THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam


HUNGARY Về việc Đại học Corvinus đưa tượng Karl Marx ra khỏi khuôn viên trường



tải về 219.25 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích219.25 Kb.
#1391
1   2   3   4

HUNGARY
Về việc Đại học Corvinus đưa tượng Karl Marx ra khỏi khuôn viên trường

Đài BBC (đêm 22/9) - Bài đã đăng trên trang Nhip cầu Thế giới xuất bản ở Hungary.

Trung tuần tháng 9/2014, tượng của Karl Marx đã bị đưa đi khỏi sảnh đường của Đại học Kinh tế và Quản trị Nhà nước Corvinus ở Budapest, ngôi trường từng mang tên nhà tư tưởng và kinh tế này. Theo tin của Hãng Thông tấn Hungary MTI, chưa rõ là tượng được đưa đi đâu.

Được biết, ban lãnh đạo trường từng phát biểu rằng tượng của Marx sẽ không bị đưa đi và “không có một lực lượng chính trị nào, một áp lực hay đề xướng nào từ bên ngoài” khiến trường phải “đào thải” pho tượng.

Trước đây, Phó Chủ tịch đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo (KDNP) - một trong hai chính đảng cầm quyền tại Hungary và Liên đoàn Thanh niên Dân chủ Thiên Chúa giáo (IKSZ) đã đề xuất việc đưa bức tượng khỏi trường Corvinus. Theo quan điểm của họ, không thể chấp nhận được việc tại Hungary tới giờ vẫn còn tượng Karl Marx”, một nhà tư tưởng có quan điểm bài Do Thái và bài ngoại không giấu giếm”.

Hành động biểu tượng

Trả lời phỏng vấn MTI, IKSZ bình luận việc tượng Marx bị đưa đi khỏi trường Corvinus là một hành động mang tính biểu tượng, cho thấy thời kỳ hậu Cộng sản đã chấm dứt. IKSZ nói thêm:

“Ngày hôm nay đưa ra một thông điệp cho giới trẻ rằng, 25 năm sau ngày thay đổi thể chế, rốt cục chính giới trẻ đã có thể kiến tạo hiện tại và tương lai của họ”.

Ngược lại, đảng Công nhân Hungary 2006 - Cánh tả châu Âu cho rằng, với việc ban lãnh đạo trường Corvinus đã rời tượng Marx khỏi vị trí của nó “vào cuối tuần, một cách bí mật và chớp nhoáng”, thể chế quyền lực Hungary đã sao chép thực tiễn châu Âu khi họ đưa ra và thực thi những biện pháp chống lại người nghèo một cách bí mật, trong hậu trường.

Theo tổ chức cánh tả này, đáng lo ngại là quyết định bỏ tượng Karl Marx khỏi trường Corvinus được đưa ra khi đúng vào lúc “những thành viên tích cực của đảng KDNP tiến hành một chiến dịch vận động bài bác pho tượng bằng cách đưa ra những trích dẫn từ Marx, nhưng hoặc là giả mạo, hoặc đã bị cắt khỏi ngữ cảnh của chúng”.

Sau những ồn ào ban đầu, ban lãnh đạo trường Corvinus đã ra thông báo, cho biết tượng Marx được chuyển tới hiện trường nơi sẽ diễn ra một triển lãm về lịch sử của trường. Địa điểm này, do hiện tại đang trong quá trình chuẩn bị cho triển lãm, nên chưa thể tới thăm. Corvinus cũng hứa rằng trước khi khai trương triển lãm sẽ đưa tin cho báo giới một cách rõ ràng.

Trước mắt, chưa biết pho tượng Marx có được mang trở lại trường Corvinus sau kỳ trưng bày hay không. Là một trong những đại học lớn tầm châu Âu của Hungary, nơi sản sinh nhiều chính khách và kinh tế gia nổi tiếng thế giới, Đại học Corvinus từng mang tên Karl Marx trong gần 40 năm, từ 1953-1990.
PHỤ LỤC
Điều gì kéo Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về phía Trung Quốc?

TTXVN (Hong Kong 23/9) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa có chuyến thăm Ấn Độ trong một sự kiện được giới chuyên gia quan sát theo dõi rất chặt chẽ, bởi họ nhận thấy những dấu hiệu về sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của chính phủ mới ở Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi. Thời báo châu Á Trực tuyến mới đây đã đăng bài viết về vấn đề này của ông M K Bhadrakumar, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp từng giữ cương vị Đại sứ Ấn Độ tại nhiều nước. Dưới đây là nội dung bài viết nhan đề: “Điều gì kéo Modi về phía Trung Quốc?”:

Những gì thực sự xuất hiện trong suy nghĩ của tôi lúc này là lời của ca khúc nổi tiếng “Frank Sinatra”. Ngắm nhìn "những chiếc lá rơi bên khung cửa sổ... Tôi thấy đôi môi của bạn, những nụ hôn mùa Hè/Đôi tay rám nắng tôi đã từng nắm...” Những dòng cảm xúc bâng khuâng vô hạn nhuốm màu của nỗi nhớ này sẽ mô tả cảm xúc của người Mỹ khi sự ve vãn của Ấn Độ với Trung Quốc trở thành sự thật vào chiều ngày 17/9 bên bờ sông Sabarmati cổ xưa ở bang miền Tây Gujarat, nơi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới để đón tiếp riêng nhà lãnh đạo này.

Ngày 17/9 cũng là ngày sinh nhật của Thủ tướng Modi và Gujarat là bang quê nhà của ông, và chủ nghĩa tượng trưng về những gì ông Tập Cận Bình đang làm không thể mất đi trong tâm trí của người Mỹ. Sự kỳ vọng phổ biến ở Ấn Độ và nước ngoài là chính phủ do ông Modi đứng đầu sẽ duy trì “tính liên tục" trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Điều đó được dự kiến sẽ nằm trong phương hướng khích động xu hướng ngả hơn nữa về phía Mỹ của Ấn Độ thông qua sự cầm quyền trong thập kỷ qua dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Manmohan Singh, người đã được đánh giá là nhà lãnh đạo Ấn Độ thân Mỹ nhất kể từ khi Ấn Độ độc lập cách đây 67 năm.

Gần đây, vào cuối tháng 7, tân Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj khẳng định: "Chúng tôi nghĩ rằng chính sách đối ngoại nằm trong sự liên tục. Chính sách này không thay đổi cùng với sự thay đổi trong chính phủ”. Thật vậy, văn hóa chính trị của Ấn Độ hiếm khi thừa nhận những thay đổi chính sách đột ngột. Sự chín muồi và sự điềm tĩnh đồng nghĩa với sự liên tục trong văn hóa Ấn Độ, đồng thời thấm nhuần ý niệm tôn trọng quá khứ.

Tuy nhiên, trong 100 ngày đầu kể từ khi chính quyền Modi đi vào hoạt động, việc duy trì vẻ bề ngoài đang trở thành điều bất khả thi. Thông qua 3 cuộc trao đổi cấp cao liên tiếp và nhanh chóng trong tháng 9 - với Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ - ông Modi đang vứt bỏ khá nhanh những kỳ vọng còn rơi rớt lại như thể những chiếc lá rụng trong một tháng mùa thu. Sự đổi mới mang tính bắt buộc của ông Modi là điều hiển nhiên. Mặc dù một vài đổi mới trong số đó có thể mang tính hữu cơ, theo mùa, có nguồn gốc địa phương và thậm chí xuất phát từ góc độ dân tộc, nhưng niềm tự hào về việc thực hiện được các sự kiện nổi bật hơn so với quá khứ là điều có thể nhận thấy rõ ràng - chẳng hạn như quyết định gây ngạc nhiên về việc đón tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình tại sân bay Ahmedabad.

Dường như những người nói về "tính liên tục" đã không hiểu được suy nghĩ của Thủ tướng Modi, trong khi bản thân ông không quan tâm tới việc trình bày một chính sách đối ngoại mang tính giáo điều. Tuy nhiên sau đó, điều này vẫn đang diễn ra và ông Modi không thể bị coi là người có lỗi do không giải thích lộ trình của mình. Ngoài ra, ông vốn ít nói – ngoại trừ khi ông được truyền cảm hứng bởi sự dõi theo của đông đảo hàng triệu người Ấn Độ.

Ông Modi đã thừa hưởng niềm hân hoan ở hai điểm tựa chính trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, đó là tính ưu việt về ngoại giao kinh tế và sự tự chủ chiến lược. Mặt khác, dưới thời Modi, đã có một sự thay đổi có thể thấy rõ rằng việc triển khai sự tự chủ chiến lược không còn là một trụ cột riêng, mà là một trụ cột nhằm mục đích ngoại giao kinh tế.

Ngoài ra, ông Modi đã tách rời sự tích hợp của nền ngoại giao kinh tế - và những khuynh hướng của Ấn Độ ngả về thế giới phương Tây, điều đã làm thất bại hạng mục đó suốt thập kỷ qua ở phạm vi chính sách đối ngoại – từ phương Tây cho tới châu Á.

Ông Modi lên kế hoạch tới thăm Mỹ chính xác trong vòng mười hai ngày, bắt đầu từ bây giờ. Tuy nhiên, không có một lời lẽ khoa trương nào của Mỹ được sử dụng để ghi nhận chuyến viếng thăm Nhà Trắng của ông Manmohan Singh. Ý tưởng đầu tiên được nghĩ tới đó là tạo thuận lợi cho ông Modi bằng cách cấp cho nhà lãnh đạo này đặc quyền phát biểu trước Quốc hội Mỹ. Tuy nhiên, ý tưởng này đã lặng lẽ bị “xếp xó”. Chắc chắn tất cả những điều này đều cần có lời giải thích.

Trọng tâm của vấn đề đó là đã có một “sự quân sự hóa” rõ rệt về tầm nhìn chiến lược của Ấn Độ trong vòng 10-15 năm qua, quãng thời gian từng là một thời kỳ tăng trưởng cao của nền kinh tế Ấn Độ tưởng chừng như kéo dài mãi mãi. Trong những ngày thanh bình đó, vấn đề địa chính trị đã chiếm lĩnh các bài thuyết giảng chiến lược và các học giả uyên thâm say sưa với những khái niệm về trách nhiệm liên đới của Ấn Độ với Mỹ, siêu cường duy nhất, trong việc đảm bảo lợi ích chung toàn cầu, cũng như lợi ích của khu vực “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.

Ý nghĩa cơ bản của sự đối đầu với Trung Quốc - ẩn chứa trong việc “vừa hợp tác, vừa cạnh tranh", một thành ngữ ngoại giao vay mượn của người Mỹ - hầu như không bị che giấu. Sau đó, cuộc khủng hoảng tài chính và đại suy thoái kinh tế xảy ra năm 2008 đã phơi bày những điểm yếu thực sự trong mô hình kinh tế và chính trị phương Tây, và phủ bóng những nghi ngờ về các tiềm năng dài hạn của những mô hình này. Thật vậy, các cuộc khủng hoảng tài chính không chỉ cho thấy rằng Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác có thể an toàn vượt qua khỏi cơn bão này tốt hơn so với các nền kinh tế phát triển phương Tây, mà còn cho thấy họ có thể phát triển thịnh vượng thực sự.

Các nền kinh tế thị trường mới nổi như Ấn Độ, Brazil hay Indonesia đã bắt đầu nhìn vào Trung Quốc với mối quan tâm mới, trong đó có chứa đôi chút thèm muốn. Đủ để nói rằng đã có một sự xói mòn niềm tin đối với hệ thống kinh tế phương Tây và Đồng thuận Washington (một chương trình cải cách kinh tế bao gồm mười chính sách khác nhau được các tổ chức đóng trụ sở tại Washington như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ Tài chính Mỹ đề nghị áp dụng ở những nước trải qua khủng hoảng kinh tế - PV) đã thu hút ông Manmohan Singh.

Nhìn từ quan điểm an ninh, điều này đã làm chậm lại quan hệ “đối tác chiến lược” giữa Ấn Độ và Mỹ. Trách nhiệm về tình trạng trì trệ này đã được đặt một cách không công bằng lên những đôi vai của một chính quyền Barack Obama “quẫn trí” và mất tinh thần cùng một chính quyền Manmohan Singh “nhút nhát” và thiếu sáng tạo.

Trong khi đó, những điều đã xảy ra là điều gì đó mang tính lâu dài - hệ tư tưởng phổ biến ở Ấn Độ trong phần lớn thời gian cầm quyền của Liên minh Tiến bộ Thống nhất (UPA), cụ thể là các thể chế và các chính phủ theo phong cách phương Tây là chìa khóa cho sự phát triển của các nền kinh tế mới nổi, nhưng bản thân nó về cơ bản đã bị hoen ố.

Điều mà chúng ta bỏ sót tại Ấn Độ là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng từng là một cuộc khủng hoảng của nền dân chủ theo phong cách phương Tây. Hiện đang xảy ra một sự đổ vỡ niềm tin đối với các mô hình kinh tế và chính trị của phương Tây.

Trong bối cảnh của Ấn Độ, sự tổng hợp của tình trạng gia tăng hoạt động bất thường của bộ máy cai trị, khoảng cách chênh lệch thu nhập ngày càng rộng, và tình trạng gia tăng số lao động ở độ tuổi thanh niên, đã tạo ra một cảm giác về sự u ám và buông trôi liên quan đến những gì mà dân chủ có thể mang lại và nó lần lượt kích thích nhu cầu về sự thay đổi.

Điều kỳ lạ là, thông qua toàn bộ những điều này, có thể nhận thấy rõ rằng các nền kinh tế hỗn hợp và các hệ thống chính trị “phi dân chủ”, đặc biệt là Trung Quốc, đến nay đã vượt qua bão tố tốt hơn. Thật vậy, ông Modi đã tới thăm Trung Quốc không dưới 4 lần trong giai đoạn này.

Hình ảnh và thực tế

Trong bối cảnh này, cần phải nói đôi điều về cá tính chính trị hấp dẫn của ông Modi. Ông ấy thực sự không phải là người đàn ông hời hợt như vẻ bề ngoài. Sự khập khiễng giữa hình ảnh và thực tế đang tạo ra những vấn đề cho những người nói xấu Modi cũng như là cấp dưới của ông giống như trong giai đoạn 100 ngày đầu cầm quyền đã qua của nhà lãnh đạo này. Và theo thời gian, phe cánh tả sẽ ngày càng khó có cơ hội để bêu xấu ông, hoặc phe cực hữu khó có thể thực hiện được các nghi thức tế lễ đối với nhà lãnh đạo này.

Nền tảng xã hội không phải thuộc giới tinh hoa của ông Modi, sự hiểu biết rất rõ của ông về sự xấu xa cùng sự nhục nhã của nghèo đói và sự phớt lờ, cùng sự hiểu biết trực giác về người dân Ấn Độ và trên hết là giác quan sắc sảo của ông về số phận ("Chúa trời chọn một số người để làm công việc khó khăn. Tôi tin rằng Chúa đã chọn tôi cho công việc này") - tất cả những điều này được thể hiện ở đây, khiến ông khác với những người tiền nhiệm trong giới tinh hoa cầm quyền của Ấn Độ. Điều đó không có nghĩa là ngẫu nhiên ông nhấn mạnh phẩm giá con người là một phương hướng của sự phát triển trong bài phát biểu nổi tiếng của ông tại New Delhi nhân Ngày Độc lập của Ấn Độ hôm 15/8 vừa qua.

Cũng không được bỏ qua sự nhấn mạnh của ông rằng càng thu hút đầu tư nước ngoài nhiều sẽ càng tốt cho các dự án, từ đó có thể tạo ra cơ hội việc làm trên quy mô lớn cho người dân. Trong khi đó, ông thẳng thừng phớt lờ Wal-Mart - dự án thí điểm của Ấn Độ về thu hút đầu tư nước ngoài.

Một trong những quyết định chính sách đối ngoại đầu tiên được ông Modi thực hiện - thật thú vị, ngay sau khi ông vừa trở về từ Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Brazil hồi tháng 7 - là vạch ra "ranh giới đỏ" về việc Ấn Độ có thể tiến xa như thế nào trong việc điều chỉnh thích nghi với sự thúc đẩy liều lĩnh của phương Tây về một cơ chế mới của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Cho đến nay ông Modi luôn duy trì lập trường rằng Ấn Độ không thể ủng hộ một cơ chế thương mại không đảm bảo thỏa đáng an ninh lương thực của nước này. Thực tế là cuộc sống của vài trăm triệu người Ấn Độ đang bị treo lơ lửng bởi “sợi chỉ mong manh” trợ cấp chính phủ về phân phối thực phẩm.

Người Mỹ đã choáng váng, bởi ông Modi từng là một nhân vật được các công ty đa quốc gia cũng như các liên hiệp ngành nghề yêu thích, và ông không phải là một nhà lãnh đạo "dân tuý" chuyên phân phát thực phẩm cho dân chúng. Tuy nhiên, ông Modi vẫn là người cứng rắn.

Sự cay đắng đã xuất hiện trong các cuộc tấn công sắc bén kể từ khi đó trên các phương tiện truyền thông phương Tây khi họ bàn tán về ông Modi. Thời báo Tài chính đã viết trên số cuối tuần rằng "kỳ trăng mật" của ông Modi với tập đoàn đa quốc gia MNC đã kết thúc. Tóm lại, ông Modi hình dung các đối tác châu Á là các nhà đối thoại có nhiều ý nghĩa hơn ở vào thời điểm đáp ứng các nhu cầu của Ấn Độ. Ông Modi tin tưởng những gì ông đã nói tại Tokyo gần đây, "nếu thế kỷ 21 là một thế kỷ của châu Á thì sau đó phương hướng tương lai của châu Á sẽ định hình số phận của thế giới".



Trung Quốc nắm bắt thời thế

Trung Quốc đã khôn khéo đánh giá những ưu tiên quốc gia của ông Modi và thấy trong đó một cánh cửa cơ hội để chuyển mối quan hệ với Ấn Độ thành một trong những mối quan hệ đối tác thực sự của Ấn Độ.

Trong khi đó, Nhật Bản luôn theo dõi mọi bước tiến của Trung Quốc, nhưng khả năng hợp tác thực tế của nước này với Trung Quốc lại là điều đáng ngờ. Hơn nữa, khi phân tích đến cùng có thể thấy các doanh nhân Nhật Bản chỉ bắt tay hợp tác khi có điều kiện hoàn hảo - không giống như các đồng nghiệp Trung Quốc hay Hàn Quốc.

Còn về phần Mỹ và các nước châu Âu, họ vẫn chưa tìm ra cách nào để thu hút sự chú ý của ông Modi xung quanh một ý tưởng được cho là hòa hợp với chương trình nghị sự phát triển của nhà lãnh đạo này.

Trong bất kỳ trường hợp nào, các nền kinh tế phương Tây vẫn đang đi trên con đường phục hồi và mối quan tâm của họ tới thị trường Ấn Độ đã có sự chuyển giao mang tính truyền thống theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng dân sự hoặc quân sự của riêng họ, thay vì là giúp Ấn Độ xây dựng ngành công nghiệp sản xuất hoặc phát triển cơ sở hạ tầng của nước này.

Tóm lại, cả các nước phương Tây cũng như Nhật Bản đều không thể hy vọng đáp ứng được quy mô mà Trung Quốc đang đưa ra - thiết lập các khu công nghiệp, làm cho hệ thống đường sắt ọp ẹp của Ấn Độ hoạt động hiệu quả v.v... Đề nghị của Trung Quốc về việc đầu tư 50 tỷ USD ban đầu cho việc nâng cấp các tuyến đường sắt của Ấn Độ đã nói rõ bản thân họ. Nói cách khác, ông Modi đã định nghĩa lại quyền tự chủ chiến lược của Ấn Độ.

Trong những hoàn cảnh thay đổi, sự tự chủ về chiến lược vượt xa vấn đề về sự ác cảm của Ấn Độ đối với "tâm lý khối" hay nói cụ thể là sự thiếu tự tin của nước này đối với tính xác thực và tính bền vững trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở châu Á. Điều này có vẻ là một nghịch lý nhưng dưới thời ông Modi, sự tự chủ chiến lược ngày càng chứng tỏ vai trò là một nền tảng quan trọng góp phần tạo ra một sân chơi bình đẳng cho quan hệ đối tác của Ấn Độ với Trung Quốc. Rõ ràng việc mở cửa các lĩnh vực nhạy cảm như đường sắt hay cảng biển cho các công ty Trung Quốc đòi hỏi một tư duy an ninh nhất định và chắc chắn ông Modi đang từng bước giành được sự tin tưởng.

Kết quả tốt nhất sẽ là khi Ấn Độ và Trung Quốc hợp tác sâu rộng, họ sẽ nhận ra rằng họ thực sự có rất nhiều điểm chung qua con đường chia sẻ lợi ích chung trong khi tranh giành “miếng mồi béo bở” mang tên trật tự thế giới, nơi mà những bài học của lịch sử đã chứng tỏ rằng các cường quốc có uy tín không dễ dàng nhường không gian cho những kẻ mới đến.

Mặt khác, một mức tối thiểu nhất cũng sẽ là Ấn Độ và Trung Quốc giải quyết một cách thực dụng việc duy trì hòa bình và yên tĩnh bằng mọi giá tại khu vực biên giới tranh chấp của họ mà không gây ảnh hưởng tới sự ổn định và những điều kiện thuận lợi trong mối quan hệ hợp tác của họ. Vì vậy, ông Modi đã có lý do chính đáng trong việc tính toán rằng theo một trong hai cách thì Ấn Độ là quốc gia cuối cùng được hưởng lợi trong nước cờ lịch sử này để tạo ra nền tảng mới với Trung Quốc. Trên thực tế, đó là một nước cờ mà cả hai bên đều cùng có lợi.

Chắc chắn rằng vẫn có những trở ngại. Bộ máy quan liêu, các cơ quan quốc phòng và an ninh, chủ nghĩa dân tộc cánh hữu của Ấn Độ và một công chúng được “bú mớm” tuyên truyền chính thức về cuộc tranh chấp biến giới – những thành phần này đã bị giật mình và mất phương hướng. Tuy nhiên sau đó, trong giới lãnh đạo của Ấn Độ, nếu có bất kỳ nhà lãnh đạo nào có thể “cầm cương” được họ thì đó chỉ có thể là ông Modi. Hy vọng rằng khả năng lãnh đạo của ông Modi sẽ được kết nối chặt chẽ với khả năng thực hiện nhiệm vụ trên mặt trận kinh tế. Thật vậy, nếu Thủ tướng Modi thành công, các chính sách đối ngoại của Ấn Độ sẽ thay đổi đến mức khó có thể nhận ra được nữa.



Những kỳ vọng táo bạo

Những sự sôi nổi mới đã dẫn đến đồn đoán về một sự dàn xếp biên giới với Trung Quốc trong một tương lai có thể tưởng tượng được. Cách đây 4 tháng, điều này có vẻ là khá táo bạo, do cuộc tranh chấp biên giới là một công việc tồn đọng rất phức tạp của quá khứ và lịch sử hiện nay. Những ý tưởng táo bạo thường được sinh ra theo cách đó. Rõ ràng, toàn bộ điều này sẽ không có nghĩa là lịch sử đã kết thúc. Các mô hình phát triển của Ấn Độ và Trung Quốc sẽ mãi mãi cho thấy một nghiên cứu hấp dẫn về sự tương đồng và tương phản.

Việc hiện đại hóa quân sự của Ấn Độ có thể được tin tưởng vẫn là một ưu tiên mang tính liên tục ngay cả khi đất nước này không phải đối mặt với nguy cơ xâm lược từ bên ngoài. Hơn nữa, Ấn Độ sẽ tiếp tục đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại của mình và sẽ không đặt tất cả những quả trứng của họ vào riêng chiếc giỏ Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Điều chắc chắn nhất là, niềm tin của Ấn Độ rằng nước này có một vai trò lãnh đạo trong khu vực của họ sẽ không bị bán rẻ. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là những khuôn mẫu chính sách đối ngoại này có thể thực sự trở nên có ý nghĩa chỉ khi nào đất nước này thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực và vị thế của nước này giống như một tay chơi toàn cầu cuối cùng sẽ phải phụ thuộc vào sức mạnh quốc gia tổng thể của họ và hình mẫu mà nước này thiết lập là một cường quốc mới nổi yêu chuộng hòa bình bằng cách tạo ra một xã hội công bằng và trong sạch.

Vì vậy, trải qua một thời gian kéo dài một hoặc hai thập kỷ, chương trình phát triển sẽ đạt đến địa vị ưu việt rõ ràng. Đây là nơi mà ông Modi hướng tầm nhìn xa trông rộng của mình tới đó để tái định hướng chính sách đối ngoại của Ấn Độ.

Tuy nhiên, một câu hỏi lớn vẫn còn đó: Liệu ông Modi có được phép áp dụng lộ trình của mình đối với đất nước Ấn Độ? Lịch sử thế giới hiện đại tràn ngập các trường hợp chủ nghĩa tư bản mang tính bóc lột với sự can thiệp của thế giới phương Tây trong trường hợp cần thiết, để điều chỉnh tiến trình phát triển ở các nước đang phát triển xuất hiện dấu hiệu “lầm đường lạc lối.” Ấn Độ, một lần nữa, là một con cá rất lớn trong ao và không thể dễ dàng trốn thoát./.







Каталог: images -> detail
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam

tải về 219.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương