Thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-ttg ngày 14/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 924/kh-ubnd ngày 07/8/2015 của ubnd tỉnh Quảng Bình về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)



tải về 196.86 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích196.86 Kb.
#29041
  1   2   3

ỦY BAN NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HUYỆN QUẢNG TRẠCH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Số: 598/KH-UBND

Quảng Trạch, ngày 18 tháng 8 năm 2015








KẾ HOẠCH

Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)




Thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 14/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 924/KH-UBND ngày 07/8/2015 của UBND tỉnh Quảng Bình về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Sau khi thống nhất với Thường trực HĐND huyện, UBND huyện ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân huyện Quảng Trạch đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 972/NQ-UBTVQH13 ngày 13/7/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 14/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 924/KH-UBND ngày 07/8/2015 của UBND tỉnh Quảng Bình về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

- Phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ của Nhân dân trong việc góp ý vào nội dung dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), đảm bảo thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn, kịp thời các Nghị quyết của Đảng, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 để Bộ luật Hình sự đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

2. Yêu cầu

- Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân phải được tiến hành rộng rãi, dân chủ, khoa học, công khai, bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực, hiệu quả. Quá trình tổ chức lấy ý kiến Nhân dân có sự lựa chọn với các hình thức phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi tối đa để Nhân dân góp ý vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

- Ý kiến đóng góp của Nhân dân phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác, báo cáo đề xuất cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý để hoàn thiện Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

- Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc lấy ý kiến của Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); việc lấy ý kiến được tập trung chỉ đạo thực hiện trong thời gian từ nay đến hết ngày 14/9/2015.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN LẤY Ý KIẾN

1. Nội dung lấy ý kiến

Nội dung lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) bao gồm toàn bộ dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), tập trung vào các vấn đề trọng tâm được xác định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) tại Quyết định số 1076/QĐ-TTg (được gửi kèm theo Kế hoạch này).

2. Hình thức lấy ý kiến

- Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản;

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm;

- Góp ý thông qua Cổng thông tin điện tử;

- Các hình thức thích hợp khác.

3. Đối tượng lấy ý kiến: Nhân dân trên địa bàn huyện.

4. Thời gian lấy ý kiến: Bắt đầu từ ngày ban hành Kế hoạch và kết thúc vào ngày 14/9/2015.

III. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO VÀ THỰC HIỆN LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN

1. Ủy ban nhân dân huyện

Chỉ đạo phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng Kế hoạch tổ chức triển khai Nghị quyết số 972/NQ-UBTVQH13; Quyết định số 1076/QĐ-TTg và Kế hoạch số 924/KH-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); hướng dẫn nội dung, cách thức lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), gồm: Đại diện Thường trực HĐND huyện, Lãnh đạo UBND huyện, UBMTTQVN huyện; đại diện Bộ Chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện, đại diện Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Ròon, Tòa án nhân dân huyện, Viện Kiểm sát nhân dân huyện, Chi Cục THADS huyện; đại diện lãnh đạo các phòng, ban, ngành thuộc UBND huyện, các doanh nghiệp thuộc huyện quản lý; đại diện lãnh đạo Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN các xã; đại diện lãnh đạo Trung tâm bồi dưỡng Chính trị, Trung tâm Giáo dục -Dạy nghề, các Trường THPT, các tổ chức chính trị - xã hội, Đài PTTH huyện và các thành phần khác có liên quan.

- Tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến của Nhân dân huyện Quảng Trạch vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) với thành phần gồm: Đại diện Thường trực HĐND huyện, Lãnh đạo UBND huyện, UBMTTQVN huyện; đại diện Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện, Đồn Biên phòng Ròon, Tòa án nhân dân huyện, Viện Kiểm sát nhân dân huyện, Chi Cục THADS huyện; đại diện lãnh đạo các phòng, ban, ngành thuộc UBND huyện, các doanh nghiệp thuộc huyện quản lý; đại diện lãnh đạo Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN các xã; đại diện lãnh đạo Trung tâm bồi dưỡng Chính trị,Trung tâm Giáo dục -Dạy nghề, các Trường THPT, các tổ chức chính trị - xã hội, Đài PTTH huyện và một số cử tri trên địa bàn.

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đối với các phòng, ban, ngành, cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện; các doanh nghiệp thuộc huyện quản lý; UBND các xã;

- Tổng hợp ý kiến đóng góp của Nhân dân vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); tham mưu giúp Thường trực HĐND huyện xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), gửi Sở Tư pháp.

2. Các phòng, ban, ngành, cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện; các doanh nghiệp thuộc huyện quản lý

- Tổ chức phổ biến dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); nội dung, cách thức lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) trong toàn ngành, cơ quan, đơn vị mình;

- Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của công chức, viên chức, người lao động vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) theo hình thức thích hợp. Tiếp nhận ý kiến của cá nhân, tổ chức đóng góp vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) tại cơ quan, đơn vị;

- Xây dựng Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) của cơ quan, đơn vị mình gửi về Phòng Tư pháp để tổng hợp đúng thời hạn quy định.

3. Trung tâm bồi dưỡng Chính trị, Trung tâm Giáo dục – Dạy nghề, các Trường THPT trên địa bàn huyện

- Tổ chức phổ biến dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); nội dung, cách thức lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, học sinh của trường mình;

- Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, học sinh vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) theo hình thức thích hợp. Tiếp nhận ý kiến của cá nhân, tổ chức đóng góp vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) tại trường;

- Xây dựng Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) của cơ quan, đơn vị mình gửi về Phòng Tư pháp để tổng hợp đúng thời hạn quy định.

4. Đài Phát thanh và truyền hình huyện

- Mở chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền, phổ biến nội dung, cách thức lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi);

- Kịp thời đăng tải, phản ánh những ý kiến góp ý có chất lượng vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

5. Ủy ban nhân dân các xã

Chủ trì, phối hợp với Thường trực HĐND, UBMTTQ cùng cấp thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Phổ biến dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); nội dung, cách thức lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) ở địa phương mình;

- Tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đối với cán bộ và nhân dân tại địa phương;

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) tại địa phương;

- Tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) ở địa phương gửi về Phòng Tư pháp để tổng hợp đúng thời hạn quy định.

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện

- Tổ chức phổ biến dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); nội dung, cách thức lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận;

- Tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận; vận động nhân dân tham gia góp ý vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); tiếp nhận tổng hợp ý kiến góp ý của Nhân dân gửi đến UBMTTQVN huyện. Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp gửi UBMTTQVN tỉnh và gửi về Phòng Tư pháp để tổng hợp;

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện.

7. Đề nghị Tòa án nhân dân huyện, Viện Kiểm sát nhân dân huyện, Chi Cục thi hành án Dân sự huyện và các cơ quan cấp tỉnh đóng trên địa bàn huyện

- Tổ chức phổ biến dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); nội dung, cách thức lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) trong toàn cơ quan, đơn vị mình;

- Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của công chức, viên chức thuộc phạm vi cơ quan, đơn vị mình theo hình thức thích hợp; tiếp nhận, tổng hợp ý kiến và xây dựng Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) gửi về cơ quan quản lý ở cấp tỉnh theo ngành dọc và gửi về Phòng Tư pháp để tổng hợp.

8. Đề nghị các đoàn thể và các tổ chức thành viên của Mặt trận

Chủ động triển khai lấy ý kiến của các đoàn viên, hội viên; tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên trong tổ chức mình tích cực tham gia góp ý kiến vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Báo cáo tổng hợp ý kiến gửi về tổ chức mình và gửi về Phòng Tư pháp để tổng hợp.

IV. BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN VÀO DỰ THẢO BỘ LUẬT HÌNH SỰ (SỬA ĐỔI)

Báo cáo tổng hợp ý kiến về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) phải tập hợp và phản ánh đầy đủ, khách quan, trung thực các ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và thể hiện đầy đủ theo mẫu Đề cương báo cáo chung được xác định theo Phụ lục II ban hành kèm theo Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) tại Quyết định số 1076/QĐ-TTg (được gửi kèm theo Kế hoạch này), gồm các nội dung chính sau:

- Quá trình tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi);

- Đánh giá chung đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi);

- Ý kiến cụ thể về nội dung của dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi);

- Ý kiến về những vấn đề trọng tâm được xác định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) tại Quyết định số 1076/QĐ-TTg.

Báo cáo tổng hợp các ý kiến góp ý vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể và địa phương gửi văn bản giấy về Phòng Tư pháp để tổng hợp, kèm theo bản điện tử gửi về địa chỉ email: tuphapqt@gmail.com

V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Trước ngày 19/8/2015, ban hành Kế hoạch của UBND huyện về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân huyện Quảng Trạch về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); phổ biến nội dung, cách thức lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

2. Từ ngày 10/8/2015 đến ngày 05/9/2015 tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

3. Từ ngày 10/8/2015 đến trước ngày 27/8/2015, tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và các tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về đầu mối các cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương mình.

4. Từ ngày 27/8/2015 đến trước ngày 30/8/2015, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổng hợp ý kiến và xây dựng báo cáo gửi về Phòng Tư pháp.

5. Từ ngày 30/8/2015 đến trước ngày 03/9/2015, tổng hợp báo cáo của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương; xây dựng dự thảo Báo cáo của Thường trực HĐND huyện về kết quả lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

6. Từ ngày 03/9/2015 đến trước ngày 05/9/2015, tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp của đại diện các cơ quan, đơn vị, địa phương đối với dự thảo Báo cáo của Thường trực HĐND huyện về kết quả lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

7. Từ ngày 05/9/2015 đến ngày 07/9/2015, hoàn chỉnh dự thảo Báo cáo của Thường trực HĐND huyện về kết quả lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

8. Trước ngày 10/9/2015, gửi Báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) trên địa bàn huyện về Sở Tư pháp.

(Từ ngày 30/8/2015 đến trước ngày 14/9/2015 các ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) (nếu có) tiếp tục gửi trực tiếp về Sở Tư pháp theo địa chỉ email: stp@quangbinh.gov.vn để tổng hợp chung)

VI. TÀI LIỆU VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến

- Tài liệu phục vụ lấy ý kiến gồm:

+ Nghị quyết số 972/NQ-UBTVQH13 ngày 13/7/2015 về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 14/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi);

+ Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và các tài liệu có liên quan.

- Tài liệu phục vụ lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) được đăng toàn văn trên Báo Nhân dân; Cổng thông tin điện tử của Quốc hội tại địa chỉ http://quochoi.vn; Cổng thông tin điện tử của Chính phủ tại địa chỉ http://chinhphu.vn; Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp tại địa chỉ http://moj.gov.vn; ngoài ra, phòng Tư pháp huyện còn đăng tải các tài liệu phục vụ lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) tại Cổng thông tin điện tử của phòng Tư pháp tại địa chỉ http://tuphapqt.jimdo.com.

2. Kinh phí thực hiện

- Kinh phí phục vụ cho việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do ngân sách nhà nước đảm bảo.

- Đối với kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, tổng hợp xây dựng Báo cáo của Thường trực HĐND , UBND huyện và các công việc khác có liên quan đến việc lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Phòng Tư pháp lập dự toán, gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch thẩm định trình UBND huyện xem xét, quyết định.

- Kinh phí thực hiện việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) tại các cơ quan, đơn vị, địa phương do các cơ quan, đơn vị, UBND cấp xã tự cân đối, bố trí trong nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên đã được giao trong năm 2015./.



Nơi nhận:

- TT Huyện ủy, HĐND huyện;

- UBMTTQVN huyện;

- BCH Quân sự, Công an huyện, Đồn BP Ròon;

- TAND, VKSND, Chi Cục THADS huyện;

- Các phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện;

- Các cơ quan cấp tỉnh đóng trên địa bàn;

-Trung tâm BDCT huyện, Trung tâm GD-DN huyện, các Trường THPT trên địa bàn;

- Các doanh nghiệp thuộc huyện quản lý;

- VP HĐND và UBND huyện;

- Đài PTTH huyện;

- HĐND, UBND, UBMT các xã;

- Lưu: VT, PTP.


TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Đậu Minh Ngọc


Phụ lục I

CÁC VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM XIN Ý KIẾN NHÂN DÂN

VỀ DỰ THẢO BỘ LUẬT HÌNH SỰ (SỬA ĐỔI)

(Ban hành kèm theo Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến

Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) tại Quyết định

số 1076/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)

______________

1. Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân và loại tội pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự

a) Về trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Theo quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành, việc truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) chỉ đặt ra đối với cá nhân (con người cụ thể).

Dự thảo BLHS (sửa đổi) lần này bổ sung TNHS của pháp nhân (các điều 2, 3, 6, 8 và các điều thuộc Chương XI. Những quy định đối với pháp nhân phạm tội).

Về vấn đề này có hai loại ý kiến:



- Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, cho đến thời điểm này, việc quy định TNHS của pháp nhân trong BLHS là cần thiết, vì:

Thứ nhất, tình hình vi phạm pháp luật do pháp nhân thực hiện diễn ra phức tạp và ngày càng nghiêm trọng, nhất là các hành vi gây ô nhiễm môi trường, buôn lậu, trốn thuế, sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng cấm, trốn đóng bảo hiểm cho người lao động...gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống an lành của người dân và gây mất trật tự, an toàn xã hội.

Thứ hai, mặc dù chúng ta đã có chế tài xử phạt vi phạm hành chính và có quy định trong pháp luật dân sự, kinh tế để người dân, cơ quan, tổ chức kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với pháp nhân có hành vi vi phạm, nhưng trên thực tế, các quy định này còn bất cập, kém hiệu quả. Điều này dẫn đến trên thực tế có tình trạng pháp nhân coi thường pháp luật, ngang nhiên vi phạm. Mặt khác, mức phạt tiền trong Luật Xử lý vi phạm hành chính còn thấp, chưa đủ sức răn đe. Mức tối đa áp dụng đối với pháp nhân không vượt quá 2 tỷ đồng. Với mức phạt này, nhiều pháp nhân, nhất là các pháp nhân là các tập đoàn lớn hoặc các công ty đa quốc gia có thể chấp nhận nộp phạt để tiếp tục vi phạm. Hơn nữa, dưới khía cạnh bảo vệ người dân (đối tượng bị gây thiệt hại do hành vi vi phạm của pháp nhân gây ra), thủ tục kiện đòi bồi thường thiệt hại của người dân đối với pháp nhân phức tạp, nên người dân khó có điều kiện để bảo vệ quyền lợi của mình như: Quy định về nghĩa vụ chứng minh thiệt hại (nguyên nhân, mức độ thiệt hại) thuộc về bản thân bị hại, hay quy định buộc người bị hại phải nộp một khoản tiền án phí dân sự. Khoản tiền này trong một số trường hợp cũng là không nhỏ đối với người dân.

Thứ ba, việc quy định xử lý hình sự đối với pháp nhân là xu thế chung trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có 119 nước quy định TNHS đối với pháp nhân. Hiệp hội các nước Đông Nam Á là 5 nước, một nước đang xem xét quy định. Trong xu thế đó, nếu ta không quy định TNHS của pháp nhân trong BLHS thì sẽ tạo ra sự bất bình đẳng trong việc xử lý pháp nhân vi phạm. Cụ thể: các pháp nhân Việt Nam ra nước ngoài làm ăn mà vi phạm có thể bị truy cứu TNHS, bị phạt rất nặng, trong khi đó, doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, làm ăn tại Việt Nam dù vi phạm đến mức nào, theo quy định hiện này cũng chỉ bị phạt cao nhất là 2 tỷ đồng.

Thứ, theo truyền thống lập pháp của ta, đối với các vi phạm nhỏ, mức độ nguy hiểm thấp thì chúng ta xử phạt vi phạm hành chính. Đối với các vi phạm có mức độ nguy hiểm cao thì chúng ta coi là tội phạm và áp dụng chế tài hình sự để xử lý. Tuy nhiên, đối với hành vi luôn có mức độ nguy hiểm cao như: phạm tội có tổ chức xuyên quốc gia, tham nhũng, rửa tiền, buôn bán người, tài trợ khủng bố là nghĩa vụ quốc tế bắt buộc của nước ta với tư cách là quốc gia thành viên Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Công ước chống tham nhũng, thành viên Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về phòng, chống rửa tiền (APG) thì luôn xác định là tội phạm mà không bị xử phạt hành chính. Do đó, nếu không quy định TNHS của pháp nhân, thì không thể xử lý được các pháp nhân khi thực hiện một trong các hành vi nêu trên.

Thứ năm, để giảm thiểu tác động tiêu cực khi áp dụng hình phạt tước giấy phép vĩnh viễn hoặc đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của pháp nhân, dự thảo BLHS quy định đối với pháp nhân phạm tội chủ yếu áp dụng hình phạt tiền. Việc áp dụng hình phạt tước giấy phép hoạt động của pháp nhân chỉ đặt ra trong hai trường hợp: (i) Pháp nhân phạm tội gây hậu quả hoặc đe dọa gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến tính mạng của nhiều người, đến môi trường và trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra không có khả năng khắc phục trên thực tế; và (ii) Pháp nhân sử dụng giấy phép hoặc đăng ký kinh doanh làm vỏ bọc để thực hiện một trong các tội phạm quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

- Loại ý kiến thứ hai cho rằng, không nên quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân tại thời điểm này vì:



Thứ nhất, hiện nay chúng ta đã có các chế tài xử phạt vi phạm hành chính, hoặc cơ chế kiện đòi bồi thường thiệt hại trong tố tụng dân sự, kinh tế để xử lý các pháp nhân vi phạm;

Thứ hai, theo quan niệm truyền thống lập pháp hình sự của ta thì Bộ luật hình sự chỉ truy cứu TNHS đối với cá nhân có hành vi phạm tội; việc quy định TNHS của pháp nhân trong Bộ luật hình sự sẽ không phù hợp với quan niệm truyền thống về khoa học luật hình sự Việt Nam của ta là chỉ truy cứu TNHS đối với cá nhân.

Thứ ba, ngoài hình phạt tiền, việc áp dụng hình phạt tước giấy phép hoạt động đối với pháp nhân trong một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

b) Loại tội mà pháp nhân phải chịu TNHS

Điều 76 của dự thảo BLHS (sửa đổi) quy định pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự về 32 tội danh, cụ thể là:

- Điều 149 (tội mua bán người); Điều 150 (tội mua bán trẻ em);

- Điều 190 (tội buôn lậu); Điều 191 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 193 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm); Điều 196 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 197 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 204 (tội trốn thuế); Điều 207 (tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ); Điều 213 (tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán); Điều 214 (tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán); Điều 215 (tội thao túng giá thị trường chứng khoán); Điều 220 (tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động); Điều 221 (tội vi phạm quy định về cạnh tranh); Điều 223 (tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan); Điều 224 (tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp);

- Điều 231 (tội gây ô nhiễm môi trường); Điều 232 (tội vi phạm quy định về xử lý chất thải nguy hại); Điều 236 (tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam); Điều 239 (tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản); Điều 240 (tội huỷ hoại rừng); Điều 241 (tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ);

- Điều 307 (tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người); Điều 313 (tội tài trợ khủng bố); Điều 328 (tội sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn); Điều 336 (tội rửa tiền);

- Điều 367 (tội nhận hối lộ); Điều 377 (tội đưa hối lộ);

- Điều 393 (tội không chấp hành án).

Về vấn đề này, có hai loại ý kiến:

- Loại ý kiến thứ nhất đồng tình với quy định của dự thảo Bộ luật và cho rằng, việc quy định diện các loại tội mà pháp nhân phải chịu TNHS phải tương đối bao quát đủ để xử lý các hành vi vi phạm nghiêm trọng của pháp nhân gây thiệt hại cho kinh tế, môi trường và tính mạng, sức khỏe của con người. Trên tinh thần đó, đồng tình với quy định của dự thảo Bộ luật.

- Loại ý kiến thứ hai đề nghị đây là vấn đề mới, nên trước mắt, chỉ nên tập trung xử lý hình sự các hành vi do pháp nhân thực hiện xảy ra tương đối phổ biến và thật sự gây bức xúc trong nhân dân. Cụ thể là 15 tội, gồm: buôn lậu (Điều 190); trốn thuế (Điều 204); cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán (Điều 213); sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 214); thao túng giá thị trường chứng khoán (Điều 215); trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 221); gây ô nhiễm môi trường (Điều 231); vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 232); đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 236); huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 239); huỷ hoại rừng (Điều 240); tài trợ khủng bố (Điều 313); rửa tiền (Điều 336); nhận hối lộ (Điều 367); đưa hối lộ (Điều 377).


Каталог: 3cms -> upload
upload -> CHƯƠng 1 khái quáT ĐẶC ĐIỂM ĐỊa lý TỰ nhiên và XÃ HỘi vị trí địa lý
upload -> Chương 1 khái quáT ĐẶC ĐIỂM ĐỊa lý TỰ nhiên vị trí địa lý
upload -> Thủ tục Giải quyết trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945
upload -> Quyết định ban hành Nội quy lao động (Mẫu số 02)
upload -> Ủy ban quốc gia vì SỰ tiến bộ CỦa phụ NỮ việt nam
upload -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
upload -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
upload -> BỘ TÀi chính bộ TƯ pháP
upload -> Thủ tục: Đăng ký hợp đồng cá nhân đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài a Trình tự thực hiện
upload -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ nghị

tải về 196.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương