The technical procedure for planting, caring, harvesting of Mango in South part



tải về 62.43 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích62.43 Kb.
#21822
TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 487:2001

QUI TRÌNH TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH CÂY XOÀI Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM

The technical procedure for planting, caring, harvesting of Mango in South part


1. Phạm vi áp dụmg:

Quy trình này áp dụng cho cây xoài được nhân giống bằng phương pháp ghép ở các tỉnh phía Nam.



2. Yêu cầu sinh thái :

Vùng trồng xoài phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

2.1. Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình năm từ 150C - 360C.

2.2. Lượng mưa và ẩm độ không khí:

Lượng mưa trung bình từ 1000 mm đến 1200 mm, ẩm độ không khí tương đối từ 55 - 70%.

2.3. Chế độ gió và độ cao:

Vùng trống xoài phải chọn nơi tránh ảnh hưởng trực tiếp của bão, lốc xoáy, gió mạnh trên cấp 4 - đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 12/4 là thời gian cây đang mang trái. Nơi chịu ảnh hưởng của gió to theo các đợt gió mùa hàng năm thì phải bố trí hệ thống cây chắn gió hợp lý trước khi trồng. Độ cao của vùng trồng xoài không được vượt quá 600 m trên mực nước biển.

2.4. Điều kiện đất đai:

Đất trồng xoài phải thoả mãn các yếu tố sau: Độ dầy tầng canh tác ít nhất 1m tính từ mặt đất trồng, có thành phần cơ giới là đất thịt pha cát hay thịt nhẹ với tỷ lệ sét không quá 50%, tơi xốp , mực nước ngầm thấp hơn 80cm. Độ pHkcl đất từ 5,5 - 7,2

2.5. Yêu cầu tưới tiêu:

Hệ thống tưới tiêu phải đảm bảo điều tiết lượng nước cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây xoài tương đương như lượng mưa nêu phần 2.2. Chất lượng nước tưới phải đảm bảo các yêu cầu theo TCVN 5294-95 tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.



3. Thiết kế vườn trồng:

- Nên phối hợp bố trí hệ thống bờ bao (đối với vùng có nguy cơ bị ngập nước) và cây chắn gió sao cho đảm bảo các yêu cầu như sau:

Bờ bao cao hơn đỉnh lũ của trung bình nhiều năm trong vùng

Cây chắn gió chỉ cần thiết cho vườn có quy mô lớn (vài trăm ha), nằm trong vùng không có hệ thống chắn gió tự nhiên.

Làm đất phải được tiến hành ít nhất 1- 2 tháng trước vụ trồng

Khoảng cách trồng cho một số giống trồng như sau:



Giống

Bán thâm canh

Thâm canh cao

Khoảng cách (m)

Số cây/ha

Khoảng cách (m)

Số cây/ha

Cát Hoà Lộc

6 x 6

277

4 x 6

416

Cát Chu

6 x 6

277

4 x 6

416

Xoài Xiêm núm

6 x 6

277

4 x 6

416

Xoài Canh nông

6 x 8

200

6 x 6

277

Xoài Cát Bồ

6 x 8

200

6 x 6

277

- Có thể bố trí 2 hàng cây trên líp theo kiểu chữ chi (hay kiểu dích-dắc). Nếu trồng trên vùng đất phẳng thì bố trí hàng kép ba theo kiểu chữ ngũ

Ngay sau khi chuẩn bị đất và hoạch định kiểu trồng, khoảng cách trồng phải tiến hành các công đoạn như sau:

- Cắm cọc xác định vị trí trồng.

- Mô trồng phải được chuẩn bị ngay sau khi làm đất trên các vị trí đã cắm cọc sẵn...

- Vùng đồng bằng nên áp dụng mô trồng cho từng cây trên líp. Mô trồng được vun từ lớp đất mặt, cao 0,3m-0,4m, đường kính chân mô 1m-1,2m, đường kính mặt mô 0,8m.

- Vùng đất cao phải đào bồn nông, đường kính 2m, sâu 0,3m. Giữa bồn có mô như trên. Lấp đầy bồn chung quanh chân mô bằng các vật liệu hữu cơ (cỏ khô, xác bã thực vật, phân chuồng...)

- Chuẩn bị hố trồng: đào hố trồng đường kính 0,5m, sâu 0,5m ngay giữa mô và phơi đất 1 - 2 tháng trước khi trồng. Hố trồng được lấp đầy lại bằng các hỗn hợp đất mặt phơi khô, phân hữu cơ tỷ lệ 1: 1 (theo thể thể tích) hoặc tối thiểu 20 kg phân chuồng hoai mục/cây. Bón thêm vào hỗn hợp của mỗi cây 500 g Super lân, 100g NPK (20 - 20 - 15), 50g Basudin 10H, 1000g vôi bột.

4. Chọn giống trồng và cây giống.

Các giống xoài được khuyến cáo cho các tỉnh phía Nam là: Xoài Cát Hoà Lộc, Xoài Cát Chu, Xoài Xiêm núm, Xoài Canh nông, Xoài Cát bồ.

Nên có 10% số cây khác giống được bố trí đều trong vườn để tăng tỷ lệ đậu trái.

5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

5.1. Thời vụ trồng: Từ tháng 6 đến tháng 9.

5.2. Đặt cây con: Đào lỗ trồng vừa vặn với kích thước bầu đất của cây giống, dùng dao sắc cắt chung quanh đáy bầu đất để loại bỏ mảnh nilon của đáy bầu đất. Đặt cây giống thẳng đứng vào lỗ trồng, rút bầu nilon ra khỏi lổ, ém đất chặt vừa phải.

5.3. Tưới tiêu nước: Nhu cầu tổng lượng nước trung bình cung cấp cho 1 ha xoài/năm khoảng 11000 m3 kể cả lượng mưa.

- Sau khi trồng: nên che phủ chung quanh gốc cây bằng các loại vật liệu hữu cơ sẵn có như rơm, vỏ đậu... để giữ ẩm và hạn chế bị xói đất khi tưới. Trong mùa nắng tưới 1 - 2 lần/tuần, 20 - 40 lit nước/cây/lần tưới.

- Sau khi thu hoạch: Tưới thường xuyên để duy trì ẩm độ đất khoảng 50 - 60% độ ẩm bão hoà.

- Trước khi ra hoa: Ngừng tưới, giữ đất khô 1 -2 tháng trước khi xử lý ra hoa.

- Sau khi xử lý ra hoa và trong thời kỳ cây mang trái: Tưới liên tục như sau khi thu hoạch.

- Trước khi thu hoạch ngừng tưới 2 tuần trước khi thu hoạch.



5.4. Tỉa cành tạo tán : Thời kỳ xây dựng cơ bản:

- Bước 1: Khoảng 1 -3 tháng sau khi trồng (Khi cây có dấu hiệu bắt đầu đâm chồi mới) cắt ngọn cây cách mặt đất từ 60 - 70 cm. Khi chồi mới hình thành,nên loại bỏ bớt chỉ để lại 3-4 chồi khoẻ mạnh ,phân bố đều trên cây gọi là cành cấp 1

- Bước 2: Khi chiều cao cành 1 từ 60-70cm, cắt ngọn mỗi cành cấp 1 như bước 1. Chỉ để lại 3-4 chồi mạnh khoẻ, phân bố đều trên cành cấp 1 và hướng ra phía ngoài tán gọi là cành cấp 2.

- Bước 3: tương tự như bước 2 để hình thành bộ cành cấp 3,

Thời kỳ kinh doanh: Việc tỉa cành tạo tán trong thời kỳ kinh doanh thực hiện sau mỗi lần thu hoạch bằng cách tỉa bỏ các phát hoa cũ, cành vượt, cành sâu bệnh, …

5.5. Bón phân: Lượng phân bón theo tuổi cây

Tuổi cây

Đạm nguyên chất (N)
(g/cây)


Lân dễ tiêu (P2O5)
(g/cây)


Kali

(K2O)
(g/cây)


Phân hữu cơ
(kg)


1

2

3



4

5

6



7

8

9



10

hơn 10


70

140


210

280


350

420


490

560


630

700


1000-2000

50

100


150

200


250

300


350

400


450

500


500-1000

70

140


210

280


350

420


490

560


630

700


1000-2000

20

30

40



50

60

70



80

90

100



150

150-300


Thời kỳ bón:

- Thời kỳ xây dựng cơ bản: Lượng phân của năm 1 nên được chia đều thành 5-6 lần bón và cung cấp cho cây dưới dạng dung dịch tưới xung quanh gốc cây. Lượng phân của năm thứ 2 cũng nên được chia đều 5-6 lần bón.

- Thời kỳ kinh doanh: Từ khi cây bắt đầu cho trái việc cung cấp phân bón nên tương ứng với các giai đoạn phát triển của cây.

- Lần 1: Bón ngay sau đợt tỉa cành sau thu hoạch, bón 60% lượng N, 60% lượng P và 40% K.

- Lần 2: Bón vào đầu tháng 11: 40% lượng phân lân, 30% lượng phân kali.

- Lần 3: Khoảng 3 tuần sau khi đậu trái: 20% lượng phân đạm, 15% lượng phân kali.

- Lần 4: Khoảng 8-10 tuần sau khi đậu trái: bón hết lượng phân còn lại.

- Tưới đẫm cho cây sau mỗi lần bón phân

- Lượng vôi bón từ 5-8 tạ/ha/năm; Bón vôi vào cuối mùa nắng, rải vôi đều trên mặt đất sau đó cày đất bên ngoài tán cây sâu 20-25cm cho vôi phân tán đều vào tầng mặt. Xới nhẹ sâu đến 5-7cm bên trong tán cây.

- Các nguyên tố vi lượng như kẽm, Boric, Măng-gan, Mô-lip-đen, Đồng… phải được cung cấp hàng năm cho cây dưới dạng phun qua lá 4 lần/năm:

Lần 1: Sau khi thu hoạch, khi đợt trồi mới phát sinh vừa thuần thục, lá đã chuyển sang đậm.

Lần 2: Khi cây đã ra hoa đều, phát hoa dài 10 cm.

Lần 3 và 4: 1 và 2 tháng sau khi đậu trái.

- Nồng độ của dung dịch phun không được vượt quá 0,5% .



5.6 Xử lý ra hoa:

Quy trình điều tiết ra hoa trên xoài có thể áp dụng như sau:

- Tỉa cành và bón phân sau khi thu hoạch như đã trình bầy ở phần trên.

- Tháo kiệt nước trong khoảng giữa tháng 8 - 10.

- Phun KNO3 1%, đều trên tán lá vào khoảng tháng 10.

- Chỉ điều tiết cho cây ra hoa và hoa nở vào thời điểm thời tiết hanh khô ẩm độ không khí thấp (70 - 80%), nhiệt độ cao nhất trong ngày từ 25 - 280C, không mưa.



5.7. Phòng trừ cỏ dại:

Nên diệt sạch cỏ dại trong phạm vi tán cây. Cỏ dại giữa 2 hàng cây nên khống chế ở mức độ phát triển giới hạn bằng cách phun các loại thuốc diệt cỏ không chọn lọc (chẳng hạn thuốc có gốc Glyphosat) định kỳ 4 - 6 tháng 1 lần.

Đối với vườn trên vùng đất cao và có quy mô lớn từ 20 ha trở lên, phải cầy úp cỏ giữa 2 hàng cây ít nhất 1 lần/năm vào đầu mùa khô đề phòng nguy cơ cháy.

5.8. Bảo vệ thực vật trên một số loại sâu bệnh hại quan trọng:

5.8.1. Phòng trừ bệnh hại

- Bệnh thán thư (Colletotrichum gleoesporioides)

Phòng trừ: trong các thời kỳ nhạy cảm (gây hại nặng trong các thời kỳ mưa nhiều, ẩm độ không khí cao, các bộ phận như đọt non và trong các thời kỳ cây nở hoa) nên phun các loại thuốc có gốc đồng như Copper oxychloride (4g/l), Copper hidroxide (2g/l),... định kỳ 2 tuần/lần trên toàn bộ cây, bắt đầu phun từ tháng 6.

Để bảo vệ trái trước khi thu hoạch, phun các loại thuốc như Copper oxychloride (4g/l), Copper hidroxide (2g/l), Mancozeb,...định kỳ 2 tuần lý trái sau khi thu hoạch bằng dung dịch nước nóng 46 - 520C trong 5 - 10 phút và hon/lần vào thời điểm 3 và 5 tuần sau đậu trái báo trái sau 4 - 6 tuần sau khi đậu trái.xử khô trái trước khi đóng bao bì.

- Bệnh đốm đen (Xanthomonas campestris pv. magiferaindicae)

Cắt bỏ và mang ra khỏi vườn, thiêu huỷ những lá bệnh, chồi và cành bị nhiễm bệnh. Hạn chế việc gây thương tích cho cây đặc biệt trong mùa mưa để ngăn chặn sự xâm nhiễm của vi khuẩn gây bệnh vào trong cây.

Phun các loại thuốc gốc đồng ngay sau các trận mưa bão lớn để phòng ngừa bệnh cho cây.

- Bệnh phấn trắng (Oidium mangiferae)

Phòng trừ: trong các thời kỳ: nhậy cảm (thời kỳ nhiệt độ ban đêm thấp - khoảng tháng 11, 12 và tháng giêng, trên các bộ phận như đột non và đặc biệt lưu ý trong thời kỳ cây trổ hoa, trái non), nên phun các loại thuốc có gốc đồng như: Copper oxychloride (4g/l), Copper hidroxide (2g/l),... định kỳ 2 tuần/lần trên toàn bộ cây, bắt đầu từ tháng 11.

- Bệnh nấm hồng (Botryobasidium salmonicolor)

Cắt bỏ và tiêu huỷ các nhánh nhiễm bệnh, phát hiện bệnh sớm và đánh chải vùng bệnh bằng dung dịch thuốc hoá học gốc đồng.

5.8.2. Phòng trừ sâu bệnh hại.

- Rầy bông xoài (Idiocerus niveoparsus)

Sau khi thu hoạch, tiến hành tỉa cắt cành tạo điều kiện thông thoáng để hạn chế sự phát triển của rầy. Phun các loại thuốc khi cần thiết (phát hiện có rầy).

- Ruồi đục trái (Bactrcera và Bactrocera dorsalis)

Một số biện pháp đã được dùng để phòng, trị ruồi đục trái:

Vệ sinh vườn thường xuyên để loại bỏ cây dại trong vườn, thu lượm tất cả những trái bị hại trong vườn đem tiêu huỷ bằng cách đốt hoặc đem chôn sâu ít nhất 15 cm trong đất.

Bao trái: vào 4 - 6 tuần sau khi đậu trái để tránh cho ruồi đẻ trứng trên trái.

Sử dụng thuốc hoá học: Thuốc hoá học thường được dùng để phòng trừ ruồi bằng cách phun phủ toàn cây hoặc tưới vào đất.

- Sâu đục trái: (Noorda alibizonalis):

Thu lượm những trái bị hại đem tiêu huỷ để bỏ nguồn sâu trong trái.

Phun thuốc theo nồng độ khuyến cáo khi thấy sâu trưởng thành xuất hiện.

- Sâu đục cành non (Alcicodes sp)

Cắt và đem tiêu huỷ cành bị chết để loại trừ nhộng.

Phun thuốc theo liều lượng khuyến cáo khi cây ra đọt non.

- Sâu cắn lá (Deporaus marginatus):

Thu dọn các lá bị bệnh trong vườn đem tiêu huỷ.

Phun thuốc khi thấy thành sâu non xuất hiện trong vườn.

Lưu ý:


Tuyệt đối ngừng phun thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 15 ngày trước khi thu hoạch.

5.9. Thu hoạch:

- Ngừng tưới 1 - 2 ngày trước khi thu hoạch

- Thu hoạch trái trong lúc trời hanh khô, mát.

- Thu hoạch trái với cuống dài khoảng 5 cm (để tránh chẩy nhựa vào trái)

- Không để trái tiếp xúc với đất, bụi bẩn,... trước khi đóng gói.

- Chứa trái trong thùng, giỏ tre có lót đệm rơm, giấy để tránh xây xát.



- Không nên chất quá 6 - 8 lớp trái trong dụng cụ chứa

- Vận chuyển trái tránh dằn xốc mạnh và bảo quản trong điều kiện mát khoảng 8 - 150C.

tải về 62.43 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương