Thiết kế HỆ thống xử LÝ NƯỚc thải khu công nghiệp lai vu, huyện kim thàNH, TỈnh hải dưƠNG


Khử trùng bằng clo hoặc các hợp chất của clo



tải về 6.54 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích6.54 Mb.
#39451
1   2   3   4   5   6   7   8

Khử trùng bằng clo hoặc các hợp chất của clo


Clo một số hợp chất clo hóa chất khử trùng truyền thống được sử dụng trong khử trùng nước thải y tế. Hiệu quả của quá trình khử trùng bằng clo các hợp chất clo bị tác động nhiều bởi chất lượng nước sau các quá trình xử lý. Sử dụng chất khử trùng với liều lượng thấp, thời gian tiếp xúc ngắn trong khi hàm lượng chất hữu trong nước thải còn cao sẽ dẫn đến hiệu quả khử trùng đạt thấp.

Khử trùng chỉ đạt hiệu quả cao khi nước thải chứa <10 mg/lít chất hữu cơ dạng lơ lửng. Ở hàm lượng hữu cao hơn thể sẽ kết hợp với clo hình thành các chất có tính độc hại hơn đối với môi trường.


2
Thông thường, nước thải sau xử lý sinh học được khử trùng bằng clo lỏng, nước javel (NaOCl), hay Canxi hypoclorit (Ca(OCl)2). Clo lỏng được cung cấp từ các nhà máy hóa chất, vận chuyển tới khu xử lý nước thải bằng bình thép chịu áp suất cao. Nước javel có thể được sản xuất tại chỗ bằng các thiết bị điện phân muối ăn. Liều lượng clo hoạt tính quy định như sau:


  • Nước thải sau xử lý cơ học là 10 g/m3.

  • Nước thải sau khi đã xử lý sinh học hoàn toàn là 3g/m3.

  • Nước thải sau khi đã xử lý sinh học không hoàn toàn là 5g/m3.

Việc hòa trộn clo với nước thải được tính toán trên sở lưu lượng nước thải lớn nhất trong ngày. Thời gian tiếp xúc tối thiểu của clo với nước thải trong bể tiếp xúc là 30 phút. Việc hòa trộn clo với nước thải được tiến hành bằng các thiết bị hòa trộn, máng trộn bể tiếp xúc. Vị trí châm clo được bố trí tại gần cửa vào bể tiếp xúc. Bể tiếp xúc được thiết kế để Clo nước thải được xáo trộn hoàn toàn và không lắng cặn.

Bồn lưu trữ clo được chế tạo bởi các vật liệu không bị ăn mòn bởi clo như nhựa PE, composit… Bồn lưu trữ clo được trang bị các thiết bị: cửa thăm, van khóa cấp nước kỹ thuật, cấp hóa chất, xả tràn, xả cặn, xả khí, báo mức nước, khuấy trộn học bằng các vật liệu chống ăn mòn bởi clo. Bồn lưu trữ clo đặt tại các nơi không ánh sáng mặt trời, thoáng khí cố định trên bệ. Một trạm tối thiểu có 2 bồn lưu trữ clo.

Phòng hóa chất kết cấu chống động đất, chống cháy. Khu vực bồn chứa hóa chất được xây bờ ngăn nước nhằm hạn chế khu vực bị ảnh hưởng bởi hóa chất trong trường hợp sự cố vỡ bồn. Các phòng kho phòng kỹ thuật được bố trí hệ thống thông gió và thay đổi không khí trong phòng.

Clo hợp chất clo chất khử trùng thể ảnh hưởng đến sức khỏe có nguy rủi ro gây mất an toàn trong sử dụng nên khi sử dụng cần cân nhắc về ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm này.



Ưu điểm:

  • Khử trùng bằng clo là kỹ thuật dễ thực hiện trong hệ thống xử lý.

  • Hiện nay, khử trùng bằng clo mức chi phí thấp hơn so với sử dụng tia cực tím và ozone.

  • Dư lượng clo còn lại trong nước thải có thể duy trì hiệu lực khử trùng.

  • Sử dụng clo khử trùng đáng tin cậy hiệu quả đối với phổ rộng của các sinh vật gây bệnh khác nhau.

  • Clo hiệu quả trong việc oxy hóa một số hợp chất hữu trong nước thải.

  • Khử trùng bằng clo dễ kiểm soát liều lượng thay đổi một cách linh hoạt.

  • Clo có thể loại bỏ hoặc làm giảm bớt mùi trong quá trình khử trùng.

Nhược điểm:

  • Clo dư thậm chí ở nồng độ thấp là độc hại với đời sống thủy sinh.

  • Các loại hình clo dùng khử trùng đều tính ăn mòn cao độc hại. Việc lưu trữ, vận chuyển, xử lý thường có nguy cơ gây ra rủi ro cao.

  • Clo oxy hóa một số loại chất hữu trong nước thải, tạo ra các hợp chất độc hại hơn (ví dụ như: trihalomethanes [THMs]).

  • Clo làm cho giá trị tổng chất rắn hòa tan tăng lên trong nước thải sau xử lý.

  • Hàm lượng clorua - Cl- tăng cao trong nước thải sau xử lý.

  • Một số loài sinh đã cho thấy sức đề kháng với liều thấp clo, trong đó có kén hợp tử của Cryptosporidium parvum và trứng của giun ký sinh.

  • Tác động dài hạn của các hợp chất clo vào môi trường xuất phát từ quá trình khử trùng nước thải cũng chưa được làm rõ.
  • Khử trùng bằng ô zôn


Ô zôn chất khử trùng tính oxy hóa mạnh hơn clo. Tuy nhiên, ô zôn chất mùi khó chịu độc hại với thể người nồng độ cao. Ô zôn tính khử trùng tốt ổn định hơn clo. Ngoài ra còn khả năng phá hủy các chất kháng sinh còn dư trong nước thải sau xử lý.

Hệ thống khử trùng bằng Ô zôn bao gồm thiết bị điều chế ô zôn thiết bị phản ứng (hòa trộn tiếp xúc ô zôn với nước thải). Hệ thống điều chế ô zôn bao gồm: thiết bị cấp khí, máy cấp điện, thiết bị điều chế ô zôn và các thiết bị làm nguội. Hệ thống phản ứng bao gồm: thiết bị phân phối tiếp xúc, thiết bị xử ô zôn trong khí thải. Nguồn khí cấp để điều chế ô zôn thể không khí hoặc ôxy sạch.

Thiết bị điều chế ô zôn thường được lựa chọn sao cho lượng ô zôn cần thiết để khử trùng nước thải bằng 60 - 70% công suất cực đại của thiết bị. Thiết bị tiếp xúc thường được thiết kế theo dạng bể xây bằng tông cốt thép hoặc bằng thép cấu trúc kín đảm bảo khí thải chứa ô zôn không rỉ ra bên ngoài, chiều sâu mực nước 4 - 6m, thời gian tiếp xúc giữa nước ô zôn 10 - 20 phút. Dung tích bể tiếp xúc được tính toán dựa trên thời gian tiếp xúc lưu lượng nước thải vào giờ thải nước lớn nhất hoặc lưu lượng giờ lớn nhất vào thời điểm mưa đối với trường hợp hệ thống thoát nước chung.

Kỹ thuật xử lý bùn cặn:

Hiện nay, bùn cặn từ các hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm chủ yếu được ổn định, thông hút và đưa ra xử lý bên ngoài bệnh viện. Xử lý bùn cặn có thể dùng phương pháp làm khô bằng thủ công hoặc sử dụng thiết bị chuyên dụng.

  • Các công trình ổn định bùn cặn


Ổn định bùn cặn nhằm mục đích: giảm khối lượng cặn, giảm tác nhân gây bệnh, giảm mùi hôi thối hoặc ngăn ngừa khả năng thối rữa làm cho bùn cặn thành dạng dễ dàng tách nước.

    • Ổn định yếm khí bùn cặn

Ổn định bùn cặn yếm khí đặc trưng bằng sự phân huỷ kỵ khí các chất hữu trong bể kín. Quá trình này diễn ra rất phức tạp có thể phân ra làm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn thứ nhất đặc trưng cho sự hình thành số lượng lớn axit, dấm, chất béo, hydrocacbon ngoài ra còn có: axit cacbonic, rượu, cồn, axit amin, axit sunfuahydric, amoniac. Độ pH giảm xuống <7 nên gọi giai đoạn này là lên men axit - phân huỷ axit, khối lượng bùn cặn phân huỷ ít và có mùi hôi. Giai đoạn này diễn ra nhờ sự hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí như: vi khuẩn dấm, butalic, proiric.

+ Giai đoạn thứ hai đặc trưng bởi sự phá vỡ thành phần của các chất hình thành từ giai đoạn thứ nhất tạo ra khí chủ yếu metan (CH4), CO2, H2 Độ pH tăng lên 7 - 8 vậy giai đoạn này gọi lên men kiềm hay phân huỷ kiềm. Giai đoạn này diễn ra nhờ hoạt động của các vi khuẩn sản sinh khí metan: Methannonbactrium, Methannooceus, Methannosaruna.

Với các trạm xử nước thải công suất vừa nhỏ thường áp dụng kết hợp với ổn định cặn yếm khí trong một công trình như: bể tự hoại, bể lắng 2 vỏ, bể lắng trong kết hợp lên men cặn. Sau khi ổn định bùn giảm về thể tích khối lượng được đưa đi chôn lấp hoặc tiếp tục xử bằng các biện pháp phù hợp khác.

- Ổn định bùn cặn bằng hóa chất

Bùn cặn cũng thể ổn định bằng Clo. Dùng sản phẩm chứa Clo như

Hyoclorit canxi hay clo hơi cho vào dung dịch cặn đã cô đặc để khử trùng, mùi, oxy hoá các chất hữu cơ, ngăn cản quá trình thối giữa diệt trùng. Sau khi trộn cặn với Clo, bắt đầu diễn ra quá trình oxy hoá các chất hữu pH của cặn giảm xuống 2,5 4,5 làm cho các vi sinh vật không sống được ngăn cản quá trình thối rữa (phân huỷ) của bùn cặn. Sau 2 giờ, pH tăng lượng Clo trong cặn giảm đi, pH tăng lên 5,5 - 6.

Ổn định bằng phương pháp này không làm giảm khối lượng cặn cặn mùi Clo. Tốn nhiều Clo tạo ra nhiều sản phẩm phụ của Clo với Hydrocacbon có thể gây hại nên chỉ áp dụng trong những trạm xử công suất nhỏ (<100 m3/ngày đêm).

Ổn định bùn cặn có thể bằng vôi. Vôi cho vào cặn với số lượng đủ để nâng pH của hỗn hợp cặn lên trên 12. Ở môi trường này vi khuẩn không sống được do đó cặn không bị phân huỷ, không có mùi, không gây độc hại. Vôi đưa vào tốt nhất là vôi bột chưa tôi vì giảm được thể tích nước, tăng nhiệt độ lên 55oC để tăng cường quá trình ổn định. Lượng vôi xác định theo thực nghiệm và kinh nghiệm quản lý.

Các phương pháp làm khô bùn cặn:


Làm khô quá trình làm tăng nồng độ cặn bằng cách loại bỏ một phần nước ra khỏi hỗn hợp, làm giảm khối lượng bùn cặn phải vận chuyển giảm thể tích các công trình xử tiếp theo. Nồng độ bùn cặn đã nén thể đạt 2-5% tuỳ theo dạng công trình nén tính chất của loại bùn. Quá trình này làm khô cặn từ quá trình cô đặc và ổn định cặn đến độ ẩm 50-85% với mục đích:

÷ Giảm khối lượng bùn cặn đưa đến nơi tiếp nhận.

÷ Thích hợp để chôn lấp hoặc cho mục đích cải tạo đất.

÷ Làm giảm lượng nước thể ngấm vào trong môi trường xung quanh bãi thải.



÷ Giảm khả năng phát tán mùi và độc tính.

Sân phơi bùn:


Sân phơi bùn một khu đất xốp mặt bằng hình chữ nhật dễ thấm nước, xung quanh xây bờ chắn. Cặn từ bể lắng đợt 1, bùn hoạt tính từ bể lắng đợt 2 hay cặn đã lên men từ bể lắng 2 vỏ, bể tự hoại ... đưa tới sân phơi từng đợt rải thành lớp không dày lắm.

Hình 2.10. Sân phơi bùn

Bằng cách phơi tự nhiên cặn khô thể đạt độ ẩm 75-80%. Tuy nhiên sân phơi bùn chiếm diện tích lớn, khó kiểm soát được mùi. Các vi sinh vật gây bệnh trong bùn cặn thể khuếch tán ra môi trường xung quanh. Nếu sân không mái che thì hiệu quả hoạt động thấp về mùa mưa.

Khi nước ngầm sâu hơn 1,5m đất khả năng thấm tốt thì thể xây trên nền đất tự nhiên, nếu không phải làm nền nhân tạo và có hệ thống thu nước.



  • Làm khô bùn bằng bãi lọc trồng cây:

Bãi lọc trồng cây thể được áp dụng để làm khô bùn thải. Bãi lọc trồng lau sậy khả năng hấp thu nước qua dễ cây thoát hơi nước qua lá. Đây một phương pháp làm khô đơn giản, hiệu quả, thời gian loại bỏ bùn khoáng thể lên đến 10 năm.

  • Làm khô bùn bằng các thiết bị cơ khí:

Để giảm bớt diện tích đất xây dựng cũng như khắc phục hạn chế của sân phơi bùn, thể ứng dụng phương pháp làm khô học bằng quay li tâm hay ép lọc băng tải. Nguyên hoạt động của thiết bị ly tâm tách nước bằng lực ly tâm. Thiết bị ly tâm vốn đầu không cao, chi phí quản thấp. Hệ thống kín không có mùi, chiếm ít diện tích xây dựng. Tuy nhiên nhược điểm chính chất lượng bùn khô ảnh hưởng rất nhiều bởi đặc tính cặn ban đầu, biên độ dao động của độ ẩm cặn lớn (60-85%).

Trong giai đoạn này nước được tách khỏi bùn nhờ trọng lực qua khe hở ở băng tải xuống ngăn thu nước ở dưới. Tiếp đó bùn cặn chạy trên băng tải qua các trục ép với lực ép tăng dần, giai đoạn này nước được tách chủ yếu nhờ lực ép của các trục chảy xuống ngăn thu. Kết quả bùn cặn ép cuối băng tải đã giảm độ ẩm xuống 65-85%.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Khu công nghiệp Lai Vu, Xã Lai Vu, Huyện Kim Thành, Tỉnh Hải Dương.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU



- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2015 – tháng 03/2016.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU



- Hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Lai Vu, xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.

- Hiện trạng môi trường nước thải tại khu công nghiệp Lai Vu, tỉnh Hải Dương.

- Phân tích lựa chọn công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp Lai Vu, tỉnh Hải Dương.

- Tính toán hệ thống xử lý nươc thải khu công nghiệp Lai Vu, tỉnh Hải Dương.

- Tính toán chi phí xây dựng công trình và chi phí vận hành.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp


  • Tổng hợp các thông tin về khu công nghiệp: Thông qua báo cáo sản xuất (Quy mô, công nghệ sản xuất), định hướng phát triển của khu công nghiệp.

  • Thu thập thông tin, tài liệu về công tác bảo vệ môi trường: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường, Báo cáo môi trường định kỳ của nhà máy.

  • Khảo sát các thông tin về cơ sở hạ tầng, hệ thống tiếp nhận nước thải của KCN Lai Vu, tỉnh Hải Dương.

  • Thu thập thông tin liên quan đển sự phát triển và phát sinh nước thải, các quy trình, công nghệ xử lý nước thải đang được áp dụng hiện nay ở Việt Nam.

3.5.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Khảo sát, đo đạc, ghi chép mô tả về hiện trạng công trình, hiện trạng, hạ tầng tiêu thoát nước thải.

Để khảo sát đo đạc lưu lượng xả thải thực tế trong thời gian hoạt động của khu công nghiệp. Chúng tôi tiến hành đo đạc ngẫu nhiên 05 lần trùng với thời điểm tiến hành lấy mẫu đánh giá hiệu quả xử lý. Sử dụng phương pháp gián tiếp thông qua xác định tiết diện cống thải và vận tốc dòng chảy. Công thức tính như sau:

Q = A.V


Trong đó:

Q là lưu lượng nước thải (m3/giờ)

A: tiết diện mặt cắt đường ống chứ nước thải (m2)

V: vận tốc dòng chảy (m/giây)

3.5.3. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản

Để đánh giá hiện trạng môi trường nước thải khu công nghiệp. Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên tại 05 thời điểm khác nhau trong thời gian hoạt động sản xuất tại điểm tập trung nước thải dự kiến xây dựng trạng xử lý nước thải.

Lấy 04 mẫu nước mặt thuộc khu công nghiệp bao gồm:


  • M1: Lấy tại sông Lai Vu đoạn qua khu công nghiệp Lai Vu

  • M2: Lấy tại khu vực mương trước khu công nghiệp

  • M3: Lấy tại khu vực dân cư xã Lai Vu

  • M4: Lấy tại khu vực hồ điều hòa của khu công nghiệp Lai Vu

  • Lấy 03 mẫu nước ngầm trong khu vực thực hiện dự án

  • N1: Công ty Tinh Lợi

  • N2: Ban Quản lý khu công nghiệp

  • N3: Khu dân cư Lai vu

Phương pháp lấy mẫu nước thải được thực hiện theo TCVN.... đối với nước thải công nghiệp. Mẫu sau khi lấy được bảo quản tại 4oC và được đem về phòng thí nghiệm phân tích tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Công nghệ Môi trường, Khoa Môi trường – Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

3.5.4. Chỉ tiêu phân tích và phương pháp đo



  • Căn cứ vào đặc trưng nước thải của ngành công nghiệp thực phẩm các thông số được lựa chọn để phân tích bao gồm: pH, Nhiệt độ, COD, BOD, Dầu mỡ, Tổng N và Tổng P.

  • Các chỉ tiêu phân tích được thực hiện theo các TCVN hiện hành. Dưới đây là bảng tổng hợp các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu:

Bảng 3.1. Các thông số phân tích

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Phương pháp phân tích

1

pH

-

Đo nhanh bằng máy đo pH

2

BOD5

mg/l

Phương pháp cấy và pha loãng theo TCVN 6001- 1995

3

COD

mg/l

Phương pháp oxy hóa bằng K2Cr2O7 trong môi trường axit theo TCVN 6491- 1999

4

TSS

mg/l

Phương pháp khối lượng sau khi lọc, sấy mẫu ở nhiệt độ 103- 105oC đến khối lượng không đổi theo TCVN 4560- 1988

5

NH4+

mg/l

Phương pháp chưng cất và chuẩn độ theo TCVN 5988- 1995

6

NO3-

mg/l

Phương pháp trắc quang theo TCVN 6180:1996

7

PO42-

mg/l

Phương pháp trắc quang dùng amoni molipdat theo TCVN 6202- 1996

8

Dầu mỡ động thực vật




Phương pháp xác định tổng dầu mỡ thực hiện theo US EPA Method 1664 Extraction and gravimetry (Oil and grease and total petroleumhydrocarbons)

9

Chất hoạt động
bề mặt




Xác định chất hoạt động bề mặt Anion bằng phương pháp đo phổ Metylen xanh theo TCVN 6622 - 2000

10

Coliform

MPN/100ml

Xác định theo TCVN 6187-1-1996; TCVN 6187-2-1996

3.5.5. Phương pháp tính toán công trình xử lý

Tính toán hệ thống xử lý sử dụng theo công thức của các tác giả.



  • Bộ xây dựng (2008), Thoát nước – mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 51:2008, NXB Xây dựng, Hà Nội.

  • Trần Đức Hạ (2006), Xử lý nước thải đô thị, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

  • Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2006), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

  • Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân (2004), Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp “Tính toán thiết kế công trình”, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Trịnh Xuân Lai (2000), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây dựng, Hà Nội.

3.5.8. Phương pháp so sánh

Chất lượng nước mặt được so sánh với QCVN 08/2008/BTNMT.

Chất lượng nước ngầm được so sánh với QCVN 09/2008/BTNMT.

3.5.7. Phương pháp xử lý số liệu và trình bày kết quả

Sử dụng phần mềm Microsoft excel 2013 để xử lý số liệu và trình bày kết quả nghiên cứu.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU CÔNG NGHIỆP LAI VU, TỈNH HẢI DƯƠNG

4.1.1. Đặc điểm tự nhiên



4.1.1.1. Vị trí, quy mô, tính chất

Khu công nghiệp Lai Vu thuộc địa phận xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; Vị trí quy hoạch có các phía tiếp giáp:

- Phía Bắc, phía Tây giáp đê và sông Rạng;

- Phía Nam giáp Quốc lộ 5;

- Phía Đông giáp khu dân cư xã Lai Vu.

Quy mô tổng diện tích quy hoạch đã phê duyệt 212,8956ha.



Hình 4.1. Vị trí khu côn nghiệp Lai Vu, tỉnh Hải Dương

Trong đó:

+ Tổng diện tích đất được thuê theo Quyết định thuê đất: 192,3174ha;

+ Diện tích hành lang Quốc lộ 5: 2,2275ha;

+ Diện tích hành lang bảo vệ đê: 18,3507ha.

- Tính chất Khu công nghiệp theo quy hoạch đã phê duyệt (năm 2007): Là Khu công nghiệp tập trung bao gồm các nhà máy, xí nghiệp chuyên ngành phục vụ cho ngành đóng tàu. Các xí nghiệp công nghiệp đầu tư sản xuất trong Khu công nghiệp phải có dây chuyền công nghệ tiên tiến, phải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường và phòng chống cháy nổ theo quy định. Do suy thoái kinh tế và các vấn đề liên quan, năm 2015 tính chất của khu công nghiệp được điều chỉnh: Là Khu công nghiệp tập trung bao gồm các nhà máy, xí nghiệp chuyên ngành phục vụ cho ngành đóng tàu; các nhà máy, xí nghiệp thuộc loại hình công nghiệp lắp ráp điện tử, tin học, cơ khí chế tạo, công nghệ kỹ thuật cao, công nghiệp dệt may (bao gồm cả giặt, nhuộm, in) và cụm tổ nhiệt điện (dùng nhiên liệu than) phục vụ dây chuyền dệt, các ngành công nghiệp nhẹ khác, kho ngoại quan,...

Đến nay Công ty TNHH một thành viên KCN Lai Vu đã cơ bản hoàn thành đầu tư bổ sung giai đoạn 1 với tổng vốn 60 tỷ đồng gồm các hạng mục như: các tuyến đường chính, đường vành đai và nút giao với đường 5B, cải tạo cây xanh, hồ điều hòa, hệ thống thu gom nước mặt nhằm phục vụ các doanh nghiệp đầu tư lắp ráp điện tử, tin học, cơ khí chế tạo, công nghệ kỹ thuật cao, công nghiệp dệt may...Tỉnh cũng đã có chủ trương đầu tư giai đoạn 2 nhằm tiếp tục hoàn thiện hạ tầng KCN Lai Vu xong trong năm 2016 với tổng vốn hơn 90 tỷ đồng, gồm các hạng mục chính là xây dựng đường giao thông, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, chiếu sáng...Với tổng diện tích đất của KCN được giao quản lý hơn 212 ha, trong đó 192,3 ha đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.



4.1.1.2. Địa hình

KCN Lai Vu nằm trong đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, có hai mặt sông dốc dần từ Bắc xuống Nam, cao độ khu vực thấp nhất là + 0,62m (từ chân cầu Lai Vu trở về Hải Phòng), cao độ khu vực cao nhất là + 1,69m (sát đường Quốc lộ 5 về phía Hà Nội).



4.1.1.3. Địa chất công trình

Kết quả công tác khoan thăm dò theo báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình của Trung tâm tư vấn khảo sát địa chất và xây dựng Hội địa chất tỉnh Hải Dương đã xác định địa tầng khu vực thực hiện dự án gồm 9 lớp chính như sau:



  • Lớp 1: Lớp đất trồng trọt có chiều dày mỏng, trạng thái không đồng nhất.

  • Lớp 2: Lớp sét màu xám vàng loang nâu đỏ. Lớp phân bố ở tầng nông, đất có trạng thái dẻo mềm, kết cấu chặt vừa, cường độ chịu tải trung bình
    RH = 1,3 kg/cm2.

  • Lớp 3: Lớp bùn cát pha, chiều dày lớp tương đối lớn, đất có kết cấu kém chặt, cường độ chịu tải nhỏ RH = 0,37 kg/cm2.

  • Lớp 4: Lớp bùn sét, chiều dày lớp tương đối lớn, đất có kết cấu yếu, cường độ chịu tải rất nhỏ RH = 0,52 kg/cm2.

  • Lớp 5: Lớp cát pha, chiều dày lớp tương đối lớn, đất có kết cấu kém chặt, cường độ chịu tải nhỏ RH = 0,9 kg/cm2.

  • Lớp 6: Lớp sét màu xám trắng, chiều dày lớp tương đối lớn, đất có kết cấu chặt vừa đến kém chặt, cường độ chịu tải trung bình RH = 1,15 kg/cm2.

  • Lớp 7: Lớp bùn sét, chiều day lớp tương đối lớn, đất có kết cấu rất yếu, cường độ chịu tải nhỏ RH = 0,5 kg/cm2.

  • Lớp 8: Lớp sét màu nâu xám loang trắng, lớp phân bố ở sâu, đất có trạng thái dẻo chảy, kết cấu kém chặt, cường độ chịu tải nhỏ RH = 0,8 kg/cm2.

  • Lớp 9: Lớp cát hạt nhỏ đến hạt trung, lớp phân bố ở sâu, đất có trạng thái bão hòa nước, kết cấu chặt trung bình, cường độ chịu tải nhỏ RH = 1,2 kg/cm2.

4.1.1.4. Khí hậu

a- Gió

Hải Dương là tỉnh chịu ảnh hưởng của gió mùa. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (mùa khô) chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa mưa), chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam.

Mùa đông gió thường thổi tập trung ở hai hướng: Bắc - Đông Bắc và Đông - Đông Nam. Trong nửa đầu mùa đông, các hướng Bắc - Đông Bắc trội hơn một chút, nhưng từ tháng 2 trở đi, các hướng Đông - Đông Nam lại chiếm ưu thế. Mùa hè gió thường có hướng Nam, Đông Nam với tần suất 60 - 70%. Gió Tây khô nóng thường xuất hiện vài ngày vào nửa đầu mùa hè và nhìn chung ít ảnh hưởng tới nền khí hậu của vùng.

Bảng 4.1. Tần suất các hướng gió và lặng gió



Tần suất

(%)

Lặng gió

Các hướng gió







Bắc

Đông

Bắc

Đông

Đông

Nam

Nam

Tây

Nam

Tây

Tây

Bắc

Tháng 1

23,0

34,2

3,6

18,8

14,0

1,5

0,2

1,0

3,8

Tháng 2

17,9

30,0

6,0

15,9

23,7

1,8

0,1

0,5

4,2

Tháng 3

22,0

16,9

6,1

21,6

26,5

1,5

0,4

1,2

3,8

Tháng 4

23,1

7,9

3,2

23,0

34,7

3,3

0,8

0,9

3,0

Tháng 5

19,4

8,1

3,5

25,3

33,8

3,6

1,4

1,2

3,6

Tháng 6

15,7

7,2

4,0

21,8

33,2

7,2

2,7

3,4

4,8

Tháng 7

17,9

3,3

3,5

23,1

36,1

7,7

2,0

2,6

3,9

Tháng 8

25,6

8,6

5,4

16,7

23,6

5,8

1,7

3,4

9,2

Tháng 9

33,1

18,8

4,6

12,9

15,7

3,3

0,6

1,6

9,5

Tháng 10

30,2

33,8

5,5

8,8

9,0

2,2

0,6

1,1

8,9

Tháng 11

28,5

35,4

4,7

8,9

10,7

2,2

0,5

0,7

8,4

Tháng 12

27,6

30,6

5,4

12,3

11,9

2,3

0,3

0,6

8,9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm (2014)

Vận tốc gió trung bình tại Hải Dương là 1,6-2,0 m/s.Tốc độ gió trung bình và lớn nhất trong các tháng đo được ở Trạm khí tượng Hải Dương được dẫn ra trong bảng sau:

Bảng 4.2. Tốc độ gió trung bình và lớn nhất

Đơn vị: m/s



Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Trung bình

1,8

1,7

1,7

1,7

1,9

1,8

2,0

2,5

1,6

1,7

1,7

1,7

Lớn nhất

3,5

3,3

3,4

2,9

2,9

2,9

3,3

1,6

2,7

3,6

3,6

3,5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương (2014)

  1. Nắng

Bảng 4.3. Số giờ nắng trung bình

Đơn vị: giờ



TT

Các tháng

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1

Tháng 1

68

70

32

32

2

Tháng 2

49

45

46

59

3

Tháng 3

41

41

42

34

4

Tháng 4

79

80

85

80

5

Tháng 5

195

192

193

158

6

Tháng 6

179

177

176

186

7

Tháng 7

200

203

202

180

8

Tháng 8

186

185

181

104

9

Tháng 9

188

188

190

133

10

Tháng 10

180

182

182

156

11

Tháng 11

155

152

152

122

12

Tháng 12

133

135

132

144

13

Cả năm

1.653

1.650

1.658

1.388

Nguồn: Trung tâm khí tượng tỉnh Hải Dương (2014)

Từ tháng 5 đến tháng 12 là thời kỳ nhiều nắng, trung bình 167 - 202 giờ nắng/tháng. Từ tháng 1 đến tháng 4 là thời ký ít nắng, trung bình 42 - 85 giờ nắng/tháng.



e- Lượng mưa

Bảng 4.4. Lượng mưa các tháng trong năm



Đơn vị: mm

TT

Các tháng

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1

Tháng 1

4

32

33

50,5

2

Tháng 2

11

14

12

150,6

3

Tháng 3

88

22

19

160,3

4

Tháng 4

35

70

45

210,5

5

Tháng 5

110

343

366

363,2

6

Tháng 6

499

168

154

378,9

7

Tháng 7

301

286

401

390,4

8

Tháng 8

163

476

311

415,0

9

Tháng 9

242

88

80

380,5

10

Tháng 10

73

157

149

345,6

11

Tháng 11

51

84

60

150,2

12

Tháng 12

16

31

35

16,9

13

Cả năm

1.593

1.771

1.665

1.682

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương (2014)

Chế độ mưa của khu vực có những đặc điểm như sau:



  • Tổng lượng mưa trung bình hàng năm dao động 1.128 - 1.950 mm. Số ngày mưa trong năm vào khoảng 130 - 140 ngày.

  • Mùa mưa: Kéo dài 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10. Trong mùa mưa tập trung tới 80% lượng mưa cả năm. Lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa, đạt tới cực đại vào tháng 8, khoảng 215 - 305 mm. Các tháng 6, 7, 8 mỗi tháng cũng có lượng mưa trung bình khoảng 154 - 550mm.

  • Mùa ít mưa: 6 tháng còn lại là mùa ít mưa, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình của các tháng này vào khoảng 20 - 40 mm. Tháng có lượng mưa cực tiểu là tháng 1, và 12 với lượng mưa khoảng 5 - 11 mm.

f- Độ ẩm

Độ ẩm không khí trung bình các năm của khu vực Hải Dương dao động từ 81-84%. Độ ẩm trung bình cả năm có xu hướng giảm, từ năm 2012 đến năm 2014 ổn định ở mức 84%. Độ ẩm không khí trung bình các năm từ năm 2012 đến năm 2014 được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 4.5. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm

Đơn vị: %



TT

Các tháng

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1

Tháng 1

71

87

82

81

2

Tháng 2

83

87

84

85

3

Tháng 3

84

86

87

88

4

Tháng 4

85

85

87

87

5

Tháng 5

82

85

85

83

6

Tháng 6

84

80

83

84

7

Tháng 7

80

82

82

85

8

Tháng 8

82

84

83

82

9

Tháng 9

84

82

84

81

10

Tháng 10

83

81

82

82

11

Tháng 11

80

83

82

79

12

Tháng 12

71

82

81

81

13

Bình quân năm

81

84

83,5

83,1


tải về 6.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương