THÚC ĐẨy di cư NÔng thôN – ĐÔ thị GÓp phần nâng cao năng suất lao đỘng xã HỘI



tải về 98.84 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích98.84 Kb.
#16114
THÚC ĐẨY DI CƯ NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI.

GS. TS. Nguyễn Đình Cử

Viện Dân số, Gia đình và Trẻ em
Mới đây ILO đưa ra nhận định năng suất lao động của người Việt Nam hiện đang ở mức thấp, chỉ bằng 1/5 lao động Malaysia, 2/5 Thái Lan và 1/15 Singapore. Vì sao lại có thảm trạng nói trên? Bài báo này lý giải một trong những nguyên nhân là cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế của nước ta lạc hậu, tình trạng “tụ đọng” quá lớn dân số, lao động ở nông thôn –khu vực đất chật, người đông, thiếu việc làm, nhiều rủi ro, năng suất thấp. Câu hỏi tiếp theo là: Vì sao lao động lại “tắc nghẽn”ở đây? Bài báo phân tích và chứng minh dòng di dân nông thôn - đô thị yếu ớt chẳng những làm cho quá trình đô thị hóa mà cả quá trình phân công lại lao động theo hướng hiện đại, hiệu quả diễn ra chậm chạp.Câu hỏi cuối cùng là: Vì sao dòng chảy lao động nông thôn – thành thị không được khơi thông?Câu trả lời là, dường như cả dư luận xã hội và các nhà hoạch định chính sách đều không mấy thiện cảm với dòng di cư nông thôn – thành thị, luôn coi nó là tự phát, là làm quá tải cơ sở hạ tầng, gây tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, khó đáp ứng dịch vụ xã hội cơ bản...Chính vì vậy, cho đến nay, các chính sách thường nghiêng về phía hạn chế nhập cư đô thị chứ chưa tạo điều kiện cho quá trình này diễn ra trôi chảy. Dựa trên thực tế Việt Nam và những kinh nghiệm từ Trung Quốc, Hàn Quốc , tác giả luận giải rằng, quan niệm như vậy là không chính xác, tiếp cận như vậy là thụ động và gợi mở sự thay đổi tư duy, chính sách đối với dòng di dân nông thôn – thành thị ở Việt Nam.
1. Tình trạng “tụ đọng” dân số, lao động ở nông thôn dẫn tới năng suất lao động xã hội thấp.

Năm 2013, dân số nước ta có 89.708,9 nghìn người, trong đó 67,81% sống ở nông thôn và 32,19% sống ở thành thị, tương tự các nước thuộc nhóm kém phát triển nhất thế giới. Tỷ lệ dân đô thị ở châu Phi: 40%, thế giới: 50,5%, các nước phát triển nhất là 75,2%, Hàn Quốc 90,2%, Singapore 100%![1].

Quý II năm 2014, trong tổng số 52.839 ngàn người có việc làm thì hơn 47% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Tỷ lệ này ở Singapore: 0,9%![1]. Rõ ràng, Việt Nam đang là đất nước “tụ đọng dân”, “tụ đọng lao động” ở khu vực nông thôn với ruộng đất nông nghiệp bình quân đầu người ít, thiếu việc làm, thường gặp rủi ro và như vậy, đương nhiên, năng suất lao động xã hội rất thấp.

Năm 2012, Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương của Việt Nam là 4.998 USD, trong khi đó của Singapore là 72.724 USD, tức là cao gấp gần 15 lần của Việt Nam. Một trong những yếu tố khiến năng suất lao động của Singapore cao hơn nhiều lần so với Việt Nam là hầu hết (hơn 99%) lao động nước này đã tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp – những khu vực có năng suất cao. Trong khi đó, gần một nửa lao động Việt Nam tập trung vào lĩnh vực nông, lâm, nghư nghiệp vốn có năng suất thấp. Tỷ lệ này cao hơn của Singapore hơn 52 lần, %,[1]!

Sự thật là, gần 30 năm Đổi mới, cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế của nước ta cũng đã chuyển dịch theo hướng hiện đại, tuy rất chậm (Bảng 1).

Bảng 1: Tỷ lệ lao động có việc làm theo nhóm ngành năm 1986 và 2012

Năm

Chỉ tiêu

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

2012

Tỷ lệ lao động

47,07

21,10

31,83

GDP/LĐ (triệu đ)

26,5

123,2

92,4

1986

Tỷ lệ lao động

72,91

13,87

13,22

Nguồn: (1) Số liệu thống kê Cộng hòa XHCN Việt Nam, NXB Thống kê. Hà Nội, 1990. (2) Niên giám Thống kê 1989. (3) Số liệu thống kê lao động, việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996-2005. NXB Lao động-Xã hội. Hà Nội, 2006. 4) TCTK. Niên giám Thống kê 2013. Hà Nội, 2014
Giả sử năng suất lao động của các nhóm ngành kinh tế năm 1986 cũng như năm 2012 thì có thể lượng hóa tác động của riêng sự dịch chuyển này đến năng suất lao động xã hội như sau:

Như vậy, chỉ riêng dịch chuyển cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế (giai đoạn 1986-2012) đã nâng năng suất lao động xã hội lên 1,4 lần!



Rõ ràng, cùng với việc nâng cao năng suất lao động cá nhân, tập thể, ngành, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo lao động của nền kinh tế quốc dân theo hướng hiện đại, cụ thể là chuyển lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ là một phương hướng nâng cao NSLĐ đầy tiềm năng của nước ta.

Câu hỏi đặt ra là: Vì sao Việt Nam chậm chuyển đổi cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế? Và làm gì để đẩy nhanh quá trình này?



2. Di cư nông thôn – đô thị “đóng băng”, đô thị hóa chậm chạp, cơ cấu lao động lạc hậu.

2.1 Việt Nam: Quá trình đô thị hóa chậm chạp

Vào giữa thập kỷ 50 của thế kỷ trước, tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam, Hàn Quốc nhiều nét tương đồng: Cả hai nước vừa đổ nát sau chiến tranh; Đất nước chia làm 2 miền; nghèo nàn, lạc hậu; Dân số lao động tập trung ở nông thôn, mật độ dân số cao,…Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa ở hai nước đã diễn ra rất khác nhau: Hàn Quốc “bùng phát”, Việt Nam chậm chạp, (Bảng 2).



Bảng 2: Tỷ lệ dân đô thị Việt Nam và Hàn Quốc, 1950 -2010

Năm

Tỷ lệ dân số đô thị (%)

VIỆT NAM

HÀN QUỐC

1950

11,6

21,35

1960

14,7

39,1

1970

18,3

50,1

1980

19,2

68,7

1990

20,3

81,9

2000

24,5

88,3

2010

30,4

90,2

Nguồn: + World urbanization Prospectives: The 2009 Revision Population Database.

+ Đại học KTQD và Đại học quốc gia Mokpo Hà Quốc. Chính sách xã hội

đối với di dân nông thôn thành thị. NXB Đại học KTQD. Hà Nội, 2012.
Như vậy, 60 năm qua, tỷ lệ dân đô thị Việt Nam tăng gần 3 lần thì Hàn Quốc tăng khoảng 4,5 lần. Đặc biệt, trong 20 năm, 1970-1990, tỷ lệ này của Việt Nam hầu như “đóng băng” chỉ tăng 2% thì Hàn Quốc tăng 22%!

Lao động đô thị, đương nhiên, tuyệt đại bộ phận sẽ làm việc trong khu vực công nghiệp, dịch vụ, còn lao động nông thôn, chủ yếu là làm nông nghiệp. Do đó, sự bùng phát dân số đô thị Hàn Quốc và sự trì trệ quá trình này ở Việt Nam, dẫn đến biến động tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ - những lĩnh vực có năng suất cao của hai quốc gia này có sự khác biệt rất lớn: Việt Nam, tỷ lệ này thấp và tăng chậm. Hàn Quốc tăng nhanh và đã đạt mức rất cao, (Bảng 3a và 3b).



Bảng 3a: Tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ Việt Nam

Năm

1986

1990

2000

2013

Tỷ lệ (%)

27,09

27,73

34,74

53

Nguồn: (1) Số liệu thống kê Cộng hòa XHCN Việt Nam, NXB Thống kê. Hà Nội, 1990. (2) Niên giám Thống kê 1989. (3) Số liệu thống kê lao động, việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996-2005. NXB Lao động-Xã hội. Hà Nội, 2006.
Bảng 3b: Tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ Hàn Quốc

Năm

1960

1970

1980

1990

2000

2010

Tỷ lệ (%)

63,2

73,1

84,0

91,2

95,4

97,4

Nguồn: Đại học KTQD và Đại học quốc gia Mokpo Hà Quốc. Chính sách xã hội

đối với di dân nông thôn thành thị. NXB Đại học KTQD. Hà Nội, 2012.

Điều này góp một phần giải thích vì sao NSLĐ Việt Nam thấp và NSLĐ Hàn Quốc cao, làm nên “Huyền thoại sông Hàn”, đưa Hàn Quốc trở thành một trong những nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới.



2.2 Việt Nam: Di dân nông thôn - đô thị “đóng băng” – một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình đô thị hóa ở Việt Nam.

Sự gia tăng dân số đô thị và tỷ lệ dân đô thị do 3 yếu tố (hành chính, tự nhiên, cơ học) sau đây:



  1. Quyết định hành chính mở rộng địa giới đô thị

  2. Tăng tự nhiên của khu vực đô thị (số sinh - số chết)

  3. Di cư từ nông thôn ra đô thị

Kinh nghiệm Hàn Quốc cho thấy: Sự tăng trưởng đô thị của đất nước này chủ yếu do “Di cư từ nông thôn ra đô thị”. Đặc biệt, thời kỳ (1970-1990) dòng di cư này đóng góp đến 65%! Trong khi thế giới chỉ khoảng 30% (Bảng 4).

Bảng 4: Tỷ lệ đóng góp của di cư “nông thôn-đô thị” cho tăng trưởng dân số đô thị.

Đơn vị :%

Năm

1950-1960

1960-1970

1970-1980

1980-1990

1990-2000

2000-2010

Hàn Quốc

55,9

61,15

65,31

64,82

61,3

52,89

Thế giới

45,82

24,94

28,73

33,96

37,75

43,33

Nguồn: Đại học KTQD và Đại học quốc gia Mokpo Hà Quốc. Chính sách xã hội

đối với di dân nông thôn thành thị. NXB Đại học KTQD. Hà Nội, 2012.
Hàn Quốc là quốc gia “đất chật, người đông”. Ngay từ năm 1950, mật độ dân số đã là 191 người /km2, năm 2012 là 491 người /km2, cao hơn rất nhiều so với Việt Nam: 268 người /km2. Do vậy, nếu cứ dồn ứ lao động trong nông nghiệp - khu vực năng suất thấp thì không thể phát triển được. Vì thế, Hàn Quốc đẩy mạnh thu hút lao động từ nông thôn ra thành thị để phục vụ chiến lược “định hướng xuất khẩu” . Đây là chiến lược tối ưu nhưng cũng mang tính đột phá, táo bạo. Gọi là “táo bạo” vì sau chiến tranh, dân đổ về thành thị nhiều nên từ năm 1950-1970, tỷ lệ dân đô thị Hàn Quốc tăng hơn 28% (Việt Nam chỉ tăng hơn 6%) nhưng năm 1970 gần một nửa dân số đô thị không được cấp nước sạch và hơn 40% không được sử dụng điện,[5]. Rõ ràng, di cư ra đô thị “nén thời gian” của Hàn Quốc không xuất phát từ hạ tầng cơ sở kỹ thuật đô thị mà từ chính sách việc làm và thu hút lao động nông thôn của Chính phủ.

Một bài học kinh nghiệm đáng nói nữa là Trung Quốc. Cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước, khoảng 80% dân số nước này sống ở nông thôn với 250 triệu người sống dưới người sống dưới ngưỡng nghèo khổ, nhà nước vẫn duy trì chiến lược “Ly nông bất ly hương”, [2]! Tuy nhiên, cải cách kinh tế theo hướng thị trường, phi tập thể hóa nông nghiệp, sự phát triển nhanh của các vùng ven biển, phân hóa kinh tế sâu sắc đã thúc đẩy dòng “ly hương” bùng phát vô cùng mạnh mẽ ở Trung Quốc: “từ 2 triệu người giữa những năm 80 của thế kỷ XX lên đến 70 triệu người giữa những năm 90...và 94 triệu người vào năm 2002”[2], thậm chí “155 triệu vào năm 2010”, tỷ lệ dân đô thị đã lên đến 53% vào năm 2012 [3].Từ khi cải cách đến nay, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh, nhiều thập kỷ liên tục đạt mức 9-10 %. Các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc “đã coi lao động di cư từ nông thôn là một nguồn đóng góp quan trọng cho cho sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc” và đã có những chính sách nới lỏng dòng di cư này, [2].

Không giống như Hàn Quốc và chậm hơn Trung Quốc, ở Việt Nam, vì tỷ lệ tăng dân đô thị rất thấp nên dù tỷ lệ của 3 yếu tố (hành chính, tự nhiên, cơ học) nói trên “xê dịch” như thế nào thì cũng chứng tỏ, dòng di cư nông thôn- đô thị là yếu ớt, thậm chí “đóng băng” hàng chục năm, như giai đoạn (1970-1990) làm cho quá trình đô thị hóa gần như “dậm chân tại chỗ”. Ngay 5 năm gần đây (2004-2009) thuộc giai đoạn đô thị hóa mạnh nhất, thì khu vực nông thôn cũng có tới 52.273.214 không di cư, chỉ có gần 4,3 triệu người dân di cư nhưng gần 2,1 triệu người, hay 48% lựa chọn điểm đến là đô thị, đa số - 52% hướng đến nông thôn! Trong khi đó, những người xuất cư từ thành thị lựa chọn nông thôn là điểm đến lại tăng lên, từ 18% tăng lên 24%, với số lượng lên đến gần 55 vạn người! [4].

Dòng di cư nông thôn- đô thị yếu ớt, chứng tỏ, sức hút, sức chứa của đô thị chưa theo kịp tốc độ tăng của các dòng xuất cư. Mặt khác, nhìn tổng thể quá trình lịch sử, còn quá nhiều rào cản về chính sách đối với dòng di cư nông thôn-đô thị, nhất là chính sách hộ khẩu. Ngay gần đây, Luật cư trú (2006), Luật Thủ đô (2010), các quy định mang tính địa phương vẫn siết chặt điều kiện nhập cư, khiến người dân không thể hoặc rất khó khăn khi di cư ra đô thị.



Câu hỏi đặt ra là: Vì sao dường như cả dư luận xã hội và các nhà hoạch định chính sách đều không mấy thiện cảm với dòng di cư nông thôn –đô thị, luôn coi nó là tự phát, là làm quá tải cơ sở hạ tầng đô thị, gây tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, khó đáp ứng dịch vụ xã hội cơ bản... Vì vậy, chính sách nghiêng về phía hạn chế nhập cư đô thị chứ chưa tạo điều kiện cho quá trình này diễn ra trôi chảy?

3. Di cư nông thôn- đô thị chưa lớn nhưng các vấn đề của đô thị lại nghiêm trọng và đe dọa phát triển bền vững.

Hãy lấy Hà Nội làm ví dụ. Quy mô dân số Hà Nội tăng lên không ngừng, năm 2012 đã đạt đến 6.844,1 ngàn người. Tuy nhiên, nếu tính chung, các chỉ tiêu dân số của Hà Nội, không có vấn đề nghiêm trọng so với thế giới.

Trước hết, Hà Nội chưa phải đã có số dân quá lớn. Vào thập niên 90, trong số 160 so sánh, dân số nước ta đứng vào hàng thứ 13 nhưng so với dân số Thủ đô các nước, dân số Hà Nội chỉ đứng hàng thứ 16. Hiện nay, so với các nước ASEAN, Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn thứ 3, Hà Nội cũng là thủ đô đứng thứ 3 về số dân nhưng tỷ lệ dân thủ đô so với dân cả nước đứng thứ 5, chỉ có 7,7%, thấp hơn cả thấp hơn cả Campuchia (16,4%) và Lào (11,5%).

Về mật độ dân số, năm 2012, Hà Nội là 2059 người /km2, thấp hơn rất nhiều so với thủ đô To-ky-o (Nhật Bản): 5940 người/km2 nhưng vì sao Hà Nội lại tắc đường, lại ô nhiễm độ ô nhiễm của Hà Nội tương đương thành phố Dehil, Karachi, hai trong 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới và nhiều vấn đề xã hội khác?

Điều có thể dễ thấy là: Mật độ dân số Hà Nội có sự tương phản sâu sắc: Đậm đặc và thưa thớt.

Mật độ dân số Hà Nội tính chung trên toàn thành phố, như đã nói ở trên, chỉ khoảng 1/3 mật độ dân số thủ đô To-ky-o (Nhật Bản), chưa phải là mâtj độ cao nhất nước. Nhưng nếu tính riêng cho từng quận/huyện thì lại thấy sự tương phản sâu sắc. Đã hình thành “Nhóm 6 quận trung tâm” có mật độ dân số “siêu cao”, dân cư tích tụ đậm đặc, gồm: Đống Đa: 38.936 người/km2, Hai Bà Trưng: 30.842 người/km2; Thanh Xuân, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy đều có mật độ dân số trên 20.000 người/km2! Trong khi đó, nhiều huyện mật độ chỉ xoay quang 1000 hoặc dưới 1000 người/km2!

Sự tập trung quá lớn dân cư vào một số quận “lõi” của Thủ đô quả thật đã gây nên nhiều “vấn đề đô thị”, trở thành nỗi ám ảnh của các nhà hoạch định chính sách và người dân. Cần chú ý rằng, Tokyo là một đại đô thị có trên 13 triệu dân, mật độ trung bình cao gấp ba Hà Nội, với 23 khu đặc biệt, và 26 thành phố phía Tây Tokyo. Vì vậy, dân số được “dàn đều” nên không có khu nào mật độ cao như các quận Trung tâm Hà Nội. Có 12 trong 23 khu đô thị khu đặc biệt mật độ dưới 15.000 người/km2. Nacano là khu có mật độ dân số cao nhất cũng chỉ ở mức 20.130 người/km2, chỉ bằng hơn nửa mật độ của Đống Đa (Hà Nội), nghĩa là sự phân bố dân cư ở To-ky-o đồng đều hơn Hà Nội rất nhiều.

Như vậy, đây là vấn đề “điều hòa dân số” chứ không phải vấn đề di cư. Nghĩa là vẫn có dòng di cư mạnh đến đô thị nhưng không có vấn đề đô thị do dân cư gây ra.



  1. Di cư tự phát hay theo quy hoạch kinh tế -xã hội?

Người ta thường hay nói đến di dân tự do hay tự phát. Liệu có đúng là người di cư được tự do quyết định “điểm đến” của mình?

Theo lý thuyết "lực đẩy- lực hút" thì di cư là kết quả tương tác giữa lực hút ở nơi đến và lực đẩy ở nơi đi. Các cuộc điều tra di dân gần đây cho thấy: Yếu tố cơ bản tạo nên “lực hút” hay “lực đẩy” ở Việt Nam là việc làm và thu nhập. Một lý do khác là di cư của thanh niên để đi học chuyên nghiệp (Đại học, Cao đẳng, các trường dạy nghề,…).

Việc làm được tạo ra nhờ vốn đầu tư. Nhưng vốn đầu tư được tập trung cao độ vào một số vùng/địa phương nhất định. Chẳng hạn, trong tổng số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của nước ngoài (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2010) là 194.572,2 triệu USD, riêng 5 tỉnh/thành phố nhập cư mạnh nhất giai đoạn 2004-2009 đã chiếm 107.759, triệu USD, tức 55,4%! Trong khi đó các tỉnh này đều có mức sinh thấp hoặc rất thấp (Bảng 5)

Bảng 5: Vốn đăng ký và mức sinh


Tên tỉnh

Vốn đăng ký

(Triệu USD)

Số con/phụ nữ

(Tổng điều tra 1.4.1999)

Tp Hồ Chí Minh

30.011,2

1,40

Bà Rịa-Vùng Tàu

26.289,3

2,25

Hà Nội

20.534,6

1,96

Đồng Nai

16.794,1

2,13

Bình Dương

14.130,4

1,59

Tổng số

107.759,6



Nguồn: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Hà Nội, 2010.

    • TCTK. Niên giám Thống kê năm 2010. NXB Thống kê. Hà Nội, 2011

Dân số và lao động của các địa phương trên, do mức sinh thấp nên tăng tự nhiên chậm. Do vậy, nếu không có di cư đến thì không thể đáp ứng nhu cầu phát triển.

Mặt khác các cơ sở dịch vụ xã hội, như Y tế, giáo dục cũng được phân bố không đồng đều giữa các tỉnh mà tập trung vào các đô thị lớn. Chẳng hạn, theo thống kê sơ bộ của tác giả, Hà Nội có 85 trong số 322 Trường đại học và Học viện ở Việt Nam. Nhiều quận diện tích nhỏ, như quận Đống Đa chưa đến 10 km2 nhưng có tới 15 Trường đại học; quận Hoàn Kiếm chỉ có 5,29 km2 (chưa bằng diện tích một trường đại học ở các nước) cũng có tới 3 trường đại học! Đó là chưa kể hàng trăm học viện của quân đội, công an, các tổ chức đoàn thể, Trường Cao đẳng, trung cấp và hệ thống trường dạy nghề.,… Đương nhiên, nhà máy, doanh nghiệp ở đâu thì công nhân đến đó. Trường Cao đẳng, đại học ở đâu thì sinh viên đến đó. Các khu chung cư cao tầng dày đặc phân bố lại dân cư theo hướng tạo ra một các cục bộ những khu vực mật độ dân số siêu cao (Thóc đến đâu, bồ câu đến đấy). Những cơ sở kinh tế -xã hội đều do nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng hoặc phê duyệt cho phép các đơn vị đầu tư, xây dựng. Vì vậy, chính quy hoạch của nhà nước là nhân tố quyết định định hướng “điểm đến” cho người di cư. Theo nghĩa đó, không có di cư tự phát, di cư tự do.



  1. KHUYẾN NGHỊ

5.1 Đổi mới tư duy chính sách về di dân nông thôn-đô thị, tạo điều kiện thông thoáng cho dòng di cư này diễn ra trôi chảy

Di cư nông thôn – đô thị là kênh có tác động mạnh làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo lao động vốn đang còn lạc hậu theo hướng hiện đại hóa, nâng cao năng suất lao động là con đường phát triển nhanh và bền vững ở nước ta. Vì thế, chính sách di cư nông thôn –đô thị không lấy KHẢ NĂNG tiếp nhận di cư đến mà nên lấy NHU CẦU PHÁT TRIỂN làm điểm xuất phát. cần tạo điều kiện thông thoáng cho dòng di cư này diễn ra trôi chảy. Theo đó, trước hết, tuyên truyền về đóng góp của người di cư đối với địa phương.

Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt người di cư và người không di cư, trước hết đối với giáo dục và y tế. Theo đó, tách chức năng kinh tế, xã hội ra khỏi "Sổ hộ khẩu". Phải coi sức ép của dân số lên cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội làm động lực thúc đẩy phát triển nhanh.

5.2 Quy hoạch các cơ sở y tế, giáo dục chuyên nghiệp ở các thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng chỉ giữ lại các cơ sở có ý nghĩa vùng và quốc gia

Chuyển một số cơ sở sản xuất, dịch vụ, cơ quan, các trường chuyên nghiệp ra khỏi các quận có mật độ dân số cao là công việc nhà nước chủ động được, không vi phạm Luật Cư trú, các điều luật bảo đảm nhân quyền. Khi các cơ sở này chuyển đi thì chẳng những dân số trực thuộc cơ sở chuyển theo mà một số nhóm dân cư phục vụ, phụ thuộc cũng không chuyển đến thậm chí những người phục vụ cũ phải tự chuyển đi.

Việc chuyển một số cơ sở sản xuất, dịch vụ, cơ quan, các trường chuyên nghiệp ra khỏi các quận có mật độ dân số cao phải tuân theo nguyên tắc: Không xây dựng, cải tạo công trình trên đó để cho các cơ quan khác có thể thu hút nhiều người di cư đến hơn. Tốt nhất là dành cho các công trình phúc lợi công cộng, như: Công viên, đường giao thông, nhà trẻ
5.3 Cả nơi xuất cư và nơi nhập cư hướng đến trợ người di cư

Đối với nơi xuất cư

Cần tuyên truyền lợi ích và thách thức của di cư. Đặc biệt là về sức khoẻ nói chung và sức khoẻ sinh sản nói riêng để người di cư tránh xa mại dâm, ma tuý và các tệ nạn xã hội khác. Tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của người lao động, những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi di cư (đăng ký hộ khẩu, tìm việc, ký kết hợp đồng lao động, bảo vệ sức khoẻ, tiết kiệm, ...), nêu những tấm gương di cư thành công trong xoá đói, giảm nghèo và làm giàu chân chính.Bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người xuất cư, kể cả quyền sử dụng đất đai.



Đối với nơi nhập cư:

Các vùng có tiềm năng nhập cư cần chủ động đón các dòng di cư lớn đổ vào, làm tốt công tác Quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn định hướng cho việc phân bố dân cư.

Tạo điều kiện thuận lợi và tổ chức tốt việc đăng ký, thông kê dân cư. Đẩy mạnh bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người di cư, đặc biệt phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục bằng cách tuyên truyền, tư vấn và phát triển mạng l­ưới dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

*

* *



TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê. Hà Nội, 2014

[2] Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội (Khóa XI). Di dân tới đô thị ở

Trung Quốc. NXB Tư pháp, 2005.

[3].Kam Wing Chan. China, Internal Migration*.University of Washington.

http://faculty.washington.edu/kwchan/Chan-migration.pdf

[4]. Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và nhà ở Trung ương. Tổng điều tra

Dân số và nhà ở Việt Nam, năm 2009: “Di cư và đô thị hóa ở Việt nam:

Thực trạng, xu hướng và những khác biệt”.

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=11120

[5]. Đại học KTQD và Đại học quốc gia Mokpo Hà Quốc. Chính sách xã hội



đối với di dân nông thôn thành thị. NXB Đại học KTQD. Hà Nội, 2012.




Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 98.84 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương