THÔng cáo báo chí 08 tháng 3 năm 2013



tải về 37.37 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích37.37 Kb.
#30993



THÔNG CÁO BÁO CHÍ 08 tháng 3 năm 2013





Hà Nội

08:30 – 12:00 Thứ 3 ngày 19 tháng 3 năm 2013


Tầng 8, Nhà E

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

straight arrow connector 14


Thành phố Hồ Chí Minh

08:30 – 12:00 Thứ 6 ngày 22 tháng 3 năm 2013


Hội trường tầng 1, Nhà D

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM

10-12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP. Hồ Chí Minh

straight arrow connector 13

Nhân kỷ niệm 40 năm hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam năm 2013, Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản – Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, phối hợp cùng với trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, sẽ tổ chức một buổi thuyết trình mang tên “Quan hệ Quốc tế mới của Nhật Bản” vào thứ 3 ngày 19 tháng 3 năm 2013.


Trong bối cảnh quốc tế xung quanh Nhật Bản đang thay đổi một cách mạnh mẽ, đặc biệt nhân lễ nhậm chức của thủ tướng mới được bổ nhiệm của Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như việc tái đắc cử của tổng thống Mỹ Obama, hai học giả nổi tiếng của Nhật Bản về quan hệ quốc tế và ngoại giao sẽ tham gia một buổi thuyết trình, theo đó là một cuộc thảo luận bàn tròn với một số học giả và chuyên gia Việt Nam về đề tài này.
Buổi thuyết trình sẽ được tiến hành bằng Tiếng Anh với phiên dịch đồng thời bằng Tiếng Việt. Tham dự tự do, tuy nhiên việc đăng ký trước qua điện thoại hoặc email là cần thiết.
Mọi thắc mắc và đăng ký tham gia buổi thuyết trình, xin vui lòng liên hệ:

straight arrow connector 12

Ms. Hà Nguyên (04-3944-7419 Máy lẻ: 113) / Mr. Yoshioka (0123-384-4138)



nguyennh@jpf.org.vn / norihiko_yoshioka@jpf.org.vn

Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam

27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam ĐT 04-3944-7419 www.jpf.org.vn

CHƯƠNG TRÌNH (Hà Nội)
Thuyết trình: Quan hệ Quốc tế mới của Nhật Bản


Thời gian: 08:30 – 12:00 Thứ 3 ngày 19 tháng 3 năm 2013

Địa điểm: Tầng 8, Nhà E

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, ĐHQGHN

336 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, Hà Nội




08:30 – 08:40 Phát biểu khai mạc

08:40 – 10:10 Phiên I: Thuyết trình chính


08:40 – 09:25 GS. TS. Yoshihide Soeya (Đại học Keio, Nhật Bản)

“Sự trỗi dậy của Trung Quốc và phản ứng của Nhật Bản: Những hàm ý cho an ninh khu vực”


09:25 – 10:10 Prof. Dr. Yasushi Watanabe (Đại học Keio, Nhật Bản)

“Quyền lực mềm và cam kết của Nhật Bản về văn hóa quốc tế”

10:10 – 10:30 (Nghỉ giải lao, tiệc trà)

10:30 – 11:30 Phiên II: Thảo luận bàn tròn

Điều hành buổi thảo luận:

GS. TS. Pham Quang Minh (ĐHQGHN)

Tham gia thảo luận:

GS. TS. Yoshihide Soeya (Đại học Keio, Nhật Bản)

GS. TS. Yasushi Watanabe (Đại học Keio, Nhật Bản)

PGS. TS. Hoàng Khắc Nam (ĐHQGHN)


TS. Phạm Quý Long (Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện KHXH)
GS. TS. Nguyễn Thiết Sơn (Viện Châu Mỹ, Viện KHXH)
11:30 – 11:55 Phiên III: Thảo luận mở (Hỏi & Đáp)

11:55 – 12:00 Tổng kết



CHƯƠNG TRÌNH (TP. Hồ Chí Minh)
Thuyết trình: Quan hệ Quốc tế mới của Nhật Bản

Thời gian: 08:30 – 12:00 Thứ 6 ngày 22 tháng 3 năm 2013

Địa điểm: Hội trường tầng 1, Nhà D

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, ĐHQG TP.HCM

10-12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP. HCM



08:30 – 08:40 Phát biểu khai mạc


08:40 – 10:10 Phiên I: Thuyết trình chính


08:40 – 09:25 GS. TS. Yoshihide Soeya (Đại học Keio, Nhật Bản)

“Sự trỗi dậy của Trung Quốc và phản ứng của Nhật Bản: Những hàm ý cho an ninh khu vực”


09:25 – 10:10 Prof. Dr. Yasushi Watanabe (Đại học Keio, Nhật Bản)

“Quyền lực mềm và cam kết của Nhật Bản về văn hóa quốc tế”

10:10 – 10:30 (Nghỉ giải lao, tiệc trà)

10:30 – 11:30 Phiên II: Thảo luận bàn tròn

Điều hành buổi thảo luận:

PGS. TS. Nguyễn Tiến Lực (ĐHQG TP.HCM)

Tham gia thảo luận:

GS. TS. Yoshihide Soeya (Đại học Keio, Nhật Bản)

GS. TS. Yasushi Watanabe (Đại học Keio, Nhật Bản)

PGS. TS. Nguyễn Văn Lịch (ĐHQG TP.HCM)

PGS. TS. Nguyễn Ngọc Dung (ĐHQG TP.HCM)

11:30 – 11:55 Phiên III: Thảo luận mở (Hỏi & Đáp)



11:55 – 12:00 Tổng kết

Tiểu sử của các học giả Nhật Bản


Prof. Dr. Yoshihide Soeya
Yoshihide Soeya nhận bằng Tiến sỹ về Chính trị Thế giới tại trường Đại Michigan năm 1987. Ông là Giáo sư về Khoa học chính trị và Quan hệ quốc tế tại Khoa Luật, trường Đại học Keio, Nhật Bản. Ông hiện là Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á tại trường này. GS. Soeya cũng nằm trong Ban Điều hành của Hội Quốc tế học Nhật Bản, và là thành viên của nhóm tư vấn quốc tế, Hội đồng Quốc tế về xã hội Châu Á tại New York, Hoa Kỳ. Vào năm 2010 ông gia nhập “Hội đồng Khả năng An ninh và Phòng vệ ở nguyên kỷ mới” tại Văn phòng thủ tướng. Các ấn phẩm đã từng được xuất bản bao gồm: Chính sách ngoại giao “Quyền lực trung lập” của Nhật Bản (2005), Chính sách ngoại giao của Nhật Bản và Trung Quốc: 1945-1972 (1996). Các cuốn sách được viết bằng Tiếng Anh gần đây có thể kể đến bài luận “Một quyền lực trung lập ‘bình thường’: Giải thích sự thay đổi trong chính sách bảo an của Nhật Bản vào những năm 90 và sau này” trong Nhật Bản như một “Đất nước ‘bình thường’? Một đất nước trong sự kiếm tìm địa điểm của nó trên thế giới (2011); và “Chính trị nội Nhật Bản và sự hợp tác an ninh ở Đông Bắc Á” (12/2009).


Prof. Dr. Yasushi Watanabe
Yasushi Watanabe nhận bằng Tiến sỹ ngành Nhân chủng học xã hội tại Đại học Harvard năm 1997. Sau khi làm nghiên cứu sinh sau tiến sỹ tại Đại học Cambridge và Oxford, ông quay trở lại Nhật Bản và tham gia vào đội ngũ giảng dạy của trường Đại học Keio, Shonan Fujisawa Campus (SFC) vào năm 1999. Ông hiện tại là Giáo sư giảng dạy bộ môn Chính sách Văn hóa, An ninh con người và Châu Mỹ học. Các cuốn sách đã xuất bản của ông bao gồm Sau Hoa Kỳ: Quỹ đạo của người Boston và các chính sách về văn hóa (2004), tác phẩm đã cùng lúc đạt giải thưởng Suntory dành cho nghiên cứu về Khoa học xã hội và nhân văn và giải thưởng Hiroshi Shimizu của Hội Nhật Bản về Hoa Kỳ học; Văn hóa và Ngoại giao: Thời kỳ của ngoại giao công cộng (2011); và cuốn sách mà ông đồng biên tập mang tên Siêu sức mạnh Quyền lực mềm:Tài sản văn hóa quốc gia của Nhật Bản và Hoa Kỳ (2008). Ông đã từng nhận được học bổng Abe Fellowship và được lưu trú tạo Trung tâm đối ngoại Weatherhead tại Đại học Harvard năm 2003-04. Vào năm 2005, ông được nhận quỹ học bổng Xã hội Nhật Bản dành cho việc phát triển khoa học (JSPS) và huân chương Hàn lâm của Nhật Bản; ông cũng từng làm giáo viên thỉnh giảng tại trường Cao đẳng Downing, Đại học Cambridge vào năm 2007. Ông đã từng là Giám đốc điều hành của Hiệp hội Nhật Bản dành cho nghiên cứu về Hoa Kỳ và nằm trong Hội đồng tư vấn về Ngoại giao công cộng của Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Hiện tại, ông làm thành viên của ban biên tập tạp chí Gaiko (Ngoại giao) và nhà bình luận sách cho thời báo Asahi.

tải về 37.37 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương