Thị trường sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Bộ Công Thương Số 3 năm 2017


Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam tới thị trường Mỹ năm 2016-2017



tải về 0.8 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu14.06.2018
Kích0.8 Mb.
#39989
1   2   3   4   5   6

Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam tới thị trường Mỹ năm 2016-2017



Việt Nam đang xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản sang Mỹ như: tôm đông lạnh, filet cá tra, basa, cá ngừ chế biến, thịt cua chế biến, cà phê, hạt điều, hạt tiêu. Theo đánh giá mặc dù kim ngạch nhập khẩu nông sản, thủy sản của Mỹ lớn, song tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam sang Mỹ trong thời gian tới có thể sẽ không cao.

Nguyên nhân chính do hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong hàng thủy sản là tôm và cá tra, basa đều đang phải chịu thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp, bị hạn chế tiêu thụ ở một số bang tại Mỹ, trong khi cà phê, điều và tiêu khó có khả năng tăng đột biến về số lượng, chưa kể giá có thể giảm.

Thực tế cho thấy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào Mỹ đã giảm 6,7% trong 5 tháng năm 2017, đạt 483,35 triệu USD. Theo dự báo, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới do chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ sẽ áp dụng từ tháng 9 tới, và khả năng cao là chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ tăng rào cản kỹ thuật thuế quan và bảo hộ.     

Tương tự thủy sản, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu, gạo và chè của Việt Nam tới thị trường Mỹ cũng giảm đáng kể so với 5 tháng năm 2016. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu tới Mỹ giảm 34,8%, gạo giảm 20,1%, chè giảm 4,8%.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu hạt điều, cà phê, hàng rau quả tăng mạnh từ 24% - 31% so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt kim ngạch xuất khẩu cao su sang thị trường Mỹ tăng đến 78,6%.

Xét về thị phần, 5 tháng đầu năm nay, Mỹ là đối tác tiêu thụ số 1 của Việt Nam đối với các mặt hàng như: hạt điều, hạt tiêu, hàng thủy sản; ngoài ra Mỹ cũng đứng thứ 2 về tiêu thụ cà phê, hàng rau quả của Việt Nam.



Xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ tháng 5 và 5 tháng năm 2017

Tên hàng

Tháng 5/2017 (nghìn USD)

So với tháng 4/2017 (%)

So với tháng 5/2016 (%)

5 tháng 2017 (nghìn USD)

So với 5 tháng 2016 (%)

Hàng thủy sản

123.736

12,3

11,1

483.351

-6,7

Hạt điều

128.962

31,7

37,0

407.752

27,4

Cà phê

31.894

-22,0

-15,3

237.905

30,6

Hạt tiêu

26.000

17,1

-26,1

113.686

-34,8

Hàng rau quả

10.089

-0,5

50,3

44.660

23,5

Cao su

2.178

69,5

58,4

19.087

78,6

Gạo

1.095

-2,7

-16,3

5.880

-20,1

Chè

682

50,6

5,5

2.571

-4,8

Tổng

324.636

14,2

12,6

1.314.892

5,1

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Xuất khẩu hàng nông, thủy sản của Việt Nam và tỷ trọng XK tới Mỹ 5 tháng năm 2017

Tên hàng

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (nghìn USD)

Xuất khẩu tới Mỹ (nghìn USD)

Tỷ trọng XK tới Mỹ trên tổng KNXK (%)

Hạt điều

1.118.409

407.752

36,5

Hạt tiêu

604.201

113.686

18,8

Hàng thủy sản

2.854.474

483.351

16,9

Cà phê

1.604.654

237.905

14,8

Chè

76.134

2.571

3,4

Hàng rau quả

1.398.798

44.660

3,2

Cao su

708.476

19.087

2,7

Gạo

1.050.236

5.880

0,6

Sắn và các sản phẩm từ sắn

429.946

0

0,0

Tổng

9.845.326

1.314.892

13,4

(Nguồn: Tổng cục Hải quan )

- Xuất khẩu hạt điều tới Mỹ

Mặc dù Mỹ hiện là thị trường tiêu thụ hạt điều lớn nhất của Việt Nam, nhưng hiện nay Mỹ đang ngày càng  siết chặt việc nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam vì vấn đề an toàn thực phẩm. Do lo ngại rủi ro về mất an toàn thực phẩm, một số khách hàng Mỹ đã từ chối mua hạt điều từ nhiều nhà máy của Việt Nam sau khi kiểm tra trực tiếp - Đây là ảnh hưởng của Đạo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm Mỹ (FSMA), có hiệu lực từ tháng 9/2016, đối với ngành điều Việt Nam.

  • Xuất khẩu cà phê tới Mỹ

Trong 4 tháng đầu năm 2017, Mỹ nhập khẩu 3 mặt hàng cà phê của Việt Nam gồm: cà phê Robusta, Arabica, cà phê hòa tan. Trong đó, cà phê Robusta chiếm đến 83% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong 4 tháng năm 2017, với 73,35 nghìn tấn, trị giá 154,58 triệu USD, tăng nhẹ 5% về lượng và 47,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, lượng cà phê Arabica xuất khẩu sang thị trường này cũng tăng nhẹ 5,7%, đặc biệt cà phê hòa tan tăng tới 36,8% so với cùng kỳ năm ngoái.



Chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ 4 tháng năm 2017 (ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)

Tên hàng

4 tháng năm 2017

So với 4 tháng 2016 (%)

Tháng 4/2017

So với tháng 3/2017 (%)

So với tháng 4/2016 (%)

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Robusta

73.357

154.583

5,0

47,2

14.607

30.935

-38,0

-38,0

-21,8

5,8

Arabica

14.296

41.792

5,7

31,1

2.557

7.208

-38,2

-36,0

-31,7

-20,1

Cà phê hòa tan

1.136

3.017

36,8

2,3

3

25

-98,2

-96,4

-98,7

-97,4

Dự báo: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới sẽ tiếp tục thuận lợi nhờ nhu cầu cà phê ở mức cao từ thị trường này.

Hiện Mỹ đang là nhà tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới và theo thống kê của Intracent, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Mỹ trong quý 1/2017 đạt 2,2 tỷ USD, tăng 8,9% so với quý 4/2016 và tăng 20,2% so với quý 1/2016. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 3 về cung cấp cà phê cho Mỹ với kim ngạch tăng mạnh 32,9% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 10,2% tỷ trọng cà phê nhập khẩu của Mỹ.



Một số thị trường đứng đầu về xuất khẩu cà phê vào Mỹ trong quý 1/2017

Thị trường

Quý 1/2017 (USD)

So với quý 4/2016 (%)

So với quý 1/2016 (%)

Tổng

2.201.219

8,9

20,2

Colombia

400.126

8,3

35,6

Brazil

325.012

-7,8

-2,1

Việt Nam

224.065

23,0

32,9

Indonesia

171.450

15,5

18,5

Canada

137.420

-1,4

15,4

Nguồn: Intracent

Thị phần nhập khẩu cà phê từ một số thị trường chính của Mỹ

ThỊ trường

Quý 1/2017 (%)

Quý 1/2016 (%)

Colombia

18,2

16,1

Brazil

14,8

18,1

Việt Nam

10,2

9,2

Indonesia

7,8

7,9

Nguồn: Intracent

Tuy vậy, mặt hạn chế trong hoạt động xuất khẩu cà phê sang Mỹ trong thời gian tới chính là sự sụt giảm nguồn cung cà phê của Việt Nam do ảnh hưởng bởi hạn hán trong năm 2016. Đồng thời, lượng cà phê dự trữ tại các kho của Mỹ tăng cũng sẽ phần nào cản trở đà xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này. Tính đến giữa tháng 5/2017, Green Coffee Association đã công bố lượng cà phê dự trữ tại các kho của Mỹ đến cuối tháng 4/2017, theo đó tổng tồn kho cà phê tại các kho trên khắp nước Mỹ tăng 165.497 bao so với cuối tháng 3/2017.



Như vậy, xuất khẩu cà phê của nước ta sang thị trường Mỹ trong phần còn lại của năm 2017 nhiều khả năng sẽ giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự trữ cà phê tại các cảng tại Mỹ đến cuối tháng 4/2017 (ĐVT: bao 60kg)


Cảng

Đến 30/4/2017

Đến 31/3/2017

Thay đổi

New York

2.026.552

1.960.711

65.841

New Orleans

665.749

664.452

1.297

Jacksonville

556.668

487.000

69.668

Miami

102.199

104.000

-1.801

Houston

749.945

705.840

44.105

Laredo

34.427

36.100

-1.673

San Francisco

788.871

807.899

-19.028

Norfolk

478.377

469.832

8.545

Philadelphia

20.938

20.813

125

Seattle/Tacoma

332.810

317.275

15.535

Los Angeles/Long Beach

198.041

198.723

-682

Nguồn: Green Coffee Association

Tham khảo doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tiêu biểu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2017 (ĐVT: nghìn USD)

Tên doanh nghiệp

Kim ngạch

Công ty TNHH Thương mại và Chế biến LOUIS DREYFUS COMPANY Việt Nam

26.035

Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Cát Quế

14.290

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Intimex

13.199

Công ty TNHH Mercafe Việt Nam

12.936

Công ty TNHH OLAM VIệt Nam

11.559

Công ty Cổ Phần Intimex Mỹ Phước

10.847

Công ty Cổ Phần Tổng Công Ty Tín Nghĩa

9.948

Công ty TNHH Sunwah Commodities (Việt Nam)

9.421

Công ty Cổ Phần INTIMEX Đắk Nông

9.056

Công ty TNHH Hương Bản

7.321

Chi nhánh Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Intimex Tại Buôn Ma Thuột

6.715

Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Cà Phê Intimex Nha Trang

6.539

Công ty Cổ Phần Intimex Bình Dương

5.593

Doanh nghiệp Tư nhân Cà Phê Minh Tiến

5.438

Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Phú Nhuận

4.475

Công ty Cổ Phần Thương Mại Cà Phê Quang Minh

4.282

Công ty cổ phần ĐTK

4.046

Công ty TNHH Hiang Kie Industries

3.742

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp

3.560

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

  • Xuất khẩu thủy sản tới thị trường Mỹ

4 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam sang thị trường Mỹ đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa giảm 27,4% về lượng và 20,4% về trị giá, đạt 29,23 nghìn tấn, trị giá 90,35 triệu USD. Bên cạnh đó, lượng tôm các loại xuất khẩu sang thị trường Mỹ cũng giảm 21,6%, ghẹ đóng hộp giảm 22,2%, nghêu đóng hộp giảm 14,7%.

Ở chiều ngược lại, lượng cá hộp đông lạnh xuất sang Mỹ tăng 6,8%, cá đóng hộp cũng tăng 6,4%.

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ giảm do ảnh hưởng từ những rào cản thương mại của thị trường này.

Mới đây, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ vừa đưa ra kết luận cuối cùng sẽ áp thuế chống bán phá giá tôm nhập khẩu sẽ tiếp tục được duy trì thêm 5 năm nữa đối với một số nước trong đó có Việt Nam. Trong khi đó, thuế chống bán phá giá và chương trình thanh tra cá da trơn vẫn là rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật lớn cho cá tra Việt Nam tại thị trường Mỹ. Với mức thuế CBPG quá cao, hiện nay, chỉ còn 2 – 3 doanh nghiệp lớn xuất khẩu cá tra đi Mỹ.

Chương trình thanh tra cá da trơn với một số quy định ngặt nghèo, cũng đang trong giai đoạn chuyển tiếp. Mặc dù, chương trình này chưa tác động mạnh tới kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ nhưng gây hoang mang tâm lý cho các nhà xuất khẩu. Đồng thời, thuế CBPG tôm POR10 tăng cao, gây bất lợi cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ, tạo áp lực tâm lý tới các doanh nghiệp xuất khẩu và tạo tâm lý chưa ổn định cho phía khách hàng.

Bên cạnh những rào cản thương mại, ngành nuôi tôm và một số sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam đã được nhìn nhận và so sánh với các ngành tương tự tại Ấn Độ, Thái Lan nhưng giá thành sản xuất của Việt Nam đang cao hơn từ 10-30%. Đây cũng là yếu tố quan trọng tác động lên hệ số cạnh tranh của thủy sản Việt Nam tại thị trường Mỹ.



Trong bối cảnh đó, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ được dự báo sẽ khó có thể phục hồi trở lại trong thời gian tới.

Tham khảo các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2017

Tên hàng

4 tháng năm 2017

So với 4 tháng năm 2016

Lượng (tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Giá XKBQ (USD/tấn)

Lượng

Trị giá

Giá XKBQ

Cá tra, basa

29.237

90.355

3.090

-27,4

-20,4

9,6

Tôm các loại

14.125

156.562

11.084

-21,6

-19,9

2,1

Cá đông lạnh

9.641

68.717

7.128

6,8

10,6

3,5

Cá đóng hộp

8.573

25.937

3.025

6,4

39,6

31,2

Ghẹ đóng hộp

935

8.347

8.928

-22,2

-8,3

18,0

Nghêu đông lạnh

667

1.778

2.666

-14,7

-3,9

12,6

Mắm

321

542

1.686

22,9

0,8

-18,0

Há cảo

170

523

3.075

1,3

17,9

16,4

Sò đông lạnh

156

1.487

9.548

75,9

90,8

8,5

Chả cá

137

717

5.234

-10,4

40,7

56,9

ốc đông lạnh

128

301

2.344

46,7

-38,7

-58,2

Bạch tuộc đông lạnh

117

564

4.822

54,1

69,3

9,9

Ghẹ đông lạnh

115

1.911

16.632

-12,4

-24,0

-13,2

Mực đông lạnh

113

783

6.917

-29,2

-25,3

5,5

Hải sản khác

376

3.241

8.627

10,6

34,4

21,5

Tổng

64.810

361.766

5.582

-17,8

-11,7

7,4

Tham khảo doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tiêu biểu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2017 (ĐVT: nghìn USD)

Tên doanh nghiệp

Kim ngạch

Công ty CP Vĩnh Hoàn

40.463

Công ty TNHH Thủy Sản Biển Đông

34.980

Công ty Cổ Phần Thủy Sản Minh Phú Hậu Giang

30.457

Công ty Cổ Phần Thủy Sản Sóc Trăng

27.327

Công ty TNHH Chế Biến Thủy Sản Minh Phát

27.054

Công ty TNNN Đồ HộP VIệT Cường

11.077

Công ty TNHH Kinh doanh Chế biến Thủy sản và Xuất nhập khẩu Quốc Việt

10.666

Công ty TNHH Highland Dragon

10.655

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Amanda (Việt Nam).

9.649

Công ty Cổ Phần Hùng Vương

9.038

Công ty Cổ Phần Thủy Sản Minh Hải

7.823

Công ty Cổ Phần Vịnh Nha Trang

6.160

Công ty TNHH Thủy sản Hải Long NHA TRANG

5.814

Công ty TNHH Thủy Sản Phúc Nguyên

5.499

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Sao Ta

4.790

Công ty TNHH Tín Thịnh

4.360

Công ty Cổ phần chế biến Thủy sản út Xi

4.350

Công ty Cổ Phần Thủy Sản Sạch Việt Nam

4.304

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Toàn Thắng

4.273

Công ty CP Thủy Sản Bình Định

4.102

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ dùng để tham khảo)

II. Nhận định và dự báo

- Thuận lợi

+ Mặc dù Mỹ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng Mỹ vẫn đang và sẽ là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, nhất là khi Chính phủ hai nước vẫn tích cực thúc đẩy mối quan hệ này, thể hiện qua chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Mỹ từ ngày 29 - 31/5/2017. Đặc biệt, Mỹ có nhu cầu cao về các mặt hàng nông, thủy sản.

+ Kinh tế Mỹ đón nhận hàng loạt những thông tin tích cực, củng cố thêm xu hướng hồi phục. Nền kinh tế hàng đầu thế giới ghi nhận tốc độ tăng trưởng 1,2% trong quý 1/2017 nhờ sự cải thiện của chi tiêu tiêu dùng cá nhân và doanh nghiệp, mặc dù thấp hơn so với mức GDP tăng 2,1% trong quý 4/2016, tuy nhiên con số này khả quan hơn nhiều so với dự báo tăng 0,7% trước đó. Trong quý 2/2017, chi tiêu tiêu dùng được dự báo tiếp tục là động lực của tăng trưởng kinh tế Mỹ, với tốc độ tăng 0,4% trong tháng 4/2017, cao hơn so với mức tăng 0,3% trong tháng 3/2017 và đánh dấu mức tăng lớn nhất của chỉ số này kể từ tháng 12/2016. Theo dự báo, tăng trưởng GDP trong quý 2/2017 của Mỹ ước tính đạt khoảng 2 - 3,8%.

Trong tháng 4/2017, nền kinh tế Mỹ tạo ra 138 nghìn việc làm, hạ tỷ lệ thất nghiệp xuống 4,3% - thấp nhất trong 16 năm.

+ Có tới 72% các doanh nghiệp Mỹ đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam được cải thiện tích cực. Trên 40% doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh trong 2 năm tới. Hơn 80% các doanh nghiệp của Mỹ kỳ vọng hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận của họ sẽ tăng trong những năm tới.

+ Mặc dù phải chịu nhiều khó khăn và bất lợi, thông qua các vụ kiện và áp thuế chống bán phá giá nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam đang dần trưởng thành, tiếp nhận được nhiều kinh nghiệm, từ đó tạo lập bản lĩnh vững vàng hơn trong cuộc chơi thâm nhập thị trường hứa hẹn nhất và cũng đầy thách thức này.

+ Theo tính chu kỳ, xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ thường tăng tốc trong quý 6 tháng cuối năm. Trong khi đó, chưa xuất hiện những yếu tố tác động tới tính chu kỳ, nên chắc chắn xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam tới Mỹ sẽ tăng mạnh hơn trong thời gian tới.

- Khó khăn

+ Sự hấp dẫn của thị trường Mỹ cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường này rất quyết liệt, đặc biệt những đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam là Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia – là những nước tương đồng với Việt Nam về các mặt hàng xuất khẩu.

+ Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ còn đơn giản, hàm lượng gia tăng của sản phẩm còn thấp. Đến nay, chưa có sự chuyển biến về chất để tăng giá trị gia tăng của sản phẩm. Bên cạnh đó, theo xu hướng chung, thị trường Mỹ đang gia tăng các rào cản (chống bán phá giá, hàng rào kỹ thuật - từ sản phẩm đến quy trình), đòi hỏi từ chất lượng sản phẩm sang tính chất quy trình sản xuất. Đây là những khó khăn, thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Những rào cản thương mại, kỹ thuật của Mỹ ngày càng khắt khe và nếu thấy có dấu hiệu làm nguy hại tới sản xuất trong nước, lập tức họ sẽ bổ sung những quy định mới, điều luật mới để đối phó. Ví dụ, các sản phẩm thủy sản Việt Nam khi vào thị trường Hoa Kỳ thường xuyên vấp phải việc bị kiện chống bán phá giá, nghĩa là sản phẩm được bán với giá rất rẻ.

Ngoài ra, việc Mỹ tăng lãi suất cũng khiến nông, thủy sản của nước ta gặp bất lợi khi xuất khẩu sang thị trường này.

+ Mới đây, Mỹ đã ban hành Đạo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FSMA). Đạo luật này chính thức có hiệu lực từ tháng 9-2017 và sẽ trở thành rào cản lớn nhất cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu nông sản sang thị trường này. Thay vì kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm ở cảng nhập khẩu tại Mỹ, Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) sẽ giám sát trên toàn chuỗi và có tần suất kiểm tra bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, xuất khẩu vào Mỹ.

Đạo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm yêu cầu một sản phẩm muốn xuất khẩu sang Mỹ không những đáp ứng yêu cầu về chất lượng mà còn phải bảo đảm điều kiện về kiểm soát toàn bộ nguồn gốc từ khi sản xuất, sơ chế, bảo quản, đóng gói và dán tem nhãn mác. Ngoài ra, quy định mới của Đạo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm Mỹ sẽ làm gia tăng các thủ tục, dẫn đến tăng chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Dự báo: Như vậy, cùng với với việc kinh tế Mỹ tăng trưởng tích cực cộng với tính chu kỳ hàng năm, xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ được dự báo sẽ tăng mạnh hơn trong nửa cuối năm 2017. Tuy nhiên, trong bối cảnh Mỹ đang có xu hướng bảo hộ mậu dịch và chủ trương cân bằng xuất nhập khẩu thì tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và hàng nông, thủy sản nói riêng sang sẽ gặp nhiều khó khăn và khó có sự đột biến. Theo dự báo, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam tới thị trường Mỹ năm 2017 sẽ đạt 3,62 tỷ USD, tăng khoảng 8% so với năm 2016.

Mỹ được đánh giá là một thị trường khá khó tính, nông sản xuất sang Mỹ phải bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, chất lượng, bảo vệ môi trường, truy xuất nguồn gốc. Sản phẩm phải có số lượng, chất lượng ổn định, kích cỡ đồng đều, đẹp mắt.

Muốn vậy, các doanh nghiệp của Việt Nam phải kiểm soát được các khâu từ giống, vùng trồng, thu hoạch cho đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu không đạt phải mạnh tay hủy lô hàng, thậm chí là để nông dân chứng kiến, nhằm giúp họ tiếp cận với cách làm ăn, quan hệ thương mại trong hội nhập. Khi đã xác định sản phẩm xuất khẩu thì doanh  nghiệp phải đăng ký thương hiệu ngay để các cơ quan quản lý của Mỹ cấp chứng nhận.

Đức - Thị trường xuất khẩu nông sản tiềm năng của Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản sang thị trường Đức trong 5 tháng đầu năm 2017 đạt 414 triệu USD, tăng 7,0% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng, tháng 5/2017 xuất khẩu sang thị trường này đạt 76,8 triệu USD, giảm 8,8% so với tháng 4/2017 và giảm 8,9% so với tháng 5/2016.



Đức hiện là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới và lớn nhất trong Khu vực Châu Âu. Đức luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu trong nhiều năm qua. Đức cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hoá Việt Nam sang các thị trường khác trong khu vực. Trong quý I, kinh tế nước này tăng trưởng 0,6% nhờ sự hỗ trợ từ xuất khẩu, đầu tư máy móc, xây dựng cũng như chi tiêu hộ gia đình tăng. Người tiêu dùng Đức đang được hưởng lợi từ việc làm cao kỷ lục, thu nhập thực tế tăng và lãi sất cho vay thấp. Tăng trưởng kinh tế Đức năm 2017 được dự báo lên 1,5% từ mức 1,4% đưa ra hồi tháng 1/2017 sau một loạt tín hiệu tích cực, nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh nhờ tỷ lệ thất nghiệp thấp. Tỷ lệ thất nghiệp của Đức trong tháng 5/2017 giảm 9.000 người xuống 2,536 triệu người, đưa tỷ lệ thất nghiệp của Đức giảm xuống mức thấp kỷ lục (5,7%), cho thấy nền kinh tế đang có dấu hiệu tăng trưởng tốt.

Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam tới Đức năm 2016-2017



Xu hướng tăng trưởng khả quan của kinh tế Đức trong năm 2017 sẽ tạo thuận lợi cho các mặt hàng xuất khẩu tới Đức, trong đó có mặt hàng cà phê, thủy sản... của Việt Nam gia tăng.

Mặt hàng cà phê:

Trong 5 tháng đầu năm 2017, các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Đức gồm 7 mặt hàng chính là: cà phê, hàng thủy sản, cao su, hạt tiêu, hạt điều, hàng rau quả, chè.

Trong đó, cà phê hiện là mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường Đức, chiếm 65,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước sang thị trường này, đạt 269,5 triệu USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng, tháng 5/2017 xuất khẩu mặt hàng này đạt 44,6 triệu USD, giảm 12,8% so với tháng 4/2017 và giảm 7,9% so với tháng 5/2016.

Trong 4 tháng năm 2017, Đức nhập khẩu 3 mặt hàng cà phê của Việt Nam gồm: cà phê Robusta, Arabica, cà phê hòa tan. Trong đó, cà phê Robusta chiếm đến 95,4% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Đức trong 4 tháng năm 2017, với 97,6 nghìn tấn, trị giá 206,8 triệu USD, giảm nhẹ 0,2% về lượng và 39,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, lượng cà phê Arabica xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh 62%, đáng chú ý, xuất khẩu cà phê hòa tan tăng tới 99,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá xuất khẩu trung bình cà phê sang Đức trong 4 tháng năm nay tăng 34,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá xuất khẩu cà phê Robusta tăng 39,8% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 2.119 USD/tấn; giá cà phê Arabica tăng 22,8%, đạt 2.803 USD/tấn.

Dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Đức trong thời gian tới sẽ tiếp tục thuận lợi do nhu cầu từ thị trường này cao, điều kiện khí hậu Đức không sản xuất được cà phê và hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu.

Đức hiện đang là nhà tiêu thụ cà phê đứng thứ 2 thế giới, theo thống kê của Intracent, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Đức từ Việt Nam 2 tháng năm 2017 đạt 91,2 triệu USD, tăng 7,0% so với cùng kỳ năm 2016.

Tháng 2/2017 thị phần nhập khẩu cà phê của Đức từ Việt Nam đã tăng lên 11,7% so với mức 10,7% của tháng 1/2017. Trong khi đó, thị phần nhập khẩu cà phê của Đức từ một số nước lớn giảm như: Braxin, Colombia...

Mặt hàng thủy sản:

Xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Đức trong 5 tháng năm 2017 đạt 62,2 triệu USD, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng, tháng 5/2017 xuất khẩu mặt hàng này đạt 13,9 triệu USD, tăng 2,1% so với tháng 4/2017 nhưng lại giảm 12,8% so với tháng 5/2016.

Theo số liệu thống kê tính tới tháng 3/2017, Đức là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 3 của Việt Nam trong khối EU, chiếm 3% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường. Xuất khẩu tôm sang Đức trong quý I/2017 đạt 18,4 triệu USD; giảm 22,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Đức chủ yếu là tôm chân trắng với quý I năm nay, tôm chân trắng chiếm 83% tổng xuất khẩu tôm sang thị trường này, tôm sú chiếm 12%, còn lại là tôm biển.

Đối với sản phẩm tôm chân trắng, Đức chủ yếu nhập khẩu tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh từ Việt Nam về để tiêu thụ trong nước và chế biến tái xuất khẩu. Bên cạnh đó, Đức cũng khá ưa chuộng các mặt hàng như tôm hấp và tôm lột vỏ.

Theo số liệu thống kê của ITC, Việt Nam là nhà cung cấp tôm lớn thứ hai sau Hà Lan, chiếm khoảng 16% tổng nhập khẩu tôm của Đức. Hai tháng đầu năm 2017, nhập khẩu tôm vào Đức đạt 87,7 triệu USD; giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về yếu tố cạnh tranh trên thị trường Đức, Việt Nam không phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh về giá, thuế nhập khẩu hay đối thủ. Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế GSP đối với tôm đông lạnh dạng thô khi xuất vào EU là 4,2% (cho các loại có mã HS là 030616 hoặc 030617), tôm đã sơ chế chịu thuế suất 7% (cho các loại có mã HS là 160521 và 160529) trong khi các đối thủ khác phải chịu thuế cao hơn.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã kết thúc đàm phán và dự kiến có hiệu lực từ năm 2018. EVFTA hứa hẹn sẽ tạo những ưu đãi đáng kể về thuế suất cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang Đức.

Thị trường Đức ngày càng nhập khẩu nhiều các sản phẩm tôm có thương hiệu chứng nhận. Các chuỗi siêu thị lớn ở Tây Âu trong đó có Đức thể hiện rõ nhất xu hướng này. Hiện chứng nhận phổ biến nhất là Global GAP. Các chuỗi siêu thị ở Tây Âu mới đây còn tham vọng rằng tất cả các sản phẩm tôm của họ phải được chứng nhận của Hội đồng Nuôi trồng thủy sản (ASC). Do vậy, ASC dự kiến sẽ ngày càng trở lên quan trọng ở Đức.

Để tăng kim ngạch xuất khẩu thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh việc quảng bá thông qua các hội chợ triển lãm, cũng như giới thiệu những chứng nhận uy tín của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm để tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng.

Đức là thị trường nhạy cảm về giá nên sản phẩm tôm chân trắng giá phải chăng của Việt Nam đang được ưa chuộng ở Đức. Nhập khẩu mặt hàng này của Đức có xu hướng tăng, các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng để đẩy mạnh xuất khẩu thị trường này.

Mặt hàng cao su:

Xuất khẩu hàng cao su sang thị trường Đức trong 5 tháng năm 2017 đạt 24,4 triệu USD, tăng 52,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng, tháng 5/2017 xuất khẩu mặt hàng này đạt 3,38 triệu USD, giảm 18,9% so với tháng 4/2017 nhưng lại tăng tới 174,6% so với tháng 5/2016.



Mặt hàng hạt tiêu:

Xuất khẩu hàng hạt tiêu sang thị trường Đức trong 5 tháng năm 2017 đạt 24,6 triệu USD, giảm 38,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng, tháng 5/2017 xuất khẩu mặt hàng này đạt 4,46 triệu USD, giảm 34,5% so với tháng 4/2017 và giảm 52,3% so với tháng 5/2016.



Các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Đức 5 tháng năm 2017

Tên hàng

5 tháng 2017 (nghìn USD)

% so 5 tháng năm 2016

Tháng 5/2017 (nghìn USD)

% so tháng 4/2017

% so tháng 5/ 2016

Cà phê

269.491

20,9

44.593

-12,8

-7,9

Hàng thủy sản

62.169

-14,2

13.947

2,1

-12,8

Hạt điều

28.192

-6,8

9.240

27,7

12,9

Hạt tiêu

24.618

-38,4

4.457

-34,5

-52,3

Cao su

24.411

52,2

3.379

-18,9

174,6

Hàng rau quả

4.712

-1,4

991

-15,1

-6,5

Chè

416

-11,8

205

894,7

444,0

10 doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản đạt kim ngạch lớn nhất
sang thị trường Đức 4 tháng năm 2017


Doanh Nghiệp

Trị giá (nghìn USD)

Cty CP Foodtech

4.812

Cty TNHH KD Chế Biến Thủy Sản Và XNK Quốc Việt

3.515

Cty CP thuỷ sản và thương mại Thuận Phước

3.469

Cty TNHH 1TV Chế Biến Thủy Sản Và XNK Ngô Bros

2.590

Cty CP Thực Phẩm Sao Ta

1.865

Cty CP Thủy Sản Sóc Trăng

1.739

Cty TNHH Hùng Cá

1.668

Cty TNHH 1TV Espersen Việt Nam

1.664

Cty CP Thủy Sản Sạch Việt Nam

1.644

Cty CP Hùng Vương

1.476

10 doanh nghiệp xuất khẩu cao su đạt kim ngạch lớn nhất sang thị trường Đức trong 4 tháng năm 2017

Doanh Nghiệp

Trị giá (nghìn USD)

Cty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng

4.013

Cty TNHH Sản Xuất Và TM Hoa Sen Vàng

3.458

Cty TNHH Sản Xuất Cao Su Liên Anh

2.496

Cty TNHH 1TV Cao Su ĐắK LắK

1.836

Cty TNHH Gia Phú Anh

998

Cty TNHH Cửu Lâm

929

Cty TNHH 1TV Tổng Cty Cao Su Đồng Nai

855

Cty TNHH Cao Su Quốc Việt

781

Cty CP Khang Ngọc Hưng

733

Cty TNHH 1TV Cao Su Phú Riềng

629

10 doanh nghiệp xuất khẩu hàng cà phê đạt kim ngạch lớn sang thị trường Đức
4 tháng năm 2017


Doanh nghiệp

Trị giá (nghìn USD)

Cty CP Tập Đoàn INTIMEX

40.413

Cty CP Intimex Mỹ Phước

18.234

Cty CP XNK Cà Phê Intimex Nha Trang

15.428

Cty TNHH Sunwah Commodities (VN)

13.157

Cty TNHH TM Và chế biến Louis Dreyfus company VN

10.395

Cty TNHH Vĩnh Hiệp

10.222

Cty CP ĐTK

9.186

Cty CP Intimex Bình Dương

8.092

Cty TNHH 1TV XNK 2-9 ĐắK LắK

8.082

Cty TNHH Armajaro VN

7.974

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ sử dụng để tham khảo)

- Những thuận lợi xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang thị trường Đức:

Việt Nam đã ký 10 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với các đối tác thương mại, cùng với 2 FTA (Việt Nam- EU, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương- TPP) đã kết thúc đàm phán cho thấy mức độ hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam. Một trong những lợi thế lớn cho Việt Nam khi tham gia các FTA này là cam kết giảm thuế sâu đối với hàng hóa.

Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý trong những hiệp định này là hầu hết đều có chương quy định về hàng rào kỹ thuật. Đối với mặt hàng nông sản cũng là một trong những mặt hàng chủ chốt của Việt Nam trên thị trường Đức. Người Đức ưa thích các loại trái cây tươi rời hơn là đóng gói và có xu hướng dùng thực phẩm sản xuất bằng phương pháp hữu cơ, tránh sử dụng các hóa chất tổng hợp. Không chỉ nắm bắt thói quen sử dụng của người Đức, doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về kiểm dịch động thực vật của Đức.

Cụ thể, sản phẩm từ động vật và thực vật để được nhập vào Đức phải qua các giai đoạn kiểm tra và kiểm dịch hết sức nghiêm ngặt. Nếu bị phát hiện không an toàn về vệ sinh thực phẩm sẽ bị tiêu hủy ngay tại cửa khẩu.

Ngoài những quy định về kiểm dịch động thực vật như trong các quy định chung của EU, Đức cũng đặt ra một số các tiêu chuẩn bổ sung. Ví dụ, về dư lượng mycotoxins, ngoài Quy định số 1525/98 của EC, Đức cũng đặt ra một số tiêu chuẩn riêng. Việc kiểm tra, kiểm dịch động thực vật được tiến hành cho 100% lô hàng về hồ sơ và ngoại quan; và 20-50% lô hàng sẽ được lấy mẫu và kiểm tra dư lượng các chất độc hại.

- Thách thức và khó khăn:

+ Mặt hàng thủy sản

Doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Đức đang gặp khó, trong mấy tháng đầu năm nay, sau khi nhận được thư yêu cầu của cơ quan Hải quan Đức (ZKA) và Cơ quan chống gian lận thuộc Ủy ban châu Âu (OLAF) về việc phối hợp thẩm tra xác minh xuất xứ mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam có mã HS 030616, 030617, 160521, Bộ Công Thương đã chủ trì và phối hợp chặt chẽ cùng các bên liên quan (Tổng cục Hải quan, VCCI, VASEP, các DN xuất khẩu tôm...) để tổng hợp đầy đủ thông tin nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu ra của DN xuất khẩu tôm, cũng như xem xét đánh giá tại các công ty được đối tác lựa chọn.

Kết quả kiểm tra của cả 2 đoàn đều khẳng định rõ không có bằng chứng cho thấy sự gian lận C/O của các DN xuất khẩu tôm đã kiểm tra như nghi ngờ trước đó của đối tác. Tuy nhiên, theo phản ánh các DN đang XK tôm vào thị trường Đức gần đây, cơ quan Hải quan Đức vẫn đang kiểm tra gắt gao vấn đề nguồn gốc tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Các trường hợp có nghi ngờ về C/O đều bị phía Đức yêu cầu các nhà nhập khẩu phải đóng ký quỹ. Điều này dễ dẫn đến lan truyền biện pháp kiểm soát tương tự sang toàn EU, cũng như họ sẽ chuyển qua mua tôm Ấn Độ. Để kịp thời giải quyết vấn đề này cho ngành tôm Việt Nam nói chung và DN đang xuất khẩu tôm vào EU nói riêng, VASEP đề nghị Bộ Công Thương có văn bản đề nghị chính thức với Cơ quan Hải quan Đức dỡ bỏ biện pháp trên.



tải về 0.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương