THÔng tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


Công bố chất lượng nước biển của 22 bãi tắm miền Trung



tải về 210.76 Kb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích210.76 Kb.
#23508
1   2   3   4   5   6   7

Công bố chất lượng nước biển của 22 bãi tắm miền Trung


(Đại Đoàn Kết Online 4/5, tác giả H.Minh; Đại Đoàn Kết 5/5, tr3, tác giả H.Minh)
Thông tin ừ Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến nay, mẫu nước biển ven bờ được lấy ở các bãi tắm, trong phạm vi cách bờ không quá 1,5 km, nằm cách độ sâu cách mặt nước từ 0,3 m đến 0,5 m đều nằm trong giới hạn cho phép.
Việc lấy mẫu quan trắc chất lượng môi trường nước biển ven bờ được triển khai tại 22 bãi tắm thuộc địa bàn 4 tỉnh, gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Thời điểm quan trắc mẫu nước biển 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
Cụ thể, tại tỉnh Hà Tĩnh có 6 bãi tắm được chọn lấy mẫu quan trắc chất lượng môi trường nước, bao gồm: Bãi tắm Xuân Thành; bãi tắm Xuân Hải; bãi tắm Thạch Hải; bãi tắm Thiên Cầm; bãi tắm Kỳ Ninh; bãi tắm Mũi Đao. Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 4 điểm lẫy mẫu: Bãi tắm Vũng Chùa, huyện Quảng Trạch; bãi tắm Đá Nhảy, huyện Bố Trạch; bãi tắm Nhật Lệ, TP Đồng Hới; bãi tắm Hải Ninh, huyện Quảng Ninh.
Tỉnh Quảng Trị có 3 điểm lẫy mẫu: Bãi tắm Mũi Si, huyện Vĩnh Linh; bãi tắm Gio Hải, huyện Gio Ninh; bãi tắm Mỹ Thủy, huyện Hải Lăng. Nhiều nhất là tỉnh Thừa Thiên-Huế với 9 điểm bãi tắm, bao gồm: Bãi tắm Cửa biển Lăng Cô; bãi tắm Lăng Cô; bãi tắm Cảnh Dương; cửa biển Vinh Hiền; bãi tắm Vinh Thanh; bãi tắm Thuận An; cửa biển Thuận An; bãi tắm Quảng Ngạn; bãi tắm xã Điền Lộc.
Qua so sánh, đối chiếu kết quả quan trắc với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển (QCVN 10-MT:2015/BTNMT) cho thấy, chất lượng nước biển tại các bãi tắm trên đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước. Về đầu trang

http://daidoanket.vn/xa-hoi/cong-bo-chat-luong-nuoc-bien-cua-22-bai-tam-mien-trung/99850

Giấy an toàn thủy sản: Ngư dân tạm yên tâm, người thu mua gặp khó


(Tiền Phong 5/5, tr4, tác giả Ngọc Văn – Hoàng Nam)



Cán bộ Chi cục Thủy sản TT-Huế ra tận tàu cá kiểm tra thủ tục và hướng dẫn ngư dân kê khai thông tin cấp chứng nhận thủy sản an toàn. Ảnh: Ngọc Văn.
Hôm qua, đích thân lãnh đạo Tỉnh ủy, phó giám đốc công an tỉnh và đại diện ngành chức năng tại TT-Huế trực tiếp gặp gỡ ngư dân, kiểm tra tiến trình cấp chứng nhận an toàn hải sản, thủ tục xuất cá khỏi cảng…
Cảng cá Thuận An (huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế) chiều 4/5 lại có thêm những chuyến tàu đầy ắp cá biển vừa trở về sau nhiều ngày vươn khơi xa.
Nhiều chủ thu mua hải sản lâu năm tại cảng cá Thuận An cho biết, theo quy định mới, họ không còn phải đi làm thủ tục cấp chứng nhận an toàn, mà việc này do chủ tàu đảm nhận.
Tuy nhiên, khó khăn đã phát sinh từ đây, do giấy chứng nhận chỉ được cấp một bản cho mỗi tàu vừa đánh bắt xa bờ trở về. Trong khi, hải sản trên một tàu lại bán cho nhiều chủ thu mua.
“Tui thấy việc cấp chứng nhận hải sản an toàn rất thuận lợi và kịp thời, cán bộ của Chi cục Thủy sản luôn nhiệt tình. Tuy nhiên, phía chủ tàu chỉ được cấp một bản chứng nhận. Khi mua hàng, chúng tôi phải phô tô bản này ra để mang kèm theo hàng. Với bản sao chụp không qua chứng thực, khi hàng bị kiểm tra trên đường đi, cơ quan chức năng không chấp nhận. Nguy cơ cá bị tịch thu, xử phạt là rất cao”, bà Dương Thị Kho, một chủ thu mua tại Thuận An, cho biết.
Cần thêm “giấy phép phụ”?
Chiều 4/5, ông Lê Văn Vũ, Phó Giám đốc Công an tỉnh TT-Huế, khi về kiểm tra tại cơ sở đã đề nghị Cảng cá Thuận An và Chi cục Thủy sản TT-Huế tạo mọi điều kiện tốt nhất về thủ tục để ngư dân, chủ kinh doanh hải sản dễ dàng tiêu thụ sản phẩm.
Qua làm việc, ông Nguyễn Văn Nhuận, Giám đốc Ban quản lý Cảng cá TT-Huế, đồng ý cấp thêm giấy xác nhận phương tiện vận tải hải sản rời cảng có chứng thực (kèm bản photocopy chứng nhận hải sản an toàn cấp cho chủ tàu) để việc vận chuyển không bị gặp khó bởi lực lượng chức năng.
Từ ngày 1/5 đến chiều 4/5, tại cảng cá Thuận An đã có hơn 235 tấn hải sản được Chi cục Thủy sản TT-Huế cấp chứng nhận an toàn.
Tại Quảng Bình, ông Phan Văn Khoa, Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Bình cho biết, đến nay, Quảng Bình đã thu mua được gần 400 tấn cá. Tuy nhiên, hiện công tác xác nhận nguồn gốc cá đánh bắt đối với các tàu tỉnh bạn vào bán ở Quảng Bình đang gặp khó khăn.
Mặc dù có lịch trình và nhật ký đánh bắt nhưng hầu hết các tàu này không có định vị, nên việc xác nhận nguồn gốc cá mất nhiều thời gian. Chi cục Nguồn lợi Thủy sản Quảng Bình phải gọi điện các cơ quan tỉnh bạn để xác tín việc khai báo của những tàu cá này. Về đầu trang

Quảng Bình: Các điểm bán hải sản an toàn hút khách


(VOVNews 5/5, tác giả Thanh Trung; VTVNews 4/5)



Các loại cá sau khi được kiểm định được người tiêu dùng mua nhiều.
Mấy ngày nay, các chợ hải sản trên địa bàn thành phố Đồng Hới lại tấp nập người mua, kẻ bán, ai cũng phấn khởi khi hải sản đánh bắt về được tiêu thụ.
Tỉnh Quảng Bình vừa lập 4 điểm bán hải sản sạch. Tại đây, các loại cá tươi ngon được tiêu thụ nhanh. Bà Phạm Thị Hạnh ở xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cho biết: “Tất cả các mặt hàng tươi sống của biển Quảng Bình dần dần trở lại ổn định rồi. Cá ngoài khơi xa hay gần bờ người ta vẫn ăn trở lại bình thường. Bà con yên tâm mà ăn”.
Bà Phạm Thị Huế, tiểu thương chợ Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cho biết, sau khi chính quyền địa phương lập ra những điểm bán hải sản được cơ quan chức năng kiểm định, cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đã tạo niềm tin cho người tiêu dùng: “Các nhà hàng cứ yên tâm, người dân ăn. Bà con ăn thoải mái vì chiều nay các lực lượng chức năng đã thử nghiệm, kiểm định tất cả sau đó mới cho phép chúng tôi bán, nên hiện tại chúng tôi bán rất chạy và bán rất nhanh và người tiêu thụ cũng rất nhiều”.
Hiện nay, các ngành chức năng tỉnh Quảng Bình phân công cán bộ theo dõi suốt ngày đêm tại các điểm mua bán hải sản nhằm giúp người dân yên tâm mua và sử dụng hải sản.
Ông Vũ Quang Thắng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình cho biết, các đơn vị tăng cường cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm định đảm bảo an toàn cho hải sản đánh bắt xa bờ trước khi đưa ra thị trường: “Trong thời gian này, chúng tôi hoạt động không kể giờ giấc, lúc nào cũng có lực lượng thường trực, khi có tin báo của cảng vụ và ngư dân có tàu về là chúng tôi phối hợp với nhau giám sát chặt chẽ hoạt động thu mua từ khi tàu cập cảng cho đến việc đưa sản phẩm cá đánh bắt xa bờ ra tiêu thụ ở trên thị trường”. Về đầu trang

http://vov.vn/xa-hoi/quang-binh-cac-diem-ban-hai-san-an-toan-hut-khach-507263.vov


tải về 210.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương