Theo thống kê của tổ chức y tế Thế giới (who), tỉ lệ nhiễm lao hiện nay chiếm 1/3 dân số thế giới. Hàng năm có thêm khoảng 9 triệu người mắc lao mới và có khoảng 3 triệu người chết vì lao



tải về 0.66 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu26.08.2017
Kích0.66 Mb.
#32784
1   2   3   4   5   6   7   8   9

1.2. VI KHUẨN LAO

1.2.1. Đặc điểm phân loại


Vi khuẩn lao thuộc giới Bacteria, ngành Actinobacteria, bộ Actinomycetales, phân bộ Corynebacterineae, họ Mycobacteriaceae, giống Mycobacterium [75].

Tên khoa học của vi khuẩn lao là: Mycobacterium tuberculosis

Các chủng vi khuẩn thuộc giống Mycobacterium được chia làm hai nhóm:

+ Mycobacterium tuberculosis complex (MTBC) gồm: M. tuberculosis, M. bovis, M. africanum, M. Microti. Trong đó M. tuberculosisM. bovis gây bệnh lao điển hình.

+ Mycobacterium other than tuberculosis (MOTT) gồm: M. avium, M. ortuitum, M.govdovac, M. kansasii… Nhóm này không gây bệnh lao [33, [58, 61].

1.2.2. Đặc điểm cấu trúc

1.2.2. 1. Cấu trúc hình thái


Vi khuẩn lao được phát hiện bởi Robert Koch khoảng 100 năm trước đây. Trực khuẩn lao có hình que, kích thước 2-3 µm, dầy 0,3 µm. Nhuộm Ziel-Nellsen trực khuẩn lao bắt màu đỏ thẫm, không bị cồn và axit làm mất màu fucsin, do vậy chúng được gọi là trực khuẩn kháng cồn, kháng toan (acid fast bacilli-AFB). Dựa vào đặc điểm này có thể giúp phát hiện vi khuẩn lao trong các mẫu bệnh phẩm bằng cách soi AFB. Một số giả thiết cho rằng mức kháng với axit là do độ dài của các chuỗi axit mycolic. Trực khuẩn lao duy trì tính kháng axit trong dịch huyền phù trong một khoảng thời gian rất dài ngay cả khi có tác dụng của nhiệt. Trực khuẩn lao có khả năng thực hiện tất cả các cơ chế cần thiết để tổng hợp các vitamin, axit amin và các enzyme co-factor thiết yếu cho tế bào [3, 4, 5, 12].



Hình 1.1. Trực khuẩn M. tuberculosis (http://www.textbookofbacteriology.net/tuberculosis.html)



Hình 1.2. Trực khuẩn M. tuberculosis sau khi nhuộm Ziehl – Nielsen (http://www.textbookofbacteriology.net/tuberculosis.html)

1.2.2.2. Cấu trúc thành tế bào

Thành tế bào của Mycobacterium tuberculosis có cấu trúc đặc biệt, chia thành 4 lớp:




1- Lipid ngoài

2- Axit mycolic

3- polysaccharides (arabinogalactan)

4- peptidoglycan

5- màng sinh chất

6- lipoarabinomannan (LAM)

7- phosphatidylinositol mannoside

8- Khung thành tế bào


Hình 1.3. Cấu trúc thành tế bào của vi khuẩn lao (http://commons.wikimedia.org/wiki/Image:Mycobacterial_cell_wall_diagram)

Lớp ngoài cùng có cấu trúc peptidoglycolipid, đây là lớp chỉ thấy ở vi khuẩn lao, phát triển trong tế bào có tác dụng tăng cường như một lớp áo giáp cho các vi khuẩn nằm trong tế bào chống chịu các enzyme phân giải từ các lyzozyme của tế bào. Khi phát triển trong môi trường nuôi cấy lỏng hoặc trong đại thực bào, M. tuberculosis tích lũy một capsule giả không bám. Thành phần của capsule này chứa protein, polysaccharide và lượng nhỏ lipid. Cấu trúc của capsule có thể bung ra bên trong các đại thực bào. Màng tế bào của vi khuẩn lao gây bệnh hầu như giống với màng của các Mycobacterium trong cùng một giống, bao gồm cả các Mycobacterium không gây bệnh.

Lớp tiếp theo được tạo nên bởi sự liên kết giữa các axit mycolic và các chất lipit phức tạp. Đây là lớp tạo nên độc tính của vi khuẩn lao, làm tăng khả năng chống thấm nước của thành vi khuẩn, chống lại sự hủy diệt của đại thực bào và các tế bào miễn dịch [1]. Gắn với peptidoglican là một poysaccaharide phân nhánh và arabinogalactan, đầu ngoài của các phân tử này được este hóa với axit béo có khối lượng phân tử cao là axit mycolic. Các axit mycolic được sắp xếp theo tính đặc hiệu loài nên có thể xác định loài Mycobacterium bằng sắc kí lớp mỏng, sắc kí lỏng hiệu năng cao và sắc kí khí lỏng [57]. Các axit mycolic đặc hiệu của M. tuberculosis là alpha - keto và mythoxymycolate chứa 76 đến 82, 84 đến 89 và 83 đến 90 carbon. Lớp ngoài của thành tế bào có các phân tử lipid tự do như phthiocerol dilycoserosates (PDIM), phenolic glycolipids (PGL), trehalose-containing glycolipids và sulfolipids (SL). Xuyên qua toàn bộ lớp màng là những glycolipid như phosphatidyl- myoinositol mannosides, lipomannan (LM) và lipoarabinomannan (LAM) được đính vào màng sinh chất và mở rộng ra bên ngoài thành tế bào, trong đó LAM có tính đặc hiệu loài. Thành tế bào Mycobacterium chứa các protein nằm rải rác, một vài protein này tham gia vào cấu trúc thành tế bào, các protein porin hình thành các kênh ưa nước cho phép vận chuyển tích cực các chất tan trong nước thông qua lớp axit mycolic [58, 67].

Lớp thứ ba gồm các peptidoglican liên kết với đường arabinose và các phân tử axit mycolic tạo nên bộ khung định hình cho vi khuẩn, đảm bảo cho vi khuẩn có độ cứng nhất định. Thành tế bào của Mycobacterium có cấu trúc phức tạp với các thành phần hóa học và nhiều liên kết chéo bất thường, mức độ liên kết giữa peptidoglycan ở thành tế bào của M. tuberculosis là 70 đến 80% trong khi ở E. coli là 20-30% [58].

Lớp trong cùng là cấu trúc màng sinh chất có thành phần chủ yếu là các photpholipit. Các photpholipit gồm 2 nhóm, nhóm ưa nước hướng vào bên trong, nhóm kị nước hướng ra phía ngoài vỏ [1]. Màng sinh chất giữ vai trò điều hòa áp suất thẩm thấu giữa tế bào chất và môi trường. Ngoài ra các protein của màng giữ các chức năng khác nhau như protein nhạy với nồng độ của các phân tử trong môi trường , protein truyền tín hiệu đến bộ máy trao đổi chất và bộ máy di truyền trong nguyên sinh chất, các enzyme liên quan đến quá trình trao đổi chất và sinh năng lượng. Các enzyme xuyên màng và tổng hợp màng, tạo vách ngăn trong quá trình phân chia tế bào [3, 4, 12].

M. tuberculosis không được phân loại Gram dương hay Gram âm vì chúng không có đặc tính hoá học này, mặc dù thành tế bào có chứa peptidoglycan nhưng do đặc điểm thành tế bào gắn với các phân tử lipit chứ không phải là protein hay polycharcaride nên M. tuberculosis không được xếp vào nhóm vi khuẩn Gram (+). Trên mẫu nhuộm Gram chúng không giữ lại tinh thể màu tím xuất hiện trong nhuộm Gram. Thành tế bào của M. tuberculosis không thẩm thấu aniline và các chất khác sử dụng trong nhuộm trừ khi chúng được kết hợp với phenol.

Màng của tế bào vi khuẩn lao là một cấu trúc linh động có thể thay đổi khi phát triển hoặc tồn tại trong các môi trường khác nhau. Trong điều kiện thiếu oxi thành tế bào dầy lên. Trong môi trường nuôi cấy axit nhẹ và trong khoang đại thực bào thì sự biểu hiện của các gen mã hóa cho các porin dường như được điều hòa ngược. Trong điều kiện tự nhiên vi khuẩn lao tồn tại 3-4 tháng, trong điều kiện phòng thí nghiệm có thể bảo quản trong nhiều năm. Dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời vi khuẩn lao bị tiêu diệt sau 5 phút, dưới ánh sáng của tia cực tím vi khuẩn lao tồn tại từ 2-3 phút. Ở nhiệt độ 42oC vi khuẩn lao ngừng phát triển, ở 80oC vi khuẩn lao chết sau 10 phút [1, 8].


1.2.3. Đặc điểm nuôi cấy


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương