THÔng tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


Nhiều xe điện 4 bánh chở khách du lịch chưa đăng kiểm



tải về 0.67 Mb.
trang4/16
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích0.67 Mb.
#37308
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Nhiều xe điện 4 bánh chở khách du lịch chưa đăng kiểm


(Công An Nhân Dân 21/12, tr7, tác giả Đặng Nhật)
Sau hơn 3 tháng quy định về xe 4 bánh chở khách du lịch phải kiểm định an toàn kỹ thuật có hiệu lực, tính đến nay toàn quốc mới có hơn 100 xe đã kiểm định.
Theo quy định tại Thông tư 86 của Bộ Giao thông Vận tải, từ ngày 15-9-2015 xe điện 4 bánh chở khách du lịch (còn gọi là xe chở người 4 bánh có gắn động cơ, hoạt động trong phạm vi do UBND cấp tỉnh quy định) thuộc diện phải kiểm định an toàn kỹ thuật mới được lưu hành. Tuy nhiên, sau hơn 3 tháng quy định có hiệu lực, tính đến nay toàn quốc mới có hơn 100 xe đã kiểm định.
Trong khi đó, theo khảo sát trong tháng 10-2015 của đoàn công tác Bộ Giao thông Vận tải tại các khu du lịch của 9 địa phương, gồm: Hà Nội, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Lào Cai, Hải Phòng, Thanh Hóa thì có đến 1.086 xe điện 4 bánh hoạt động.
Theo quy định chung, xe điện 4 bánh chở khách loại mới và chưa qua sử dụng đến 2 năm được kiểm tra lần đầu có hiệu lực hoạt động là 18 tháng; 12 tháng/lần đối với các trường hợp còn lại, kể cả xe không xác định được năm sản xuất. Các lần kiểm tra định kỳ tiếp theo là 12 tháng/lần.
Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật không vượt quá thời hạn của giấy đăng ký xe (nếu có). Các trường hợp không thực hiện nghĩa vụ kiểm định bị xử phạt vi phạm hành chính như đối với ôtô chở khách. Về đầu trang

http://cand.com.vn/giao-thong/nhieu-xe-dien-4-banh-cho-khach-du-lich-chua-dang-kiem-376938/

Xúc tiến thành lập Hội Chủ rừng Việt Nam


(Nông Nghiệp Việt Nam 21/12, tr14, tác giả Đắc Thành)
Cuối tuần qua, tại TP Đà Nẵng, Ban vận động thành lập Hội Chủ rừng VN cùng nhiều tổ chức phối hợp triển khai hội nghị "Xúc tiến thành lập Hội chủ rừng VN: Cơ hội mở rộng mô hình ban lâm nghiệp cộng đồng".
Ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, sáng kiến thành lập Hội chủ rừng VN được Tổng cục Lâm nghiệp và Bộ NN-PTNT rất ủng hộ. Ban vận động có chức năng chính là xây dựng điều lệ, tiền vận động và hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết để thành lập hội.
Theo điều lệ, Hội Chủ rừng VN được thành lập với mục đích tập hợp, đoàn kết, hợp tác, liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo quy định pháp luật. Đồng thời là cầu nối giữa các hội viên, thành viên của hội với cơ quan Nhà nước trong việc đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện chính sách...
Tại hội nghị sau khi thông qua điều lệ, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động đã có nhiều ý kiến đóng góp. Ông Phạm Văn Bút, Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cho hay, liên quan đến chủ rừng, hiện có nhiều mô hình, tổ chức đang hoạt động. Vậy trước khi thành lập hội cần khảo sát các mô hình hiện tại để rút kinh nghiệm.
“Theo tôi phù hợp nhất là đối tượng chủ rừng hộ gia đình, các tổ chức doanh nghiệp, kinh doanh là thành viên Hội Chủ rừng VN. Ban đầu chỉ kết nạp đối tượng này...”, ông Bút cho hay.
Ông Trần Mạnh Thiệu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Gia Lai bày tỏ, Nhà nước ra nhiều chính sách về lâm nghiệp nhưng chưa có tiếng nói chung để phát huy cộng đồng. Ví dụ Quyết định 304 của Chính phủ về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.
“Câu lạc bộ thì chỉ có tập hợp lại, chứ không thể đại diện cho chủ rừng được. Hay hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, thì chủ yếu tập hợp người làm công tác khoa học… chứ không đại diện cho chủ rừng. Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia thì chỉ trong phạm vi rừng quốc gia. Còn Hội Chủ rừng VN đại diện lợi ích chung cho chủ rừng”, ông Nhị chia sẻ.
Quyết định này giao rừng nghèo cho dân nghèo. Đã nghèo mà giao rừng nghèo thì làm sao người dân có thu nhập. Vậy có tổ chức nào đứng ra để thay đổi cơ chế này hay chưa? Hiện chúng ta xây dựng tổ chức thì chức năng nhiệm vụ nói rất hay nhưng khi thực hiện thì chưa thấy đề xuất gì cho chủ rừng...
Ông Nguyễn Lương, Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng đề nghị, đã vào hội thì mong được lợi ích. Ví dụ tôi là cá nhân trồng rừng, tôi vào hội thì được cái gì thì tôi mới vào. Do đó, hội phải mang lại lợi ích cho chủ rừng thì mới có hội viên...
Đáp lại những thắc mắc, ông Hứa Đức Nhị, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Trưởng ban vận động thành lập Hội Chủ rừng VN cho rằng: Tại VN hiện các chủ rừng hoạt động đơn lẻ, tiếng nói với đối tác, nhà nước hầu như không có. Các chủ rừng làm ăn đơn lẻ thì hiệu quả không cao là điều hiển nhiên. Từ thực tế đó, việc thành lập hội nhằm liên kết các chủ rừng để giúp đỡ lẫn nhau...
Ông Nhị nói thêm, trong đơn đăng ký ngoài hộ gia đình thì còn có các thành phần rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Chúng tôi có tham khảo các hội khác, tuy nhiên rất đa dạng. Như lĩnh vực lâm nghiệp có Câu lạc bộ lâm nghiệp, đối tượng tham gia là những người làm lâm nghiệp. Họ là người nhà nước, tư nhân, nhà nghiên cứu khoa học... Câu lạc bộ này tổ chức đến địa phương, song nó không thể đem lại đầy đủ lợi ích cho chủ rừng. Về đầu trang

Quảng Hưng: Hệ thống thủy lợi cần được nâng cấp


(Báo Quảng Bình Online 21/12, tác giả L.Chi)



Đê Khe Trại đã xuống cấp trầm trọng gây ảnh hưởng đến đời sống của hàng chục hộ dân sống xung quanh.
Đê đập xuống cấp trầm trọng, kênh mương bị nứt, thủng có nguy cơ đổ sập, đó là thực trạng của nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn xã Quảng Hưng (huyện Quảng Trạch). Chính những hư hỏng đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của địa phương, cũng như gây ra nhiều nguy hiểm đối với những hộ gia đình ở khu vực xung quanh, đặc biệt là vào mùa mưa lũ.

Ông Nguyễn Thanh Chúc, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Hưng cho biết, Quảng Hưng có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 215.000 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp trên 310 ha. Là xã có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên nhu cầu về hệ thống thuỷ lợi phục vụ công tác tưới tiêu trên địa bàn rất lớn. Mặc dù vậy, cho đến thời điểm này, hệ thống thuỷ lợi của xã Quảng Hưng không đáp ứng đủ cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Thêm vào đó, sự xuống cấp của nhiều kênh, mương khiến cho tỷ lệ tưới tiêu trên địa bàn ngày càng bị thu hẹp. Hiện tại, đập Bầu Lung ở chòm 2, thôn Hưng Lộc luôn trong tình trạng báo động, nếu không được tu sửa kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất của người dân. Đập Bầu Lung có tổng diện tích gần 40 ha, cung cấp nước tưới tiêu cho chòm 2 thôn Hưng Lộc. Lượng nước này chủ yếu từ xã Quảng Tiến đổ về, khi mưa lớn, nước không kịp thoát sẽ đẩy đất cát vào nhà dân.

Để bảo đảm an toàn cho tính mạng và tài sản của người dân sống xung quanh đập, chính quyền địa phương đã tạm thời khắc phục bằng cách đắp kè hai bên dòng chảy, nhưng không có kinh phí nên chỉ có thể đắp kè bằng đất. Biện pháp này chỉ khắc phục được một thời gian ngắn còn về lâu về dài thì cần phải có hệ thống kè lát đá kiên cố.


Đi khảo sát thực tế hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã Quảng Hưng, điều mà chúng tôi nhận thấy là tâm trạng hoang mang, lo lắng của hầu hết người dân sống xung quanh khu vực đê Khe Trại ở thôn Hòa Bình. Đê Khe Trại có nhiệm vụ tưới tiêu cho 60 ha đất nông nghiệp tại cánh đồng Rò, Lò Dùng và Cửa Mương thôn Hòa Bình. Đê được hình thành từ thời bao cấp, trải qua bao mùa mưa lũ, đê xuống cấp nghiêm trọng, đã bị sạt lở 1/3 tổng chiều dài.

Ông Chúc giải bày, sau nhiều lần xã làm tờ trình lên huyện, lên tỉnh thì cách đây 6 năm đê Khe Trại đã được nâng cấp. Nhưng vì kinh phí hạn hẹp nên chỉ nâng cấp được phần tràn còn phần bờ đê bằng đất vẫn được giữ nguyên. Mỗi lần mưa lớn là đất cát trên đầu nguồn lại trôi về lấp hết nhà dân ở vùng hạ lưu. Và hầu như không có mùa mưa lũ nào mà chính quyền địa phương không cử lực lượng lên túc trực để bảo vệ đê. “Nhớ lại năm 2013, sau đợt mưa lớn đê có nguy cơ bị vỡ, chính quyền xã đã phải huy động gần 100 người làm đủ mọi cách để bảo vệ đê không thì đê Khe Trại đã bị vỡ rồi”, ông Chúc chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Đào, nhà ở sát đê Khe Trại cho biết: "Có gần 40 hộ dân ở xung quanh đê, hễ cứ thấy trời mưa to là người dân chúng tôi lại hoang mang, lo lắng. Vào mùa khô thì không vấn đề gì, nhưng cứ mỗi mùa mưa lũ về, gia đình tôi và nhiều hộ khác lại nơm nớp lo sợ. Nhất là vào những đợt mưa lũ dài ngày, cả gia đình phải thu xếp, chuẩn bị đồ đạc để sẵn sàng di dời khi có sự cố xảy ra. Chúng tôi mong rằng, các cơ quan, ban, ngành sớm có biện pháp sửa chữa, khắc phục để người dân sống tại khu vực này yên tâm hơn”. Không những đe dọa đến tính mạng mà sự xuống cấp nghiêm trọng của đê Khe Trại còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.

Ông Đào chia sẻ: Tận dụng nguồn nước tự nhiên, ông đã đào ao thả cá để kiếm thêm thu nhập nhằm cải thiện cuộc sống nhưng việc làm này rất bấp bênh. Năm nào trời thương thì cũng kiếm được vài ba triệu đồng, nhưng năm nào mưa gió thì coi như mất trắng. Điển hình như năm 2013, ông đầu tư mua một lượng lớn cá về nuôi, chưa kịp thu hoạch thì mưa lớn, nước tràn qua đập khiến cá nuôi của ông đều trôi theo dòng nước.

Thu nhập chính của người dân trên địa bàn xã Quảng Hưng chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng vì hệ thống thủy lợi không được tốt nên người dân phải đối mặt với tình trạng nhiều vùng bị ngập úng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất. Đó là khu vực Bàu Lung ở thôn Hưng Lộc và Bến Đá ở thôn Hòa Bình với hơn 50 ha lúc nào cũng trong tình trạng ngập úng.

Vào mùa vụ, khi người dân tất bật chuẩn bị các công đoạn để gieo sạ thì chỉ cần mưa xuống là cả vùng lại bị ngập úng, có khi mất trắng phải làm lại từ đầu. Hay như khi người dân đang chuẩn bị thu hoạch thì chỉ cần trời mưa vài ngày là lại bị ngập úng vì nước không thoát được. Điều này đã làm cho năng suất lúa giảm mạnh, gây thiệt hại cho người nông dân.

Bên cạnh đó, hai máng thủy lợi ở thôn Xuân Hưng và Hưng Lộc do địa phương xây dựng từ năm 1986 nay cũng sắp sập và bị thủng rất nhiều chỗ. Nếu hai máng này bị sập sẽ có gần 150 ha đất nông nghiệp ở các vùng xung quanh không sản xuất được. Qua những dẫn chứng cụ thể, có thể thấy rằng hệ thống thủy lợi ở xã Quảng Hưng hiện không đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Nếu không được khắc phục kịp thời, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Từ thực trạng trên, chính quyền và người dân xã rất mong muốn trong thời gian tới, tỉnh, huyện quan tâm đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn. Việc quan tâm đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi đúng mức sẽ góp phần nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, xóa đói giảm nghèo và ổn định đời sống của nhân dân xã Quảng Hưng. Về đầu trang



http://baoquangbinh.vn/kinh-te/201512/quang-hung-he-thong-thuy-loi-can-duoc-nang-cap-2131301/


tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương