Thông tư số 63/2004/tt-bnn ngày 11-11-2004 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 139/2004/NĐ-cp ngày 25-6-2004 của Chính phủ về xử phạt VI phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản



tải về 55.04 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích55.04 Kb.
#24086
Thông tư số 63/2004/TT-BNN ngày 11-11-2004 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25-6-2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Ngày 25-6-2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 139/2004 /NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (sau đây gọi tắt là Nghị định số 139/2004/NĐ-CP). Để áp dụng thống nhất trong cả nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể một số quy định tại Nghị định số 139/2004/NĐ-CP như sau:
I. VỀ MỘT SỐ ĐIỂM TRONG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Gỗ nhập khẩu
Gỗ từ nước ngoài nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định 139/2004/NĐ-CP được hiểu như sau:
- Gỗ từ nước ngoài nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam là các loại gỗ có hồ sơ hoàn thành thủ tục hải quan như tờ khai hải quan cửa khẩu, lý lịch gỗ, tên gỗ do nước ngoài lập. Tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu gỗ, sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, khi vận chuyển gỗ nguyên liệu nhập khẩu về kho, chế biến, tiêu thụ phải ghi vào sổ nhập xuất lâm sản làm cơ sở cho việc quản lý, giám sát trong quá trình chế biến, tiêu thụ theo quy định về kiểm tra việc vận chuyển, sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản và quy định về đóng búa kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Gỗ nhập khẩu hợp pháp không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 139/2004/NĐ-CP.
- Khi tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu tiêu thụ gỗ có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trường hợp tái xuất khẩu) thì phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam; nếu có sai phạm thì tùy từng trường hợp cụ thể, chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP.
2. Xử lý đối với trường hợp tái phạm
Các trường hợp tái phạm được xác định theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP. Để tích cực ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tái phạm theo tinh thần của Bộ Luật Hình sự năm 1999, hướng xử lý đối với các trường hợp tái phạm như sau:
a) Các hành vi vi phạm gồm: "Khai thác cây rừng trái phép", "Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép", "Đốt phá, hủy hoại rừng, gây cháy rừng, "Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã quý hiếm và sản phẩm của chúng" (quy định tại Bộ Luật Hình sự năm 1999), thì người tái phạm một trong các hành vi này phải bị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự.
b) Đối với các hành vi vi phạm khác (ngoài các hành vi  hướng dẫn tại điểm a trên đây), thì tái phạm được coi là tình tiết tăng nặng để xem xét quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính tương ứng.
3. Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm, nhiều người thực hiện một hành vi vi phạm
a) Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm là trường hợp một người cùng một lúc bị phát hiện đã thực hiện từ hai hành vi vi phạm trở lên quy định từ Điều 6 đến Điều 21 của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP. Như một người vừa vi phạm quy định về khai thác gỗ (Điều 9), vừa vi phạm quy định về khai thác củi (Điều 10) thì bị xử phạt về cả hai hành vi vi phạm.
b) Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm là tại thời điểm phát hiện vi phạm có từ hai người trở lên cùng thực hiện hành vi vi phạm quy định từ Điều 6 đến Điều 21 của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP. Mỗi người vi phạm chịu trách nhiệm về thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
Trường hợp một số người trong cùng gia đình hoặc cùng một tổ chức, theo yêu cầu của chủ gia đình, của tổ chức, cùng gây ra một thiệt hại chung đối với rừng, lâm sản, thì chủ gia đình, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định có tình tiết tăng nặng đối với thiệt hại chung do họ gây  ra.
4. Những trường hợp không thuộc phạm vi xử phạt vi phạm hành chính
Những trường hợp dưới đây không thuộc phạm vi xử phạt vi phạm hành chính mà phải chuyển để truy cứu trách nhiệm hình sự:
a) Hành vi vi phạm gây thiệt hại đối với thực vật hoặc động vật hoang dã thuộc nhóm IA, IB quy định trong Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP, khi thực vật hoặc động vật hoang dã có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên.
b) Các hành vi vi phạm: "Khai thác cây rừng trái phép", "Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép", "Đốt phá, hủy hoại rừng, gây cháy rừng", "Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã quý hiếm và sản phẩm của chúng" (những hành vi thuộc các tội phạm về rừng quy định tại Bộ Luật Hình sự năm 1999), mà gây thiệt hại vượt quá mức thiệt hại tối đa đối với mỗi loại rừng, loại lâm sản quy định tại Điều 7, Điều 9, Điều 11, Điều 13, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP.
c) Người vi phạm xâm hại từ hai loại rừng trở lên hoặc từ hai loại gỗ, hai loại động vật hoang dã trở lên, thì mức độ vi phạm được xác định trên cơ sở tổng hợp mức phạt tiền đối với từng loại rừng, loại gỗ, loại động vật hoang dã thành mức phạt tiền chung. Nếu tổng hợp mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm mà vượt quá 30.000.000 đồng thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ: Hoàng Minh N khai thác trái phép 12,00 m3 gỗ nhóm VI ở rừng sản xuất, 4,00 m3 gỗ nhóm IIA ở rừng đặc dụng.
Tuy khối lượng mỗi loại gỗ mà Hoàng Minh N khai thác trái phép chưa đến mức chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự (dưới 20 m3 nhóm IV đến nhóm VIII, theo điểm a, khoản 1 Điều 9; dưới 5 m3 gỗ nhóm IIA theo điểm c, khoản 3 Điều 9 của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP), nhưng tổng mức phạt tiền tạm tính ở mức trung bình (không có tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng) đối với hành vi vi phạm trên là 31.700.000 đồng (vượt quá 30.000.000 đồng), nên phải xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với của Hoàng Minh N.
d) Trường hợp tái phạm quy định tại tiết a, điểm 2 Mục này.
5. Xử lý đối với trường hợp hồ sơ vụ án hình sự đã khởi tố được chuyển để xử phạt vi phạm hành chính.
a) Đối với trường hợp đối tượng bị xâm hại là thực vật, động vật hoang dã thuộc nhóm IA, IB quy định tại Danh mục thực vật, động vật hoang dã ban hành kèm theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP, thì xử lý như đối với thực vật, động vật hoang dã thuộc nhóm IIA, IIB.
b) Trường hợp vượt quá mức xử phạt hành chính, trường hợp tái phạm, thì áp dụng mức xử phạt cao nhất về hành vi vi phạm tương ứng.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC KHI XÉT, XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
A. XÁC ĐỊNH HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Trong Chương II của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP, từ Điều 6 đến Điều 21 đã quy định các hành vi vi phạm phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Khi lập biên bản vi phạm hành chính và xét xử phạt, phải căn cứ các quy định về dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 2 và quy định cụ thể tại các điều từ Điều 6 đến Điều 21, xác định và ghi đúng hành vi vi phạm đó là hành vi gì, được quy định tại điểm, khoản, điều nào của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP.
Ví dụ: Nguyễn Văn A tự ý chặt một cây Dổi trong rừng phòng hộ, khối lượng là 2,3 m3.
Hành vi vi phạm của Nguyễn Văn A là hành vi vi phạm quy định về khai thác gỗ, được quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 9 của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP.
2. Về một số hành vi khác:
a) Về hành vi vi phạm về thiết kế và khai thác rừng:
Điều 8 của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thiết kế và khai thác rừng nhằm bảo đảm việc thực hiện nghiêm túc các quy định về thiết kế khai thác rừng và thực hiện khai thác rừng.
- Xử phạt đối với đơn vị thiết kế khai thác rừng khi thiết kế khai thác rừng xác định không đúng lô rừng được phép khai thác theo phương án điều chế đã được phê duyệt, khối lượng gỗ theo thiết kế khai thác sai số vượt tỷ lệ cho phép so với khối lượng khi nghiệm thu thực tế. Theo quy định tại Quy chế khai thác rừng, thì người thiết kế khai thác phải chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế khai thác rừng, sai số cho phép về khối lượng gỗ giữa thiết kế khai thác so với thực tế khi nghiệm thu là không quá 10%. Do vậy quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 8 thống nhất áp dụng như sau: Trường hợp khối lượng khai thác thực tế những cây bài chặt trong lô lớn hơn 15% so với khối lượng theo thiết kế khai thác thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với đơn vị thiết kế khai thác. Số tiền phạt trên được áp dụng đối với mỗi lô khai thác.
- Xử phạt đối với đơn vị khai thác rừng: Theo quy định tại Quy chế khai thác rừng thì người khai thác phải chặt tối thiểu 90% số cây bài chặt trong lô. Do đó, quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 thống nhất áp dụng như sau: Trường hợp đơn vị khai thác để lại trên 10% so với tổng số cây bài chặt trong lô thì phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, số tiền phạt đó được áp dụng đối với mỗi lô khai thác.
Trường hợp khai thác chưa đến 90% tổng số cây bài chặt trong lô, nhưng đã đạt khối lượng theo thiết kế mà không khai thác tiếp, thì không xử phạt người khai thác.
b) Về hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã:
Điều 17 của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã được hiểu là tổ chức, cá nhân đó đã săn bắt, mua bán, nuôi nhốt, cất giữ động vật hoang dã và sản phẩm của chúng trái với quy định của Nhà nước.
c) Về hành vi vận chuyển trái phép lâm sản:
Người điều khiển phương tiện không bị coi là vi phạm và không bị xử lý theo quy định tại Điều 19 trong trường hợp người điều khiển phương tiện không phải là chủ lâm sản nhưng phải chứng minh được chủ lâm sản, lâm sản được vận chuyển có thủ tục hợp pháp, người điều khiển phương tiện đã kiểm tra nhưng không phát hiện được là lâm sản sai chủng loại, kích thước, khối lượng so với quy định.
B. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT
1. Áp dụng hình thức phạt chính
a) Hình thức phạt cảnh cáo quy định tại khoản 1 của các điều: Điều 6, Điều 12, Điều 14, Điều 15, Điều 17 và Điều 19, chỉ được áp dụng khi hành vi chưa gây thiệt hại đến rừng, lâm sản và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm có một trong các tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 139/2004/ NĐ-CP. Hình thức phạt cảnh cáo được thực hiện bằng quyết định xử phạt theo thủ tục đơn giản.
b) Hình thức phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm ngoài tiết a điểm này, tương ứng đối với mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra quy định tại các điều từ Điều 6 đến Điều 21. Mức phạt tiền được xác định theo khung phạt tiền đã quy định hoặc được tính toán bằng cách lấy giá trị bị thiệt hại nhân với mức phạt tương ứng với m2 rừng, m3 gỗ, ster củi hoặc 100.000 đồng giá trị lâm sản bị vi phạm.
c) Trường hợp Nghị định quy định mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính (khoản 2, 3 Điều 21), thì người có thẩm quyền không được ra quyết định xử phạt vượt quá mức đã quy định.
2. Áp dụng một số hình thức phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm
a) Xử lý đối với phương tiện vận chuyển trái phép lâm sản
Theo quy định tại Nghị định số 139/2004/ NĐ-CP, không tịch thu phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:
- Phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để thực hiện vi phạm hành chính: là việc phương tiện của chủ sở hữu hợp pháp đã bị người khác chiếm đoạt trái phép, hoặc người được giao quản lý sử dụng phương tiện đó đã sử dụng không đúng quy định của pháp luật về chế độ sử dụng, không đúng cam kết  với chủ sở hữu (kể cả trường hợp người điều khiển phương tiện có tình tiết tăng nặng).
- Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và khối lượng lâm sản vi phạm không quá hai lần mức quy định tại điểm g khoản 3 Điều 32 của Nghị định số 139/2004/ NĐ-CP.
- Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính lần đầu mà khối lượng lâm sản vi phạm không vượt quá mức quy định tại điểm g khoản 3 Điều 32 của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP mà không có tình tiết tăng nặng.
Trong mọi trường hợp không tịch thu phương tiện thì phương tiện vẫn bị tạm giữ. Thời gian tạm giữ phương tiện tối thiểu là đến khi người vi phạm thực hiện xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thời gian tạm giữ phương tiện tối đa là 90 ngày.
Ngoài các trường hợp nêu trên, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đều bị tịch thu, kể cả trường hợp chủ phương tiện đồng thời là người điều khiển phương tiện, hoặc chủ phương tiện đồng thời là chủ hàng, hoặc chủ phương tiện thỏa thuận với người điều khiển sử dụng phương tiện để vận chuyển trái phép nhiều loại lâm sản, tuy khối lượng, giá trị mỗi loại lâm sản vi phạm nhỏ hơn mức quy định phải tịch thu phương tiện, nhưng tổng khối lượng, giá trị các loại lâm sản được vận chuyển lớn hơn mức quy định tại điểm g khoản 3 Điều 32 Nghị định số 139/2004/NĐ-CP đối với loại lâm sản có mức độ quý hiếm thấp nhất (trong số lâm sản được vận chuyển trái phép).
Ví dụ: Nguyễn Mạnh D là chủ xe, điều khiển xe tô tải vận chuyển trái phép 0,4 m3 gỗ tròn nhóm II và 0,7 m3 gỗ tròn nhóm V.
Tuy khối lượng mỗi loại gỗ vi phạm nhỏ hơn mức quy định tại điểm g khoản 3 của Điều 32, nhưng tổng khối lượng hai loại gỗ là 1,1m3, lớn hơn mức quy định tịch thu phương tiện đôi với gỗ thông thường từ nhóm IV đến nhóm VIII (1,0 m3), nên Nguyễn Mạnh D bị tịch thu xe tô.
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề quy định ở khoản 2 của Điều 5 và khoản 4 của Điều 30 Nghị định số 139/2004/NĐ-CP thống nhất áp dụng như sau:
- Thẩm quyền tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề: Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác lảm sản, Giấy phép sử dụng súng săn, Giấy phép lái xe, Giấy phép vận chuyển đặc biệt, Giấy phép vận chuyển động vật hoang dã thông thường, Giấy phép hành nghề kinh  doanh nhà hàng, khách sạn.
- Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người đã ra quyết định xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề về việc đã áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
3. Phân định thẩm quyền xử phạt
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan Kiểm lâm và Ủy ban nhân dân các cấp. Khi các cá nhân, tổ chức khác phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì thông báo, chuyển hồ sơ vụ vi phạm để cơ quan Kiểm lâm xử lý hoặc cơ quan Kiểm lâm tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý.
Vụ vi phạm hành chính có một trong các hình thức phạt chính, phạt bổ sung hoặc khắc phục hậu quả thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cơ quan Kiểm lâm phải chuyển hồ sơ và đề xuất hình thức xử lý vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền đó để giải quyết. Người có thẩm quyền xử phạt không được chia một vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền của cấp mình thành nhiều vụ vi phạm nhỏ để xử phạt nhiều lần cho phù hợp với thẩm quyền xử phạt của cấp mình.
Trường hợp vượt thẩm quyền của nhân viên Kiểm lâm thì chuyển lên Trạm trưởng Kiểm lâm hoặc Hạt trưởng Kiểm lâm hoặc Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động giải quyết.
- Trường hợp vượt thẩm quyền của Trạm trưởng Kiểm lâm thì chuyển lên Hạt trưởng Kiểm lâm (trường hợp Trạm thuộc Hạt Kiểm lâm) hoặc Chi cục trưởng Kiểm lâm (trường hợp Trạm thuộc Chi cục Kiểm lâm) giải quyết hoặc để tham mưu cho cấp có thẩm quyền giải quyết.
- Trường hợp vượt thẩm quyền của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động, Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia thì chuyển lên Chi cục trưởng Kiểm lâm giải quyết hoặc để tham mưu cho cấp có thẩm quyền giải quyết.
- Trường hợp vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Kiểm lâm thì chuyển lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Cơ quan Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ vụ việc do tổ chức, cá nhân khác chuyển đến để xử lý hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý, nếu xét thấy chưa đủ căn cứ để xử lý theo quy định của pháp luật thì có quyền phối hợp hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân đã chuyển hồ sơ đến tiếp tục bổ sung hồ sơ. Bộ phận pháp chế các Hạt Kiểm lâm, Hạt phúc kiểm lâm sản, Đội Kiểm lâm cơ động, Chi cục Kiểm lâm chịu trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo cấp mình trong việc xem xét, xử lý các vụ vi phạm.
C. DANH MỤC BIỂU MẪU
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn hệ thống biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (có các biểu mẫu cụ thể kèm theo) gồm:
1. Biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
2. Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
3. Biên bản khám người theo thủ tục hành chính;
4. Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính;
5. Biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
6. Biên bản kiểm tra;
7. Biên bản xác minh;
8. Biên bản ghi lời khai;
9. Biên bản giao, nhận tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
10. Biên bản xác nhận gỗ đóng dấu búa Kiểm lâm;
11. Biên bản phạm pháp quả tang;
12. Biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
13. Biên bản giao nhận hồ sơ vụ án;
14. Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
15. Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
16. Quyết định khám người theo thủ tục hành chính;
17. Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
18. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản;
19. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
20. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt;
21. Quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính trong trường hợp không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính;
22. Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không có chủ;
23. Giấy báo gọi;
24. Lý lịch gỗ tròn;
25. Lý lịch gỗ xẻ;
26. Bảng kê động vật hoang dã;
27. Bảng kê sản phẩm động vật hoang dã;
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Kiểm lâm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này trong lực lượng Kiểm lâm cả nước; tổ chức in ấn, phát hành hệ thống biểu mẫu cho các Chi cục Kiểm lâm và hướng dẫn cách ghi chép hệ thống biểu mẫu trên để áp dụng thống nhất trong lực lượng Kiểm lâm toàn quốc.
2. Nghị định số 139/2004/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 21-7-2004. Các vụ vi phạm hành chính xảy ra trước ngày Nghị định số 139/2004/NĐ-CP có hiệu lực mà chưa ra quyết định xử lý, thì xử lý theo Nghị định số 77/CP ngày 29-11-1996 và Nghị định số 17/2002/NĐ-CP ngày 08-02-2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 77/CP ngày 29-11-1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính mà Nghị định số 139/2004/NĐ-CP không quy định hoặc quy định trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm hành chính nhẹ hơn Nghị định số 77/CP và Nghị định số 17/2002/NĐ-CP thì áp dụng Nghị định số 139/2004/NĐ-CP để xử lý.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng mắc, các đơn vị báo cáo kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
         Thứ trưởng                 
Hứa Đức Nhị 
Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 55.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương