THÔng tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


Chấp nhận bồi thường tàu cá mà Tiền Phong phản ánh



tải về 398.09 Kb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu23.05.2018
Kích398.09 Kb.
#39026
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Chấp nhận bồi thường tàu cá mà Tiền Phong phản ánh


(Tiền Phong Online 21/6, Bảo An)
Ngày 20/6, Phó Tổng giám đốc Tổng Cty Bảo Việt Quách Thành Nam ký công văn gửi Tiền Phong thông báo chi trả bảo hiểm cho tàu cá QB 92671 - TS của ông Nguyễn Ngọc Hải ở Bố Trạch - Quảng Bình.
Trước đó, Tiền Phong phản ánh, ông Hải mua bảo hiểm tàu cá của Bảo Việt. Nhân viên Bảo Việt chia thành ba lần đóng tiền. Tuy nhiên, lần thông báo nộp tiền thứ 3, nhân viên Bảo Việt gửi không đúng địa chỉ, lập tức hủy hợp đồng bảo hiểm sau 2 ngày. Sau đó, tàu ông Hải bị chìm làm ba người chết, trong đó có con ông Hải.
Ngoài trường hợp của ông Hải, Tiền Phong đặt nhiều câu hỏi liên quan đến những biểu hiện lắt léo trong việc bán và thực hiện điều kiện bảo hiểm của Bảo Việt. Hiện, Bảo Việt đang xem xét trả lời sau.
Trong một diễn biến khác, ông Huỳnh Phi Hùng ở Nha Trang (Khánh Hòa) chủ tàu cá bị chìm, không được Bảo Việt chi trả vì không có bằng thuyền trưởng cho biết, sẽ khởi kiện Bảo Việt, trong đó tập trung kiện Bảo Việt vì lý do bán bảo hiểm cho người không đủ điều kiện bảo hiểm. Về đầu trang

http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/chap-nhan-boi-thuong-tau-ca-ma-tien-phong-phan-anh-1018219.tpo

Bảo hiểm tàu cá, ai đang trục lợi? - Kỳ 4: Chưa bảo đảm tính cạnh tranh


(Tiền Phong 21/6, tr5, Sỹ Lực – Nam Khánh)
Quá trình bán bảo hiểm tàu cá có sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp bảo hiểm đang được thực hiện cơ chế đặc biệt: Chia tỉnh để phụ trách. Điều này được cho là phi thị trường, hạn chế cạnh tranh và lựa chọn của ngư dân bị bó hẹp, dễ xảy ra tiêu cực.
Ăn chia” địa bàn
Thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/ 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2764/QĐ-BTC ngày 27/10/2014 về việc chấp thuận các doanh nghiệp bảo hiểm được tham gia triển khai bảo hiểm khai thác hải sản do Thứ trưởng Trần Xuân Hà ký. Theo quyết định này, việc hỗ trợ bảo hiểm tàu cá được chỉ định cho 4 công ty bảo hiểm: Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo Việt); Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh); Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) và Tổng công ty Bảo hiểm PVI (PVI).
Sau quyết định này, 4 doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận phương án đồng bảo hiểm khai thác hải sản ngày 6/10/2014 về việc phân chia phụ trách 28 tỉnh thành ven biển. Theo đó, Bảo Việt chiếm thị phần lớn nhất với 10 tỉnh, thành (Kiên Giang, Bình Thuận, Quảng Trị, Ninh Thuận, Thanh Hóa, Trà Vinh, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Nam, Huế), Bảo Minh xếp thứ hai với 7 tỉnh, thành (Quảng Ngãi, Bến Tre, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ninh, TPHCM); PJICO cũng 7 tỉnh thành (Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh) và PVI chiếm lĩnh 4 tỉnh (Cà Mau, Tiền Giang, Đà Nẵng, Hải Phòng).
Theo bản thỏa thuận này, chủ tàu cá muốn được hỗ trợ bảo hiểm theo đúng Nghị định 67/2014/NĐ-CP bắt buộc phải mua đúng các nhà bảo hiểm của tỉnh thành được phân chia như trên. Sau khi mua, việc phân chia quyền lợi và trách nhiệm giữa 4 DN được thực hiện theo hình thức đồng bảo hiểm với tỷ lệ: DN bảo hiểm đứng đầu tại địa bàn triển khai: 55%; 3 DN đồng bảo hiểm theo sau, mỗi DN 15%.
Trả lời câu hỏi vì sao có sự phân chia này, đại diện Bảo Minh cho biết, do sự thỏa thuận của 4 doanh nghiệp và Bộ Tài chính là cơ quan thẩm định và quyết định phương án nêu trên.
Luật sư Trương Thanh Đức, người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành tài chính, bảo hiểm cho rằng, xét về thị trường thuần tuý, việc nhà nước tài trợ cho ngư dân bảo hiểm nên triển khai cho nhiều doanh nghiệp cùng tham gia. “Trong một tỉnh chỉ phân chia cho một doanh nghiệp bán bảo hiểm không đảm bảo cạnh tranh, hạn chế sự lựa chọn của ngư dân. Điều này là bất thường” – Luật sư Đức cho hay. Cũng theo ông Đức, với giá trị không lớn như tàu cá mà áp dụng cơ chế phân chia đồng bảo hiểm, đồng nghĩa với phân chia lợi nhuận bảo hiểm là làm tăng chi phí, ít nhất là chi phí quản lý.
Trục lợi bảo hiểm tàu cá là không bền
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Khai thác thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT) cho rằng: “Khi cả nước đồng lòng, hỗ trợ ngư dân, mà vì lý do nào đó, anh trục lợi là không được, không bền, đi ngược lại tính nhân đạo”.
Theo ông Trung, ngư dân hoạt động trên biển phải đối diện với nhiều rủi ro, nên rất cần có bảo hiểm về thuyền viên, thân vỏ, ngư lưới cụ, thiết bị để phòng khi bất trắc. Trong Nghị định 67 quy định về một số chính sách phát triển thủy sản, Nhà nước hỗ trợ 100% bảo hiểm thuyền viên, hỗ trợ 70% bảo hiểm thân tàu, thiết bị với tàu công suất 90-400CV và 90% với tàu công suất 400 CV trở lên.
Ông Trung cho biết, trường hợp như Tiền Phong phản ánh ở Quảng Bình là mua bảo hiểm tàu cá của Bảo Việt, sau đó đổi sang Bảo Minh (trong bài Bảo hiểm tàu cá, ai đang trục lợi? - Kỳ 2: Lại tìm cách phủi tay) là “lắt léo”. Hoặc Tiền Phong cũng nêu trường hợp thay đổi từ hưởng chính sách theo Quyết định 48 sang chính sách ở Nghị định 67, ở đây anh chỉ được hưởng một chính sách, và người dân có quyền lựa chọn gói hỗ trợ cao hơn cho mình.
Tuy nhiên, khi chuyển đổi, phải tìm hiểu xem, việc chuyển đổi đó có được không, nếu không thì bình tĩnh, chờ hết hợp đồng chính sách cũ, có thể sang chính sách mới sẽ thuận, đúng quy định hơn. Việc này, cơ quan bảo hiểm nắm rất rõ, cần hướng dẫn cho ngư dân. “Thực sự người dân chưa tìm hiểu kỹ, nên khi nhân viên bảo hiểm đến, bảo đổi sang cái này cái kia, được hưởng cái nọ, cái kia… nếu có ẩn ý về trục lợi trong đó, họ nói lời hay ý đẹp, nghe bùi tai dân sẽ chuyển” - ông Trung nói.
Ông Trung cũng cho biết, trong trường hợp ngư dân mua bảo hiểm rồi, khi có tai nạn mới truy các loại giấy tờ, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng; đăng ký, đăng kiểm còn hạn không, giấy phép,vùng hoạt động có đúng không… thực sự, các thủ tục hành chính là gây khó cho ngư dân. Do vậy, khi ký hợp đồng bảo hiểm, phải giải thích rõ cho ngư dân rằng, nếu xảy ra tai nạn, anh có bằng ngần này điều kiện, mới được bồi thường…. Thực sự, cơ quan bảo hiểm làm ăn chân chính, người ta cũng đàng hoàng việc đó, tuy nhiên “nếu người thực hiện có ẩn ý xấu cũng khó lường”.
“Nhà nước cũng đã bỏ một khoản ngân sách để hỗ trợ ngư dân. Nếu trường hợp xấu, họ gặp tai nạn, nếu có thủ tục gì đó chưa chuẩn, thiếu, có thể châm chước được, thì bảo hiểm cũng nên đền bù cho họ. Đó cũng là vì tính nhân đạo của bảo hiểm, vì uy tín của hãng bảo hiểm”- ông Trung nói. (còn nữa) Về đầu trang

Hay, dở việc mua hàng qua mạng - Bài 1: Rủi ro khó lường


(Baoquangbinh.vn 21/6, N.L)



Một trong những trang web mua sắm được nhiều người tiêu dùng lựa chọn là www.lazada.vn.
Hiện nay, việc bán hàng qua mạng không còn xa lạ đối với mọi người. Chính số lượng người sử dụng Internet đông đảo là một trong những lợi thế khiến cho mạng Internet trở thành sự lựa chọn để làm phương tiện kinh doanh của nhiều người. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận tiện đối với người bán cũng như người mua hàng qua mạng thì phương thức bán hàng này cũng đã bộc lộ những bất cập...
Nở rộ kinh doanh hàng qua mạng
Ông Phan Hoài Nam, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương cho biết, thời gian qua, người sử dụng Internet truy cập vào các diễn đàn, mạng xã hội và tham gia mua sắm qua các mạng xã hội có xu hướng tăng.
Theo đó, mỗi trang web thương mại điện tử giống như một cái chợ, có những cái chợ cóc, chỉ bán vài mặt hàng, cũng có những chợ sầm uất buôn bán đủ loại hàng hóa, dịch vụ, trong đó các mặt hàng được các bạn trẻ ưa chuộng nhất là quần áo, túi xách, giày dép, phụ kiện thời trang...
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện các trang web mua sắm qua mạng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn là: www.lazada.vn, www.zalora.vn, www.muare.vn... Và điều thu hút nhiều người tiêu dùng quan tâm là, khi mua sắm hàng bán qua mạng thường rẻ hơn ngoài thị trường từ 10-25%.
Ngoài ra, để thu hút khách hàng, các trang web bán hàng qua mạng thường có những chiến lược quảng cáo và chương trình khuyến mãi hấp dẫn kích cầu người tiêu dùng như giảm giá “sốc” trên nhiều dòng sản phẩm, dịch vụ tặng kèm quà tặng, giảm giá ưu đãi cho khách hàng thân thiết hay giao hàng miễn phí...
Bên cạnh các trang web chính thống, người tiêu dùng khi vào mạng xã hội facebook có thể tìm thấy tất tật các mặt hàng, từ đồ gia dụng, điện tử, nội ngoại thất, thời trang, thực phẩm... đến các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, làm đẹp... hay đến cả những loại thực phẩm tươi sống như: cá, các loại củ, quả, rau xanh...
Chị Hồng Lựu, một chủ nhân bán hàng qua mạng cho hay, chỉ cần có một chút vốn, quen biết rộng rãi là bạn có thể trở thành một chủ shop online. Việc bán hàng qua mạng không phải mất nhiều tiền thuê mặt bằng, sản phẩm dễ dàng được phổ biến rộng rãi nhờ không gian mở nên giá cả thông thường mềm hơn giao dịch trực tiếp.
Qua trao đổi với một số người tiêu dùng về vấn đề mua hàng qua mạng, hầu hết đều có chung một tâm lý là, mua hàng qua mạng có rất nhiều lợi thế, khách hàng chỉ việc ngồi một chỗ, có một chiếc máy tính nối mạng internet hay điện thoại thông minh là có thể mua sắm khắp thế giới.
Chị Bích Thủy, ở phường Đức Ninh Đông (Đồng Hới) cho biết, khác với đi chợ truyền thống hay đi siêu thị, người tiêu dùng không cần phải mất công đi lại, không tốn tiền xăng dầu, không phải vất vả chen chúc, xếp hàng chờ thanh toán, giá cả được niêm yết để có thể lựa chọn mặt hàng phù hợp với khả năng tài chính của mình... Tiện lợi như vậy nên ngày càng nhiều chị em lựa chọn phương thức mua bán hàng trên mạng này.
Với những lợi thế như vậy, nên trào lưu kinh doanh trên các mạng xã hội đang thực sự “mọc lên như nấm sau mưa”.
Dở khóc dở cười với hàng qua mạng
Tuy nhiên, phương thức bán hàng này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, gây thiệt hại cho người mua, đặc biệt là thông qua mạng xã hội facebook.
Đầu tiên là chất lượng sản phẩm mà khách hàng nhận được có đúng với số tiền mà họ phải trả hay không, còn tùy thuộc vào... sự may mắn của người mua. Không may mắn khi nhận được hàng đúng theo chất lượng chào hàng của người bán trên mạng xã hội facebook, chị Vân, ở phường Nam Lý (Đồng Hới) than vãn, qua lướt facebook chị thấy có nhóm đề xuất rao bán rất nhiều áo sơ mi mùa hè nên lựa chọn đặt mua 1 chiếc với giá 400 nghìn đồng.
Đến ngày nhận hàng chị nhận thấy chiếc áo khác biệt với chiếc chị đã đặt mua về cả chất liệu và kiểu dáng. Dù rất bực mình nhưng chị Vân cũng đành chấp nhận vì “không biết kêu ai”.

Không ngoại lệ, chị Ngọc ở phường Hải Đình (Đồng Hới) cũng vấp phải tình trạng bỏ thì tiếc mà để cũng không xong với hàng mua qua mạng của mình. Chị Ngọc chia sẻ, mặc dù khá nghi ngại khi mua hàng qua mạng, nhưng lại bị hấp dẫn bởi mức giá rẻ bất ngờ và hình ảnh hàng hóa đẹp mắt, đầy hứa hẹn. Vì vậy, khi chọn mua một chiếc túi xách hàng hiệu Chanel với ưu đãi giảm giá 30%, chị đã không ngần ngại bỏ ra gần 800 nghìn đồng để đặt mua.


Nhưng khi về tận tay thì chiếc túi xách hàng hiệu đã biến thành hàng chợ, màu sắc không đúng với yêu cầu, loại da xấu và đường may quá cẩu thả... Không chấp nhận hàng đã nhận được, chị đã điện thoại để phản hồi ý kiến nhưng chủ bán hàng online đã không thèm quan tâm mà một mực khẳng định cửa hàng chỉ bán hàng hiệu. Biết đã bị lừa nhưng chị Ngọc cũng đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Đây không phải là hai trường hợp cá biệt mà đã có hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn người tiêu dùng trong tỉnh đã mắc phải tình trạng hàng nhận được và hàng quảng cáo khác xa nhau “một trời một vực” khi mua hàng trên mạng.
Đáng nói, nhiều chị em khi mua hàng thời trang trên mạng đều có chung nhận xét là, các chủ bán hàng qua mạng đã “trá hình” bằng cách mua một vài mẫu sản phẩm “xịn” chỉ để chụp ảnh đăng lên mạng quảng cáo, lấy lòng tin của khách hàng. Vì vậy màu sắc đồ thời trang qua ảnh thường đẹp hơn rất nhiều so với sản phẩm thật.
Trong khi đó, khách hàng không thể kiểm chứng chất lượng hàng hóa được rao bán và một khi kiểm chứng được thì đã vào thế “tiền trao, cháo múc” rồi. Mặt khác, không chỉ có mặt hàng thời trang, một số mặt hàng gia dụng, điện tử, mỹ phẩm... kinh doanh trên mạng cũng có chiêu bài tương tự như vậy.
Rõ ràng, trên thực tế chất lượng hàng hóa được bán trên các mạng xã hội là rất khó quản lý, đặc biệt là đối với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người dân. Về đầu trang

http://www.baoquangbinh.vn/kinh-te/201606/hay-do-viec-mua-hang-qua-mang-bai-1-rui-ro-kho-luong-2136121/


tải về 398.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương