The universal phonetic framework is functional In honour of Professor Cao Xuân-Hạo (1930-2007)



tải về 438.92 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích438.92 Kb.
#38828
1   2   3   4   5

Tám giọng-thanh của Trung-Quốc nằm chéo với hai chiều tự-do ghi-âm với sáu điệu-ngâm của ta và đó là sự khó-khăn văn-hoá (không chính-trị) rất lớn của người Hoa để ghi-âm tiếng Hoa.

Kết luận: Con-chữ r viết sai ta đã có phép chữa, cho nên công-việc đã xong.

Đây là ta dựng lại được chữ Việt-tự với hai Bảng-vận BV1 và BV2 mà tôi sẽ kê ở dưới.

Ở chương sau tôi sẽ kể cách sửa-sai, đọc-nói từng âm-vị, đọc-ghép các con-chữ ra tiếng và cách viết chữ theo tiếng ta nghe. Chữ Việt-tự viết-sao nói-vậy là công-cụ giảng-dạy cho trẻ em thấy rất dễ là các em đã biết đọc-nói, khỏi phải đánh-vần theo những quy-lệ vô-lý mà các em phải học thuộc-lòng.


II. Nói chậm mà nghe cho kỹ là biết đọc-nói các chữ "viết-sao-nói-vậy".

Bản-tính làm cho ta phải ghi chức-vụ mà không ghi âm : Hai âm-thanh liền không có hưởng-ứng với nhau, nhung hai chức-vụ thì có mà đương-nhiên gây ra tiếng nói của ta. Do đó ta chỉ cần ghi chức-vụ phát-âm các âm-nguyên, các sự luyến-láy sẽ đương nhiên hiện ra

Chữ Việt-tự lập-lại trong ba trang đầu do một sự xuy-xét : Vì Pháp viết tir trong khi ta viết tia, tôi đọc chậm chữ tire theo kiểu Pháp mà xét : Nói ti và giữ cho ti không chết, không cho ti lịm đi trong khi tôi khoan-thai sửa-soạn để nói tiếng re(fr.) = (qn.) thì tôi nghe thấy tiếng tia(qn.), trước khi tôi nói (qn.). Đó là âm i biến đổi khi tôi mở lưỡi ra phía trước để đọc-nói phụ-âm r . Tôi ghi với chữ r chức-vụ biến-âm. Đây là nhiều khía-cạnh của một hiện-tượng : kia+u = kiêu ; kia+n = kiên ; tia+m = tiêm ; cua+i = cuôi ; đua+i = đuôi ; cưa+i = cươi ; mưa+i = mươi; lưa+n = lươn ; lưa+ng = lương ... Viết âm-biến r là giản-dị hoá nhờ chức-vụ, là ghi nguồn gốc (=chính) thay vì ghi nhiều chi-nhánh (= phụ): i chưa biến ra ê, u chưa biến ô, ư chưa biến ra ơ : Viết âm-nguyên a để chỉ-hướng còn sai hơn nữa, vì a còn xa hơn nữa. Viết âm-biến r là quét sạch các sự u-minh sai-lầm vì các thói-quen phản khoa-học . 6

Ta có quy-lệ đơn-sơ: Đọc theo kiểu-việt một con-chữ khi có âm-thanh đang sống là luyến-láy theo hướng của nó, nguyên-âm hay phụ-âm đểu nói chậm như nhau. Nghe chưa rõ thì đọc chậm thêm. Chậm-rãi đọc-nói các âm-vị ngâm từng chữ, cho nên tập-đọchọc-ngâm mỗi chữ viết: Nói chậm lại là ngâm, ngâm nhanh lên là nói. Chữ r ghi âm-biến và âm phải cắt đi cho nên tia(qn.) là khác tir(fr.). Tiếng ai(qn.) là a+i, i hẹp hơn a, sẽ là âm-biến, trong khi Âu-tây nghe nó là bán-âm (tức là kết-quả của nguyên-nhân biến). Ta lười, ta nhẹ-nhàng nói inghe ra ngay, và ta đọc biến các âm-nguyên phụ-nghĩa.

Đây là chữ Việt viết-sao-nói-vậy đã sống lại.
III. Chữ Việt-tự đã sống lại, ta chỉ cần dạy đọc-nói các âm-vi, đọc-liền mà ngâm sáu điệu-ngâm như hát sáu câu vọng-cổ 7. Các quy-ước kỳ-dị, phản khoa-học để cấp-cứu các sự sai lầm, giảng ra trẻ em càng không hiểu, đã diệt được hết. Không áp-dụng là nhồi sọ con cháu của chúng ta cho đến khi tận thế.

Đây là hai Bảng-vận Việt-tự : BV1 là Bảng-vận số 1, kê các vận sửa-sai a<ă, a<e, u<ü (trừ chữ r).



BV1. ay<ăi ; au<ău, anh<enh ; ach<ech ; uy<ûy = ûi (chọn i là hay hơn)

a

ai,ao,au<ău,ay<ăi

ac, ach

ap

am

an

ang

anh

at

ă≠á

ăi>ay, ău>au

ăc,

ăp

ăm

ăn

ăng

ănh≈enh

ăt

â≠ớ

âi>ây, âu≠ơuȼ

âc≠ơcȼ

âp

âm

ân

âng

ânh≈âng

ât

ơ

ơi,ơaȼ,ơoȼ,ơuȼ

ơcȼ≈âc

ơp

ơm

ơn

ơng

ơnh≈ơng

ơt

e

eiȼ,eo,eu

ec≈ech>ach

ep

em

en

eng

enh>anh

et

ê

êu≈êoȼ,êiȼ

êc≈êch

êp

êm

ên

êngȼ≈ênh

ênh

êt

o

oa,oi

oc

op

om

on

ong

onhȼ≈ong

ot

(q)u

ua,ue,uê,uâ,uơ,ui

uc≈uchȼ

up

um

un

ung

unhȼ≈ung

ut

ô

ôi,ôaȼ,ôoȼ,ôuȼ

ôc≈ôchȼ

ôp

ôm

ôn

ông

ônhȼ≈ông

ôt

i=y

iu,iaȼ,ioȼ,iôȼ

ich≈icȼ

ip

im

in

ingȼ≈inh

inh

it

ư

ưi,ưu

ưc

ưpȼ

ưm

ưn

ưng

ưnhȼ≈ưng

ưt

ûȼ

ûi>uy






















oa

oai,oauȼ

oac, oach

oap

oam

oan

oang

oanh

oat≈uat

oe

oeo

oec≠oech

oepȼ

oemȼ

oen

oengȼ

oenh>oanh

oet≈uetȼ

(q)ua

uai,uao,uau

uac,uach≈uăch

uap

uamȼ

uan

uang

uanh

uat

(q)uăȼ

uăi>uay

uăc,uăch

uăp

uăm

uăn

uăng

uănh:uenh

uăt



uâi>uây

uâc

uâpȼ

uâmȼ

uân

uângȼ

uânhȼ

uât















uơn










ue

ueo







uemȼ

uen

uengȼ

uenh≈uănhȼ

ư



uêu

uêc

uêpȼ

uêmȼ

uên

uêngȼ

uênh≈oênhȼ

uêt

uy<ûi

uyu<ûiu

uych<ûich













uynh<ûinh

uyt<ûit

Bảng vận số 2 ghi riêng một sự nhầm-lẫn duy-nhất mà gây tai-biến ở mọi nơi : r bị lộn ra a, ô, ơ, ê, trong hơn một phần mười của các tiếng việt, làm cho không còn ai nhận ra được nữa một sự-việc giản-dị, một bản-chất thiên-nhiên dễ hiểu và quá đẹp của tiếng Việt.

BV2 là Bảng vận số 2 : r bị lộn ra a, ô, ơ, ê, sửa-sai là viết lại chữ r.

oo




ooc










oong




oot

ôô<ôr
















ôông<ôrng







ua

ua chỉ đúng với chữ q đi trước, đã kê trong bảng BV1, không kê thêm ở đây







ȼ

uôi

uôc

uôpȼ=urpȼ

uôm

uôn

uông

uônhȼȼ

uôt

ưa<ưr

























ươȼ<ưr

ươi<ưri,ươu<ưru

ươc<ưrc

ươp<ưrp

ươm<ưrm

ươn<ưrn

ương<ưrng




ươt<ưrt

ia

























ȼ

iêu

iêc

iêp

iêm

iên

iêng

iênhȼ

iêt

ȼ

yêu










yên







yêt

uya<üir




uycȼ<üircȼ

uyêpȼ




uyên>uirn







uyêt<üirt

Tôi viết bé hoặc không kê lại các vận viết đúng hay không sai chữ r, đã kê trong bảng BV1.

Ví-dụ sửa sai ra chữ sau, đọc theo chức-vụ: cauău, quaa, quanan, quangang, quátát, quơơ, quấtt, quânân, quaiai, quayăi, quâyâi, anh<enh, quanhenh≈cuănh, quítít, hoa, noa, hoi, huênh-hoang, Huế (âm-nguyên không đậm đọc là âm-biến).

Ta thấy lạ vì thói-quen, ví như ay = ai (vì i = y ) thì ay phải đọc là aiquay = qu+ay = qu+ai phải đọc là qu+ai, không thành ra quay(qn.). Chữa ay< ăiquay = qu+ay < qu+ăi rồi thì đọc ghép là xong



Viết-sao không nói-vậy là do ông de Rhodes viết lẫn dạy sai. Viết-sai nói-láo không là bản-tính của ta. Cắt mảnh ti+ếng Vi+ệt Qu+ốc mà đọc ghép là ta có câu ngoại-lai quái-đản: ti+ếng Vi+ệt Qu+ốc (xin độc-giả đọc thử). Cho nên viết nguyên chữ Quốc-ngữ mà tập đọc như xưa là đọc láo để dựng lại phẩm-chất của "tiếng Việt-Quốc" là ta theo người mù, chịu mù và gieo mù.

Trong các chữ Việt-tự, khi âm-im r không mở đầu âm-tiết ta phải đọc nó là âm-biến r : Luyến nhẹ là đọc ra ngay (xin độc-giả nói tiêntin mà nhận ra rằng sự khác biệt là ta đă biến-đổi rất ngắn âm-nguyên i theo chức-vụ của chữ r). Cái âm-biến r này gây ra sa-số sai-nhầm mà bảng BV2 đã kê riêng. Tất cả các vận (= phần-cuối đọc-được của các chữ Việt-tự) mở đầu bằng một nguyên-âm đều kê không dấu trong bảng BV1. Để có tất cả các chữ Việt-tự, ta viết thêm các phụ-âm ở trước và đề thêm các dấu-ngâm theo Quy-lệ : Đề dấu ở nguyên-âm không biến duy-nhất.


IV. "Chính-trước Phụ-sau" = "Chính-Phụ" là quy-lệ nói để thông-tin. 8

Phép Chính-Phụ luôn luôn áp-dụng : Ta thông-tin bằng sự linh-động luyến-láy của điệu-ngâm, ta thông-tin bằng sự rẽ-hướng của các điệu-ngâm, thông-tin đã đưa, sau chỉ còn là cái-phụ mà ta bỏ lỏng cho nó lịm đi, vì hai lý-do chính-đáng: đỡ mất-công vô-ích (đỡ tổn-thọ = tồn-thọ), và cho thính-giả dễ nhận ra cái thông-tin sau : Cái phần đưa-tin chính thì nói to, phần theo sau sẽ nói nhỏ.

Sau mỗi âm-tiết, ta im-tiếng trong một khoảng thời-gian ngắn, cho nên nói tiếng việt là ghép những đoạn âm-thanh liên-tục (mỗi đoạn là một tiếng với chức-vụ đưa tin) với những đoạn im-tiếng. Để đưa nghĩa, ta nói các tiếng và ta cũng "nói" các dấu-im ghi bằng lỗ-trống

Quyết-định bỏ dấu nối vì tin rằng dấu-im không thông-tin là sai.

Ta có một thí-dụ cụ-thể khi ta truyền-tin bằng máy điện-tín Morse: Ta dùng hai dấu-im, dấu-im ngắn và dấu-im dài, dấu-im dài để nói rằng ta đã đánh xong một chữ, và ta phân-biệt chữ y (— • — —) và hai chữ n m (— • (im) — —) với một dấu-im dài (mà tôi ghi là (im)).

Tiếng Việt truyền-tin bằng độ dài-ngắn của dấu-im, chứng-minh là hai câu nói sau đây :



người-hát ngâm bài thơ Có người hát-ngâm bài thơ

Tôi nói y-hệt các tiếng trong hai trường-hợp và nói khác nhau hai cái dấu-im: dấu-nối thì tôi im-tiếng thật ngắn, không có dấu nối thì tôi im-tiếng thật lâu9. Không cần giảng-giải, mọi người việt đều hiểu hai cái thông-tin khác nhau. Trong bài này, tôi dùng dấu-nối để thông-tin cho độc-giả hiểu dễ và rõ hơn, không theo tự-điển vì quy-lệ diệt dấu-nối là biến-cố tai-hại về đường ngữ-nghĩa.

Dấu-im ngắn cũng có chức-vụ tương-tự trong điện-tín Morse: Đánh điện dấu-kép (• •) thì ta chêm một dấu-im ngắn, vì nếu ta ấn phím liên-tục trong thời-gian ta đánh hai (dấu •) , thì là ta đã đánh ra dấu (—). Vì thế tôi tin là trí-óc của ta cũng dùng dấu-im để cắt rời âm-thanh ra từng đoạn mà đưa tin.

Máy-tính cũng vậy: Nó đánh-nhịp bằng một cái đồng-hồ nội-thiết, trong mỗi nhịp nó đưa một tin-tức dưới dạng 0 hay 1 (Tây gọi là một bít). Tiếng Việt cũng cắt thời-gian ra từng đoạn bằng dấu-im, trong mỗi đoạn ta nói liên-tục một tiếng. Sự liên-tục là then-chốt để cho ta nhận ra từng tiếng. Nếu ta phát-âm dính-liền hai tiếng, thì óc của người nghe bị rối loạn. Nếu nó không tự-chữa mà nghe ra một cái dấu-im không có trong thực-tế thì nó phải nhận hai tiếng chắp-liền là một tiếng duy-nhất mà nó chưa bao giờ nghe, và nó sẽ không hiểu. Đây là một sự cấm-kỵ cực-để của tiếng Việt khi nói cũng như khi nghe: Ta phải cắt-rời hai tiếng bằng một dấu-im bất-diệt. Nghe một tiếng ngoại-quốc đa âm-tiết, một người Việt (chưa học ngoại-ngữ) sẽ không nghe được rõ các âm-tiết: Casserole(fr.) sẽ phiên-âm là soong, bièrebia, la bièrela-de, aluminiumnhôm, MadameBà Đầm, và ta lại phân-biệt Wagongoong, Wagonnetgoòng, lactase là lắc-tát, morphèmemoóc-phem . Đây là những hiện-tượng thông-thường trong ngôn-ngữ học, kể thêm là lạc-đề với chính-ý của bài này.

Khi đánh-vần tire(fr.), ta sẽ đọc là ti — rơ, dấu-nối "—" là cái dấu-im bất-diệt mà óc của ta đương-nhiên phải đề thêm. Nói nhanh, ta vẫn phát-âm cái dấu-im "— " đó: Theo âu-tây, đánh-vần mà không diệt cái dấu-im bất-diệt là sai, nói gấp đến đâu đi nữa thì cũng chỉ là (ti) (im-tiếng) (). Âu-tây không vướng vì thường nối-liền nhiều âm-tiết 10. Ta thì ta sống với các dấu-im bất-diệt, nhưng thói quen làm cho ta quên rằng nó không bao giờ vắng mặt. Mỗi dấu-im có hai thực-tế đối với ta: nó là một quãng đời-sống của việc nhận-nghĩa và là một khoảng chết của việc phát-âm (ta mở dây-thanh cho nó không rung nữa và vẫn giữ nguyên khối-trống trong miệng). Muốn học nói theo tây-phương, ta phải nói chậm lại mà diệt cho được cái dấu-im bất-diệt trong tầm-thức của ta. Ta phải giữ âm-thanh đang có không chết-đi trong khi ta sửa-soạn mà nói cái âm-vị theo sau: Đó là phương-cách để nói và để hiểu mà tôi đã trình ngay ban đầu, ai đã nói tiếng Việt đều làm được. Sự thực là: Ta biết nghe ngâm-thơ, ta biết nói tiếng Việt, ngâm-nga là nói chậm lại, nói chậm-lại là có nghìn cách, nói chậm-lại như tôi đã trình thì tiếng Việt hiện ra. Tôi không ép thực-tế vì lý-thuyết, thực-tế bắt tôi phải thấy là ngâm-nga như thế thì tiếng Việt hiện ra. Viết "Nói-chậm tiếng Việt""Ngâm-thơ tiếng Việt", là ghi thực-tế của tiếng Việt, của người thông-tin bằng tiếng Việt.
Hiểu Phép Chính-phụ.

Ngữ-pháp Việt là ghép nghĩa, ý chính nói trước để người nghe lĩnh-hội cho nhanh.

Âu-tây phân-tích Con-chóloại-từ Con + danh-từ chó và phân-vân tại sao ta lại nói thừa : Đã là chó thì tất-nhiên phải là con-vật, vậy thì chữ con là thừa. Rõ ràng là ta nói Tôi đi mua chó. Gần như khi họ nói Je vais acheter des chiens hay là I go to buy dogs, nhưng ta không được nói Tôi đi mua ba chó. Ta không dĩ-âu mà suy-xét với các chức-vị ngữ-pháp như là mạo-từ, danh-từ, động-từ (=vị-từ), hư-từ, loại-từ v.v. , vì tiếng việt không có cái gông cứng ngắc của bản ngữ âu-tây. Người ta phải đặt tên để nói, nhưng cái tên không thể thay cho cái nghĩa, và ý-nghĩa đã là chính thì cách gọi phải là phụ. Ta có thể tin ý-nghĩa là quá phức-tạp nhưng đó là do tôi chưa nói rõ ý: Tiếng Việt đưa nghĩa bằng cách ghép khái-niệm. Các chữ : con, cục, thằng, chó, mèo, người, vật, cây... đều là khái-niệm, tức là tính-cách chung của tất cả các phần-tử nằm trong khái-niệm. Con đã là khái-niệm của tập-hợp gồm tất cả các con, thì conbất cứ con nào. Trừ khi trong câu-chuyện dở-dang ta đã biết là con gì và nghe “Tôi mua ba con” là đủ hiểu, còn không, khái-niệm con là quá bao-quát và ta phải hỏi thêm con gì ? Ta nói con rất nhẹ để báo-tin khái-niệm phụ sẽ nói theo ngay và sẽ nói chó mạnh hơn. Ta sẽ nói: “Tôi mua con-chó theo cách viết : nhạt thì nói nhẹ hơn, và dấu nối thì “nói” bằng “tiếng im” ngắn hơn khi không có dấu nối. Rõ là là thông-tin chưa đủ cho nên ta sẽ nói thêm “Tôi mua con-chó vằntrừ khi ta đã nói trước : “Tôi đi-kiếm mua-quà cho con-tôi và” Tôi mua con-chó. (Ta đọc im và ngắn dấu nối và đọc mạnh chữ viết đậm)

Khi ta hiểu các chữ là khái-niệm của các nhóm như là: con, chó, mèo, lợn, bò, cục, hòn, bát, cơm, canh, hoa, lan, cây, thông, cái, bàn, ghế v.v. thì phân-biệt chính-phụ là đương-nhiên: chính là nhóm khái-quát bao gồm các nhóm phụ và ta sẽ nói chữ chính trước, nếu chưa đủ rõ, thì ta nói thêm nhóm phụ, rổi nói thêm nhóm phụ cho nhóm phụ ... Lôgíc của tiếng Việt là đương-nhiên, y như khi ta đề chương sách hay viết các phần mềm của máy tính. Lôgíc của tiếng Trung-quốc hay Mỹ là đi ngược lại, và sẽ có khi không nhất-quán, vì con người suy-nghĩ theo cách đương-nhiên và mọi người đều là con người.

Ta nói 1°- “Tôi mua lợn”; 2°- “Tôi mua ba con” và không thể nói 3°- “Tôi mua ba lợn” và ta hiểu ngay vì sao với phép “ghép khái-niệm” và phép “Chính trước phụ sau”:

Khái-niệm mua bao-quát hơn khái-niệm lợn nói sau để thêm thông-tin tôi không mua gì khác ngoài các con lợn (tức là khái-niệm lợn) cho nên ta nói “Tôi mua lợn”

Tôi nói khiếm “Tôi mua ba con...” vì người nghe đã biết trước là tôi nói về lợn.

Nhưng tôi không nói “Tôi mua ba lợn” vì ta chỉ có một khái-niệm lợn.

Chữ ba cũng là khái-niệm ba, gồm tất cả các tập-hợp có ba phần-tử cho nên ta nói đương-nhiên “Ba mẹ con” và “Ba con-mẹ” vì “mẹ con” là khái-niệm các tập-hợp gồm một người mẹ và các đứa con. Và con-mẹ cũng ghép hai khái-niệm “con” = súc-vật và “mẹ” = khái-niệm mẹ nói chung mà làm ra khái-niệm “các con-mẹ nói chung” để thêm thông-tin cho khái-niệm ba : đây là một tập-hợp với ba phần-tử, và các phần-từ đều là con-mẹ. Chúng ta hiểu dễ dàng như thế vì óc của ta dùng cái lôgíc thiên-nhiên.

Chúng ta nói tự-nhiên : Khái niệm nào quan-trọng thì nói trước và/để sau đó ta không nhắc lại, cho nên các việc phụ (nếu về ý-niệm thời-gian, thì là xảy ra trong khoảng thời-gian mà ta đã báo trước) ta sẽ nói sau như trong câu: “Ngày mai, tôi đi chợ, mua cá nấu cơm”; Nói như thế là nghĩ sao nói vậy : tôi nghĩ đến ngày mai và kể các công-việc tôi sẽ làm theo thứ-tự thời-gian). Nhưng tôi sẽ nói “Tôi đi làm hôm qua, đi chợ hôm nay, ở nhà ngày mai” vì tôi chủ ỷ đến các việc “Tôi làm”. Cái gì nói trước là quan-trọng cho nên ta thường nói khiếm mà tránh đại-từ, vì nói trước đại-từ là quá nhấn mạnh. 11

Các công-trình tìm-hiểu và lý-thuyết-hóa tiếng Việt là rất công-phu, sự hiếu-biểt càng ngày càng tiến từ một trăm năm nay và bài viết rất công-phu của ông

Nguyễn Văn Hiệp : Vài nét về lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việthttp://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=7322&rb06 trình-bày rất rõ sự tiến lên đó.

Các nhà khảo-cứu đã áp-dụng rất kỹ tất cả các lý-thuyết hiện-đại nhất để giảng-nghĩa tiếng Việt, và công-trình của ông Dũng-Vũ: Tiếng việt và ngôn ngữ học hiện-đại. Sơ thảo về cú pháphttp://www.talawas.org/talaDB/pics/talawasNNDungVu181104_1.pdf cũng là một công-trình rất thành-đạt giảng-giải các cách suy-nghĩ mới

Sự bàn-cãi cũng rất gay go, tiêu biểu là bài của Ông Trần Thuần : Về môt qui tắc của Cao Xuân Hạo http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=3294&rb=06 và ta thấy ra sự khó : Ta nói đúng hay không đúng cũng gần như người Anh, ta có lý-thuyết đề giảng-giải cái khác-biệt nhưng nếu ta không biết cả tiếng Anh và tiếng Việt thì có lẽ ta sẽ không hiểu rõ lý-thuyết là ra sao.

Cách nhìn và cách hiểu hoàn-toàn phụ-thuộc vào chỗ đứng và sự quan-tâm của ta. Khi ta đã quen sống với các khái-niệm mạo-từ, danh-từ, động-từ, tĩnh-từ, trợ-từ, bồ-ngữ v.v. thì ta khó hình-dung rằng các câu nói của ta không lập-nghĩa với các khái-niệm Âu-tây đó, tuy rằng ta hiểu ngay các khái-niệm đó vì chúng nó là đương-nhiên : Nếu ta biểt một thứ tiếng có mạo-tự, thì mạo-từ là đương-nhiên, nhưng tiếng ta không có mạo-từ, thì mạo-từ đâu còn là đương-nhiên ? Cho nên hiếu sâu tiêng Việt là biết tại sao ta không dùng mạo-từ, ta không chia động-từ, ta nói khuyết chử-từ v.v. Đến đây ta mới rõ vấn-đề của các cha mẹ có con đi học từ khi còn bé: Các khái-niệm cú-pháp là khó hiểu và khó áp-dụng. Con cháu ta đã hiểu mà không cần cú-pháp. Vậy thì ta nên dạy cú-pháp để nâng cao sự hiếu-biết tiếng Việt của dân Việt vào tuổi nào và bằng cách nào ? 12 Vấn-đề từ-ngữ là quan-trọng theo ý của Hoàng Xuân Hãn trong sách Danh-từ Khoa-học (1941) : Chọn lựa từ-ngữ phải là phục-vụ cho người dân mà không phô-trương sự hiểu-sâu của mình: Tiếng Việt mà đã có những tiếng dễ hiểu thường dùng, thì ta phải dùng cho chuyên-môn, định-nghĩa chuyên-môn cho rõ mà không tạo ra từ-ngữ mà làm cho thường-dân không hiểu mà tự-ti mình không-thể hiểu được. Các câu chuyên-môn không nên nói sấm cho vịt nghe, trong khi ý chính thì ai cũng biết sơ-sơ và biết sơ-sơ vẫn là tốt hơn là không hiểu chi hết. Và làm sao mà đo sự hiệu-nghiệm của cách dạy? Khi các cha-mẹ bình-thường, có học-thức để suy-xét mà không hiếu được từ-ngữ của tiểu-học thì đó là một sự thất-bại lớn của tất cả hệ-thống giảng-dạy: Cha mẹ có khả-năng hiểu mà không hiểu, thì làm sao đứa bé hiểu được, mà cha-mẹ giảng-được. Dạy cho đứa bé không hiểu là tạo ra con vẹt trưởng-thành. Bài báo của ông Nguyễn Tường Tâm : Cao Xuân Hạo và ngữ pháp tiêng việt http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=11384&rb=06 bày tỏ sự khó-khăn và sự mong-muốn của dân ta, và cũng đặt câu hỏi hóc-búa: cách hiểu trước 1975 tại miền nam Việt-nam xem là dễ, mặc-dù rất nông-nổi. Hai bài báo đã dẫn trình-bày rất rõ kho-tàng quý báu và riêng-biệt của tiếng ta mà cách hiểu xưa không đạt được, vậy con đường chung-dung là thế nào ?

Sự lo-âu của mẹ cha có con đi học là thế. Người Việt hiểu tiếng Việt mà không cần biết các lý-thuyết cú-pháp và có phần cú-pháp đặt ra để giảng cách hiểu vì ta đã hiểu. Cách hiểu sâu sắc là của người đã ra công suy-nghĩ, phần chung thì ai ai cũng thường dùng và sẽ nhận ra ngay.

Trong bài nhỏ-bé này, tôi xin nói niềm-tin của tôi : Cách hiểu của tiếngViệt là rất tự-nhiên với các nguyên-tắc: Chính-trước phụ sau, Nói khiếm được thì không nói thừa và dùng sự nói thừa như là lặp-lại v.v. mà đưa thêm thông-tin, tận-dụng sự lời nói phải là chuỗi tuyến-tính theo thời-gian mà đưa thông-tin (chính nói trước, phụ nói sao, việc gì xảy ra trước thì kể trước v.v.), lĩnh-hội theo cấu-trúc đơn-giản nhất : cấu trúc mạch cây (tree graph).


tải về 438.92 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương