THÔng tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


Chương trình 135 làm đổi thay đời sống



tải về 0.67 Mb.
trang3/16
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích0.67 Mb.
#37308
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Chương trình 135 làm đổi thay đời sống


(Tin Tức 21/12, tr9, tác giả Dung Dung; Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam 17/12, tác giả Dung Dung)
Thực hiện Chương trình 135, giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Quảng Bình được hỗ trợ trên 309 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, Quảng Bình đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất... cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trong tỉnh; góp phần thay đổi diện mạo nông thôn của tỉnh, đời sống của đồng bào các dân tộc.
Ông Hoàng Văn Tân, Phó ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình cho biết: Một số xã có sự chuyển biến rõ nét như Kim Thủy (huyện Lệ Thủy), xã Trường Xuân và Trường Sơn (huyện Quảng Ninh), xã Trọng Hóa (huyện Minh Hóa)... Qua 5 năm thực hiện, chương trình đã hỗ trợ xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế, thông tin liên lạc… ở các xã đặc biệt khó khăn. Thông qua nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, đồng bào được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thiết bị máy móc, công cụ sản xuất... từ đó góp phần nâng cao năng suất và sản lượng, đời sống của đồng bào đã được cải thiện đáng kể.
Đến nay, 100% số xã trong tỉnh có đường ô tô đến trung tâm xã; tỷ lệ xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã và các nguồn điện khác chiếm 94,3%, tỷ lệ hộ dùng điện sinh hoạt đạt 84%; tỷ lệ hộ nghèo từ 61,57% năm 2011, giảm còn 21,2% năm 2015...
Có được kết quả trên là do Chương trình 135 tại tỉnh Quảng Bình được thực hiện theo nguyên tắc công khai, dân chủ, phát huy tốt vai trò của chính quyền cơ sở và thu hút sự quan tâm của các tổ chức, đoàn thể và của người dân. Các hợp phần của chương trình được thiết kế tương đối phù hợp với nhu cầu thực tế; xây dựng cơ sở hạ tầng đi đôi với hỗ trợ phát triển sản xuất; nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng... Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch đầu tư hợp lý, thực hiện lồng ghép, huy động nguồn lực nhằm thực hiện đồng bộ các nội dung của Chương trình 135.
Để phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Bình đề nghị Ủy ban Dân tộc tham mưu Chính phủ tiếp tục bố trí nguồn vốn thực hiện chương trình; các bộ, ngành liên quan sớm có hướng dẫn cụ thể cách thức triển khai các dự án thành phần để địa phương có cơ sở thực hiện. Về đầu trang

http://baotintuc.vn/dan-toc/chuong-trinh-135-lam-doi-thay-doi-song-20151220201320946.htm

Hiệu quả thiết thực từ chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn


(Công An Nhân Dân 21/12, tr3, tác giả Dung Dung)
Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn có ý nghĩa thiết thực, đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai thực hiện và lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường phục vụ người dân nông thôn, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Trong giai đoạn 2012-2015, với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 607 tỷ đồng từ chương trình này và các nguồn vốn huy động khác, Quảng Bình đã đầu tư xây dựng 26 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung; 21 công trình nhà vệ sinh cho trường học các cấp; 11 công trình nhà vệ sinh cho trạm y tế xã; hỗ trợ xây dựng 225 mô hình nhà vệ sinh và 232 mô hình xử lý chất thải chăn nuôi cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách. Hiện nay, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, cả tỉnh đã đầu tư xây dựng 103 công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.
Ông Phan Văn Khoa, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012-2015, cho biết: Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự hỗ trợ của Trung ương nên chương trình đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhiều công trình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn được quan tâm đầu tư, nâng cấp, sửa chữa; hoạt động kiểm tra, giám sát lĩnh vực này được đẩy mạnh; nhận thức của người dân được nâng lên, tập quán dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, sử dụng công trình vệ sinh cũng thay đổi. Từ đó, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống ở nông thôn và góp phần thiết thực xây dựng nông thôn mới.
Từ chương trình, người dân ở nhiều bản, làng, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Bình đã được hưởng nguồn nước sạch, được tiếp cận và sử dụng các công trình vệ sinh. Đặc biệt, toàn huyện miền núi Minh Hóa có 20 công trình nước sạch được đầu tư, hỗ trợ xây dựng; có khoảng 70% số hộ gia đình trên địa bàn được dùng nước hợp vệ sinh và 63,3% hộ gia đình trong tổng số hộ nghèo của huyện được tiếp cận với nguồn nước sạch. Đa số bà con địa phương không dùng nước khe suối mà chuyển sang sử dụng nước sạch để sinh hoạt. Diện mạo nông thôn từng bước thay đổi, đời sống của người dân cũng dần được cải thiện.
Để phát huy hiệu quả các công trình, tỉnh Quảng Bình đã đẩy mạnh áp dụng, nhân rộng các mô hình công nghệ tiên tiến, phù hợp với từng địa phương; tổ chức các đoàn kiểm tra; ban hành Quyết định số 38/2015/QĐ-UBND quy định về quản lý, vận hành, bảo vệ công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn tại các xã. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: Còn thiếu các cơ chế, chính sách để thu hút nguồn vốn đầu tư từ lĩnh vực tư nhân, doanh nghiệp; nhiều công trình cấp nước tự chảy xuống cấp, hư hỏng, không được sửa chữa, khắc phục, chưa đáp ứng nhu cầu người dân nông thôn sử dụng nước sạch; số lượng và chất lượng nước cung cấp ở nhiều nơi đang bị giảm sút....
Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Quảng Bình phấn đấu có 90% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 85% hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh; tất cả các trường học và trạm y tế xã có nước sạch và giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ... Qua đó góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định dân cư, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội và đóng góp vào việc hoàn thành mục tiêu cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh. Về đầu trang

HĐND thành phố Đồng Hới khóa XX tổ chức kỳ họp thứ 15


(Báo Quảng Bình Online 19/12, tác giả T.Long)
Trong các ngày 17 và 18-12, HĐND thành phố Đồng Hới khóa XX đã tổ chức kỳ họp thứ 15.

Tại kỳ họp, các đại biểu được nghe các báo cáo: tình hình thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh; kết quả hoạt động năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 của HĐND; Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân; báo cáo của Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố về Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền; báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND thành phố...

Năm 2015, tình hình kinh tế-xã hội thành phố đạt được những kết quả quan trọng. Kinh tế tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,8%; giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản tăng 5,1%; tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 678 tỷ đồng, bằng 120% dự toán thành phố giao, đạt 121,2% kế hoạch tỉnh giao; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,1%; giải quyết việc làm ổn định cho 7.000 lao động; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; quốc phòng-an ninh được củng cố và tăng cường, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững...

Tại kỳ họp, đồng chí Lê Văn Phúc, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy đánh giá cao những kết quả thành phố đạt được trong thời gian qua. Nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra trong năm 2016 và những năm tiếp theo hết sức nặng nề, do vậy toàn Đảng bộ, các cấp, các ngành và nhân dân cần đoàn kết, nỗ lực cố gắng hơn nữa nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX đề ra.



Kỳ họp cũng đã tiến hành miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND thành phố khoá XX, nhiệm kỳ 2011-2016 đối với đồng chí Trần Đình Dinh do đảm nhận công tác khác. Về đầu trang

http://baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201512/hdnd-thanh-pho-dong-hoi-khoa-xx-to-chuc-ky-hop-thu-15-2131266/

II. Kinh tế

Thu tiền tỉ từ rừng dẻ hồi sinh


(Thanh Niên Online 21/12, tác giả Phan Thủy)
Chỉ tính riêng xã Quảng Lưu, trung bình mỗi năm người dân toàn xã thu về khoảng hơn 2 tỉ đồng từ việc nhặt hạt dẻ ở rừng hồi sinh.
Men theo con đường 22B vào rừng dẻ thuộc xã Quảng Lưu (H.Quảng Trạch, Quảng Bình), chúng tôi chứng kiến những đồi dẻ bạt ngàn, xanh ngút. Cứ vào mùa này, mỗi ngày hàng chục người dân xã Quảng Lưu và các xã lân cận lại kéo nhau vào đây để nhặt hạt dẻ về bán.
Sống gần rừng, gia đình chị Lê Thị Tuyết (thôn Vân Tiền, xã Quảng Lưu) được nhận khoán bảo vệ gần 5 ha rừng dẻ. Mỗi năm, gia đình chị nhặt được hơn nửa tấn hạt dẻ và thu về hơn chục triệu đồng.
“Nhờ vào rừng dẻ này mà gia đình tôi có thêm vốn để chăn nuôi, trồng trọt, làm trang trại nên cuộc sống đã khấm khá hơn nhiều so với trước đây", chị Tuyết nói.
“Hôm nào rảnh rỗi, chúng tôi mang theo cơm vào rừng nhặt hạt dẻ từ 7 giờ đến 15 giờ mới về. Trung bình mỗi ngày tôi nhặt được 7-10 kg hạt dẻ. Nhiều hôm, ra khỏi cửa rừng là có thương lái mua luôn.
Những năm dẻ ít hạt thì bán được 30.000 đồng/kg, năm nay sai hạt, nhiều người đi nhặt nên giá chỉ còn 20.000 đồng/kg”, chị Cao Thị Tâm (40 tuổi, ở xã Quảng Tiến, H.Quảng Trạch) cho biết.
Cũng theo chị Tâm, mùa hạt dẻ rụng vào tháng 11 và kéo dài khoảng 1-2 tháng. Mỗi mùa chị vẫn kiếm được khoảng 3-4 triệu đồng. Theo thống kê của UBND xã Quảng Lưu, trung bình mỗi năm, người dân trong xã thu hoạch được khoảng 100-120 tấn hạt dẻ. Với giá bình quân 20.000/kg, mỗi mùa người dân toàn xã thu được khoảng hơn 2 tỉ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng này còn lớn hơn, bởi không chỉ có người dân xã Quảng Lưu, mà người dân các xã lân cận như Quảng Tiến, Quảng Thạch... cũng vào rừng nhặt hạt dẻ về bán.
Ông Biền Ngân, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Quảng Lưu cho biết: “Rừng dẻ tái sinh này là một sự nỗ lực rất lớn của chính quyền và người dân xã Quảng Lưu. Bây giờ, cánh rừng dẻ phủ kín bạt ngàn không chỉ chống lại hạn hán, lũ lụt mà còn mang lại thu nhập cho người dân từ việc nhặt hạt dẻ”.
Hơn 20 năm trước, cuộc sống khó khăn, thiếu đất sản xuất nên người dân xã Quảng Lưu và các xã lân cận vào rừng chặt phá làm nương rẫy. Trước tình trạng đó, chính quyền xã Quảng Lưu đã tìm cách hồi sinh rừng dẻ, ra quyết sách cấm cửa rừng, không cho người dân chặt phá rừng làm nương rẫy. Thời gian đầu, việc cấm rừng bị phản ứng quyết liệt từ người dân. Nhiều người còn kéo đến nhà lãnh đạo xã chửi bới, nói xấu vì đã "cướp" mất miếng cơm của họ. Theo đó, chính quyền địa phương đã lập hẳn một tổ bảo vệ rừng thường xuyên túc trực, tuyên truyền cho người dân hiểu được những lợi ích lâu dài của rừng mang lại. Dần dần, người dân đã hiểu và họ không vào rừng đốt rẫy, lấy củi nữa, thậm chí còn chủ động phát giác người lạ vào chặt phá rừng. Về đầu trang

http://thanhnien.vn/kinh-doanh/thu-tien-ti-tu-rung-de-hoi-sinh-649108.html


tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương