Thị trường sản phẩm nông nghiệp Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Bộ Công Thương Số 3 năm 2017



tải về 0.8 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu14.06.2018
Kích0.8 Mb.
#39989
1   2   3   4   5   6

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU


Xuất khẩu rau quả tiếp tục trở thành điểm sáng của toàn ngành nông nghiệp trong 5 tháng đầu năm 2017

Trong những năm gần đây, rau quả đã trở thành một trong những mặt hàng trọng điểm và ghi nhận những dấu ấn đột phá nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam khi thành tích xuất khẩu liên tục tăng mạnh qua từng năm. Nếu như trong năm 2005, rau quả Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang 36 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 235 triệu USD, thì năm 2015, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 7 lần lên mức 1,8 tỷ USD.

Đặc biệt, trong năm 2016, mặt hàng rau quả đã đạt kim ngạch 2,45 tỷ USD, tăng 33,6% so với năm 2015, lần đầu vượt qua kim ngạch xuất khẩu lúa gạo (2,15 tỷ USD) và tốc độ tăng trưởng vượt xa so với các ngành hàng chủ lực khác như cà phê, cao su, chè, hạt điều …

Riêng trong 5 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu rau quả tiếp tục đạt mức cao kỷ lục, nằm trong top 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong nhóm hàng nông sản của Việt Nam (sau thủy sản và cà phê) và là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm với tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Việt Nam đã xuất khẩu hàng rau quả sang trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh những thị trường truyền thống, ngành rau quả cũng đã tích cực mở rộng thị trường, đặc biệt là những thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao như Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, Australia, New Zealand…., qua đó tăng cơ hội đa dạng hóa và giảm thiểu rủi ro thị trường. Nguyên nhân chính khiến xuất khẩu rau quả trong 5 tháng qua tăng mạnh nhờ vào 3 yếu tố chính sau:

+ Kinh tế toàn cầu đã có những dấu hiệu hồi phục rõ nét hơn trong 5 tháng qua, kéo theo nhu cầu tại các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… tăng mạnh.

+ Giá nhiều mặt hàng rau quả chủ lực liên tục tăng ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Cụ thể, giá chôm chôm trong nước liên tục tăng trong 5 tháng đầu năm nay, hiện chôm chôm Java có giá từ 55.000 – 60.000 đồng/kg; chôm chôm đường và chôm chôm Thái có giá từ 70.000 – 80.000 đồng/kg; dừa xiêm có giá đạt mức cao nhất từ trước đến nay từ 140.000 – 160.000 đồng/chục (12 trái); dứa có mức giá 4.500 đồng/kg (tùy chất lượng). Cùng với sự tăng giá trong nước, giá xuất khẩu nhiều loại quả cũng tăng, giá chôm chôm xuất khẩu tăng từ 7,26 USD/kg trong tháng 4 lên 7,33 USD/kg trong tháng 5/2017; giá nhãn tăng từ 0,63 USD/kg trong tháng 3/2017 lên 0,66 USD/kg trong tháng 4/2017... Theo số liệu thống kê từ cơ quan Hải quan Trung Quốc, giá xuất khẩu bình quân trái cây và hạt các loại của Việt Nam sang nước này trong 3 tháng đầu năm nay đã tăng 30 USD/tấn, đạt 500 USD/tấn.

+ Chính sách nông nghiệp của Trung Quốc trong năm 2017 đã chuyển trọng tâm từ cung sang cầu và Việt Nam hiện là một trong các nước được hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách này. Kết quả được thể hiện ngay trong các tháng đầu năm nay. Theo số liệu từ Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong 5 tháng qua tăng khoảng gần 40% so với cùng kỳ năm 2016 và hiện chiếm khoảng 75% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Còn theo số liệu từ cơ quan Hải quan Trung Quốc, Việt Nam đã quay trở lại vị trí nhà cung cấp hàng rau quả số 1 tại nước này với sản lượng đạt 116,19 triệu tấn trong quý I/2017.



Thị trường xuất khẩu hàng rau quả tháng 5 và 5T/2017

Thị trường

T5/2017

So với T4/2017 (%)

So với T5/2016 (%)

5T/2017

So với 5T/2016 (%)

Tỷ trọng trên tổng KNXK rau quả (%)

5T/2017

5T/2016

Tổng

375.343

16,7

74,2

1.398.798

41,4

100

100

Trung Quốc

294.907

19,2

101,0

1.056.320

50,5

75,5

71,4

Mỹ

10.089

-0,5

50,3

44.660

23,5

3,2

3,7

Nhật Bản

11.831

30,0

72,0

43.296

56,1

3,1

2,8

Hàn Quốc

9.717

12,5

19,4

40.377

14,9

2,9

3,6

Hà Lan

7.706

37,8

9,3

24.019

5,4

1,7

2,3

Thái Lan

3.128

2,8

-6,4

20.716

12,5

1,5

1,9

Malaysia

3.821

-17,1

-26,3

20.624

8,7

1,5

1,9

UAE

4.215

20,0

61,4

16.572

96,3

1,2

0,9

Đài Loan

4.788

57,6

55,3

15.296

5,4

1,1

1,5

Nga

2.250

-21,2

31,5

14.098

67,2

1,0

0,9

Singapore

2.084

-7,8

-34,0

11.019

-5,4

0,8

1,2

Australia

2.593

50,6

73,0

9.211

11,2

0,7

0,8

Hồng Kông

1.639

20,1

72,2

7.624

89,2

0,5

0,4

Canada

1.565

-3,6

30,8

7.112

-1,6

0,5

0,7

Pháp

1.346

-29,8

24,6

6.998

34,5

0,5

0,5

Đức

991

-15,1

-6,5

4.712

-1,4

0,3

0,5

Lào

864

96,8

45,1

3.325

69,0

0,2

0,2

Anh

510

12,8

-45,7

2.659

-44,5

0,2

0,5

Indonesia

1.068

132,0

-68,8

2.188

-50,9

0,2

0,5

Italia

378

-23,4

-26,8

1.311

-27,0

0,1

0,2

Côoét

356

125,5

227,7

809

-22,1

0,1

0,1

Ukraina










436

51,6

0,0

0,0

Campuchia

44

-0,5

-73,8

261

-84,2

0,0

0,2

(Nguồn: Thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Một số chủng loại hàng rau quả xuất khẩu chủ lực trong 4 tháng đầu năm 2017

Chủng loại

T4/2017

So sánh (%)

4T/2017

So sánh 4T/2016 (%)

Tỷ trọng (%)

(Nghìn USD)

T3/2017

T4/2016

(Nghìn USD)

4T/2017

4T/2016

Thanh long

123.695

7,1

36,2

392.631

32,9

37,99

38,04

Nhãn

8.840

-51,5

105,0

110.513

72,0

10,69

8,27

Dưa hấu

31.680

63,7

65,1

76.451

-15,5

7,40

11,65

Xoài

17.064

-7,8

87,9

52.472

120,5

5,08

3,06

Sầu riêng

34.886

450,5

216,0

48.930

151,6

4,73

2,50

Ớt

15.380

36,7

33,6

40.279

28,5

3,90

4,04

Chanh

13.177

58,8

104,8

36.123

82,2

3,50

2,55

Dừa

6.544

-21,1

19,1

24.260

46,1

2,35

2,14

Khoai lang

7.829

23,7

-23,4

22.850

29,5

2,21

2,27

Chuối

8.660

31,5

19,7

20.572

2,6

1,99

2,58

Măng cụt

5.793

58,2

-14,9

15.700

69,3

1,52

1,19

Dứa

3.349

-27,9

-28,6

15.675

-6,7

1,52

2,16

Mít

3.464

-12,5

53,2

12.898

84,3

1,25

0,90

Cơm dừa

4.059

4,1

8,4

11.966

12,7

1,16

1,37

Dưa chuột

3.213

103,8

55,0

8.666

54,4

0,84

0,72

Hoa cúc

1.686

-19,5

14,5

7.544

4,0

0,73

0,93

Chôm chôm

164

-91,1

-83,8

6.915

8,9

0,67

0,82

Nho

1.894

-35,8

-0,5

6.895

5,1

0,67

0,84

Hạt mè

1.124

-42,3

-21,8

6.440

32,9

0,62

0,62

Trái cây

1.408

-43,0

-2,4

6.411

7,8

0,62

0,77

Ngô

1.459

-19,0

-0,8

6.224

5,1

0,60

0,76

Cà rốt

498

-75,2

-66,2

5.076

1,3

0,49

0,65

Rau củ

1.254

24,7

762,4

4.319

167,4

0,42

0,21

Macadamia

133

-94,4

-8,6

4.318

114,1

0,42

0,26

Tỏi

915

-15,5

1,6

4.155

34,0

0,40

0,40

Nấm hương

926

-63,8

27.742,9

3.991

725,8

0,39

0,06

Cà tím

1.264

75,4

8,6

2.998

-25,5

0,29

0,52

Đỗ đỏ

853

-49,1

22,7

2.931

79,2

0,28

0,21

Gừng

600

-14,6

21,0

2.685

23,4

0,26

0,28

(Nguồn: Thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Dự báo, trong năm 2017 kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả sẽ đạt khoảng 3 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2016 và có thể sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng khả quan trong năm tiếp theo, nhờ được hỗ trợ bởi một số yếu tố thuận lợi cho nông sản nói chung và ngành rau, quả nói riêng, cụ thể như:

Thứ nhất, những tháng tới sẽ vào vụ thu hoạch rộ của hàng loạt các loại rau quả xuất khẩu chủ lực của nước ta như vải thiều, nhãn lồng…, do đó hứa hẹn đưa kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả tiếp tục tăng cao, đạt nhiều thành tích mới.

Thứ hai, thị trường tiêu thụ đang có cơ hội mở rộng do Việt Nam đã ký 12 Hiệp định thương mại tự do, đang đàm phán 5 Hiệp định mới với trên 50 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới.

Thứ ba, nhu cầu tiêu thụ rau quả tươi và chế biến trên thị trường thế giới trong thời gian tới dự báo sẽ tăng. Đây có thể coi là cơ hội tốt cho rau quả Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…

Thứ tư, giá nông sản đang có xu hướng tăng vì nhu cầu thị trường thế giới tăng cao. Bên cạnh đó, thời điểm xuất khẩu nông sản nói chung và rau, quả nói riêng đạt “đỉnh” sẽ rơi vào khoảng từ quý II đến cuối năm, nên cơ hội tăng xuất khẩu hàng rau quả còn rất lớn. Ngoài ra, việc “cán” mốc 1 tỷ USD chỉ sau 4 tháng và đạt 1,4 tỷ USD sau 5 tháng đầu năm sẽ là “cú hích” lớn cho việc hoàn thành mục tiêu 3 tỷ USD đã đề ra.



Thứ năm, hiện Việt Nam đã đàm phán và dỡ bỏ được hàng rào kỹ thuật cho các mặt hàng rau quả xuất khẩu gồm: Xoài xuất khẩu sang Australia; thanh long xuất khẩu sang Đài Loan; nhãn và vải xuất khẩu sang Thái Lan…. Năm 2017, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan tiếp tục đẩy mạnh đàm phán để đẩy nhanh việc cấp phép xuất khẩu xoài sang Mỹ; thanh long ruột đỏ sang Nhật và vú sữa, nhãn, vải, chôm chôm sang Hàn Quốc.

Ngoài ra, vào giữa tháng 4/2017, theo thông tin từ Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, từ ngày 19/1/2018, vú sữa tươi của Việt Nam trở thành loại trái cây thứ 5 (sau thanh long, chôm chôm, vải, nhãn) chính thức được nhập khẩu vào thị trường này. Mỹ cũng đang xem xét và sẽ sớm có câu trả lời về việc nhập khẩu trái xoài tươi của Việt Nam. Mỹ vốn là thị trường khó tính và dù được mở cửa cấp phép nhưng trong những năm đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này có thể chỉ khoảng vài ngàn tấn. Tuy vậy, việc vào được thị trường này sẽ tạo cơ hội lớn cho rau quả đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng, đáp ứng đòi hỏi cao của thị trường.

Bên cạnh đó,  đầu tháng 5 vừa qua, Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu một số loại rau quả từ 5 nước Trung Đông do có dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho phép. Đây sẽ là cơ hội cho rau quả Việt Nam, bởi việc Chính phủ UAE cấm nhập khẩu các loại rau và trái cây từ 5 quốc gia nói trên có thể sẽ đẩy giá các loại rau và trái cây tại UAE lên cao trong ngắn hạn, do hạn chế nguồn cung chuẩn bị cho mùa lễ Ramadan diễn ra cuối tháng 5 này. Mỗi năm, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của UAE rất cao. Cụ thể, năm 2014 nhập khẩu gần 3,2 tỷ USD, năm 2015 đạt khoảng 2,6 tỷ USD và trên 2,5 tỷ USD năm 2016. Hiện kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả từ Việt Nam sang UAE còn hạn chế, chỉ đạt 14,2 triệu USD năm 2014; 16,2 triệu USD năm 2015 và 22,8 triệu USD năm 2016. Mặc dù có mức tăng trưởng mạnh mẽ so với các năm trước đó nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này của UAE. Do rau quả Việt Nam ngày càng được nhiều thị trường biết đến và ưa chuộng, việc tăng kim ngạch xuất khẩu sang UAE là có thể thực hiện được.

Xuất khẩu rau quả còn chưa tương xứng với tiềm năng

Để có được thành tựu trên, trong năm qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương đẩy mạnh đàm phán, tháo gỡ rào cản thương mại, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường để đảm bảo tiêu thụ kịp thời, hiệu quả hàng hóa cho nông dân, hợp tác xã, các doanh nghiệp. Đồng thời, triển khai mạnh công tác quản lý vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo hàng hóa nông sản xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng, hướng đến xây dựng nền nông nghiệp sạch.

Tuy nhiên, xuất khẩu rau quả của nước ta cho dù liên tục tăng mạnh qua từng năm nhưng thực tế vẫn chưa tương xứng tiềm năng. Việt Nam hiện chỉ chiếm một phần nhỏ bé (1%) trên thị trường xuất khẩu rau quả thế giới. Trong khi đó, thị trường rau quả hiện có tỷ trọng lớn nhất trong nhóm thực phẩm tươi sống toàn cầu. Tính riêng mặt hàng rau và trái cây đã chiếm tới hơn 59% và dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng 2,88% trong giai đoạn 2016 - 2021. Trong khi đó, điều hạn chế là rau quả của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều nhất vào sản phẩm xuất khẩu hàng đầu là thanh long, mặt hàng này hiện chiếm tới 82% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước. Trong đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thanh long lớn nhất của Việt Nam (chiếm tới 91%).  

Một trong những nguyên nhân chính là do chưa có vùng chuyên canh cũng như phải qua nhiều khâu trung gian cộng với chi phí vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không cao hơn so với các nước khiến các loại trái cây của Việt Nam thường có giá thành cao hơn so với trái cây cùng loại của các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, làm giảm khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam trên thị trường thế giới. Phần lớn trái cây vẫn còn tình trạng xuất khẩu dưới nhãn mác và bao bì của khách hàng nước ngoài do chưa chú trọng xây dựng thương hiệu, quảng bá trái cây đến người tiêu dùng trên thế giới.



Theo đánh giá, cốt lõi của vấn đề vẫn xoay quanh yếu tố lâu nay chưa được giải quyết triệt để, đó là khâu sản xuất và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Làm thế nào để tạo ra trái cây sạch, cao hơn nữa là trái cây hữu cơ, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Kế đến là vấn đề bảo quản sau thu hoạch, để tránh thất thoát quá cao làm ảnh hưởng đến cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Theo thông tin từ Viện Cây ăn quả Miền Nam, chỉ tính riêng tại khu vực ĐBSCL hiện đã có rất nhiều loại cây ăn trái ngon, đặc sản của vùng miền như xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, bưởi năm roi, thanh long (ruột đỏ, trắng, tím hồng), sầu riêng ri 6, nhãn xuồng cơm vàng, chôm chôm nhãn, sapo lồng mứt, đu đủ tím, quýt đường không hạt, cam sành không hạt, chanh bông tím... Đặc biệt, nhiều loại trái cây chỉ có ở Việt Nam như vú sữa Lò Rèn, sơ ri, quýt hồng... Đây là lợi thế rất lớn cho việc xuất khẩu đem lại nguồn lợi lớn nếu biết đầu tư sản xuất bài bản.

Tuy nhiên, để xuất khẩu được trái cây đi các nước đòi hỏi chúng ta phải đáp ứng nhiều vấn đề như bảo đảm số lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, sản xuất tập trung. Một số vùng sản xuất trái cây tập trung ở ĐBSCL đã được Cơ quan Kiểm dịch thực vật Mỹ (APHIS) cấp mã code xuất khẩu sang thị trường Mỹ như chôm chôm Bến Tre, thanh long Tiền Giang, nhãn, xoài, vú sữa. Nhiều loại trái cây còn được xuất sang thị trường Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Nhật Bản...

Thị trường Mỹ là thị trường khó tính, người tiêu dùng chấp nhận trả giá cao nhưng luôn đòi hỏi nghiêm ngặt về tiêu chuẩn hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là thị trường lớn, có nhu cầu cao về nhập khẩu trái cây, nhất là trái cây nhiệt đới, như trái cây Việt Nam.

Tương tự, thị trường châu Âu là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất thế giới, mỗi năm nhập khẩu 13-15 triệu tấn. Các loại trái cây nhiệt đới được nhập vào các nước này có xoài, đu đủ, bơ, ổi, nhãn, sầu riêng, chôm chôm, thanh long. Thị trường khó tính khác là Nhật Bản, hiện cũng có nhu cầu nhập khẩu trái cây với số lượng lớn, mỗi năm nhập đến vài triệu tấn với các mặt hàng chính như chuối, cam, xoài, đu đủ, bơ, ổi, nhãn, sầu riêng, chôm chôm, thanh long.

Trong khi đó, sản xuất trái cây của Việt Nam vẫn còn mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch. Đặc biệt là chưa phát triển sản xuất cây ăn trái theo định hướng thị trường, kể cả tín hiệu của thị trường cũng chưa được chú ý đúng mức. Do đó khi vào mùa thu hoạch rộ, sản lượng cung ứng cho thị trường quá lớn nên thường xảy ra ứ đọng, giá cả giảm mạnh, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của nhà vườn. Cũng chính vì sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, quy mô sản xuất chủ yếu hộ gia đình... nên chưa thống nhất được quy trình chăm sóc, kỹ thuật canh tác, thời gian thu hoạch, từ đó dẫn đến chất lượng trái cây trên cùng một loại không đồng đều, sản lượng cung ứng thấp, không ổn định.

Ngoài ra, đa số các loại trái cây chưa xây dựng được vùng chuyên canh có diện tích lớn, dẫn đến năng suất thấp, mức độ đầu tư và giá thành sản phẩm cao, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh thị trường. Chưa có vùng sản xuất chuyên canh nên một số loại trái cây ngon như xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, sầu riêng, măng cụt, nhãn xuồng cơm vàng, quýt đường, chuối cau... cho sản lượng cung ứng thấp nên có mức giá quá cao. Công nghệ thu hoạch, chế biến chưa theo kịp thị trường; thu hoạch, phân loại, đóng gói, bao bì, bảo quản chủ yếu còn thủ công... từ đó dẫn đến tỉ lệ hư hỏng do dập nát, hư thối ở mức cao.

Bên cạnh đó, hiện nhiều nhà vườn vẫn chưa thật sự chú trọng đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng trái cây trong quá trình sản xuất; chưa tuân thủ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 3 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian cách ly); thu hoạch trái cây sớm khi chưa đủ độ già làm ảnh hưởng đến chất lượng. Chưa tạo được mối liên kết 4 nhà (nông dân - nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp) trong sản xuất và tiêu thụ trái cây trên cơ sở tự nguyện. Nhà vườn chưa chú trọng đến mối liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong việc tiêu thụ sản phẩm. Một vấn đề khác không kém phần quan trọng là cơ sở hạ tầng ở vùng trồng cây ăn trái còn yếu kém nên thời gian vận chuyển trái cây bị kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng. Hệ thống nhà đóng gói, sơ chế, kho lạnh chưa được đầu tư đúng mức.

Với những thực tế đang diễn ra, trong thời gian tới ngành rau quả cần chú trọng đến một số vấn đề sau:

Một là, nông dân đang thiếu cây giống sạch, đảm bảo chất lượng và năng suất. Người dân đang phải nhập khẩu cây giống từ các nước, về lâu dài Việt Nam cần phải có các trung tâm nghiên cứu và phát triển cây giống để cung cấp cho nông dân.

Hai là, ngành nông nghiệp cần tăng cường đào tạo, quản lý quy trình sản xuất rau quả an toàn cho người nông dân, hiện tại phần lớn bà con sản xuất theo truyền thống hoặc tự phát.

Ba là, để nâng cao chuỗi giá trị rau quả thì cần khuyến khích đầu tư vào khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Đặc thù của rau quả là tính thời vụ ngắn, nếu sau thu hoạch không bảo quản tốt thì hầu hết chỉ có thể để tiêu thụ trong nước.

Bốn là, cần đa dạng hóa các sản phẩm rau quả hơn; đồng thời hướng vào các nhóm sản phẩm có thế mạnh, tiềm năng cạnh tranh và có quy mô lớn để kết nối thị trường đầu ra…

Năm là, cố gắng khai thác điểm mạnh của sản xuất rau quả ở Việt Nam là kiến thức về kỹ thuật sản xuất tốt, hệ thống nghiên cứu và khuyến nông rất phổ biến và có hiệu quả. Cần nâng cao năng lực về quản lý hệ thống các quy trình xuất khẩu để hỗ trợ khả năng cạnh tranh của ngành rau và trái cây Việt Nam.

Sáu là, để phát huy tối đa giá trị của rau quả, ngoài trái cây tươi, các doanh nghiệp có thể tham gia chế biến sâu, sấy khô rau quả, đa dạng hóa sản phẩm để xuất khẩu. Như vậy, còn tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn cho ngành rau quả.

Nhu cầu rau quả trên toàn cầu nói chung và các thị trường xuất khẩu chủ lực nói riêng vẫn rất lớn, tiềm năng của ngành rau quả cũng không nhỏ. Nếu được chú trọng đúng mức và có chiến lược đầu tư bài bản, cụ thể thì trị giá xuất khẩu rau quả mang về sẽ không thua kém, thậm chí có thể vượt lên trên những sản phẩm khác trong ngành nông nghiệp, trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu mũi nhọn của toàn ngành nông nghiệp.



Tháng 5/2017: Xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản tới thị trường Mỹ tăng khá mạnh

I. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản tới thị trường Mỹ

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam tới thị trường Mỹ đạt 1,31 tỷ USD, tăng nhẹ 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện Mỹ đang là thị trường tiêu thụ nông, thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam sau Trung Quốc, với thị phần chiếm 13,4% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản cũng đang chiếm 8,21% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ.



Tính riêng trong tháng 5/2017, kim ngạch xuất khẩu hàng nông, thủy sản của Việt Nam tới thị trường Mỹ đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 8/2016 đến nay, với 324,63 triệu USD, tăng 14,2% so với tháng 4/2017 và tăng 12,6% so với tháng 5/2016.


tải về 0.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương