Thiết kế HỆ thống xử LÝ NƯỚc thải khu công nghiệp lai vu, huyện kim thàNH, TỈnh hải dưƠNG


Hình 2.6. Bể hiếu khí truyền thống



tải về 6.54 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích6.54 Mb.
#39451
1   2   3   4   5   6   7   8
Hình 2.6. Bể hiếu khí truyền thống

  • Bể hiếu khí hoạt động gián đoạn theo mẻ

Bể hiếu khí hoạt động gián đoạn theo mẻ (Sequencing Batch Reactor Sau đây viết tắt SBR) kết hợp cả 3 quá trình xử thiếu khí, xử hiếu khí lắng bùn hoạt tính, được dùng để xử BOD nitơ trong nước thải hữu cơ. Số bể SBR tối thiểu là 2.

Trong bể SBR, liều lượng bùn hoạt tính dao động từ 0,5g/l đến 6g/l. Thời gian cấp nước thải diễn ra quá trình thiếu khí từ 1,0 giờ đến 1,5 giờ; thời gian sục khí tiếp theo từ 1,5 giờ đến 5,0 giờ; thời gian lắng, xả nước thải bùn từ 1,5 giờ đến 2,5 giờ. Tổng thời gian một chu kỳ trong bể SBR từ 4 giờ đến 9 giờ. Lượng bùn giữ lại sau mỗi chu kỳ trong bể SBR thường chiếm 20 đến 30% thể tích bể (Trần Hiếu Nhuệ, 2001).

  • Bể hiếu khí thổi khí kéo dài

Bể Hiếu khí thổi khí kéo dài thường dùng để xử BOD, nitơ amoni ổn định hiếu khí một phần bùn. Thời gian thổi khí trong bể hiếu khí ôxy hóa hoàn toàn t (h) phải lớn hơn 4 giờ. Các công trình phía sau bể hiếu khí thổi khí kéo dài để oxy sinh hóa hoàn toàn các chất hữu cơ được thiết kế theo các thông số sau (Hoàng Văn Hệ, Trần Đức Hạ, 2002):

  • Thời gian nước lưu lại trong vùng lắng của bể lắng đợt hai với lưu lượng lớn nhất không dưới 1,5giờ.


  • 5
    Lượng bùn hoạt tính dư chọn bằng 0,35 kg trên 1 kg BOD. Việc xả bùn hoạt tính dư cho phép thực hiện đối với bể lắng và bể hiếu khí khi liều lượng bùn đạt tới 5g/l - 6 g/L.

  • Độ ẩm bùn xả từ bể lắng là 98% và từ hiếu khí là 99,4%.

Hình 2.7. Bể hiếu khí thổi khí kéo dài



  • Mương oxy hóa

Mương ôxy hóa hoạt động theo nguyên lý bùn hoạt tính, được dùng để xử lý nước thải bậc 2 hay bậc 3. Lượng bùn hoạt tính dư là 0,4kg/kgBOD5 – 0,5 kg/kgBOD5, lượng không khí đơn vị là 1,25 mg/mgBOD5 – 1,45 mg/mgBOD5 cần xử lý. Mương ôxy hóa hình ôvan, chiều sâu khoảng 1,0m - 2,0m (Hoàng Văn Huệ, Trần Đức Hạ, 2002).

Mương ôxy hóa làm thoáng trong bằng thiết bị khí như máy khuấy trục đứng hoặc trục ngang, guồng quay,... đặt đoạn kênh thẳng. Hỗn hợp nước thải bùn hoạt tính tự chảy từ kênh oxy hóa sang bể lắng thứ cấp. Bùn hoạt tính từ bể lắng thứ cấp được đưa liên tục vào mương. Thời gian nước lưu lại trong bể lắng thứ cấp bằng 1,5 giờ theo lưu lượng lớn nhất. Bùn tuần hoàn từ bể lắng 2 được dẫn liên tục về kênh.



Hình 2.8. Mương oxy hóa



  • Bãi lọc trồng cây (bãi lọc sinh học ngập nước)

Bãi lọc ngập nước để xử nước thải gồm hai dạng: ngập nước bề mặt và ngập nước phía dưới (bãi lọc ngầm), thường áp dụng đối với vùng đất cát pha và sét nhẹ để xử sinh học hoàn toàn nước thải sau khi đã được lắng bộ. Các bãi lọc ngập nước thường được trồng cây phía trên nên thường được gọi tắt bãi lọc trồng cây.

Bãi lọc được xây dựng trên khu đất bằng phẳng độ dốc không quá 2% mực nước ngầm sâu trên 1,5 m. Bãi lọc ngập nước không được xây dựng trên những khu đất sử dụng nước ngầm mạch ngang cũng như khu vực hang động ngầm (vùng castơ).

Nước thải bệnh viện trước khi chuyển đến xử trong bãi lọc ngập nước phải được xử lý sơ bộ trong bể tự hoại hoặc trong các loại bể lắng sơ cấp khác.



Hình 2.9. Bãi lọc trồng cây



Trên khu đất làm bãi lọc ngập nước trồng các loại cây thân lớp hoặc thân rỗng rễ chùm. Các loại cây hoa được khuyến cáo trồng trên bãi lọc ngập nước để tạo cảnh quan cho bệnh viện.

Hiệu quả xử BOD trong nước thải của bãi lọc ngập nước thể tới 90%, hiệu quả xử theo Nitơ thể tới 60%. Với thời gian lưu thủy lực lớn (từ 7 ngày đến hàng tháng).

Sử dụng hệ thống thiết bị hợp khối đúc sẵn

Do đặc điểm lưu lượng dòng thải không quá lớn nên một số sở nhà máy sử dụng các hệ thống hợp khối chế tạo sẵn để dễ dàng thao tác, lắp đặt vận hành hệ thống xử nước thải. Tuy nhiên, tùy vào từng đơn vị sản xuất thiết bị hợp khối thường chứa từ 1-3 công đoạn xử lý. Hệ thống hợp khối sẽ được giới thiệu cụ thể các chương tiếp theo để dễ dàng thao tác lắp đặt vận hành hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm.

2.3.4. Sau xử lý

Sau xử bước cuối cùng trong quá trình xử nước thải trước khi nước thải được thải ra môi trường tiếp nhận. Trong công đoạn sau xử thể phải sử dụng đến nhiều biện pháp kết hợp. Trước khi khử trùng nước thải, cần thiết phải loại bỏ triệt để các chất hữu lửng còn tồn tại. Khử trùng nước thải từ sở y tế phải được thực hiện, đặc biệt khi nước thải xả vào nguồn nước sông, hồ.

Ngoài ra trong quá trình xử nước thải bằng phương pháp sinh học thường phát sinh một lượng bùn sinh khối, lượng bùn này nhiều hay ít phụ thuộc vào thành phần đầu vào lưu lượng nước thải, bùn sinh khối phát sinh cũng cần có biện pháp xử lý. Lượng bùn thải chứa các tác nhân ô nhiễm cũng cần được xác định và có biện pháp quản lý thích hợp.

Các kỹ thuật khử trùng nước thải:

Nước thải từ nhà máy hoặc từ các sở hoạt động chế biến sau khi đã xử các chất ô nhiễm hữu thường được khử trùng trước khi xả vào nguồn nước. Ngoài ra nếu xử cấp 2 bằng bãi lọc hay hồ sinh học ổn định với thời gian dài (khoảng 1 tháng) thì thể không cần phải khử trùng. Để khử trùng thể dùng các phương pháp sau:



    • Khử trùng bằng tia cực tím;

    • Khử trùng bằng Clo hoặc các hợp chất của Clo (clorua vôi, natri hypoclorid điều chế bằng điện phân);

    • Khử trùng bằng Ô zôn (sản xuất tại chỗ).

  • Khử trùng bằng tia cực tím (Ultraviolet radiation – UV)

Khử trùng bằng tia cực tím chỉ áp dụng đối với nước thải sau khi làm sạch sinh học hoàn toàn hiệu quả hấp thụ tia cực tím của nước thải đạt tối thiểu là 70%. Công suất của thiết bị được lựa chọn dựa trên lưu lượng tính toán giờ phát sinh nước thải lớn nhất với lưu lượng tính toán giờ phát sinh nước thải lớn nhất tại thời điểm mưa trong trường hợp hệ thống sử dụng thoát nước chung. Lượng bức xạ được tính toán nhằm đảm bảo nồng độ coliforms trong nước sau khử trùng phải thấp hơn 3000 MPN/100 mL.

Bảng 2.4. Lượng bức xạ cần thiết để khử trùng bằng tia cực tím



Loại nước thải

Hiệu quả khử trùng (%)

Lượng bức xạ (J/m2)

Sau xử sinh học hoàn toàn

90,0

150 - 200

99,0

200 - 300

99,9

300 - 500

Nguồn: Trần Xoa và Nguyễn Trọng Khuông (2006)

Máng tiếp xúc khử trùng bằng tia cực tím được thiết kế bằng tông cốt thép, số đơn nguyên xác định tùy theo công suất trạm xử nhưng tối thiểu 2 đơn nguyên. Mỗi đơn nguyên cần được trang bị tối thiểu 2 module đèn tia cực tím. Đèn cực tím khả năng phát xạ 90% sóng UV tần số 260 nm, công suất mỗi đèn không thấp hơn 26,7 UV-W. Các loại đèn thường được chế tạo dạng ống chiều dài 0,75m - 1,5 m, đường kính 1,5cm - 2,0 cm. Đèn được bố trí cố định theo module. Các đèn trong từng module được lắp đặt song song với nhau, khoảng cách giữa tâm đèn 6,0 cm. Mỗi đèn được đặt trong ống lồng bằng thạch anh độ dày 1mm, khả năng truyền qua tối thiểu 90% lượng phát xạ tia cực tím tại bước sóng 260 nm.



Thiết bị phát tia cực tím bao gồm:

  • Tủ điện điều khiển phân phối điện trung tâm tới các module đèn tia cực tím và các thiết bị báo động;

  • Hệ thống đèn báo hiệu và quan trắc cường độ sóng UV;

  • Hệ thống gạt rửa các bóng đèn tia cực tím;

  • Hệ thống quản lý và điều khiển mức nước;

  • Hệ thống các tấm kính chắn an toàn và thiết bị ngăn ngừa ảnh hưởng sóng UV.
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương