Thanh nhạc tìm hiểu cơ bản về Lý thuyết và Thực hành



tải về 348.02 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích348.02 Kb.
#29142
1   2   3   4   5

c. Phải xem lại các bè hát trẹo dấu: Nếu không có cách nào cứu vãn được, thì nên viết lại hoặc nhờ người viết lại các bè trẹo dấu, hoặc chỉ hát một bè chính nếu nhu cầu phụng vụ bó buộc, các bè khác để cho đàn chơi, hoặc ngậm miệng ngân. Không nên vì ham nhiều bè mà làm tiếng hát trẹo dấu, không còn giữ được bản sắc ngôn ngữ dân tộc.

* TÓM LẠI

Chúng ta vừa tìm hiểu cách xử lý ngôn ngữ Việt Nam trong CA HÁT, bằng cách xem xét qua cách xử lý các yếu tố ngữ âm của tiếng Việt: Phụ âm đầu, Vần và Thanh Điệu. Chúng ta đã thấy, như lời của tác giả Vĩnh Long, rằng: "Tiếng nói của chúng ta có rất nhiều nét riêng biệt, mà rõ nhất là tính độc lập cao của âm tiết với kết cấu phức tạp của nó, là sự kết hợp hợp lý và phong phú giữa âm chính với âm đệm và âm cuối với tính khép âm tiết, tạo âm mũi và cắt đứt tiếng thanh của nó, là việc dùng nhiều thanh điệu với độ cao khác nhau, đường nét phức tạp và có hiện tượng tắc họng... Để xử lý được tốt những đặc điểm này, chúng ta phải đứng hẳn, đứng vững trên tiếng nói dân tộc mà tìm tòi, sáng tạo những kỹ thuật ca hát thích hợp"[5]

Thật vậy, muốn thông đạt nội dung tri thức, chỉ cần đến nói, đến đọc là đủ. Nhưng nếu muốn thông đạt cả nội dung nghệ thuật nhằm đánh động không phải chỉ trên lý trí mà nhất là trên cả con tim, trên tình cảm, trên tấm lòng người nghe thì phải cần đến Ngâm, Hò, Ca, Hát. Mà đối tượng của ca hát ở đây là con người Việt Nam, nên muốn đi sâu vào lòng người Việt Nam, rất cần phải ca hát cho có bản sắc Việt Nam, nghĩa là ca hát sao mà vẫn tôn trọng và phát huy những đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc.

Muốn được vậy, người sáng tác phải biết khéo lựa lời, người ca hát phải biết phát huy tiếng hát ngân vang trên cơ sở ngôn ngữ dân tộc, bảo đảm RÕ LỜI, ĐẸP TIẾNG cho lời ca tiếng hát của mình dễ đi sâu vào lòng người Việt Nam, đồng thời góp phần làm giàu thêm cho thế giới âm thanh nói chung.



* PHẦN THỰC TẬP

1. Tập phân tích tiếp các loại vần và ghi bản phân tích ở bài VI

2. Tập hát bài Khúc nhạc cảm tạ

3. Tập xử lý cụ thể các vần của bài Khúc nhạc cảm tạ dưới đây

* CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Bạn hiểu thế nào về thuật ngữ "Tròn vành rõ chữ"?

2. Cho biết nguyên nhân làm cho lời ca không rõ ràng?

3. Xử lý phụ âm đầu như thế nào? Có điều gì cần sửa chữa?

4. Xử lý vần mở bằng nguyên âm đơn và nguyên âm phức khác nhau thế nào?

5. Khẩu hình các nguyên âm A, Ê, Ô.

6. Vị trí cộng minh của các nguyên âm đơn?

7. Xử lý âm đệm ra sao?

8. Vần đóng có mấy loại chính? Khác nhau thế nào?

9. Xử lý "thu đuôi" có mấy cách?

10. Xử lý các vần đóng bằng phụ âm như thế nào?

11. Những loại vần nào bó buộc phải đóng sớm? Tại sao?

12. Phụ âm tắc là phụ âm nào? Đặc tính ra sao?

13. Trong lối hát cổ truyền, cha ông ta thường xử lý các vần đóng như thế nào?

14. Các thanh kép là gì? Gồm những thanh nào?

15. Người ca trưởng cũng như ca viên có thể làm gì cho "rõ lời đẹp tiếng" hơn khi xử lý các thanh điệu?

16. Hát trẹo dấu (sai dấu giọng) tai hại như thế nào? Có nên tiếp tục không?

17. Tại sao "chúng ta phải đứng hẳn, đứng vững trên tiếng nói dân tộc mà tìm tòi, sáng tạo những kỹ thuật ca hát thích hợp"?

----------------------------------------------------------------



[1]. Vĩnh Long, Sự tròn vành rõ chữ của tiếng hát dân tộc, Viện Nghệ thuật, Hà Nội 1976 số 12, trang 32

[2]. Vĩnh Long, SĐD số 85 trang 145



[3]. Vĩnh Long, SĐD số 68 trang 113.

[4]. Trong tiếng Việt cổ, dấu ngã thuộc âm vực thấp, còn dấu hỏi thuộc âm vực cao. Vì thế, ngày nay có thể có trường hợp dấu ngã láy thấp hơn dấu sắc hoặc dấu ngang.

[5]. Vĩnh Long, SĐD số 84 trang 144

Thư xin phép được sử dụng:



JOS. NGUYEN XUAN THAO, OFM

Born in 1947
in Tan-Yen village, Nghe-An Province, Vietnam
Entering the Franciscan Order in 1958
Noviciate, 1968
First Profession, 1969
Studied Theology at Pontifical Institute in Dalat
Ordained a Priest 15-April-1975, Saigon


Email: jxuanthao@juno.com

http://www.hailinhquehuong.net/



Kính Cha!

Vâng thưa Cha! Con rất vui mừng vì đã sớm nhận được sự cho phép từ Cha để sử dụng cái tài liệu học tập của Cha trên 2 wbesite: Hailinhquehuong.net  và Hailinhquehuong.net/news. Con đã và đang sử dụng đúng như điều Cha yêu cầu và con cũng sẽ theo lời hướng dẫn của Cha mà cập nhật tài liệu cho kịp thời và tốt hơn.

Lần nữa con xinh kính Cảm ơn Cha rất nhiều, và cho phép con được chuyển lời cảm ơn rất mực từ BQT-diễn đàn TCVN cũng như của ACE ở đây đến Cha.

Xin thay mặt diễn đàn TCVN, kính chúc Cha luôn An Mạnh trong Chúa!

Thương kính chào Cha!

con: Dominico Nguyễn Quốc Dũng

--- On Sat, 10/8/11, Xuan-Thao Nguyen wrote:

From: Xuan-Thao Nguyen


Subject: Re: Về xin phép sử dụng bài học trên Internet
To: "BelezyDung"
Date: Saturday, October 8, 2011, 5:33 PM

Ban Dung men

Dung có thể sử dụng các tài liệu học tập trên Hailinhquehuong.net  và Hailinhquehuong.net/news, với mục đích vô vị lợi với điều kiện ghi rõ xuất xứ. Các giáo trình sẽ được cập nhật theo những tài liệu chúng tôi đã bổ sung sửa đổi và đang sử dụng tại CÁC LỚP NHẠC QUÊ HƯƠNG tại Nhà Sinh Hoạt Mục vụ thuộc giáo xứ thánh Phan xi cô Đakao, 50 Nguyễn đình Chiểu, Ph. Đa kao, Q> I, SG. Vậy thỉnh thoảng ban theo dõi để cập nhật hầu giúp ích cho bạn đọc hiếu học nhiều hơn.

Chuc binh an và moi điều tốt lành

Mến

 

Giu-se Nguyen Xuân Thao, OFM



3 Mai Thi Luu (hoac 50 Ng Dinh Chieu), P. Dakao, Q.I, Tp HCM, VN

Http://hailinhquehuong.net/news;


From: BelezyDung
To: jxuanthao@juno.com
Sent: Saturday, October 8, 2011 10:49 AM
Subject: Về xin phép sử dụng bài học trên Internet

Trọng kính Cha!

 

Con là Nguyễn Quốc Dũng, hiện là Admin điều hành tổng thể và chuyên trách vài chuyên mục về Thánh Nhạc trên diễn đàn http://thanhcavietnam.net, với tên nick là dominico_dung.



 

Vừa qua, con đã tìm kiếm bài vở, sách dạy học,... về nhạc lý, thanh nhạc, xướng âm,... để bổ sung và trang bị thêm kiến thức về Âm Nhạc cho các anh, chị, em hiện là thành viên của diễn đàn. Con đã tìm được và gặp rất nhiều tài liệu tuyệt vời, đầy đủ, chính xác, khoa học,... trên website http://hailinhquehuong.net và được biết Cha là Quản trị của trang web này.

 

Từ đó, con đã vội vàng sao chép lại toàn bộ các kiến thức cần thiết về máy, sắp xếp thứ tự,... và đã chuyển tải từng bước lên diễn đàn của chúng con, theo bố cục khoa học của riêng diễn đàn mình, hiện có:



- http://www.thanhcavietnam.org/forum/showpost.php?p=129386&postcount=11

- http://www.thanhcavietnam.org/forum/showthread.php?t=34740

 

Kính Cha!

 

Con đã làm các việc này trước khi được sự cho phép về Tác quyền-Tác gia. Con cũng đã có lời cáo lỗi trên đầu bài viêt trong khi đó vẫn cố gắng tìm kiếm sự cho phép.



 

Nay, sau nỗ lực để có được sự liên lạc, con có địa chỉ này trong bài dạy của Cha. Con mạo muội xin được trình bày như trên cùng lời thỉnh cầu Cha cho chúng con tiếp tục được phép sử dụng những bài học hiện có trên trang web: http://hailinhquehuong.net - cụ thể là 2 bài học mà con đã trích dẫn và sẽ còn các bài khác ở đó - để làm tư liệu học hỏi cho diễn đàn của chúng con. Tuy nhiên, với những bài học mà con đã post, nếu không có sự cho phép của Cha bây giờ, thì con sẽ sẵn sàng nhanh chóng tháo gỡ khỏi diễn đàn cho đến khi nhận được sự cho phép chính thức từ Cha.

 

Trong khả năng và tri thức của bản thân, với tất cả nhiệt tâm và lòng thành phục vụ nhưng không cho ACE diễn đàn của mình; con kính mong Cha xem xét lời thỉnh cầu và có sự hồi âm sớm nhất để con có thể yên tâm mà chu toàn bổn phận, trách nhiệm trước Chúa, trước ACE mình,... mà không vô tình lỗi phạm đến Đức Mến và Đức Công Bằng như con đã được dạy dỗ.



 

Kính chúc Cha luôn an mạnh trong Chúa và ngập tràn Ơn Thánh Linh để ban phát và dạy dỗ chúng con trên bước đường phục vụ mọi người ngày một tốt hơn.

 

Kính chào Cha!

 

con: Dominico Nguyễn Quốc Dũng




tải về 348.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương