THỰc trạng quản lý nhà NƯỚC ĐỐi với dnnn sau khi sắp xếP, ĐỔi mới trêN ĐỊa bàn tỉnh bắc giang



tải về 335.66 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích335.66 Kb.
#1873
  1   2   3   4


THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DNNN SAU KHI SẮP XẾP, ĐỔI MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

1. Hoạt động doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

1.1.Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội

Bắc Giang là tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, diện tích tự nhiên 3.841,57 km2, dân số hiện nay khoảng 1,567 triệu người, có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố và 9 huyện) với 230 xã, phường, thị trấn.

Là tỉnh có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh và phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và Thủ đô Hà Nội. Bắc Giang cách không xa các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn của “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bắc Giang có hệ thống giao thông thuận tiện bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy tới thủ đô Hà Nội, cửa khẩu quốc tế Lạng Sơn, sân bay quốc tế Nội Bài, cảng biển quốc tế Hải Phòng, Cái Lân…

Tuy nhiên, đến nay Bắc Giang vẫn còn là một trong những tỉnh nghèo, GDP bình quân/người mới đạt trên một nửa mức trung bình của cả nước, lao động trình độ thấp, nhiều tiềm năng là lợi thế so sánh của tỉnh chưa được phát huy, khai thác và sử dụng có hiệu quả.

Từ khi tỉnh Bắc Giang được tái lập đến nay, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã có nhiều cố gắng, phát huy những mặt thuận lợi, khắc phục khó khăn nên tình hình KT-XH của tỉnh đã có bước khởi sắc. Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng KT-XH được tăng cường. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt trên nhiều mặt, các hoạt động văn hoá, giáo dục và một số lĩnh vực xã hội có bước tiến bộ. An ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững. Trong 10 năm qua, kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, bình quân đạt gần 9% năm; GDP bình quân đầu người tăng hơn 2,7 lần (năm 2010 đạt 650 USD/người). Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn (2001-2005) đạt 8,3%, giai đoạn (2006-2010) đạt 9%,. Tính chung giai đoạn (2001-2010) đạt 8,7%; trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 19%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,8%; dịch vụ tăng 8,6%.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng, tỷ trọng lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm. Năm 2001, công nghiệp - xây dựng chiếm 14,7%; dịch vụ chiếm 35,5%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 49,8%. Đến năm 2010, cơ cấu kinh tế khá cân bằng giữa 3 lĩnh vực, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 32,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 33,6%; dịch vụ chiếm 33,9%.

- Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản:

Sản xuất lương thực ổn định, sản lượng rau, quả, chăn nuôi, thuỷ sản tăng nhanh góp phần tích cực để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Nhiều mô hình sản xuất với hệ thống cây trồng, vật nuôi phù hợp đã được xây dựng ở hầu hết các huyện, thành phố. Đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung lớn như: Vùng cây ăn quả với diện tích năm 2010 đạt 48,2 nghìn ha, trong đó diện tích vải thiều đạt trên 36 nghìn ha, lớn nhất toàn quốc; sản lượng quả tươi bình quân hàng năm đạt 150-200 nghìn tấn, sản lượng vải thiều đạt tiêu chuẩn hàng hoá chiếm 90%.

Cây lương thực diện tích gieo trồng năm 2010 đạt trên 124,5 nghìn ha, sản lượng đạt 642 nghìn tấn. Hình thành vùng sản xuất lúa thâm canh cao, năng xuất đạt bình quân 57 - 58 tạ/ha, vùng rau chế biến tập trung với diện tích trên 1,2 nghìn ha.

Ngoài ra, đã hình thành vùng sản xuất cây rau màu thực phẩm với diện tích đạt 25,5 nghìn ha, sản lượng 362 nghìn tấn; trong đó sản lượng hàng hóa 200 nghìn tấn; vùng sản xuất lạc hàng hóa và lạc giống đứng thứ 5 toàn quốc, diện tích đạt 11,5 nghìn ha, sản lượng 25,5 nghìn tấn.

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi đã khẳng định vai trò là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Tổng đàn gia súc gia cầm tăng nhanh, đưa Bắc Giang trở thành tỉnh có thứ hạng về chăn nuôi trong cả nước với đàn lợn gần 1,2 triệu con, đàn gia cầm 15,4 triệu con, đàn bò 150,9 nghìn con…

Thuỷ sản phát triển mạnh về cả diện tích, năng suất và sản lượng. Quy mô diện tích được mở rộng, một số huyện triển khai chuyển đổi diện tích sản xuất đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi thuỷ sản. Tổng diện tích nuôi thuỷ sản tăng từ 9,7 nghìn ha năm 2005 lên 11,9 nghìn ha năm 2010; sản lượng tăng từ 14 nghìn tấn năm 2005 lên khoảng 22 nghìn tấn năm 2010.

Về sản xuất lâm nghiệp: Đã hình thành vùng nguyên liệu tập trung với diện tích gần 50 nghìn ha, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng bình quân mỗi năm đạt trên 100 nghìn m3. Trồng rừng sản xuất đã có sự đầu tư thâm canh rừng, sử dụng 100% cây giống có chất lượng nên đã nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng.

- Lĩnh vực công nghiệp - TTCN

Bắc Giang có 5 khu CN tổng diện tích 1.209 ha; 33 cụm công nghiệp tổng diện tích trên 654,9ha. Đến cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 600 dự án đầu tư, trong đó 507 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký 28.175 tỷ đồng và 93 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký 613,5 triệu USD. Vốn thực hiện các dự án đầu tư trong nước ước đạt 38,3%; các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 37,2% vốn đăng ký.

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 9.839,3 tỷ đồng, gấp 4,2 lần so với năm 2005.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 33 làng đạt tiêu chí làng nghề theo quy định. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngày càng đa dạng, nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu, đời sống lao động khu vực làng nghề ổn định và phát triển.



- Lĩnh vực dịch vụ

Năm 2010, GDP dịch vụ đạt 6.014 tỷ đồng, gấp 4,3 lần năm 2001. Phát triển còn mang tính tự phát, chất lượng thấp, lao động phần lớn chưa qua đào tạo. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ thương mại... mới bước đầu được hình thành.



1.2. Hoạt động của DNNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 1991 - 1997

Năm 1991, trước khi thực hiện Nghị định 388/HĐBT, toàn tỉnh Hà Bắc (cũ) có 279 DNNN hạch toán độc lập; trong đó, có 25 doanh nghiệp Trung ương quản lý, 123 doanh nghiệp tỉnh quản lý và 131 doanh nghiệp trực thuộc cấp huyện. Sau khi thực hiện việc sắp xếp lại các doanh nghiệp và thành lập mới, đến 31/12/1997 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 77 doanh nghiệp nhà nước, trong đó, có 68 doanh nghiệp hạch toán độc lập (56 doanh nghiệp địa phương và 12 doanh nghiệp trung ương) và 9 DNNN hạch toán phụ thuộc do trung ương quản lý.


Biểu số 1: Số lượng DNNN sau khi thực hiện Nghị định số 388/HĐBT (Năm 1994).


CHỈ TIÊU

Tổng

số


Phân ra

TW q.lý

Tỉnh q.lý

Huyện q.lý

1. Trước khi thực hiện NĐ 388/HĐBT

279

25

123



131

2. Kết quả thực hiện NĐ 388/HĐBT

95

26

69

0

Trong đó:- Thành lập lại

87

26

61

-

- Thành lập mới

1

X

1

-

- Chờ giải quyết

7

X

7

-

3. Năm 1997

68

12

56

-


(Nguồn: Báo cáo Ban đổi mới doanh nghiệp tỉnh năm 1997)
Các doanh nghiệp sau khi được thành lập lại và chia tách tỉnh (có 18 DNNN thuộc diện chia tài sản và vốn về cho 2 tỉnh trong năm 1996) đã từng bước đi vào ổn định tổ chức, sắp xếp lại sản xuất kinh doanh, xác định và điều chỉnh phương hướng sản xuất, tìm kiếm thị trường, giải quyết công nợ tồn đọng nên hiệu quả sản xuất kinh doanh đã có chuyển biến.

2.1.2.1. Phân loại doanh nghiệp Nhà nước năm 1997

- Phân theo cấp quản lý:

Trung ương quản lý 21 doanh nghiệp chiếm 27,2%.

Địa phương quản lý 56 doanh nghiệp chiếm 72,8%.

Từ năm 1993 trên địa bàn tỉnh Hà Bắc không còn DNNN do cấp huyện quản lý.

Số doanh nghiệp trung ương thuộc 7 Bộ, nhiều nhất là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có 6 doanh nghiệp, tiếp theo là Bộ Xây dựng có 4 doanh nghiệp.

Số doanh nghiệp địa phương thuộc 9 Sở quản lý, nhiều nhất là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có 21 doanh nghiệp (chiếm 37% doanh nghiệp địa phương), Sở Xây dựng quản lý 11 doanh nghiệp, Sở Công nghiệp – TTCN có 9 doanh nghiệp, các Sở còn lại quản lý từ 1 đến 3 doanh nghiệp.

- Phân theo ngành kinh tế:

DNNN có ở hơn 10 ngành kinh tế, tập trung ở một số ngành như: Công nghiệp 30%, Nông – Lâm nghiệp 27%, Thương nghiệp 14%, Xây dựng 13%.

- Phân theo lãnh thổ:

77 doanh nghiệp phân bố ở cả trên 10 huyện và thị xã, tập trung nhiều nhất là thị xã Bắc Giang có 45 doanh nghiệp chiếm 59%, 5 huyện: Sơn Động, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Lục Nam, Tân Yên mỗi huyện có từ 1 đến 2 doanh nghiệp hoạt động công ích (chủ yếu là các Xí ngiệp Thủy nông).

- Phân theo quy mô doanh nghiệp:

Sau khi đã loại bỏ hơn 100 doanh nghiệp qua các đợt sắp xếp, chuyển đổi hình thức sở hữu, nhưng số lượng DNNN vẫn còn nhiều. Trừ một số doanh nghiệp của trung ương và các doanh nghiệp thủy nông, còn lại các doanh nghiệp của địa phương phần lớn nhỏ bé, vốn nhỏ, lao động ít.

+ Về vốn: Vốn Nhà nước tại 77 doanh nghiệp: 418.110 triệu đồng, trong đó, doanh nghiệp trung ương: 225.057 triệu đồng (chiếm 61%), doanh nghiệp địa phương: 186.092 triệu đồng (chiếm 39%).

Vốn lưu động: 83.457 triệu đồng (doanh nghiệp trung ương 62.373 triệu đồng, doanh nghiệp địa phương 21.102 triệu đồng).

Vốn cố định của doanh nghiệp do địa phương quản lý nhỏ bé, chỉ có 141.951 triệu đồng, trong khi đó 5 doanh nghiệp Thủy nông đã chiếm 96.753 triệu động (bằng 68%), còn lại 51 doanh nghiệp: 45.198 triệu đồng (bằng 32%).

Nhìn chung, các doanh nghiệp còn nhỏ và thiếu vốn, nguyên giá tài sản cố định bình quân một doanh nghiệp 11,69 tỷ đồng và 5,43 tỷ đồng vốn kinh doanh; bình quân nguyên giá tài sản cố định 01 doanh nghiệp trung ương 24,8 tỷ đồng và 12,1 tỷ đồng vốn; bình quân nguyên giá tài sản cố định 01 doanh nghiệp địa phương 6,76 tỷ đồng và 2,9 tỷ đồng vốn (bằng 24% mức vốn trung bình doanh nghiệp trung ương). Lao động bình quân của một doanh nghiệp 199 người (doanh nghiệp trung ương 405 người; doanh nghiệp địa phương 121 người) trong tổng số 77 doanh nghiệp, có 17 doanh nghiệp (chiếm 18%) có nguyên giá tài sản cốn định trên 10 tỷ đồng, trong đó 05 doanh nghiệp nguyên giá tài sản cố định trên 50 tỳ đồng (6,5%); tuy nhiên chỉ 07 doanh nghiệp (9%) vốn trên 10 tỷ đồng, và 01 doanh nghiệp có vốn trên 100 tỷ đồng (Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc).

Đến 31/12/1997, sau khi Nhà nước cấp bổ sung 13,77 tỷ đồng vốn lưu động cho 30 DNNN trên địa bàn vẫn còn 9 doanh nghiệp có vốn kinh doanh dưới 100 triệu đồng (chiếm 21%).

+ Tích tụ và tập trung vốn: Số lượng DNNN nhiều, vốn đầu tư của Nhà nước bị phân tán, không đảm bảo được yêu cầu tích tụ và tập trung vốn. Tính đến 31/12/1997 mức độ tích tụ và tập trung vốn của các DNNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang như sau:



Biểu số 2: Tích tụ và tập trung vốn ở các DNNN hạch toán độc lập

Đơn vị: tỷ đồng

MỨC VỐN

T. số DNNN

DNNN TW

DNNN ĐP

SL

Tỷ lệ %

SL

Tỷ lệ %

SL

Tỷ lệ %

Tổng số DNNN

68

100

12

100

56

100

Số DN có vốn < 1 tỷ đồng

27

40

-

-

27

48

Số DN có vốn 1-5 tỷ đồng

30

44

8

67

22

39

Số DN có vốn 5-10 tỷ đồng

6

9

1

8

5

9

Số DN có vốn > 10 tỷ đồng

5

7

3

25

2

4



(Nguồn: Báo cáo 7 năm hoạt động DNNN, Cục QLV &TSNN tại DN).
Số liệu trên bảng cho ta thấy mức độ tích tụ và tập trung vốn ở các doanh nghiệp rất thấp. Trên địa bàn có 40% doanh nghiệp có mức vốn dưới một tỷ.7% doanh nghiệp mức vốn trên 10 tỷ đồng trong đó, 03 doanh nghiệp trung ương: Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, công ty Xăng dầu, công ty Rừng nguyên liệu miền Bắc; 02 doanh nghiệp địa phương: Xí nghiệp thủy nông Sông Cầu, Xí nghiệp Thủy nông Cầu Sơn.

+ Về lao động:

Năm 1997 các doanh nghiệp quản lý và sử dụng 15.294 người, bằng 2% lao động xã hội toàn tỉnh và bằng 42,28% cán bộ công nhân viên chức toàn tỉnh (36.173 người, trong đó trung ương 11.060 người, địa phương 25.113 người). Có 37 doanh nghiệp chiếm 48% quản lý sử dụng dưới 100 lao động (trung ương 5, địa phương 32).

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đội ngũ công nhân đào tạo từ thời bao cấp, chưa được đào tạo lại. Hiện tượng chảy máu chất xám làm cho các doanh nghiệp đã thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề lại càng thiếu.

Biểu số 3: Lao động trong các DNNN trên địa bàn tỉnh

Đơn vị tính: người

CHỈ TIÊU

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

97/91

- Tổng số LĐXH

714000

717000

721000

725000

730000

735000

735000

103

- T.số lđ trong DN

+ DNTW q.lý

+ DNĐP q. lý


19085

10500


8585

17844

10112


7732


17212

9800


7412

15685

8951


6734

15649

8922


6727

15459

8631


6828


15294

8512


6782

80

81

79



Tỷ trọng LĐDNNN

So với LĐXH (%)



2,67

2,49

2,4

2,16

2,12

2,1

2,0

75

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 1991-1997)

+ Trang bị kỹ thuật:

Trang bị kỹ thuật trong các doanh nghiệp nhìn chung còn lạc hậu về công nghệ, trong nông nghiệp, lao động thủ công là chủ yếu, tỷ lệ cơ giới hóa thấp, sơ chế là chính.

+ Đất đai: Các DNNN được giao quản lý 77.577 ha, chủ yếu là đất các nông, lâm trường quốc doanh trong đó, đã sử dụng 77.568 ha bằng 99%, cụ thể:

67.406 ha phục vụ trực tiếp sản xuất (87%)

10.162 ha phục vụ gián tiếp: làm trụ sở, nhà ở (13%).

1.2.2.Hoạt động doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Khi chưa sắp xếp lại các doanh nghiệp (trước năm 1991) các cơ sở kinh tế quốc doanh đều nằm trong tình trạng:

- Tài sản - tiền vốn bị phân tán, sử dụng đồng vốn kém hiệu quả, kết quả kinh doanh thấp, không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường như: Liên hiệp công ty Xuất nhập khẩu, năm 1991 có 20 đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, hầu hết là lỗ vốn, số lỗ toàn liên hiệp là 1,5 tỷ đồng, trong khi toàn liên hiệp chỉ có 2 tỷ đồng vốn lưu đông, lao động có 987 người, phần lớn không có việc làm.

- Các doanh nghiệp không khẳng định được sự tồn tại trong cơ chế thị trường, sản phẩm sản xuất ra chất lượng thấp, giá thành cao, không được người tiêu dùng chấp nhận, trong khi đó hàng hóa nhập ngoại, đặc biệt hàng nhập lậu từ Trung Quốc có chất lượng, mẫu mã hơn hẳn, giá bán lại rẻ. Sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp bị đình trệ, cán bộ công nhân viên không có việc làm, nhà máy sản xuất cầm chừng hoặc đóng cửa như: nhà máy Cơ khí, nhà máy Phân lân, xí nghiệp Điện cơ Việt Đức, Công ty Vật tư Nông nghiệp, Bia Việt Yên,…. Từ năm 1989 trở về trước ít xuất hiện các đơn vị kinh doanh thua lỗ, nhưng từ năm 1991, đã xuất hiện nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ, không thực hiện được nghĩa vụ với nhà nước phải giải thể như: Xí nghiệp than Đồng Rì, Xí nghiệp đá Đồng Tiến, Công ty Giống thức ăn chăn nuôi, công ty Thủy sản, các công ty Thương nghiệp cấp huyện (16 doanh nghiệp), các công ty Vật tư Nông nghiệp (16 doanh nghiệp),….

Năm 1991, 20% doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lãi, 80% doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hòa và lỗ vốn, chủ yếu là các doanh nghiệp huyện quản lý.

- Các doanh nghiệp sau khi được thành lập lại theo Nghị định 388/HĐBT và sắp xếp củng cố lại sau khi chia tách tỉnh đã từng bước đi vào ổn định tổ chức, sắp xếp lại sản xuất kinh doanh, xác định và điều chỉnh phương hướng sản xuất, tìm kiếm thị trường, giải quyết công nợ tồn đọng nên hiệu quả sản xuất kinh doanh đã có chuyển biến.

- Năm 1997, doanh thu các DNNN đạt: 1.299 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp trung ương: 914 tỷ đồng; doanh nghiệp địa phương: 385 tỷ đồng. Tổng lãi kinh doanh 13.147 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp trung ương 11,362 tỷ đồng, doanh nghiệp địa phương 1,785 tỷ đồng.

DNNN chưa có sản phẩm mũi nhọn (trừ URE), sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tại tỉnh và một vài tỉnh miền núi phía Bắc.



Biểu số 4: Các sản phẩm chủ yếu của DNNN


CHỈ TIÊU

ĐVT

1994

1995

1996

1997

97/94

(lần)


- Sản lượng xi măng

Tấn

4500

5000

5800

25000

5,5

- Gạch các loại

Tr.viên

20

60

70

90

4,5

- May mặc

Tr.sp

0,2

0,2

0,3

0,6

3

- Bia

Tr.lít

0,5

0,5

1,3

2,4

4,8

- Đạm URE

Vạn tấn

10

11

12

13

1,3

- Vận chuyển hành khách

1000ng

750

780

800

900

1,2

Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 335.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương