáo Hoàng chú trọng đến công bằng xã hội. Giáo thuyết được trình bày trong thông điệp Mẹ và Thầy chứng tỏ rõ ràng hơn bao giờ hết Giáo Hội trở thành cần thiết cho thế giới hiện đại để tố giác những bất công và những bất bình đẳng trắng trợn, để tái tạo một bậc thang đúng đắn cho các giá trị, làm cho đời sống trở thành nhân bản hơn theo những nguyên tắc của Phúc Âm.

7. Sức mạnh của Thánh Thần. Chắc hẳn chúng tôi không có những phương tiện kinh tế cũng như không có thế lực trần gian, nhưng chúng tôi đặt niềm tin tưởng nơi sức mạnh của Thánh Thần mà Chúa Giêsu Kitô đã hứa ban cho Giáo Hội. Vì thế, với lòng khiêm cung và nhiệt thành, chúng tôi kêu mời không phải chỉ những anh em mà chúng tôi đang phục vụ với tư cách chủ chăn nhưng cũng kêu mời tất cả những anh em tin vào Ðức Kitô và tất cả mọi người thiện chí "mà Thiên Chúa muốn cứu thoát và đưa dẫn tới chỗ nhận biết chân lý" (1Tim 2,4). Ước gì tất cả đều kết hiệp với chúng tôi trong công cuộc xây dựng ngay tại trần gian này một xã hội công bằng hơn và huynh đệ hơn. Bởi vì ý định của Thiên Chúa là muốn nước của mình chiếu tỏa phần nào trên mặt đất nhờ đức ái như một hình bóng của vương quốc vĩnh cửu.

Giữa một thế giới còn đang quá xa cách hòa bình mình mong đợi, còn đang lo âu trước những đe dọa đè nặng bởi những tiến bộ kỹ thuật tự chúng rất đáng khâm phục nhưng cũng nguy hại bao lâu chúng không qui chiếu vào một lề luật luân lý cao hơn, ước gì bừng lên ánh sáng của niềm hy vọng lớn lao vào Ðức Giêsu Kitô, Vị Cứu Tinh duy nhất của con người chúng ta.



Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II

 

Khóa III Ngày 04 tháng 12 Năm 1963

 

Phaolô Giám Mục Tôi Tớ Các Tôi Tớ Thiên Chúa

Hiệp Nhất Với Các Nghị Phụ Của Thánh Công Ðồng

Ðể Muôn Ðời Ghi Nhớ


tải về 5.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương