Thị trường các sản phẩm nông nghiệp Thị trường sản phẩm nông nghiệp



tải về 0.75 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích0.75 Mb.
#39967
  1   2   3   4

Thị trường các sản phẩm nông nghiệp

Thị trường sản phẩm nông nghiệp

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương

Số tháng 09/2016 30/09/2016







TRONG SỐ NÀY:







  • Tổng quan ngành

  • Thông tin thị trường nội địa

  • Diễn biến thị trường nông, lâm, thủy sản trong kỳ

  • Cần chú trọng đến tiêu thụ hàng hóa tại thị trường trong nước

  • Xây dựng thương hiệu cho nông sản xuất khẩu

  • Thông tin thị trường xuất khẩu

  • Xuất khẩu hàng nông thủy sản sang Hàn Quốc tăng nhẹ

  • Xuất khẩu hàng rau hoa quả sang Úc tăng mạnh

  • Thông tin xúc tiến thương mại

  • Hưng Yên: Xúc tiến tiêu thụ nhãn và nông sản Khoái Châu

  • Hội nghị thương mại các thành phố sẽ gặp nhau vào tháng 9

  • Đưa hàng Việt vào hệ thống bán lẻ Nhật Bản

  • Mỹ xúc tiến cho phép nhập khẩu xoài tươi và vú sữa của Việt Nam

  • Xuất khẩu thủy sản sang Úc cần gỡ bỏ rào cản kiểm dịch

  • Giao thương

  • Thông tin chính sách

  • Chứng nhận an toàn thực vật nhập khẩu hoàn toàn qua hồ sơ điện tử từ tháng 11

  • Bãi bỏ 67 điều kiện kinh doanh nông nghiệp

  • Quy định mới về sản phẩm đánh bắt kèm đối với nhập khẩu thủy sản của Mỹ

  • Bộ Nông nghiệp nghiệp chỉ đạo sớm ban hành qui chuẩn về sản phẩm cá tra philê đông lạnh

  • Tin vắn

  • Thông tin cảnh báo

  • EU sẽ thanh tra toàn diện vấn đề an toàn thực phẩm thủy sản nuôi Việt Nam




2

3

3

5

7



10

10

14



19

19

19

20

21

21

22



23

23

24

25



26
27

28

28





------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHÒNG THÔNG TIN XUẤT NHẬP KHẨU

655 Phạm Văn Đồng – Bắc Từ Liêm - Hà Nội

Bộ phận phát hành: (04) 37150521/(04) 37150490 Fax: (04) 37152574


TỔNG QUAN NGÀNH


Theo số liệu thống kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trong 9 tháng đầu năm 2016 tăng 7,4% so với 9 tháng năm 2015, đạt 16,24 tỷ USD. Hầu hết các mặt hàng trong nhóm hàng hàng “nông, lâm, thủy sản” đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nổi bật nhất là mặt hàng rau quả với mức tăng lên tới 31,6% so với 9 tháng năm 2015; kế đến cà phê tăng 22,8%, hạt tiêu và hạt điều tăng 15%, thủy sản tăng 5,7%... Trái lại, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn lại giảm mạnh lần lượt là 12,4%, 24,8%.

Một số nguyên nhân cản trở đà tăng trưởng xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2016 đối với các mặt hàng thuộc nhóm nông, lâm, thủy sản là do sự suy yếu kinh tế và bất ổn chính trị tại các thị trường chủ lực làm giảm nhu cầu tiêu dùng, kéo theo giá giảm mạnh trong 9 tháng năm 2016.

Ngoài những biến động thị trường, sản phẩm… những nguyên nhân xuất phát từ nội tại các nước nhập khẩu cũng ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam. Nhiều nước tăng cường áp dụng các biện pháp hàng rào kỹ thuật, các quy định yêu cầu chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc ngày càng khắt khe hơn đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là nhóm hàng nông lâm thủy sản…

Trong khi đó, các đối thủ có nguồn cung tương tự Việt Nam như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ… đang gia tăng cạnh tranh đối với hàng hóa Việt Nam cả về lượng và giá. Xuất khẩu các mặt nông, lâm, thủy sản (gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều, tôm cá) hầu như đã đạt tới ngưỡng giới hạn. Do vậy, khó có thể tiếp tục tăng mạnh sản lượng. Ngoài ra, thời tiết bất lợi năm nay do hiện tượng El Nino gây hạn hán nặng, đồng thời biến đổi khí hậu gây xâm nhập mặn nặng cùng với bão lũ và ô nhiễm môi trường do công nghiệp đã tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp.

Xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong quý 4 năm nay được dự báo sẽ tăng trưởng khả quan hơn do các yếu tố như: Chu kỳ xuất khẩu, giá hàng hóa có xu hướng phục hồi, đặc biệt là nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu của các Bộ, Ban ngành. Tuy nhiên, do diễn biến kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn và phức tạp nên xuất khẩu nhóm hàng này khó có sự đột biến.

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA


Diễn biến thị trường nông, lâm, thủy sản trong tháng

+ Diễn biến giá:

Trong tháng 9/2016, giá nhiều mặt hàng nông sàn giữ ổn định hoặc giảm nhẹ so với tháng trước. cụ thể:



- Giá lúa tại Bạc Liệu giảm từ 1,5% - 3,1%, dao động từ 6.200 – 6.400 đ/kg, tuy nhiên giá lúa tại An Giang và Kiên Giang lại tăng từ 1,1% - 1,8%, dao động từ 4.700 – 5.800 đ/kg. Vừa qua Việt Nam đã trúng thầu xuất khẩu 150.000 tấn gạo 25% tấm sang Philipine nhưng do khối lượng trúng thầu thấp nên không tác động tới giá gạo trong nước.

Trong bối cảnh Philipine nhập khẩu quá ít gạo, Indonesia không nhập trong năm 2016, còn Trung Quốc cũng giảm nhập khẩu gạo của Việt Nam, thị trường gạo trong những tháng cuối năm nay còn nhiều khó khăn và giá khó có khả năng tăng.



  • Giá cao su trong nước cũng giảm nhẹ trong tháng 9/2016, giảm 1,8% đối với cao su SVR 10 và 4,3% đối với mủ cao su dạng nước tại Bình Phước.

  • Giá thủy sản trong tháng vừa qua tăng giảm trái chiều, giá cá tra tăng 5,3%, đạt 20.000 đ/kg.

Trái lại, giá tôm sú giảm 2,3% - 4,7%, còn tôm thẻ chân trắng giảm tới 10,4% - 12,7%.

  • Do nguồn cung giảm và nhu cầu tăng cao hai mặt hàng cà phê và nhân điều có giá tăng mạnh trong tháng vừa qua. Trong đó, giá cà phê tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2014 đến nay với 41,2 nghìn đồng/kg; đặc biệt, hạt điều tăng lên mức cao nhất kể từ trước đến nay với 48.000 đ/kg, tăng 5,5% so với tháng trước.

Thời điểm cuối năm là thời điểm lễ hội và nhu cầu một số mặt hàng như: cà phê, hạt điều hay một số mặt hàng khác như thủy, hải sản thường tăng cao nên giá các mặt hàng này dự báo sẽ tăng trong các tháng cuối năm nay.

Tham khảo giá nông, thủy sản tại thị trường trong nước (ĐVT: 1.000 đ/kg)

Tên hàng

Giá tháng 9/2016

So với tháng 8/2016 (%)

So với đầu năm 2016 (%)

Lúa IR50404 tại An Giang

4.500

0,0

-7,2

Lúa OM 2514 và OM 2717 tại An Giang

4.700

1,1

-6,0

Lúa tẻ thường tại Kiên Giang

5.400

0,0

-8,5

Lúa dài tại Kiên Giang

5.800

1,8

-4,9

Lúa OM 5451 tại Bạc Liêu

6.200

-3,1




Lúa OM 4900 tại Bạc Liêu

6.400

-1,5




Cà phê nhân xô tại Tây Nguyên

41.200

8,1

23,7

Chè xanh Thái Nguên búp khô

100.000

0,0

-16,7

Chè cành Thái Nguên chất lượng cao

180.000

0,0

-10,0

Chè xanh Thái Nguyênbúp khô (loại 1)

130.000

0,0

-18,8

Chè xanh nguyên liệu loại 1 tại Lâm Đồng

7.000

0,0

-22,2

Chè đen nguyên liệu loại 1 tại Lâm Đồng

3.500

0,0

-22,2

Giá nhân điều tại Bình Phước

48.000

5,5

20,0

Tiêu đen Tây Nguyên và Nam Bộ

161.000

0,6

-5,3

Cao su SVR 3L

29.000

0,7

18,4

SVR 10

27.000

-1,8

12,0

Mủ cao su dạng nước tại Bình Phước

7.040

-4,3

22,2

Cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL

20.000

5,3

0,0

Tôm sú cỡ 20kg/kg

270.000

-3,9

3,8

Tôm sú cỡ 30kg/kg

205.000

-4,7

7,9

Tôm sú cỡ 40kg/kg

130.000

-2,3

-7,1

Tôm thẻ chân trắng (70kg/con)

110.000

-12,7

-30,4

Tôm thẻ chân trắng (100kg/con)

86.000

-10,4

-21,8

+ Về tiêu thụ:

Hiện nay, sản phẩm chè của Thái Nguyên chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong nước. Mặc dù tổng sản lượng chè đạt gần 195 nghìn tấn song sản lượng chè xuất khẩu chỉ chiếm 20% trong khi tiêu thụ trong nước dao động từ 70% - 80%.

Thị trường trong nước đang là thế mạnh của chè Thái Nguyên. Hiện trên khắp 63 tỉnh thành trong cả nước đều có sản phẩm chè Thái, được bán với nhiều hình thức: cửa hàng, đại lý, chợ, hệ thống siêu thị… với nhiều hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chào hàng khác nhau. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp và hợp tác xã, hộ gia đình đều có mạng lưới tiêu thụ chè trên khắp cả nước.

Sản phẩm chè Thái Nguyên tiêu thụ trên thị trường ngày càng có uy tín về chất lượng và đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Nhiều doanh nghiệp đã nghiên cứu, sáng tạo để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm chè chất lượng cao đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.



Tình hình sản xuất nông nghiệp tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2016:

Trồng trọt:

Tính đến trung tuần tháng Chín, cả nước gieo cấy được 1691,3 nghìn ha lúa mùa, bằng 98,2% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc đã kết thúc gieo cấy với diện tích đạt 1151,6 nghìn ha, bằng 98,7%; các địa phương phía Nam gieo cấy 539,7 nghìn ha, bằng 97,2%. Diện tích lúa mùa của các địa phương phía Bắc giảm chủ yếu do thời tiết nắng hạn, thiếu nước đầu vụ, khi gieo cấy lại bị ảnh hưởng của 3 cơn bão liên tiếp, một số diện tích lúa mùa bị ngập nặng không có khả năng phục hồi nên các địa phương chủ động chuyển đổi sang trồng cây ăn quả hoặc nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Bên cạnh đó, một số địa phương đã chuyển một phần diện tích trồng lúa sang phục vụ các công trình thủy lợi, dân sinh. Đến nay trà lúa mùa ở miền Bắc đang trong giai đoạn vào chắc và chín, đã thu hoạch được gần 24 nghìn ha. Do ảnh hưởng của các cơn bão số 1, số 2 và số 3 gây ngập úng cục bộ, một số diện tích phải cấy dặm nên năng suất lúa mùa của một số địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng giảm mạnh: Vĩnh Phúc giảm 10 tạ/ha; Quảng Ninh giảm 2,6 tạ/ha; Hà Nam giảm 1 tạ/ha. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi trong những tháng cuối năm và không bị ảnh hưởng của sâu bệnh, năng suất lúa mùa năm nay của các địa phương phía Bắc đạt xấp xỉ cùng kỳ năm trước; sản lượng ước tính đạt 5,8 triệu tấn, giảm 36,6 nghìn tấn so với vụ mùa năm 2015.

Diện tích lúa hè thu cả nước năm nay ước tính đạt 2106 nghìn ha, tăng 3,2 nghìn ha so với vụ hè thu năm trước, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1674,5 nghìn ha, giảm 3,3 nghìn ha. Tính đến ngày 15/9/2016, các địa phương phía Nam đã thu hoạch được 1648,9 nghìn ha lúa hè thu, bằng 93,6% cùng kỳ năm trước, chiếm 78,3% diện tích gieo cấy, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch 1422,2 nghìn ha, bằng 93,6% và chiếm 85% diện tích gieo cấy.

Theo báo cáo của các địa phương, năng suất lúa hè thu cả nước năm nay ước tính đạt 53,9 tạ/ha, giảm 0,3 tạ/ha so với vụ hè thu năm 2015; sản lượng đạt 11,3 triệu tấn, giảm 49 nghìn tấn. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của thời tiết không thuận nên diện tích và năng suất lúa hè thu đều giảm so với năm trước (diện tích giảm 0,2%; năng suất giảm 1,2%); sản lượng ước tính đạt 9,02 triệu tấn, giảm 125,6 nghìn tấn.

Tính đến trung tuần tháng 9, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy được 664,7 nghìn ha lúa thu đông, bằng 109,4% cùng kỳ năm trước do một số địa phương chủ động mở rộng diện tích lúa ở những vùng có đê bao (An Giang tăng 13,2 nghìn ha; Long An tăng 11,6 nghìn ha; Cần Thơ tăng 3,5 nghìn ha). Đến nay, diện tích lúa thu đông đã thu hoạch đạt 120,2 nghìn ha, tương đương cùng kỳ năm 2015 với năng suất ước tính đạt 53,4 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha.

Gieo trồng một số cây hoa màu giảm nhẹ so với cùng kỳ. Tính đến giữa tháng Chín, cả nước gieo trồng được 1047,5 nghìn ha ngô, bằng 99,1% cùng kỳ năm trước; 111,2 nghìn ha khoai lang, bằng 90,3%; 188,2 nghìn ha lạc, bằng 97,1%; 85,8 nghìn ha đậu tương, bằng 86,8% và 952,6 nghìn ha rau đậu, bằng 102,8%.

Thủy sản:

Sản lượng thủy sản 9 tháng ước tính đạt 4937,6 nghìn tấn, tăng 1,98% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 3601,6 nghìn tấn, tăng 1,7%; tôm đạt 570 nghìn tấn, tăng 1,7%.

Nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn do rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc những tháng đầu năm và tình trạng ô nhiễm nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích nuôi trồng thủy sản 9 tháng ước tính đạt 1021,7 nghìn ha, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng đạt 2604,8 nghìn tấn, tăng 1,2%, trong đó cá đạt 1894,8 nghìn tấn, tăng 0,9%; tôm đạt 447 nghìn tấn, tăng 1,5%.

Nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do giá cá tra không ổn định và ở mức thấp, chi phí cao, sức mua từ các thị trường tiêu thụ lớn sụt giảm. Diện tích nuôi cá tra 9 tháng ước tính đạt 11,2 nghìn ha, tương đương cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi cá tra thâm canh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 4,4 nghìn ha, tăng 1,4%. Sản lượng cá tra 9 tháng ước tính đạt 850 nghìn tấn, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó An Giang đạt 210,5 nghìn tấn, giảm 6,3%; Bến Tre 121,9 nghìn tấn, giảm 7,3%, Tiền Giang đạt 28,8 nghìn tấn, tăng 4,5%.

Nuôi tôm nước lợ bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn và dịch bệnh, đặc biệt là tôm sú do chủ yếu nuôi bằng hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến. Diện tích nuôi tôm sú 9 tháng ước tính đạt 576,9 nghìn ha, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng tôm sú đạt 180 nghìn tấn, giảm 2,7%, trong đó Cà Mau đạt 62 nghìn tấn, giảm 9,8%; Bạc Liêu đạt 42,9 nghìn tấn, giảm 10,4%; Kiên Giang đạt 30,9 nghìn tấn, tăng 11,2%; Bến Tre đạt 5,8 nghìn tấn, tăng 2,8%.

Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 9 tháng ước tính đạt 80,2 nghìn ha, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng tôm thẻ chân trắng ước tính đạt 232,3 nghìn tấn, tăng 4,5%, trong đó Cà Mau đạt 38,3 nghìn tấn, tăng 6,4%; Sóc Trăng 35,8 nghìn tấn, tăng 25,7%; Bến Tre 22 nghìn tấn, giảm 11,8%.

Sản lượng thủy sản khai thác 9 tháng của cả nước ước tính đạt 2332,8 nghìn tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 1706,8 nghìn tấn, tăng 2,6%; tôm đạt 123 nghìn tấn, tăng 2,6% (Sản lượng thủy sản khai thác biển 9 tháng đạt 2195,8 nghìn tấn, tăng 3%, trong đó cá đạt 1602,8 nghìn tấn, tăng 2,7%; tôm đạt 113 nghìn tấn, tăng 2,4%).

Sự cố môi trường biển xảy ra cuối tháng Tư tại vùng biển các tỉnh Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt đã ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu dùng; ngư dân phải tạm dừng đánh bắt ở vùng ven bờ và vùng lộng nên sản lượng thủy sản khai thác của các địa phương giảm mạnh.



Tiêu thụ nội địa cần phát triển và đa dạng hóa các kênh phân phối

Thương mại trong nước tạo ra giá trị trên 15% GDP và thu hút khoảng 5,4 triệu lao động, tức chiếm khoảng 10% tổng lao động toàn xã hội. Muốn có thị trường trong nước phát triển phải có một hệ thống giải pháp, chính sách phát triển đồng bộ với những phương thức hỗ trợ phù hợp. Trong đó, phát triển và đa dạng hóa các kênh phân phối là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy cho tiêu thụ nội địa. Ngoài ra, Nhà nước cũng nên thực thi các chương trình khai thác thị trường nội địa; Hỗ trợ doanh nghiệp phân phối Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh và phát triển thị trường; Hoàn thiện và bổ sung chính sách đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn...



Quan điểm chung là đa dạng hóa các kênh phân phối, các loại hình tổ chức và phương thức hoạt động, các thành phần kinh tế, các chế độ sở hữu và các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển. Kết hợp thương mại truyền thống với thương mại hiện đại. Xây dựng và củng cố các hệ thống phân phối lớn trên phạm vi cả nước đi đôi với tổ chức và phát triển mạng lưới phân phối nhỏ của địa phương. Tăng cường quản lý nhà nước đối với các hệ thống phân phối vì lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo đó:

- Với hệ thống bán lẻ của các tập đoàn, tổng công ty ngành hàng, thiết lập và phát triển mối liên kết dọc có quan hệ gắn kết chặt chẽ, ổn định và ràng buộc trách nhiệm trên từng công đoạn của quá trình lưu thông từ sản xuất, xuất nhập khẩu đến bán buôn và bán lẻ thông qua các quan hệ trực tuyến hoặc quan hệ đại lý, mua bán.

- Thiết lập hệ thống phân phối trên cơ sở xây dựng và phát triển hệ thống tổng kho bán buôn, hệ thống trung tâm logistics được bố trí theo khu vực thị trường để tiếp nhận hàng hoá từ các cơ sở sản xuất, nhập khẩu và cung ứng hàng hoá cho mạng lưới bán buôn, bán lẻ (cửa hàng trực thuộc, các đại lý) trên địa bàn.

- Khuyến khích các doanh nghiệp lớn kinh doanh các nhóm, mặt hàng có mối liên hệ trong tiêu dùng tạo mối liên kết ngang trong khâu phân phối để giảm chi phí đầu tư, chi phí lưu thông của doanh nghiệp và giảm chi phí của xã hội nhờ tiết kiệm được thời gian mua sắm

- Có chính sách, giải pháp bảo vệ hệ thống bán lẻ trong nước khi thực hiện cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.



Thực thi các chương trình khai thác thị trường nội địa

Thứ nhất, cần sớm ban hành hệ thống luật liên quan tới bán lẻ như Luật Bán lẻ, Luật Chất lượng sản phẩm… Bổ sung các quy chuẩn hiện có để hướng dẫn kinh doanh bán lẻ phát triển lành mạnh và làm cơ sở để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm soát thị trường.

Thứ hai, quy hoạch tổng thể ngành bán lẻ trong cả nước và từng địa phương. Từ đó, đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại, trước mắt, tập trung cho các chuỗi siêu thị bán lẻ, hệ thống các chợ.

Thứ ba, có định chế tài chính, tín dụng, chính sách đầu tư, đất đai thích hợp để hỗ trợ thực hiện quy hoạch xây dựng hạ tầng thương mại.

Thứ tư, tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đi vào chiều sâu, thực chất, đến với số đông người tiêu dùng. Hiệp hội Bán lẻ và Siêu thị phải làm đầu mối vận động các đơn vị hội viên nâng cao tỷ trọng hàng Việt Nam tại các trung tâm bán lẻ và siêu thị, kết hợp với các biện pháp quảng cáo, khuyến mại phù hợp.

Hỗ trợ doanh nghiệp phân phối Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh và phát triển thị trường

- Tăng cường đối thoại công tư về chính sách phát triển hệ thống phân phối và các biện pháp mở cửa thị trường phân phối (kể cả việc mở cửa ngoài phạm vi cam kết).

- Hỗ trợ Hiệp hội trong việc tổ chức đào tạo các nhà phân phối nội địa, nhất là đào tạo các nhà phân phối nhỏ lẻ.

- Tăng cường liên kết hợp tác giữa các nhà phân phối trong nước kể cả mua bán, sáp nhập để tạo sức mạnh tài chính đổi mới công nghệ, phát triển hệ thống xây dựng thương hiệu; liên kết giữa nhà sản xuất, nhà phân phối để ổn định nguồn hàng và thị trường tiêu thụ.

- Hoàn thiện quy chế quản lý về quảng cáo, ngăn chặn tình trạng các công ty mẹ ở nước ngoài chi trả quảng cáo cho các công ty trong nước vượt quá định mức, tạo ra sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Hoàn thiện và bổ sung chính sách đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn

Kết cấu hạ tầng nông thôn nói chung, hạ tầng thương mại nói riêng còn rất thiếu và yếu. Trên thị trường nông thôn hiện nay vẫn tồn tại phổ biến các loại hình bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng tư nhân), loại hình cửa hàng tự chọn chiếm 1,9% và siêu thị mới chỉ chiếm 0,42% số lượng cơ sở bán lẻ. Hơn nữa, quy mô của các cửa hàng bán lẻ phổ biến là hộ gia đình, sử dụng ít lao động và thiếu tính chuyên nghiệp. Chợ ở địa bàn nông thôn phân bố không đều, phần lớn chợ tập trung ở vùng nông thôn đồng bằng, còn tại địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người còn rất thưa thớt. Phần lớn chợ có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất - kỹ thuật lạc hậu, nghèo nàn, số chợ tạm còn nhiều, hoạt động kém, hoặc không hiệu quả. Việc sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại ở địa bàn nông thôn là rất cần thiết, theo đó:

- Nhà nước cần xem xét bổ sung các dự án đầu tư hạ tầng thương mại chủ yếu (kho, trung tâm logistic) vào danh mục được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 29-9-2006 của Chính phủ.

- Cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại ở nông thôn được hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư như các dự án về nông nghiệp theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Áp dụng chính sách giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp mở rộng cơ sở kinh doanh trực thuộc ở địa bàn nông thôn hoặc sử dụng các hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh (ở mức độ nhất định) trên địa bàn nông thôn làm đại lý mua hàng nông sản và bán vật tư, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Mức giảm thuế nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số cơ sở kinh doanh tăng thêm, số hợp tác xã và hộ kinh doanh tham gia vào hệ thống phân phối của doanh nghiệp với tư cách đại lý.

- Áp dụng chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các HTX đối với phần thu nhập từ các dịch vụ phục vụ xã viên (cung ứng vật tư phục vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá cho các hộ nông dân là xã viên HTX). Các hoạt động giao dịch giữa xã viên HTX và HTX không bị đánh thuế VAT. Đồng thời, cần tránh đánh thuế trùng lắp (thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân) đối với HTX và xã viên HTX.

- Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, là đại lý mua hàng nông sản và đại lý bán vật tư sản xuất nông nghiệp của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, HTX, Liên hiệp HTX... được xem xét giảm thuế thu nhập cá nhân hàng năm. Mức giảm cụ thể căn cứ vào số lượng hàng nông sản được tiêu thụ và số vật tư cung ứng cho nông dân (có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã).

Ứng dụng thương mại điện tử để thu thập và sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin thị trường

Bối cảnh quốc tế và trong nước đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với hoạt động tư vấn và cung cấp thông tin thị trường, cả về sự đa dạng của nguồn tin lẫn nội dung và hình thức, cả về loại hình và nội dung của lượng thông tin cần tư vấn và cung cấp cho doanh nghiệp. Trong điều kiện Việt Nam, các phương pháp tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin thị trường theo kiểu truyền thống (sử dụng chuyên gia, sách báo, hồ sơ lưu trữ, điện thoại, hội nghị, hội thảo...) sẽ vẫn tồn tại song song với việc sử dụng những phương tiện, công cụ hiện đại như: Đĩa CD-ROM, máy tính nối mạng, hệ thống truyền thông đa phương tiện... Các loại thẻ tín dụng, thẻ nợ, thẻ thông minh đang mở ra khả năng để áp dụng các phương thức cung cấp thông tin và thanh toán chi phí mới, tiện dụng.

Thương mại điện tử giúp cho doanh nghiệp thu được nguồn thông tin thị trường phong phú, cập nhật và giảm chi phí thu thập thông tin. Để tận dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp cần có giải pháp tích cực hoàn thiện kết cấu hạ tầng thông tin, sử dụng các chương trình phần mềm hệ thống thích hợp với hoạt động của doanh nghiệp, hoàn thiện và đào tạo đội ngũ làm thông tin để tận dụng được sự hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài ra mạng Internet và dịch vụ cung cấp thông tin qua mạng là các nguồn thông tin thị trường nhanh nhậy trợ giúp tìm kiếm thông tin với tốc độ cao. Để có thể khai thác nguồn thông tin này có hiệu quả, các doanh nghiệp cần có những cán bộ khai thác thông tin thị trường am hiểu về kỹ thuật khai thác tin và nhanh nhậy trước phản ứng của thị trường.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ tổ chức một số hội chợ cấp miền, cấp vùng cho những nhóm ngành hàng của doanh nghiệp sản xuất trong nước cần tiêu thụ. Cần kết nối hệ thống phân phối trên toàn quốc để tổ chức Tuần bán hàng Việt Nam, Tháng bán hàng Việt Nam có thưởng, có khuyến mãi... tạo thành một sự kiện chung có quy mô toàn quốc thay vì từng doanh nghiệp phải quảng cáo khuyến mại.



Xây dựng hàng rào kỹ thuật trong thương mại:

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại nhằm 3 mục đích cụ thể: giúp bảo hộ sản xuất, bảo vệ người tiêu dùng và gìn giữ môi trường sinh thái trong nước, đồng thời đối phó được với các rào cản của các nước khác. Theo đó:

- Hàng rào được xây dựng bằng các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng có liên quan. Theo đó, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng, các phương pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp nhận... cho đến các quy định về phương pháp thống kê, chọn mẫu và đánh giá đều phải theo các định chuẩn quốc gia được xây dựng phù hợp với quy định của quốc tế.

- Hàng rào được xây dựng theo các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất dựa theo các quy định về môi trường, chủ yếu áp dụng cho giai đoạn sản xuất, bao gồm từ các định chuẩn về chế độ nuôi trồng... đến những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì, về tái sinh, về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng. Kèm theo đó là yêu cầu về nhãn mác, đóng gói, bao bì, lệ phí môi trường, nhãn sinh thái... được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật.



Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 0.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương