Thị trường sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Bộ Công Thương Số 3 năm 2017



tải về 0.8 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu14.06.2018
Kích0.8 Mb.
#39989
1   2   3   4   5   6

THÔNG TIN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI


Phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên

Chè Tân Cương Thái Nguyên là một đặc sản của tỉnh Thái Nguyên, hiện nay được mệnh danh là đệ nhất danh trà, lọt top 8 ẩm thực Châu Á cũng như góp phần xuất khẩu nâng cao đời sống của người dân tại Thái Nguyên nói chung và người Việt Nam nói riêng. Các công ty sản xuất chè đang nỗ lực phấn đấu để quảng bá hình ảnh chè Tân Cương trên khắp mọi miền của tổ quốc và quốc tế. Tỉnh Thái Nguyên dự kiến từ nay đến năm 2020 đầu tư trên 220 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách khoảng 150 tỷ đồng. Còn lại là các nguồn vốn huy động của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các nguồn vốn khác để triển khai đề án nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè. Năm 2016, đã có 37 sản phẩm chè được bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu, trong đó 6 sản phẩm được công nhận cấp khu vực. Sản phẩm chè đa dạng về hình thức, chất lượng ngày một cải thiện.

Hiện tổng diện tích chè của tỉnh đã đạt trên 21.100 ha, trên 80% diện tích chè tại các vùng sản xuất chè tập trung sản xuất theo hướng an toàn, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; 80% sản lượng được chế biến bằng phương pháp truyền thống, cơ giới hoá bằng máy tôn quay, máy vò và dây truyền chế biến quy mô nhỏ tại 43 hợp tác xã và hơn 60 nghìn hộ tại 140 làng nghề sản xuất, chế biến chè với sản phẩm chủ yếu là chè xanh và chè xanh cao cấp; thu nhập từ cây chè tại Thái Nguyên đã đạt trung bình trên 100 triệu đồng/ha/năm.

Ngoài thế mạnh tiêu thụ trong khắp cả nước, chè Thái Nguyên đang có thị trường xuất khẩu ổn định tại Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Việc sớm triển khai đề án nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè đến năm 2020 không chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho trên 300 nghìn lao động hoạt động trong các lĩnh vực. Cụ thể là trồng, chế biến và dịch vụ của ngành chè, tạo thảm xanh che phủ vùng đồi núi bảo vệ môi trường, chống xói mòn, tạo cảnh quan xanh rộng lớn, tạo điều kiện cho du lịch sinh thái phát triển, hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu...

Vừa qua, để thúc đẩy Xây dựng thương hiệu Chè Thái Nguyên tại Mỹ, tại New York tổ chức cuộc tọa đàm về tìm hiểu cơ hội cho chè xanh đặc sản của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Tại cuộc tọa đàm nhằm Xây dựng thương hiệu Chè Thái Nguyên tại Mỹ, Chủ tịch Hiệp hội Chè Mỹ cho biết, đây là thời cơ đang rất thuận lợi cho chè Việt Nam, Chè Thái Nguyên sang Mỹ. Lịch sử trồng chè lâu đời, với những đồi chè và cây chè cổ thụ đã tồn tại qua nhiều thế hệ là những điều mà người tiêu dùng Mỹ rất hứng thú.

Theo đề án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, nguồn vốn đầu tư thực hiện đề án chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ: quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu chè búp tươi phù hợp với cơ cấu loại sản phẩm đối với từng huyện, thành phố, thị xã. Đồng thời, gắn với quy hoạch vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao; hình thành các vùng sản xuất chè tập trung, ứng dụng công nghệ cao với quy mô diện tích 3.900 ha tại Tp.Thái Nguyên, huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hoá, Võ Nhai, thị xã Phổ Yên…

Đề án cũng đặt mục tiêu từng bước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao. Ngoài ra, trồng mới, trồng thay thế 4.400 ha chè bằng các giống mới có năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu cao. Mỗi năm hỗ trợ chứng nhận trên 300 ha chè an toàn sản xuất theo theo quy trình VietGAP (hoặc GAP khác), hỗ trợ và chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm 50 cơ sở/năm.

Bên cạnh đó, xây dựng và quản lý thương hiệu chè Thái Nguyên, phát triển nhanh mô hình tổ hợp tác, HTX sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè an toàn gắn với phát triển hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè theo mô hình chuỗi giá trị...

Trong giai đoạn mới, tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các địa phương khẩn trương chuyển đổi giống theo hướng ưu tiên thay thế giống chè trung du già cỗi, năng suất, chất lượng thấp bằng giống chè mới có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên. Phát triển chè giống mới, nhân giống bằng phương pháp giâm hom. Xác định cơ cấu giống chè, trong đó chè trung du chỉ chiếm 20% diện tích, các giống mới như: LDP1, Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Phúc Vân Tiên, TRI 777, Bát Tiên, Hương Tích Sơn... chiếm 80% diện tích, hàng năm sản xuất khoảng 40 triệu cây giống phục vụ trồng mới và trồng thay thế.

Tỉnh chủ trương phát triển mạnh thương hiệu chè Thái Nguyên trên cơ sở phát huy lợi thế, sức cạnh tranh của sản phẩm về số lượng, chất lượng và giá cả, phát triển thương hiệu sản phẩm gắn với hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thực hiện đăng ký nhãn hiệu chè Thái Nguyên tại một số thị trường nước ngoài tiềm năng.

Bên cạnh đó, tỉnh áp dụng cơ chế hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chế biến chè an toàn theo quy trình VietGAP và GAP khác. Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo nâng cao kỹ thuật chế biến chè đảm bảo an toàn thực phẩm, sản xuất hữu cơ; hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng thương hiệu sản phẩm. Ngoài ra, hỗ trợ xây dựng một số chợ đầu mối, điểm du lịch, thưởng thức văn hóa chè Thái Nguyên tại không gian văn hóa chè tại thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương và các làng nghề trồng, chế biến chè, các điểm dừng chân trong các tour, tuyến du lịch làng nghề đến các vùng chè đặc sản của tỉnh như: Tân Cương, La Bằng, Điềm Mặc, Vô Tranh, Tức Tranh, Trại Cài...

Trong gần 3 năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã trồng mới và trồng lại gần 4.000 ha chè, thay thế chè giống cũ bằng các giống chè chất lượng cao như: LDP 1, Phúc Vân Tiến, Kim Tuyên... góp phần nâng cơ cấu chè giống mới so với tổng diện tích chè hiện có lên gần 50%.

Cùng với việc cải tạo, nâng cao chất lượng giống chè, tỉnh đã xây dựng 28 mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích chè đã được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP hơn 300 ha. Cùng với 34 cơ sở, doanh nghiệp chế biến chè công nghiệp, toàn tỉnh đã xây dựng được 84 làng nghề và 22 hợp tác xã sản xuất, chế biến chè đặc sản theo phương thức truyền thống.

Trong quá trình nâng cao giá trị của cây chè Thái, bước đầu, tỉnh cũng xây dựng được 5 mô hình đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất chè an toàn, chất lượng tại các huyện: Phổ Yên, Đại Từ, Phú Lương, Định Hóa, Đồng Hỷ với các hạng mục đầu tư đồng bộ gồm công trình thủy lợi, đường nội đồng, đường điện hạ thế, trung tâm đóng gói... nhằm đáp ứng cơ bản yêu cầu phục vụ sản xuất chè an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt, xây dựng vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung.

Trong chuỗi giá trị sản phẩm chè từ trồng, chăm sóc, chế biến, thu hoạch, chế biến, phân phối ra thị trường, nhiều năm qua, Thái Nguyên rất chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu. Hiện Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp 8 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm chè của tỉnh, như: Chè Thái Nguyên, chè Tân Cương; chè Tức Tranh, chè xóm 5 thị trấn sông Cầu…

Chè Thái Nguyên đã được bảo hộ tại 3 nước Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan góp phần đưa chè Thái Nguyên thành thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam ở nước ngoài. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đã giúp chè Thái Nguyên nâng cao sức cạnh tranh, đặc biệt giá trị kinh tế tăng từ 30-50% so với trước khi được bảo hộ, đồng thời ngăn chặn nạn hàng giả, hàng nhái trên thị trường.

Tuy nhiên đại diện Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên cũng nhận định việc xây dựng và phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên còn tồn tại một số vướng mắc. Việc quản lý và sử dụng nhãn hiệu còn lúng túng do các văn bản, chính sách chưa đầy đủ, thực thi chưa tốt, vẫn còn hiện tượng mượn danh chè Thái Nguyên để lưu hành chè không phải của Thái Nguyên ra thị trường. Việc ghi nhãn hàng hóa đối với sản phẩm cũng chưa đầy đủ và theo một chuẩn mực thống nhất. Các hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ và thương mại hóa sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức cũng là yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Để thương hiệu chè Thái Nguyên phát triển mạnh, các cấp các ngành cần quan tâm hơn nữa đến công tác hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu; tăng cường phổ biến chính sách của nhà nước về phát triển thương hiệu, hướng dẫn và đăng ký bảo hộ thương hiệu chè Thái Nguyên. Tổ chức tập huấn về xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm tại cơ sở giúp các hộ gia đình, làng nghề nhận thức được lợi ích từ việc xây dựng và phát triển thương hiệu.

Cần gắn việc xây dựng và phát triển thương hiệu với chỉ dẫn địa lý và thực hiện các quy trình sản xuất chè an toàn vệ sinh thực phẩm, hữu cơ, có chứng nhận xuất xứ; thực hiện đúng quy trình về ghi đầy đủ thông tin sản phẩm trên bao bì, đăng ký đầy đủ mã số, mã vạch.



Hậu Giang nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp

Xuất khẩu hàng hóa nông sản của tỉnh Hậu Giang trong những tháng đầu năm 2017 tăng trưởng khá nhưng trước những khó khăn mới từ phía các thị trường nhập khẩu, Sở Công Thương Hậu Giang cho biết, sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác xúc tiến thương mại để hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp (DN) trong tỉnh.

Trong các tháng tới, Sở Công Thương Hậu Giang sẽ quan tâm, hỗ trợ tốt hơn cho công tác xúc tiến thương mại, nhất là tại thị trường nước ngoài; thường xuyên theo dõi diễn biến, tình hình sản xuất, kinh doanh của các DN để kịp thời hỗ trợ DN nâng cao hiệu quả quản lý cũng như nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Cụ thể, Sở Công Thương sẽ là đầu mối liên hệ với các đơn vị tổ chức Đoàn kết nối giao thương, xúc tiến thương mại tại Malaysia, Philippines, Campuchia… để kết nối cho DN trong tỉnh tham gia khảo sát, quảng bá sản phẩm. Đồng thời vận động các DN, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tham gia các kỳ hội chợ, triển lãm tại nước ngoài như: Hội chợ thương mại Việt Nam - Lào năm 2017 tại tỉnh Savannakhet (Lào); Hội chợ triển lãm thương mại - dịch vụ - du lịch TP. Hồ Chí Minh - TP. Yangon, Myanmar 2017 lần VI tại Myanmar; các kỳ hội chợ dịch vụ toàn cầu 2017 tại Ấn Độ…



Khai mạc Hội chợ Công Thương Quảng Nam 2017

Nằm trong chuỗi các chương trình hoạt động của Festival Di sản Quảng  Nam, tối 9/6 tại Thành phố Hội An, Hội chợ Công Thương Quảng Nam 2017 do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương Quảng Nam và công ty Nam Việt Galaxy đã chính thức khai mạc.

Hội chợ Công Thương Quảng Nam 2017 thuộc chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Hội chợ Công Thương Quảng Nam đã quy tụ trên 400 gian hàng của 230 doanh nghiệp trong nước và sự tham gia của trên 20 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong cả nước và 14 tỉnh miền Trung- Tây Nguyên. Tại hội chợ, tỉnh Quảng Nam đã trưng bày, giới thiệu thành tựu kinh tế - xã hội, tiềm năng thế mạnh, sản phẩm dịch vụ… của địa phương. Sản phẩm trưng bày, giới thiệu của các tỉnh thành khác chủ yếu các ngành hàng, mặt hàng chủ lực và thiết yếu gắn với mục tiêu phát triển thị trường hàng hóa sản xuất trong nước và xuất khẩu.

Hội chợ Công Thương Quảng Nam  2017 là một trong những hoạt động chính của Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI - 2017, Hội chợ Công Thương Quảng Nam 2017 còn hướng đến mục đích đẩy mạnh kích cầu, kết nối hợp tác giao thương giữa DN địa phương với các DN trong nước. Qua những sản phẩm trưng bày tại hội chợ và sự quan tâm của người tiêu dùng có thể khẳng định rằng "Hàng Việt" đang có ưu thế lớn. Đây cũng là cơ hội để DN Quảng Nam cùng các DN các tỉnh, thành trong nước, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác đầu tư, mở rộng thị trường; giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh và quảng bá thương hiệu sản phẩm địa phương với các nhà đầu tư và du khách.

Tuần lễ hàng Việt Nam 2017” tại Nhật Bản tạo sức hút lớn

Trong sáng ngày 7/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ cắt băng khánh thành “Tuần lễ hàng Việt Nam" do Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội (HPA), UBND Thành phố Hà Nội và Tập đoàn AEON phối hợp tổ chức tại Trung tâm Thương mại AEON Lake Town (tỉnh Saitama, Nhật Bản).

Chương trình “Tuần lễ hàng Việt Nam” là hoạt động thường niên, kết hợp giao lưu văn hoá và thúc đẩy xuất nhập khẩu thương mại giữa hai nước Việt Nam, Nhật Bản. Đây là một trong những giải pháp để triển khai “Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trực tiếp vào mạng phân phối nước ngoài” của Bộ Công Thương; đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016 – 2020.

Tại triển lãm có 50 gian hàng của 69 doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh, thành phố tham gia giới thiệu sản phẩm tại Tuần hàng. Trong đó, có 36 doanh nghiệp trực tiếp tham gia và 33 doanh nghiệp gửi sản phẩm quảng bá. Các sản phẩm được tập trung giới thiệu gồm: may mặc thời trang, giày dép; thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất, hàng quà tặng; nông sản thực phẩm chế biến; sản phẩm thương hiệu quốc gia, sản phẩm đặc sản của các địa phương…

Đặc biệt, Ban Tổ chức cũng bố trí riêng 8 gian trưng bày giới thiệu ấn phẩm xúc tiến thương mại, sản phẩm đặc sản các địa phương, sản phẩm thương hiệu quốc gia; 4 gian trưng bày hoa quả Việt Nam đã xuất khẩu được vào thị trường Nhật Bản.

Với mong muốn thâm nhập thị trường Nhật Bản thông qua tập đoàn bán lẻ AEON (Tập đoàn có lịch sử hơn 200 năm tại Nhật Bản), các mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam sẽ có cơ hội đến tận tay người tiêu dùng Nhật Bản.



Hội thảo xúc tiến thương mại sang EU

Hội thảo do Cục Xúc tiến thương mại- Bộ Công Thương, Tổ chức Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) phối hợp với Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP).

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, nông sản và thực phẩm của Việt Nam đang dần được ghi nhận và tạo được hình ảnh tốt trên thế giới. Việt Nam đang trở thành nguồn cung quan trọng các sản phẩm nông sản thực phẩm phong phú cho nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, việc xây dựng và phát triển thương hiệu ngành nông sản thực phẩm đang giành được sự quan tâm lớn của Chính phủ.

Chương trình xây dựng thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam được Chính phủ giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông cùng các Bộ, ngành liên quan, các cơ quan chuyên môn cùng các doanh nghiệp triển khai thực hiện.

Dự kiến, chương trình sẽ công bố Báo cáo chiến lược thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam vào quý III/2017. Giai đoạn 4 (2018-2020), chương trình sẽ thực hiện các chiến dịch truyền thông, quảng bá hình ảnh ngành thực phẩm Việt Nam thông qua các kênh truyền thông và các sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

Việt Nam sắp xuất khẩu lô thịt gà đầu tiên sang Nhật Bản

Dự kiến tháng 8/2017, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Koyu & Unitek (Đồng Nai) sẽ xuất khẩu lô thịt gà đầu tiên sang thị trường Nhật Bản với khối lượng khoảng 300 - 400 tấn. việc xuất khẩu sản phẩm thịt gà vào thị trường khó tính như Nhật Bản cần hoàn thiện nhiều khâu thủ tục vì đòi hỏi của phía Nhật Bản rất cao về chất lượng và quy trình kiểm soát chặt chẽ. Hoàn thiện các khâu thủ tục để xuất khẩu sang Nhật Bản trong vòng gần hai năm, đến nay, Koyu & Unitek mới chính thức xuất khẩu được lô hàng đầu tiên. 

Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, đối với sản phẩm thịt gà, hiện nay chỉ sản xuất và tiêu thụ ở trong nước, chưa có sản phẩm thịt xuất khẩu. Tuy nhiên, đến thời điểm này đã có hai công ty đăng ký xuất khẩu sản phẩm thịt gà đã qua chế biến nhiệt sang Nhật Bản đó là Công ty TNHH Koyu & Unitek đăng ký tháng 7/2016 và Công ty TNHH CP Việt Nam đăng ký vào cuối tháng 5/2017.

Hầu hết các nước nhập khẩu đều có quy chuẩn riêng của mình. Do đó, ​doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được những quy chuẩn kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn vùng nuôi của nước nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp có nguồn lực tổ chức xây dựng đề án sản xuất thịt gà theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất thức ăn, con giống, nuôi thương phẩm, hệ thống dây chuyền giết mổ, hệ thống bảo quản mát, hệ thống cấp đông, hệ thống kho bảo quản, chế biến) bảo đảm ATDB (Cúm gia cầm, Newcastle,…), ATTP (không có vi sinh vật gây ô nhiễm thực phẩm như vi khuẩn Salmonella, E.Coli,…; không có tồn dư các hóa chất như kháng sinh, hóc môn, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng) theo yêu cầu của nước nhập khẩu và cần chủ động phối hợp với Cục Thú y để tìm kiếm khách hàng nhập khẩu sản phẩm. Cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ hướng dẫn cụ thể về lĩnh vực chuyên môn.



Giao thương:

1. Doanh nghiệp Myanmar cần nhập khẩu củi trấu dạng viên nén

Doanh nghiệp Myanmar cần nhập khẩu củi trấu dạng viên nén (Rice Husk Pellet) và than nén (Briquette) với yêu cầu như sau:

Estimated Requirement: 1200 tons a month (14,400 MT annually)  

Burning Power Expectation/Quality : 4000kcal.kg (Calorific Value) 

Mode of Transport: Sea Shipment      

Incoterm: CIF (Yangon) Payment Remittance: L/C, T/T



Quý doanh nghiệp có khả năng đáp ứng, vui lòng liên hệ:

Myanmar Supply Chain and Marketing Services Co.Ltd

Contact person: Ms Nandar Hnin – Procurement Manager

E-mail : nandarhnin@ibtcgroup.com Mobile :+95-9-43180249

hoặc Thương vụ ĐSQ Việt Nam tại Myanmar

Add: 256-268 Ahlone Road, Dagon Township, Yangon

Email: diepvtn@moit.gov.vn; Tel: +95-1-2303227 Ext.109



2. Doanh nghiệp Rumani muốn mua hàng nông sản Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Romania xin giới thiệu với doanh nghiệp trong nước một doanh nghiệp tỉnh Buzau – Romania có nhu cầu mua một số mặt hàng nông sản của Việt Nam.

1/ Cucumbers 6-9 cm 720gr – annual quantities : 2.000.000 pieces.

2/ Cucumbers 3-6 cm 720gr – annual quantities : 800.000 pieces.

3/ Red bell peppers 720gr – annual quantities : 1.000.000 pieces.

4/ Chili peppers 314gr or directly in big barrels 220litres – annual quantities : 1.000.000 pieces for 314 jars and 500 tones for big barrels.

5/Tomato paste concentrate 36/38% , color min 2, aseptic big barrels 220 litres – annual quantities : 2.500 tones.

Doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu các mặt hàng trên xin trực tiếp liên hệ với:

 LEGUME FRUCTE BUZAU S.A

- Adress: ȘoseauaSpatarului, Nr. 7 , Buzau, Romania

- Tel./Fax.: +40213151737 / Mobil: 0040 740 102 550

- Email: sales@legumefructe-buzau.ro - Website:  www.legumefructe-buzau.ro

- Contact: Mr.GheorgheCosmin, Director Comercial

Hoặc Thương vụ ĐSQ Việt nam tại Rumani: 

- Địachỉ: No 66, Bd. Iancu de Hunedoara, sector 1 – Bucharest, Romania.

-Tel: (4021) 211 37 38  / - Mobi: (40) 721 236 247

- Email: ro@moit.gov.vn / lnthi1957@yahoo.com

- Liênhệ: Mr. Le Ngoc Thi, Tham tán thương mại.



3. Hội chợ Thương mại và Người tiêu dùng Halfest 2017 lần thứ 6 tại Malaysia

HALFEST ASEAN  là Hội chợ Thương mại và Người tiêu dùng sản phẩm Halal lớn ở Malaysia do Bộ Phát triển Vùng & Nông thôn chủ trì, người tổ chức Tập đoàn phát triển Công nghiệp Halal cùng với một số tổ chức khác: Majlis Amanah Rakyat, Phòng TM-CN Malaysia ... . Nhằm giới thiệu các sản phẩm Halal đến thị trường 250 triệu người tiêu dùng  trong khối Asean.

Halfest Asean 2016 có 515 gian hàng của 412 công ty và gần 83 nghìn người tham dự.

Halfest Asean 2017 lần thứ 6 sẽ được tổ chức từ ngày 23 – 27/8/2017 tại Trung tâm Triển lãm Hội nghị Quốc tế Malaysia (MIECC) ở Kuala Lumpur-Malaysia.

Hội chợ sẽ trưng bày và giới thiêu các sản phẩm tiêu chuẩn Halal tới  khách hàng trong khu vực; gặp gỡ các đối tác kinh doanh, đầu tư; cách thức xâm nhập thị trường; xu hướng tiêu thụ sản phẩm Halal ...

Đề nghị các doanh nghiệp quan tâm truy cập http://www.halal.com.my  để xem thông tin chi tiết. Hoặc liên hệ với ban tổ chức tel: + 60 3 6203 4433; e-mail: partnership@halal.org.my

Hoặc Thương vụ Việt Nam tại Malaysia Tel: + 603 2141 4692 Fax: + 603 2141 4696

Email: my@moit.gov.vn để phối hợp giúp đỡ.


THÔNG TIN CHÍNH SÁCH

Australia mở cửa lại cho mặt hàng tôm tươi tẩm ướp


Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Australia đã thông báo về việc Chính phủ Australia quyết định nới lỏng lệnh tạm dừng nhập khẩu tôm, trong đó tôm tẩm ướp và thịt tôm tẩm ướp chưa nấu chín được đưa ra khỏi lệnh tạm dừng nhập khẩu.

Phía Australia sẽ bắt đầu chấp nhận các đơn đặt hàng nhập khẩu đối với mặt hàng này từ ngày 12/7/2017 với điều kiện đáp ứng nghiêm ngặt các qui định của Australia, cụ thể:

- Phải được cơ quan thú y có thẩm quyền nước xuất khẩu chứng nhận sản phẩm tôm không mang vi rút gây bệnh đốm trắng (WSSV) và bệnh đầu vàng (YHV) và đáp ứng các yêu cầu trong dự thảo Giấy chứng nhận thú y;

- Cơ quan thú y thẩm quyền của Australia sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt tại các cửa khẩu đối với mặt hàng này, bao gồm: (i) kiểm tra niêm phong kiểm dịch đối với 100% lô hàng tại nơi đến; (ii) lấy mẫu xét nghiệm WSSV và YHV đối với 100% lô hàng.

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp Australia đã cung cấp hướng dẫn cho các nước có nhu cầu xây dựng qui trình xét nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn được Australia áp dụng xét nghiệm tác nhân gây bệnh tại nơi hàng hoá đến.

Như vậy, sau bốn lần thông báo nới lỏng lệnh cấm, Chính phủ Australia đã loại trừ 07 sản phẩm tôm ra khỏi lệnh tạm dừng nhập khẩu, bao gồm:

1. Tôm khô và sản phẩm tôm đựng trong hộp kín được chế biến để có thể bảo quản được ở nhiệt độ phòng;

2. Mồi câu đã được chiếu xạ dùng cho thuỷ sản, làm thức ăn cho cá cảnh và thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản;

3. Tôm chưa nấu chín có nguồn gốc từ các khu đặc quyền kinh tế của Australia (EEZ);

4. Tôm và thịt tôm có nguồn gốc từ các vùng lãnh thổ của Australia nằm ở bên ngoài đất liền (bao gồm các đảo Chrismas, Cocos – Keeling và Norfolk);

5. Tôm tự nhiên chưa qua nấu chín được đánh bắt ở các vùng biển của Úc và xuất khẩu sang Thái Lan để chế biến tại các nhà máy được Cục Thuỷ sản Thái Lan phê chuẩn sau đó tái xuất sang Úc;

6. Tôm chưa nấu chín được đánh bắt ở các vùng biển của Australia xuất khẩu sang các nước khác để chế biến và sau đó tái xuất sang Australia;

7. Tôm tẩm ướp và thịt tôm tẩm ướp chưa qua nấu chín.

Hiện nay, Chính phủ Australia đang bắt đầu qui trình rà soát lại các điều kiện nhập khẩu và sẽ xem xét các nguy cơ an ninh sinh học đối với tôm và sản phẩm của tôm dùng làm thực phẩm được nhập khẩu từ các nước. Báo cáo phân tích nguy cơ nhập khẩu tổng thể năm 2009 (tôm IRA) sẽ được rà soát lại trong đợt này và sẽ mất khoảng hai năm để hoàn thiện. Các đối tác thương mại sẽ có cơ hội được góp ý vào dự thảo báo cáo khi dự thảo này được hoàn thiện và đăng trên trang website của Bộ Nông nghiệp Australia. Tất cả các góp ý sẽ được xem xét trong quá trình chuẩn bị báo cáo cuối cùng. Australia cũng đã thông báo cho Uỷ ban SPS của WTO về việc rà soát này (G/SPS/N/AUS/422).


Thuế suất thuế nhập khẩu cao su vào Trung Quốc năm 2017


Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, thuế suất thuế nhập khẩu cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp và cao su hỗn hợp vào Trung Quốc năm 2017 được áp dụng tương tự như năm 2016, cụ thể như sau:

1. Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (tương tự thuế suất năm 2016): Áp dụng đối với các nước được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, bao gồm các quốc gia thành viên WTO hoặc các quốc gia, khu vực có ký hiệp định thương mại song phương với Trung Quốc. Cụ thể như sau:

- Mủ cao su thiên nhiên, cao su ly tâm (HS 4001.10): Thuế suất thuế nhập khẩu được tính bằng 10% giá mua hoặc 900 Nhân dân tệ/tấn (tương đương 131 USD/tấn), được tính theo mức nào thấp hơn.

- Cao su tờ (HS 4001.21) và cao su định chuẩn kỹ thuật (HS 4001.22): Thuế suất thuế nhập khẩu được tính bằng 20% giá mua hoặc 1.500 Nhân dân tệ/tấn (tương đương 218 USD/tấn), được tính theo mức nào thấp hơn.

- Các loại cao su thiên nhiên khác (HS 4001.29, 4001.30) áp dụng mức thuế suất 20%.

- Cao su tổng hợp (HS 4002.80.00) áp dụng mức thuế suất 7,5% và cao su hỗn hợp (HS 4005) được tính mức 8%.

2. Thuế suất thuế nhập khẩu thông thường (tương tự thuế suất năm 2016): Đối với các quốc gia, khu vực không thực hiện quy chế tối huệ quốc, cao su thiên nhiên (HS 40.01) nhập khẩu vào Trung Quốc được áp dụng thuế suất thông thường là 40%, cao su tổng hợp (HS 4002.80.00) và cao su hỗn hợp (HS 4005) là 35%.

3. Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) và đáp ứng những điều kiện quy định về xuất xứ…, cao su tổng hợp (HS 4002.80.00) và cao su hỗn hợp (HS 4005) từ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam khi xuất khẩu vào Trung Quốc được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt bằng 0%.



4. Thuế Giá trị gia tăng (VAT): đối với các mặt hàng cao su áp dụng mức thuế suất 17%.

TIN VẮN


+ Theo báo Đài Bắc, người nuôi cá rô phi ở các quận Chiayi và Yunlin thuộc Đài Loan đã được kêu gọi giảm số lượng cá nuôi để cải thiện về mức giá. Mức giá bị ảnh hưởng do sự cạnh tranh tăng nhanh từ các nguồn cung trong khu vực Đông Nam Á. Các cơ quan chức năng Chiayi và Yunlin đã kêu gọi người nuôi giảm sản xuất để phù hợp với chính sách quốc gia nhằm giảm sản lượng cá rô phi hàng năm xuống còn 50.000 tấn. Chính quyền quận Yunlin cho biết, Hội đồng nông nghiệp của Đài Loan đã thực hiện chính sách mới, theo đó làm đông lạnh cá rô phi để duy trì giá thị trường vào đầu tháng 2 năm sau. Năm ngoái, giá XK cá rô phi của Đài Loan giảm và người nuôi cá không nên tiếp tục nuôi với số lượng lớn.

+ Sản lượng tôm hàng năm của Iran trong năm nay dự báo đạt 30.000 tấn nhờ sản lượng tăng, khối lượng XK dự kiến đạt 21.000 tấn. Năm 2016, tổng sản lượng đạt 21.000 tấn trong đó có 14.000 tấn XK. Thị trường NK tôm Iran bao gồm các nước Đông Nam Á, như Việt Nam, Trung Quốc, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, các nước châu Âu và Nga.

+ Theo Tradex Foods, sản lượng cá tuyết cod Thái Bình Dương thấp làm mức giá tăng, trong đó có sản phẩm philê đông lạnh. Mức giá philê cá tuyết Thái Bình Dương cỡ lớn tăng lên khoảng 4,25 USD/pao và giá cỡ nhỏ hơn là 4,10 USD/pao. 

+ Ấn Độ kiến nghị miễn trừ thuế đối với tôm xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ kiến nghị Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) miễn hoàn toàn thuế chống bán phá giá (CBPG) sau 5 năm. Gần đây, Ủy ban này đã bỏ phiếu chống lại việc miễn thuế CBPG hiện tại đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Ấn Độ vì cho rằng tôm từ Ấn Độ đã gây ảnh hưởng tới ngành thủy sản trị giá 4,7 tỷ USD của Mỹ. Ủy ban này thống nhất kéo dài lệnh áp thuế CBPG thêm 5 năm đối với tôm nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Mỹ là nước NK thủy sản lớn nhất của Ấn Độ, chiếm tỷ trọng 28,46% về giá trị. Tổng xuất khẩu thủy sản Ấn Độ sang Mỹ đạt  1.334,05 triệu USD năm 2015-16. Thuế CBPG được áp dụng đối với tôm nước ấm đông lạnh Ấn Độ từ năm 2004-2005. Mỹ đã không xóa bỏ thuế trong 5 năm đầu tiên, trên thực tế, tiếp tục áp dụng thêm 5 năm tiếp theo. Hiệp hội các nhà chế biến tôm Mỹ (ASPA) ủng hộ việc kéo dài lệnh áp thuế CBPG bởi USITC đối với tôm từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam thêm 5 năm nữa. Ấn Độ là nhà cung cấp thủy sản lớn cho Mỹ và vươn lên thành nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Mỹ trong một vài năm gần đây.

+ Trong quý 1/2017, Australia nhập khẩu 5.980 tấn tôm trị giá 58.687.000 USD, giảm 8,2% về lượng nhưng tăng 0,8% về giá trị so với cùng năm 2016. Việt Nam vẫn là nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Australia đạt 1.925 tấn, trị giá 19.567.000 USD, giảm 18,9% về lượng nhưng tăng 3,5% về giá trị so với quý I năm 2016.

+ Viện cà phê quốc gia Honduras IHCAFE cho biết xuất khẩu cà phê của nước này tăng vọt 51,2% trong tháng 5 so với cùng tháng niên vụ trước do sản lượng tăng. Xuất khẩu từ Honduras, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất Trung Mỹ đạt tổng cộng 1,09 triệu bao loại 60 kg/bao trong tháng 5, so với 722.011 bao trong cùng tháng năm trước. Xuất khẩu trong 8 tháng đầu niên vụ 2016/17 đạt tổng cộng 5,02 triệu bao hay tăng hơn 34% so với 3,76 triệu bao xuất khẩu trong cùng giai đoạn niên vụ trước. IHCAFE dự kiến xuất khẩu tăng 40% trong năm nay lên 7,2 triệu bao do sự phục hồi của khu vực này sau khi bị bùng phát nấm roya làm chết cây trước đó. Nước Trung Mỹ này trong niên vụ 2015/16 đã xuất khẩu 5,1 triệu bao.

+ Xuất khẩu cà phê của Costa Rica tăng gần 6% trong tháng 5. Viện cà phê quốc gia của Costa Rica ICAFA cho biết xuất khẩu cà phê của Costa Rica tăng gần 6% trong tháng 5, đạt 182.180 bao loại 60 kg/bao. Quốc gia Trung Mỹ này đã xuất khẩu 707.556 bao trong 8 tháng đầu niên vụ 2016/17, giảm khoảng 15% so với cùng kỳ niên vụ trước đó. Costa Rica là một trong số các nhà sản xuất nhỏ của khu vực này nhưng nổi tiếng với cà phê chất lượng cao. Vụ cà phê tại Trung Mỹ và Mexico, nơi cùng nhau sản xuất khoảng 1/5 sản lượng cà phê arabia trên thế giới, hoạt động từ tháng 10 năm trước tới tháng 9 năm sau.

+ Sản lượng cà phê Colombia vẫn mạnh do cây đã cải tạo đạt mức năng suất cao nhất và tình trạng thời tiết thuận lợi. Dự báo sản lượng năm thị trường 2016/17 đạt 14,5 triệu bao cà phê, cao hơn 3,6% so với ước tính 14,0 triệu bao. Sản lượng được dự báo tăng trong năm 2017/18 lên 14,6 triệu bao nếu thời tiết tiếp tục bình thường. Trong năm 2016, Liên đoàn Nông dân Cà phê Colombia (FEDECAFE) ước tính rằng năng suất cà phê trung bình tăng lên 17,8 bao mỗi hectare, tăng 29% so với thập kỷ trước đó. Đây là kết quả của chương trình tái canh, giảm tuổi cây cà phê trung bình từ 15 năm xuống 7 năm, và mật độ cây trồng tăng.

+ Cơ quan Thống kê Philippines cho biết ngành nông nghiệp nước này tăng trưởng 5,3% trong quý 1/2017, chủ yếu do điều kiện thời tiết thuận lợi. Ngành trồng trọt có sản xuất ngô tăng trưởng 23,4% trong cùng kỳ so sánh, ngành chăn nuôi tăng trưởng 3,2%. Ngành chăn nuôi lợn tăng trưởng 3,5% và đóng góp lớn nhất cho tăng trưởn ngành chăn nuôi. Ngành gia cầm chiếm 15,4% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và tăng 1,9% trong cùng kỳ so sánh. Giá nông sản trung bình tăng 3,3% trong quý 1/2017 so với cùng kỳ năm 2016. Giá các sản phẩm chăn nuôi tăng 6%, giá các sản phẩm gia cầm tăng 0,3% trong cùng kỳ so sánh.




Số 3 năm 2017



tải về 0.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương