THỰc trạng quản lý nhà NƯỚC ĐỐi với dnnn sau khi sắp xếP, ĐỔi mới trêN ĐỊa bàn tỉnh bắc giang


Thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp



tải về 335.66 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích335.66 Kb.
#1873
1   2   3   4
2.5. Thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp

Chủ sở hữu và thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp chưa có tiến triển rõ nét. Mặc dù, Luật DNNN năm 2003 đã xác định thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nhằm chuyển việc quản lý vốn của chủ sở hữu sở hữu nhà nước tại công ty TNHH1TV, công ty nhà nước độc lập có vốn nhà nước, quản lý phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần sang phương thức đầu tư, kinh doanh vốn theo cơ chế phù hợp với kinh tế thị trường nhưng thể hiện vai trò của Tổng công ty vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Như việc Tỉnh đã chuyển nhiều Hồ sơ chuyển giao các Công ty về SCIC nhưng việc tiếp nhận, hoặc chưa tiếp nhận, những vướng mắc không được phối hợp giải quyết, các công ty thuộc đối tượng bàn giao không mặn mà chuyển giao. Do đó, việc thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp vẫn thực hiện theo cách quản lý cũ và vẫn còn nhiều nhược điểm, đó là: Cơ chế thực hiện các quyền chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN còn chồng chéo, đan xen, thiếu hiệu lực, bị phân tán ra nhiều cơ quan, nhiều tổ chức dẫn tới chồng chéo, thậm chí triệt tiêu lẫn nhau do lợi ích cục bộ. Hơn nữa, các cơ quan đại diện chủ sở hữu lại đồng thời thực hiện chức năng QLNN đối với DNNN trong lĩnh vực ngành kinh tế-kỹ thuật hoặc địa bàn của mình. Hậu quả là có quyết định thực hiện chức năng QLNN song lại mang tính can thiệp của chủ sở hữu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các quyết định về tín dụng (xoá nợ, khoanh nợ, giãn nợ), giá cả (định giá độc quyền), tiền lương-thu nhập (khống chế lương tối đa trong doanh nghiệp). Đồng thời, giữa các cơ quan trong bộ máy còn thiếu sự phối hợp, trong khi việc xác định chức năng QLNN của các cơ quan không rõ dẫn đến tình trạng quản lý và công tác giám sát DNNN tuân thủ pháp luật thiếu hiệu quả.



2.6. Công tác đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực

Nhìn nhận tổng quan hệ thống giáo dục và đào tạo ở nước ta, kỹ năng tay nghề của đội ngũ người lao động so với phát triển công nghệ đang có phần ngày càng giảm sút đặc biệt ở những ngành công nghệ cao. Việc dạy và học ngày càng xa thực tế, việc phát triển hệ thống đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề không gắn được với nhu cầu xã hội. Chúng ta không biết rằng mỗi năm cần bao nhiêu người, ngành nghề gì, trình độ gì ? Thực tế, nền giáo dục Việt Nam đang đào tạo, cung cấp nhân lực theo khả năng của các trường, chứ không theo nhu cầu của xã hội. Đây là đặc điểm của kinh tế kế hoạch cũ, đào tạo theo cung chứ không theo cầu, khả năng đào tạo được bao nhiêu là đào tạo bấy nhiêu, có những ngành xã hội, đào tạo ra tỷ lệ có việc làm rất thấp, nhưng vẫn cứ đào tạo. Bởi vì còn đào tạo được thì Nhà nước còn rót ngân sách. Học sinh còn đóng học phí thì cứ đào tạo.Mặt khác khi xác định đào tạo bao nhiêu thì lĩnh vực đào tạo ấy phải đủ giáo viên. Theo số liệu báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, hệ thống dạy nghề trung cấp thiếu khoảng 15.000 giáo viên.

Giáo dục đại học có tỷ lệ tiến sỹ dưới 15%. Trong khi các nước, không là tiến sỹ thì không được lên bục dạy. Hiện nay, nước ta đa số giảng viên đại học chưa có bằng tiến sỹ.

Việc thiếu các chuẩn mực cho chất lượng đầu ra của giáo dục và đào tạo. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng hiện nay không có chuẩn cho người tốt nghiệp. Không nói được là khi tốt nghiệp ngành này biết được gì, làm được gì, có thể giữ vị trí nào. Vì đang thực hiện đào tạo theo khả năng, nên không quản lý được đầu ra, và xã hội vẫn phải chấp nhận.

Về đầu tư tài chính cho các trường không gắn với chất lượng. Hiện tại, Nhà nước đầu tư cho một sinh viên mỗi năm khoảng 5 triệu đồng, cộng học phí khoảng 7 triệu đồng trên 1 học sinh. Không phân biệt trường có chất lượng cao hay trường chất lượng kém và tuỳ từng lĩnh vực đào tạo (xã hội, kinh tế, kỹ thuật). Như vậy, không có động lực để các trường nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng đào tạo không cao vẫn có người học, vì vẫn có bằng được cấp thì vẫn có người học.

Việc tiến hành xã hội hóa giáo dục và đào tạo vẫn còn chậm. Hiện nay, sinh viên các trường ngoài công lập mới chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 17%. Trường đại học nước ngoài mới có 2 trường được cấp giấy phép. So với 376 trường đại học, cao đẳng của cả nước (tính đến năm 2010).

Hiện nay, các doanh nghiệp nơi sử dụng chủ yếu đầu ra của ngành giáo dục đào tạo chưa có trách nhiệm đầy đủ với việc đào tạo nhân lực cho mình.

Khi được cung cấp lao động chất lượng thấp thì than phiền, nhưng các doanh nghiệp đã làm gì để cùng với Nhà nước giải quyết. Đơn giản là tiếp nhận sinh viên thực tập cũng khó khăn. Hiện nay, chỉ khoảng 30% doanh nghiệp đem yêu cầu của mình đến với các cơ sở đào tạo. Doanh nghiệp trách nhiệm còn yếu, còn đứng ngoài cuộc trước chất lượng kém, không coi đó là lợi ích của chính mình.

Trên thực tế rất nhiều lao động có trình độ đại học phải làm việc của công nhân. Sau khi được đào tạo đại học thì phải học thêm một số kỹ năng để lao động như công nhân vì không có chỗ làm việc.

2.7. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

Quốc hội chưa ban hành Luật công vụ trong đó xác định cụ thể phạm vi trách nhiệm của từng vị trí công tác, chưa có quy định về khái niệm người đứng đầu. Chẳng hạn khi có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra ở một Sở, ngành thì người đứng đầu được xác định là trưởng phòng, giám đốc Sở hay là Chủ tịch UBND tỉnh. Tương tự như vậy người đứng đầu ở trung ương cũng chưa được làm rõ khi xác định trách nhiệm và truy cứu trách nhiệm. Thủ trưởng cơ quan QLNN càng tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện được càng nhiều hành vi tiêu cực, tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức mình thì người đó lại càng phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra sai phạm. Do đó, khó tránh khỏi che dấu, bao che sai phạm.

Công tác công khai dân chủ trên một số mặt liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp còn hạn chế như hoạt động khai thác khoáng sản, đầu tư dự án, quản lý vốn, tài sản nhà nước, tổ chức cán bộ, tín dụng, ngân hàng,... vẫn còn tình trạng lạm dụng các quy định về bí mật nhà nước để không thực hiện việc công khai minh bạch. Đặc biệt chủ trương về công khai minh bạch về tài sản và thu nhập do mới thực hiện nên vẫn chậm, gặp khó khăn vướng mắc và phần nào còn hình thức. Chưa có xác minh để bảo đảm tính trung thực của việc kê khai. Kết quả kê khai chưa thực hiện tốt công tác công khai, chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập, tiêu dùng của người có chức vụ quyền hạn.

Thể chế chính sách về QLNN đối với doanh nghiệp nói riêng, KT-XH nói chung trên nhiều lĩnh vực vẫn còn sơ hở, bất cập, chưa minh bạch, chưa xoá bỏ được “cơ chế xin cho” là điều kiện dung dưỡng cho những sai phạm trong lĩnh vực QLNN đối với doanh nghiệp. Việc xử lý những vi phạm của doanh nghiệp còn chưa nghiêm, chưa kịp thời, các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp ngày càng tinh vi, phức tạp, vì vậy phát hiện sai phạm và xử lý sai phạm của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Luật doanh nghiệp đã được ban hành cơ chế chính sách đối với các doanh nghiệp đã tương đối đầy đủ và đồng bộ nhưng vẫn còn thiếu và bất hợp lý. Cơ chế xét duyệt phương án đầu tư còn phức tạp không rõ trách nhiệm không gắn với hoạt động của doanh nghiệp và khai thác sử dụng tài sản. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đạt hiệu quả thấp. Chế độ trách nhiệm quản lý điều hành của HĐQT, Chủ tịch hội đồng thành viên chưa rõ, chưa tương xứng với quyền đã giao cho họ, quyền lợi của người lao động cổ đông nhỏ tuy đã được quy định trong điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhưng chỉ là hình thức không có ý nghĩa thực tiễn trong hoạt động của doanh nghiệp thậm chí họ không quan tâm ngay cả khi doanh nghiệp tiến hành đại hội cổ đông, nơi mà họ thể hiện được quyền cao nhất của mình. Cơ chế kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng nhà nước không rõ ràng dẫn đến tình trạng buông lỏng, trùng chéo gây phiền hà, ảnh hưởng đến hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp. Việc điều hành kinh tế vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

Tiến hành tổ chức lại, chuyển đổi sắp xếp DNNN trong một thời gian ngắn trong điều kiện nền kinh tế trong giai đoạn đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh đồng bộ. Ngân sách nhà nước còn hạn hẹp phải trang trải cho nhiều nhu cầu bức xúc của nền kinh tế quốc dân. Do vậy, hạn chế đến khả năng hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp sau khi đã được sắp xếp, chuyển đổi theo phương án đã được phê duyệt,... đội ngũ cán bộ QLNN, quản lý doanh nghiệp phần lớn được đào tạo trong thời kỳ bao cấp phải đảm đương những công việc mới trong khi việc tự nâng cao kiến thức đào tạo lại còn hạn chế.

Quyền tự chủ của các doanh nghiệp trong việc khai thác các nguồn vốn tuy đã được đề cập trong nhiều văn bản của nhà nước, song trên thực tế chưa được phát huy đáng kể vốn sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp sau khi CPH và sắp xếp lại vẫn là phần vốn nhà nước có tại doanh nghiệp một phần của cổ đông, chưa có những biện pháp hữu hiệu, chưa có môi trường và điều kiện thực tế để khai thác các nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Bắc Giang là tỉnh miền núi điều kiện kinh tế khó khăn các doanh nghiệp địa phương trên địa bàn sau chuyển đổi chưa có doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán (Hà Nội, TPHCM) vì vậy việc huy động vốn các doanh nghiệp còn khó khăn chưa mở rộng được các hình thức huy động vốn mặc dù pháp luật đã cho phép.

Trách nhiệm của tập thể, cá nhân huy động sử dụng vốn, hoàn trả vốn vay chưa được quy định cụ thể, không quy được trách nhiệm trực tiếp với việc vay vốn không có hiệu quả, sử dụng vốn sai mục đích, không có khả năng thanh toán nợ. Do đó, không buộc người có trách nhiệm phải tính toán kỹ và sử dụng hiệu quả vốn lưu động. Việc giao vốn, giao quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của đơn vị cơ sở, khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại nhưng cũng có những nhận thức lệch lạc, có xu hướng tách rời sự kiểm soát của chủ sở hữu nhà nước, cơ quan QLNN.

Trong thời gian qua trong quản lý doanh nghiệp có nhiều khuyết điểm. Do nước ta chuyển từ cực nọ sang cực kia, trước đây thì nắm hết, kiểm tra tất cả nhưng sau đó cho rằng phải phát huy dân chủ, phân cấp, phân quyền. Phân cấp, phân quyền thì đúng nhưng không phải là buông không quản lý. Từ chỗ ở Trung ương có bộ chủ quản, ở địa phương có sở chủ quản thì nay không còn, giao quyền lớn cho Chủ tịch HĐQT và giám đốc doanh nghiệp, cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp thì người quản lý không rõ ràng, nhập Luật DNNN chung vào Luật doanh nghiệp.

Đảng lãnh đạo thì sử dụng bộ máy nhà nước để tham mưu nghe thì rất hợp lý, chỉ sử dụng bộ máy bên cơ quan nhà nước. Nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Các cơ quan nhà nước rất nhiều công việc, không có ai thẩm định, giám sát thì khó chuẩn xác. Ngoài ra, còn có tâm lý “ăn cây nào rào cây ấy”

Tóm lại:



Hiện nay, chưa có chế tài xử lý đối với những trường hợp không hoàn thành kế hoạch đề ra; các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước được phân công, phân cấp chưa đủ rõ; chức năng quản lý hành chính nhà nước, chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với các DNNN còn lẫn lộn; việc phân công, phân cấp kiểm tra giám sát đánh giá hiệu quả hoạt động và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại các DNNN còn phân tán, chồng chéo, chưa có đầu mối chịu trách nhiệm chính dẫn đến lúng túng trong thực hiện, trách nhiệm chưa rõ ràng. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả quản lý, điều hành của cán bộ quản lý doanh nghiệp còn yếu kém; chế tài xử lý đối với cán bộ quản lý DNNN có sai phạm chưa cụ thể và chưa đủ nghiêm,...

(trích Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp tỉnh, cơ quan Chủ quản Sở Tài chính Bắc Giang “Giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với DNNN do địa phương quản lý sau khi sắp xếp, chuyển đổi mới theo Nghị quyết Trung ương 3, Khoá IX”.


Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 335.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương