Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ


Câu truyện ngụ ngôn, hài hước: “Thầy Bói sờ Voi”



tải về 2.02 Mb.
trang6/31
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích2.02 Mb.
#9077
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   31

Câu truyện ngụ ngôn, hài hước: “Thầy Bói sờ Voi”

Năm ông thày bói, đeo kính dâm được người ta dắt đến, vì các ông đều mù, lần lượt từng ông một, để “sờ” voi, rồi diễn tả cảm nghĩ: voi là con vật như thế nào. Sau khi mỗi ông được sờ kỹ càng một lúc lâu thì người ta dắt các ông lại “hội nghị” để cùng nhau chia sẻ, bàn luận và phát biểu cảm tưởng. Ông thứ nhất sờ vòi, thì quả quyết con voi “nó thun như con đỉa vĩ đại”; ông sờ ngà thì bảo, “nó nhẵn như đầu đòn xóc”; ông sờ tai voi, lại nói “nó phe phẩy như cái quạt”; ông sờ chân voi thì bảo “nó sừng sững như cột nha”; ông sờ đuôi voi thì bảo “nó tua tủa như chổi phủi bụi”. Ông nào cũng nói mình căn cứ vào “thực nghiệm” và nhận xét riêng của bản thân mình, cho nên mỗi ông đều quả quyết chỉ nhận định của mình, chỉ cảm nghĩ của mình mới đúng, mới là sự thật còn các nhận xét khác đều là sai lầm. Mỗi ông tự nhận mình là” đỉnh cao trí tuệ loài người”! Các ông cãi lộn một lúc lâu, không ai chịu ai cả, lại còn xỉ vả mắng nhiếc nhau thậm tệ là cố chấp, độc tài “đui mù”, “có mắt cũng như không” “ngu như bò” “dại như chó”, “dốt đặc cán mai”. Và khi tức khí đã lên cao cực độ, mặt mũi đỏ gay, thì các ông cầm gậy choảng nhau bể đầu máu chảy lai láng, khiến cho người đứng chung quanh, từ đứa trẻ con, cũng phải vừa buồn cười vừa tội nghiệp cho các ông, đã không có thể nhìn thấy cả con voi, mà chỉ mới “sờ” được có một bộ phận của con voi thật mà thôi, nên vì chủ quan quá khích, vì tự ái, nên đã gây nên nông nỗi này! Bởi vì, chỉ có Chân Lý thật mới Giải Thoát (Veritas liberat) con người khỏi chia rẽ, hận thù, ghen ghét.

Câu truyện ngụ ngôn hài hước này dạy ta một bài học quý giá! Chân lý là sự thật khách quan, không phải là cảm giác, cảm nghĩ chủ quan của mỗi người. Chân lý, nhất là Chân Lý Tuyệt Đối là cái gì cao cả, trí khôn hạn hẹp của nhân loại khó có thể đạt tới được. Muốn tới gần Chân Lý đó, ta cần nhận xét, suy tư của rất nhiều bậc tài ba lỗi lạc trong thiên hạ hợp lại, ta cũng phải có cái nhìn toàn diện, về mọi khía cạnh, cần sự góp ý, bàn luận, chia sẻ của người khác nữa. Sự dung hòa không có nghĩa là “ba phải”, “thế nào cũng được”, hoặc phải hoàn toàn từ bỏ quan điểm, niềm tin của mình, nhưng là “hòa nhi bất đồng”: chấp nhận các quan điểm dị biệt, tôn trọng và cởi mở lắng nghe lập trường của kẻ khác, khiêm nhường học hỏi những cái hay cái tốt của người khác, để giúp ta tiến lại gần Chân Lý hơn. Điều tối kị là: đừng bao giờ dùng võ lực để uy hiếp, hay áp chế bắt người khác phải theo ý kiến riêng của mình hay của bè phái mình. Ngụ ngôn “thầy bói mù sờ voi” cho ta một trận cười thật thích thú ý nhị, nhưng cũng là bài học thâm thúy về việc đi tìm sự thật toàn vẹn, vì chỉ có “Chân Lý mới GIẢI THOÁT” con người khỏi tối tăm và hận thù.

Chương Ba

Nhân Tính

Tìm hiểu Nhân Tính, hay Bản Tính của Nhân Loại, xưa nay vẫn là một mối quan tâm lớn lao! Bởi vì, trước tiên, phải hiểu biết bản tính và ước vọng tự nhiên của con người, rồi mới có thể vươn lên cõi Siêu Nhiên được. Cổ nhân nói: “ Biết được “tính “ Người, thì cũng hiểu được Ý Trời”. Những câu thắc mắc căn bản được đặt ra như: Bản tính con người là gì? “Tính” con người tốt hay xấu? Con người tự bản tính có hướng về Siêu Việt không? Nhưng hiểu biết và định nghĩa được bản tính con người, là một vấn đề khó khăn, phức tạp, đã gây ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi trong lịch sử triết lý và tôn giáo Đông-Tây.

Trong Chương Ba này, ta lần lượt tìm hiểu quan niệm về Nhân Tính của các Đạo giáo như Nho giáo, và Phật giáo. Sau đó, ta sẽ bàn về quan niệm Nhân Tính của Thiên Chúa Giáo. Sau cùng, thử so sánh, đối chiếu các quan điểm trên giúp ta nhận thức được những tương đồng và dị biệt về con người, để tìm cách dung hòa, hầu đi đến một tổng hợp đầy đủ hơn về Nhân Tính.

ĐOẠN I . Nhân Tính Trong Nho Giáo

Truyền thống Nho học vẫn đặt con người vào trọng tâm của Triết lý. Ta thử nêu tên mấy nho gia thời danh như Mạnh tử, Tuân tử, Đổng Trọng Thư, rồi trào lưu Đạo học thời Trình Di, và Vương Dương Minh. Những nho gia đó đã đề cao chủ nghĩa Nhân Bản và đã ảnh hưởng rất lớn đối với nền giáo dục về “ Đạo làm Người” của nhiều thế hệ tại miền Á Đông.



A. Nhân Tính theo Mạnh Tử (371-289)

Đối với Nho Học, chữ “Tính” nghĩa là gì? Theo nguyên tự chữ hán “Tính” ( ) gồm hai bộ ghép lại: bộ Tâm ( ) chỉ tâm tình, tâm trí, và bộ sinh ( ) chỉ sự sống, và nòi giống. Do đó, có thể định nghĩa chữ Tính là: bản thể, yếu tính của con Người lĩnh nhận sự sống và các tài năng bởi Trời ban cho .Người cao quý hơn loài cầm thú, thảo mộc, “nhân linh ư vạn vật”, vì biết điều nhân nghĩa, và có ý chí, tự do. Mọi người đều bình đẳng với nhau, vì cùng chung một “Tính” người.: Tứ hải giai huynh đệ”.(27)

Một câu hỏi: Khi người sinh ra, thì “Tính” tốt hay xấu? “Tính” người khuynh hướng về điều Thiện hay về điều Ác? Theo Mạnh Tử:” Nhân chi sơ, Tính bản thiện”, nghĩa là bản tính sơ khai, nguyên thuỷ nơi con người hướng về điều Thiện. Ngay khi mới sinh đã bẩm thụ được bốn nhân đức sơ thuỷ: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí. Nhân là lòng thương người, nhân ái, chính là đạo Nhân trong Nho Giáo. Nghĩa là đầu mối phát sinh sự biết hổ thẹn, biết chê ghét điều xấu. Lễ là tâm tình đầu tiên về sự nhún nhường, nhu mì, đơn giản. Trí là sự khôn ngoan biết phân biệt Phải, Trái.(28) “Cái lòng thương xót người ta đều có, cái lòng thẹn ghét người ta đều có, cái lòng cung kính người ta đều có, cái lòng phải trái người ta đều có. Lòng thương xót là Nhân, lòng thẹn ghét là Nghĩa, lòng cung kính là Lễ, lòng phải trái là Trí. Các điều Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí đều không phải từ bề ngoài nung đúc vào ta, nhưng hẳn đã có rồi mà mình chẳng nghĩ tới đấy thôi. Cho nên nói rằng: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, hễ cầu thì được, bỏ thì mất, được hay mất sẽ có kết quả về công việc làm ra là Thiện hay bất Thiện, cách xa nhau đến gấp hai gấp năm lần, không biết đâu mà kể, như thế là vì không biết khuếch sung cho hết cái tài chất của bản tính vậy”.(29) Mạnh Tử và các đạo gia thích lấy thí dụ về câu chuyện: “Một đứa bé sắp sửa rớt xuống giếng nước”, để minh chứng lòng trắc ẩn, thương người bộc phát tự bản tính hướng thiện của con người, vì không ai nhẫn tâm, dửng dưng đến nỗi khi chợt thấy một em bé đang sắp sửa lăn xuống giếng nước, mà lại không vội vã chạy ngay lại cứu nó! Sự hoảng hốt lo sợ để cứu vớt đứa bé, đó là do “Tính” tự nhiên của con người có lòng Nhân Ái vậy. Vì cho Nhân Tính là tốt tự trong bản thể, nên Mạnh Tử quả quyết rằng: mọi người không phân biệt chủng tộc, giầu nghèo, học thức hay vô học, ai cũng có thể trở thành Hiền Nhân Quân Tử được.

B. Nhân Tính theo Tuân Tử (298-238)

Tuân Tử cũng đồng ý với Mạnh Tử là: mọi người có thể trở nên Hiền Nhân Quân Tử được, nếu người đó muốn. Nhưng cách giải thích về bản tính của con người thì khác với Mạnh Tử.

Theo Tuân Tử, “Tính” của con người là xấu. Bốn nhân đức trên kia, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí không phải do bẩm sinh mà có. Trái lại, “Tính” tự nhiên của con người là ham lợi, tham lam, nhục dục. Do đó, Tuân Tử nhận định rằng: người ta có thể trở nên tốt, nhờ trí khôn thông minh hơn loài cầm thú, lại có ý chí theo đuổi việc tu luyện. Bởi vì, nếu để tự do thả lỏng, lêu lổng, thì một đứa trẻ sẽ không khi nào trở thành người tốt được! Do đó, con người hóa nên tốt, hữu dụng là nhờ sự giáo hóa, giáo dục, nhờ hấp thụ một nền văn minh, văn hóa tốt.

Chính nền giáo dục của Nho Giáo đã đào luyện con người xấu có thể hóa nên tốt được. Những mối tương quan trong xã hội như: Quân-Thần (Vua-Tôi), Phụ-Tử (Cha-Con), Phu-Phụ (Vợ-Chồng), Huynh-Đệ (Anh-Em), Bằng-Hữu (Bạn bè), và năm đức hạnh đi kèm theo là: Thân, Nghĩa, Biệt, Tự, Tín, cần phải được thực hành để giữ cho các tuơng quan đó thêm bền vững và hòa hợp: “ Phụ-Tử hữu Thân, Quân-Thần hữu Nghĩa, Phu-Phụ hữu Biệt, Huynh-Đệ hữu Tự, Bằng -Hữu hữu Tín”, nghĩa là: giữa cha mẹ và con cái phải liên kết với nhau bằng tình thương, thân ái. Giữa vua và dân hay giữa chính quyền và dân chúng cần phải theo đúng sự công bằng, chiếu theo nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân như hiến pháp, và luật lệ quốc gia qui định. Nếu muốn chung sống lâu dài, hòa hợp, vợ chồng cần phải tôn trọng, tín nhiệm nhau, mỗi người đảm nhận và chu toàn các phận vụ riêng biệt dành cho vợ, cho chồng, trong gia đình, đừng dẫm chân lên nhau. Giữa anh chị em, cần có trên kính dưới nhường, tôn ti trật tự, chị bảo em nghe. Trong khi giao du, trong nghề nghiệp làm ăn buôn bán, bằng hữu bạn bè cần tín nhiệm, tin cẩn lẫn nhau.

Nói tóm lại, theo Tuân Tử, mọi qui tắc luân lý, các luật lệ do xã hội lập ra, cốt để giáo hóa con người sống hòa hợp với người khác. Ngoài ra, nghệ thuật như âm nhạc cũng được dùng để cảm hóa con người. Bởi vì, âm nhạc thanh cao sẽ gợi nên tâm tình cao thượng, an vui, còn âm nhạc ẻo lả, hay náo loạn, sẽ khuấy động nhục dục trong tâm hồn.(30) Cũng nên biết: Tuân Tử không tin có Thần Thánh, không tin có hồn thiêng bất tử của ông bà đã chết, nhưng ông vẫn cho việc lễ bái là hữu ích. Ông không tin người đã chết có thể tiếp nhận lễ vật hay lời cầu kinh dâng lên, nhưng ông giải thích rằng: việc gia đình, xã hội tổ chức giỗ ky, ma chay sẽ giúp huấn luyện các đức tính tốt như lòng nhớ ơn tổ tiên, tình nghĩa gia tộc cho con cháu còn đang sống!

C. Nhân Tính theo Đổng Trọng Thư (179-104)

Hai phái “Tính Thiện” do Mạnh Tử chủ trương và”Tính Ác” do Tuân Tử khởi xướng, đã kéo dài cuộc tranh luận giữa các nho gia gần hai thế kỷ. Đến đời Đổng Trọng Thư, một

nho gia lỗi lạc đời Hán, đã đặt lại vấn đề “Nhân Tính”, và tìm giải pháp dung hòa, chiết trung cho hai lập trường đối nghịch trên.

Theo họ Đổng, ông không thể đồng ý với Mạnh Tử mà công nhận lập tức rằng: “Tính Người là Thiện!” Nhưng cần phải biện biệt cho rõ ràng hơn. Ông viết: “Cho nên Tính ví như cây lúa, Thiện ví như hột gạo. Hột gạo ở trong cây lúa, mà cây lúa vẫn chưa toàn là hột gạo. (Cũng vậy) Thiện ở trong cái Tính, mà Tính chưa toàn là Thiện. Thiện và gạo là của người nối Trời mà thành ra ở ngoài, chứ không phải ở trong cái của Trời làm ra. Cái của Trời làm ra có chỗ đến mà thôi. Cái thôi ở trong, gọi là thiên tính, cái thôi ở ngoài, gọi là nhân sự… Nay cái Tính của vạn dân có cái chất mà chưa có cái biết rõ, ví như mắt nhắm tối mờ, chờ tỉnh ra rồi có dạy thì sau mới Thiện. Còn lúc chưa tỉnh, thì không thể gọi là Thiện được. So với mắt lúc nhắm mờ mịt và lúc tỉnh biết, cùng là một lệ. Ta tĩnh tâm và thong thả mà xét, thì hiểu rõ điều đó…”(31) Như vậy, theo ý kiền của Đổng Trọng Thư thì con người mới chỉ có “mầm mống” hướng về sự Thiện do Trời phú bẩm cho, nhưng chưa được bộc lộ ra bên ngoài thành sự thiện hảo thật, vì con người còn cần cố gắng tu luyện nữa! Do đó, mới có Tính Thiện chưa đủ mà còn phải có giáo dục thì con người mới phát triển đến bậc thiện toàn. Họ Đổng nhấn mạnh đến chữ”giáo”,(32) nghĩa là giáo huấn, giáo dục, tôn giáo, đạo giáo . Con người có nhiệm vụ cao quí là hợp tác với Trời để phát huy mầm mống Chân-Thiện-Mỹ tiềm ẩn trong tâm khảm mỗi người. Hơn nữa, Đổng Trọng Thư đã dung hòa được hai lập luận trái ngược về Tính Thiện và Tính Ác. Lập trường của ông vừa giống, nhưng cũng khác với quan điểm của Mạnh Tử. Khi nói:”Nhân chi sơ, tính bản thiện”, thì Mạnh Tử quyết đoán là: Người ta “đã” tốt rồi! Còn Đổng Trọng Thư dè dặt hơn: Người ta “chưa” tốt hẳn đâu! Nhưng còn cần sự giáo hóa nữa thì mới khiến con người thật sự trở nên tốt! Do đó, khi nhấn mạnh đến việc giáo hóa, giáo dục thì ông cũng đã chấp nhận lập trường văn hóa của Tuân Tử. Nhưng đồng thời, ông cũng bất đồng ý kiến với Tuân Tử về vấn đề “Tính Ác” của con người. Bởi vì, nếu từ trong căn bản, con người đã hoàn toàn hư hỏng, hoàn toàn “Ác”: “ Nhân chi sơ tính bản ác”, thì làm sao có thể vun trồng cái ác để thành cái tốt được?(33)

Nói tóm lại, lập luận dung hòa của Đổng Trọng Thư đã giải quyết được sự mâu thuẫn của hai lập trường cực đoan. Ngoài ra, vì chú trọng đến việc giáo hóa, nên Đổng Trọng Thư đã có công thiết lập hệ thống khoa cử để tuyển chọn các bậc nhân tài ra làm việc nước. Nền giáo dục và hệ thống khoa cử này, tại Trung Hoa, đã kéo dài hàng ngàn năm mãi cho tới thời Cách mạng Trung Hoa Dân Quốc. Ngày xưa, Việt Nam và các nước như Nhật, Đại Hàn cũng rập theo khuôn mẫu của hệ thống giáo dục và khoa cử của Trung Hoa.

D. Nhân Tính theo Chu Hi (1130-1200)

Tại Trung Quốc vào thời Trung cổ, các Đạo học gia trong trào lưu triết lý gọi là Đạo Học (Đạo=Chân lý), đã phục hưng triết lý của Mạnh Tử, chủ trương thuyết “ Tính Thiện” của con người. Nhưng các đạo gia cũng khám phá ra nhiều khía cạnh mới, và lý thuyết mới. Hai Môn phái triết học được thành lập: Môn phái “Lý Học”, gồm có hai anh em là Trình Hạo (1032-1085), và Trình Di (1033-1108). Môn phái “Tâm Học” do Lục Cửu Uyên (1139-1193) và Vương Thủ Nhân, tức Vương Dương Minh (1472-1528).



1. Quan Niệm về LÝ và KHÍ

Theo Chu Hi, “Tính” người gồm hai yếu tố: LÝ và KHÍ. Lý là gì? Bất cứ vật gì trong vũ trụ đều có cái “Lý” của nó. Chính cái “Lý” của một vật làm cho vật đó khác với các vật khác. Do đó, cái “Lý” chính là cái làm nên bản tính của vật ấy, thiên nhiên hay nhân tạo. Bởi vậy, ta có thể nói: cái “của loài người là cái làm cho con người khác con vật. Cũng vậy, cái “Lý” của loài cá là cái làm cho con cá khác với con chim. Cái “Lý” của cái bàn là cái làm cho cái bàn khác cái ghế, v.v. Phái Lý Học còn đi xa hơn nữa và cho rằng: cái”Lý” của mỗi sự vật đã có trước khi sự vật ấy thành hình thể, thành đồ vật cụ thể. “Hỏi rằng: Trước khi chưa có trời đất, hết thảy chỉ có Lý, có phải không? _ Rằng: Trước khi chưa có trời đất hết thảy chỉ có Lý. Có Lý ấy, mới có trời đất ấy”.(34) Mỗi vật hiện hữu, thiên tạo hay nhân tạo đều có cái “Lý” của nó. Và tất cả vũ trụ này được coi như một khối toàn thể cũng có cái “LÝ” của nó, tức cái “LÝ” Tột Đỉnh bao gồm hết thảy các cái “Lý” khác trong vạn vật. Cái “Cùng LÝ” tối thượng đó, các Đạo Học gia đặt tên là “LÝ THÁI CỰC”.



KHÍ là gì? Chẳng những mỗi người, mỗi vật đều có cái “Lý”của nó, nhưng cũng còn có “Khí” nữa! Nhà Lý học Chu Hi viết:” Vậy Lý là phần thuộc Hình-nhi-thượng (siêu hình), còn Khí là phần thuộc Hình-nhi-hạ (hữu hình), nghĩa là Lý thì vô hình, mà Khí thì có hình, nhưng cái nọ lẫn cái kia, chứ không bao giờ có cái nọ mà không có cái kia được.(35) Lý là vô hình, vô tượng, tinh ròng, nhưng không sinh hóa được. Còn Khí là phần vật chất, có thể hội tụ, co giãn, sinh nở, nên đã kết thành sự vật cụ thể. Do đó, trong bất cứ sự vật nào, lúc phần Khí bắt đầu hội tụ, thành hình để cấu tạo nên vật đó, thì đồng thời cũng cần phần Lý hiện diện ở bên trong nó.

Xét về cái “Lý”của mỗi người thuộc nhân loại với nhau, thì ai cũng giống như ai, vì cùng chung một “Tính” người cả. Nhưng xét về cái “Khí”, thì mỗi người lại khác nhau, vì khí chất phân ra: khí thanh và khí trọc, hậu và bạc, tốt và xấu. Do đó, người thông minh hay người ngu dại đều mang trong mình cái “Lý” nhân loại như nhau. Nhưng người thông minh thì bẩm thụ cái “Khí” thanh, tức khí chất sáng suốt, minh mẫn, còn người ngu dại bị cái “Khí” ô trọc làm mờ ám trí khôn nên hóa ra đần độn, dốt nát.

Nói tóm lại, theo Chu Hi, Lý và Khí lúc nào cũng đi đôi với nhau, nhưng ông vẫn cho Lý là phần ưu tiên, có trước, và là gốc. Ông cũng nhấn mạnh thêm: chẳng những mỗi sự vật có cái Lý riêng biệt thuộc về loại của nó như ông Giáp, bà Ất đều cùng có cái Lý thuộc nhân loại, mà lại trong mỗi người, mỗi sự vật cũng còn tiềm ẩn chứa đựng Lý Thái Cực nữa. Mỗi người, mỗi sự vật tiếp nhận trọn vẹn Thái Cực trong nó, mà Thái Cực không bị phân chia, chẳng khác nào một mặt trăng lừng lững trên trời phản chiếu xuống muôn ngàn sông, hồ…đâu đâu người ta cũng thấy hình mặt trăng trọn vẹn, mà mặt trăng vẫn không bị chia cắt.(36) Lại nữa, theo Chu Hi và phái Lý Học, thì cái Lý của mỗi người, hay của mỗi sự vật, và cái LÝ của THÁI CỰC thì bao giờ cũng là Thiện. Còn Khí thì có thể là thanh, tốt hoặc là trọc, xấu. Khí chất của con người, hoặc là do Thiên Mệnh phú bẩm cho, hoặc do hoàn cảnh ảnh hưởng đến. Một vấn nạn: Tại sao khi sinh ra, có người thụ lãnh Khí chất tốt, mà có người lại hứng chịu Khí chất xấu? Điều thắc mắc này không được các đạo học gia trả lời rõ ràng. Nhưng mỗi người, nhờ ý chí tự do, vẫn có thể dùng nhân lực và dùng giáo dục mà tu thân tích đức để trở nên người tốt lành, hoàn toàn hơn, như sẽ bàn ở đoạn kế tiếp.

2. Quan niệm Giáo dục của Chu Hi

Như trên đã nhận thấy, theo Chu Hi, Thái Cực chẳng những là tổng hợp tột đỉnh của tất cả các Lý của vũ trụ được coi như một toàn thể, mà đồng thời Thái Cực cũng tự tại ở các cá thể của mọi phạm trù sự vật. Nói cách khác, mỗi vật riêng có cái Lý thuộc về loài của nó, đồng thời Thái Cực, trong toàn thể, là tổng hợp của mọi LÝ, cũng tồn tại trong nó nữa. Do đó, theo các đạo học gia và Chu Hi, Thái Cực ở trong mỗi người, nhưng không được phát hiện sáng láng, vì phần Khí chất của con người che dấu mất, chẳng khác nào viên ngọc quí bị đất bùn bám vào làm dơ bẩn.(37) Bởi vậy, nhiệm vụ và công phu của việc tu thân, giáo dục là cố gắng mài dũa cho “viên ngọc” được sáng chói! Vì lý lẽ đó, Chu Hi đã mượn câu văn của sách Đại Học để thuyết giảng về phương pháp giáo dục và tu dưỡng tính tình. Phương pháp giáo dục này là “khuôn vàng thước ngọc” cho nền học vấn của Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, trong nhiều thế hệ. Phương châm giáo dục đó gồm tóm vào bản văn rút ra từ sách Đại Học, như hai nguyên tắc giáo dục căn bản: a/ “Trí Tri tại Cách Vật’ b/ “Thành, và Kính”.



a. Trí tri tại Cách Vật là gì ?

Câu này trích trong sách Đại Học, nguyên văn như sau: “,..Dục tu kì thân giả, tiên chính kì Tâm, dục chính kì Tâm giả, tiên Thành kì Ý, dục Thành kì Ý giả, tiên Trí kì Tri, Trí Tri, tại Cách Vật.. (Đại Học, tiết 4). Chu Hi và các đạo gia phái Lý học giải thích câu: “Trí Tri, tại Cách Vật” như sau: Trước hết, câu này là phương châm để dạy các học sinh cách thức học hành, mở mang trí thức. Mục đích của việc học là gì? Thưa: là muốn đạt đến (Trí=đến) sự hiểu biết (Tri=biết) sâu xa Cùng Cực, Cùng Lý, tức là cái biết về Thái Cực và do đó, về bản tình của con người. Vì Thái Cực (và cái “Lý” của bản tính con người)ví như viên ngọc đã bị phần Khí chất làm vẩn đục, mờ ám, nên trong việc học hành, tu luyện, phải cố gắng hết sức mài dũa cho viên ngọc quí kia được sáng chói. Ca dao có câu khuyến học:

Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài

Cũng thành vô dụng cũng hoài Ngọc đi!”

Có người thắc mắc về phương pháp này: Làm sao không suy xét thấu đáo (Cách=suy xét cho cùng) về “LÝ” để đạt tới Cùng LÝ, tức Thái Cực, mà lại khởi đầu bằng cách tìm tòi nghiên cứu về các sự Vật,”tại Cách Vật”? Chu Hi trả lời: Sách Đại Học dạy ta, trước tiên, điều tra về các sự vật cụ thể, là vì “Lý” là trừu tượng, rất khó nắm vững được. Do đó, học sinh khi mới bắt đầu đi học, cần quan sát các sự vật hữu hinh, rồi sau mới có thể rút ra những nguyên lý trừu tượng. Nói theo kiểu nhà nho: phải đi từ Hình-nhi-hạ tiến tới Hình-nhi-thượng. Bởi vậy, nhờ tại nghiên cứu về cái cụ thể, mà ta hiểu biết thấu đáo được cái trừu tượng.

Nói tóm lại, càng học hành, nghiên cứu, đọc sách, thí nghiệm, điều tra các sự vật (gọi là Cách Trí= Cách Vật Trí Tri), thì hy vọng ta sẽ khám phá ra cái Cùng Lý, cái Chân Lý, là cái “LÝ” vẫn tiềm ẩn trong ta. Hiểu được cái “Lý” của vạn vật, là ta hiểu được bản tính của ta nữa!(38)

b. Chữ “KÍNH”

Tại sao trong việc tu dưỡng, cần vun trồng đức “Kính”? Kính là gì? Kính là Kính cẩn, nghiêm trang, thận trọng, lo lắng để hết tâm trí, chuyên chú vào việc truy tầm Nguyên Lý của sự vật, tức là cố gắng phát hiện cái Lý Thái Cực như hạt châu báu vẫn ẩn dấu trong thâm tâm ta. Việc dùi mài kinh sử, không phải chỉ để mở mang một mớ kiến thức về khoa học mà thôi, nhưng ta phải nghiêm chỉnh, kính cẩn, chuyên cần đem hết nghị lực ra tìm tòi nguồn gốc của vạn vật. Không phải chỉ học cho được nhiều thứ, nhưng học để đạt tới Chân Lý của vũ trụ, và để tu dưỡng phần đạo đức siêu việt của con người.

Ngoài ra, trong việc tồn tâm dưỡng tính, Chu Hi và các đạo gia cũng đề nghị một phương thức tu luyện gọi là “Tĩnh Tọa”. Tĩnh tọa là ngồi yên, lấy sự kính cẩn mà giữ cái tâm cho sáng suốt để đối phó với các sự vật cho hợp lý”. Chu Hi cũng phân biệt phương pháp Tĩnh Tọa của nho gia khác với “Thiền Tọa” của Phật giáo. “Bên Phật, tọa thiền nhập định là cốt để thu thập cái tâm không cho tản mác ra mọi sự vật, cứ ngồi im lặng không nghĩ ngợi gì cả…”. Hai bên (Thiền sư và Nho gia) cùng đồng ý hoán tỉnh cái tâm, nhưng cái “đạo” (đường lối) thì khác. Phật thì hoán tỉnh cái tâm để thành không-không, mà Nho thì hoán tỉnh cái tâm để khiến nó soi sáng đến các sự lý.(39)

Nói tóm lại, nếu ta kính cẩn, nghiêm chỉnh, chuyên chú suy niệm để truy tầm Đạo Lý, thì thể nào cũng có lúc, ta sẽ đạt tới Chân Lý, ta sẽ đắc ngộ, nghĩa là được “Bất thần Giác Ngộ” (Sudden Enlightenment), tâm trí khỏi còn u mê tối tăm, để viên Ngọc trong ta sẽ sáng chói.



3. Chu Hi đối với Học Thuyết của Mạnh Tử, Tuân Tử

Như đã trình bày ở trên, Đổng Trọng Thư đã có công tìm cách dung hòa hai lập trường đối chọi nhau: “Tính Thiện” của Mạnh Tử, và “Tính Ác” của Tuân Tử. Học thuyết của Chu Hi cũng góp phần vào cách giải quyết mâu thuẫn đó, nhưng dưới những khía cạnh và lập luận khác. Trước hết, Chu Hi phân biệt có Lý và Khí ở trong mỗi sự vật, mỗi người. Lý chính là Tính theo Mạnh Tử, vì Lý luôn luôn là Thiện. Nếu có cái gì Ác, đó là thuộc phần Khí, chứ không thuộc Lý được! Bởi vậy, căn nguyên của Ác là do phần Khí mà ra. Vì Mạnh tử chỉ nói đến “Tính bản Thiện” của con người, tức phần Lý, mà không nói tới phần Khí, nên quan niệm của ông về nhân loại còn thiếu sót.

Chu Hi và môn phái Lý Học đã tiến một bước xa, khi phân biệt nơi con người có hai trạng thái: trạng thái “yếu tính” (essential nature) và trạng thái “hiện hữu” (existential nature). Trạng thái yếu tính, tức là Tính nguyên tuyền, là Lý tưởng, là “Lý”, là “Tính”, thì bao giờ cũng tốt đẹp. Nhưng “Lý” và “Tính” là trừu tượng, thiêng liêng, nên cần phải “đầu thai” (endowment) vào vật chất, vật thể thì mới hiện hữu như ta nhìn thấy được. Do đó, con người chỉ có “Lý” là con người “lý tưởng”, không có thật. Con người hiện hữu, như ta thấy đang sống bây giờ, là con người thật gồm có “Lý” hay “Tính” đã nhập thể với “Khí” (Khí chất), để tạo nên con người cụ thể. Bởi vậy, con người xét theo bản tính (Lý hay Tính) thì Tốt, nhưng xét theo hiện hữu thì vì có ý chí tự do, nên có thể trở thành tốt hay xấu được! Khi Chu Hi và các nhà Lý Học phân biệt được hai trạng thái của con người: con người lý tưởng và con người hiện hữu, thì Triết Lý Trung Hoa đã tiến một bước lớn vậy!(40)

E. Nhân Tính theo Vương Dương Minh
(1472-1528)

Theo Lịch Sử Triết Học Trung Quốc, như trên đã trình bày, Chu Hi và phái Lý Học chủ trương: Thực tại gồm hai thế giới (giống như triết học của Plato), một thế giới trừu tượng, lý tưởng, và một thế giới cụ thể. Nhưng Lục Cửu Uyên (1139-1192), cho rằng chỉ có một thế giới mà thôi: đó là “TÂM”. Do đó, ông lập ra Môn phái gọi là Tâm Học. Sau này, lý thuyết Tâm Học đã được phát huy thành hệ thống, nhờ có nhà đại nho, văn võ kiêm toàn, đời nhà Minh, là Vương Thủ Nhân, tức Vương Dương Minh (1472-1528). Sau đây, lần lượt, ta sẽ tìm hiểu: ý nghĩa của chữ Tâm là gì? Quan niệm của Ông về Nhân Tính thế nào? Và Ông đã cắt nghĩa Sách Đại Học để áp dụng vào việc tu dưỡng làm sao?



1. Quan Niệm về TÂM

Đối với phái Tâm Học và Vương Dương Minh, thì chỉ có Một Thế Giới là “TÂM” mà thôi! Vậy Tâm là gì? Trong con người, cái gì gọi là Tâm? Vương Dương Minh định nghĩa chữ Tâm:” Tâm không phải là một khối huyết nhục. Phàm chỗ tri giác là Tâm. Như tai mắt biết nghe biết trông, tay chân biết đau biết mỏi. Cái tri giác đó là Tâm vậy (Ngữ lục, III). Cái Tâm của người ta thiêng liêng sáng suốt, vạn lý vạn sự đều căn bản ở đó cả”.(41) Do đó, ý nghĩa chữ Tâm ở đây không có nghĩa vật chất, và thường được dịch sang Anh ngữ là”Mind”, tức là Tâm Thần, Tâm Linh (Spirituality), hay Tâm Thức (Consciousness).”Từ cái” Tâm” của con người, ta biết được rằng trong Trời và Đất chỉ có Một Tâm Linh hay Tâm Thức. Vì phần thân xác, mà con người đã tự gián cách khỏi cái toàn thể. Tâm Linh hay Tâm Thức của tôi làm chủ Trời và Đất, quỉ thần, vạn vật..Nều Trời, Đất, quỉ thần và vạn vật tách khỏi Tâm Linh hay Tâm Thức của tôi, thì không còn Trời Đất, quỉ thần, vạn vật nữa. Và nếu Tâm Linh hay Tâm Thức của tôi mà gián cách khỏi Trời Đất, quỉ thần, vạn vật, thì nó cũng không còn nữa! Bởi vậy, hiện thực, tất cả là một thân thể, không thể tách rời khỏi nhau được”.(42)

Tất cả vũ trụ này là một Toàn thể Tâm linh, trong đó chỉ có một thế giới, đó là thế giới cụ thể hiện hữu mà chúng ta đang cảm nghiệm thấy. Ngoài ra, không còn có chỗ nào dành cho thế giới trừu tượng, lý tưởng, “Lý” kia mà Chu Hi vẫn thường nói tới. Do đó, theo Vương Dương Minh, “Tâm” là “Lý” mà “Lý” là “Tính”, tất cả chỉ là Một. “ Tâm tức là Đạo, Đạo tức là Trời, biết Tâm thì biết Đạo và biết Trời”. Nói tóm lại,” Vương Dương Minh thuỷ chung theo cái thuyết “Thiên Địa Nhất Thể” và lấy cái nghĩa “Nhất dĩ Quán chi” của Khổng tử làm căn bản cho sự học của mình”.(43)


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 2.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương