THỦ TƯỚng chính phủ



tải về 59.42 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích59.42 Kb.
#1325


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

line 37

Số: /QĐ-TTg


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

line 29 Hà Nội, ngày tháng năm 2015








Dự thảo 26.10.15

QUYẾT ĐỊNH


Về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. Quan điểm

1. Quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, khả năng đầu tư của ngân sách nhà nước và yêu cầu đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý khoa học và công nghệ;

2. Quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập bảo đảm thống nhất, đồng bộ, có quy mô và cơ cấu hợp lý về tổ chức và nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển các lĩnh vực KH&CN, các ngành kinh tế, vùng và địa phương; ưu tiên đầu tư phát triển một số tổ chức KH&CN công lập trong các lĩnh vực ưu tiên để đạt trình độ khu vực và thế giới.

3. Quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập gắn với quá trình tái cấu trúc, từng bước sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập.

4. Tăng cường phân cấp quản lý quy hoạch tổ chức KH&CN công lập; đề cao thẩm quyền và trách nhiệm của thủ trưởng các bộ, ngành, địa phương; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập.

5. Quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập có thể được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển từng thời kỳ.



II. Mục tiêu

1. Đến năm 2020 kiện toàn tổ chức và hoạt động của 158 tổ chức KH&CN công lập ở trung ương và các tổ chức KH&CN công lập ở địa phương theo hướng tinh giản đầu mối trực thuộc, nâng cao hiệu quả hoạt động; đồng thời chuẩn bị xong những điều kiện cần thiết để đẩy mạnh tái cấu trúc mạng lưới tổ chức KH&CN công lập giai đoạn 2021-2030. Đến năm 2030 còn khoảng 100 tổ chức KH&CN công lập với cơ cấu hợp lý.

2. Đến năm 2020, có khoảng 25.000 cán bộ nghiên cứu làm việc tại các tổ chức KH&CN công lập trong phạm vi quy hoạch, trong đó khoảng 70% có trình độ thạc sĩ trở lên, ít nhất 25% có trình độ tiến sĩ; đến năm 2030, khoảng 90% cán bộ nghiên cứu của tổ chức KH&CN công lập có trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó ít nhất 40% có trình độ tiến sĩ.

3. Đến năm 2020 có khoảng 30 tổ chức, năm 2030 có khoảng 60 tổ chức KH&CN công lập đạt trình độ khu vực và thế giới.



III. Đối tượng và phạm vi

1. Đối tượng của quy hoạch này là các tổ chức khoa học và công nghệ công lập do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Phạm vi của quy hoạch này không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

IV. Nội dung quy hoạch

1. Tổ chức khoa học và công nghệ công lập do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập

Đến năm 2020, có 158 tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc các bộ, ngành Trung ương được kiện toàn tổ chức và hoạt động theo cơ chế tự chủ, cụ thể:

- Bộ Công thương có 10 tổ chức, trong đó 02 tổ chức nghiên cứu chiến lược, chính sách và 08 tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên ngành.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 11 tổ chức, trong đó 01 tổ chức nghiên cứu chiến lược, chính sách, 03 tổ chức hạng đặc biệt và 07 tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên ngành.

- Bộ Y tế có 15 tổ chức, trong đó có 01 tổ chức nghiên cứu chiến lược, chính sách và 14 tổ chức nghiên cứu khoa học theo chuyên ngành và theo vùng lãnh thổ.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo có 03 tổ chức hiện có, trong đó 01 tổ chức nghiên cứu chiến lược, chính sách và 02 tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên ngành, thành lập thêm 01 tổ chức mới là Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Trung.

- Bộ Xây dựng có 06 tổ chức, trong đó có 01 tổ chức nghiên cứu về định mức kinh tế-kỹ thuật và 05 tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên ngành.

- Bộ Giao thông vận tải có 02 tổ chức, trong đó có 01 tổ chức nghiên cứu chiến lược, chính sách và 01 tổ chức nghiên cứu khoa học ngành.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường có 08 tổ chức, trong đó có 01 tổ chức nghiên cứu chiến lược, chính sách và 07 tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên ngành (thành lập thêm 01 tổ chức mới nghiên cứu chuyên ngành về tài nguyên nước).

- Bộ Khoa học và Công nghệ có 12 tổ chức, trong đó có 01 tổ chức nghiên cứu chiến lược, chính sách và 11 tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên ngành. Nâng cấp Viện Năng lượng nguyên tử lên hạng đặc biệt.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 04 tổ chức nghiên cứu, trong đó có 02 tổ chức nghiên cứu về chiến lược, chính sách và 02 tổ chức nghiên cứu chuyên ngành.

- Bộ Tài Chính có 01 tổ chức nghiên cứu về chiến lược và chính sách tài chính.

- Bộ Ngoại giao thành lập mới 01 tổ chức nghiên cứu chiến lược, chính sách ngoại giao.

- Bộ Thông tin và Truyền thông có 02 tổ chức, trong đó 01 tổ chức nghiên cứu chiến lược, chính sách và 01 tổ chức nghiên cứu chuyên ngành.

- Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội có 02 tổ chức, trong đó có 01 tổ chức nghiên cứu chiến lược, chính sách và 01 tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên ngành.

- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch có 05 tổ chức, trong đó 01 tổ chức nghiên cứu chiến lược, chính sách và 04 tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên ngành.

- Bộ Nội vụ có 02 tổ chức nghiên cứu khoa học về chiến lược, chính sách chuyên ngành.

- Bộ Tư pháp có 01 tổ chức nghiên cứu khoa học về chiến lược, chính sách chuyên ngành.

- Ngân hàng Nhà nước có 01 tổ chức nghiên cứu chiến lược, chính sách chuyên ngành.

- Ủy ban dân tộc có 01 tổ chức nghiên cứu khoa học chính sách dân tộc.

- Thanh tra Chính phủ có 01 tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên ngành.

- Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam có 27 tổ chức nghiên cứu thành viên nghiên cứu chuyên ngành theo lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ, trong đó có 01 Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Bắc.

- Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam có 32 tổ chức nghiên cứu chuyên ngành theo các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

- Đại học Quốc gia Hà nội có 03 tổ chức nghiên cứu chuyên ngành.

- Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có 01 tổ chức khoa học và công nghệ chuyên ngành.

- Thông tấn xã Việt Nam có 01 tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên ngành.

- Đài tiếng nói Việt Nam có 01 tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên ngành.

- Đài truyền hình Việt Nam có 01 tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên ngành.

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam có 01 tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên ngành.

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao có 01 tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên ngành.

- Tòa án nhân dân tối cao có 01 tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên ngành.

- Ủy ban thường vụ Quốc hội có 01 tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên ngành lập pháp.

Giai đoạn 2021-2030, đẩy mạnh tái cấu trúc mạng lưới tổ chức KH&CN công lập theo hướng giảm số lượng, tăng quy mô, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của tổ chức KH&CN công lập hoạt động nghiên cứu chính sách, chiến lược, nghiên cứu cơ bản, xã hội - nhân văn, khoa học sự sống, nông nghiệp - nông thôn; chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập nghiên cứu ứng dụng, dịch vụ khoa học và công nghệ có đủ điều kiện sang hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn hoặc doanh nghiệp cổ phần; đến năm 2030 giảm ít nhất 35% số lượng đầu mối tổ chức KH&CN công lập hiện có.

2. Tổ chức KH&CN công lập ở địa phương do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập

Đến năm 2020, cơ bản kiện toàn xong cơ cấu tổ chức KH&CN công lập ở địa phương, bao gồm các tổ chức nghiên cứu và dịch vụ KH&CN (Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng); các tổ chức nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội của các thành phố trực thuộc Trung ương; các tổ chức KH&CN chuyên ngành hoạt động có hiệu quả.

Giai đoạn 2021-2030, đẩy mạnh tái cấu trúc mạng lưới tổ chức KH&CN công lập theo hướng giảm số lượng, tăng quy mô, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của tổ chức KH&CN công lập theo hướng: chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, kiểm định, giám định chất lượng sản phẩm hàng hóa địa phương sang hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn hoàn hoặc mô hình doanh nghiệp cổ phần; các tổ chức nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội nâng cấp thành viện vùng; đến năm 2030 giảm ít nhất 30% số lượng tổ chức KH&CN công lập thuộc thẩm quyền thành lập của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương .

IV. Các giải pháp thực hiện


  1. Nhóm giải pháp về quản lý và tổ chức

- Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý để các tổ chức KH&CN công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư cho hoạt động KH&CN của tổ chức KH&CN công lập.

- Chuyển thành doanh nghiệp các tổ chức KH&CN công lập có đủ điều kiện theo quy định.

- Định kỳ đánh giá chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả hoạt động, hiệu quả đầu tư của tổ chức KH&CN công lập để làm cơ sở đầu tư, phát triển hoặc chia tách, sáp nhập, giải thể tổ chức KH&CN công lập.

- Kiên quyết giải thể, sáp nhập tổ chức KH&CN công lập hoạt động kém hiệu quả, xóa bỏ tư duy bao cấp trong KH&CN.

2. Nhóm giải pháp về phát triển nhân lực KH&CN

- Triển khai thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực để xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, chú trọng thu hút đội ngũ nhân lực KH&CN trình độ cao là người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài hoạt động KH&CN tại Việt Nam.

- Triển khai có hiệu quả chính sách sử dụng, trọng dụng đối với đội ngũ nhân lực KH&CN xứng đáng với những đóng góp của đội ngũ này đối với sự phát triển đất nước.

- Thường xuyên đánh giá, phân loại chất lượng nhân lực KH&CN để kịp thời điều chỉnh chính sách thu hút, sử dụng, trọng dụng cho phù hợp.

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cho đội ngũ nhân lực KH&CN để đáp ứng yêu cầu.

3. Nhóm giải pháp về đầu tư và tài chính

- Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước để nâng cao năng lực cho các tổ chức KH&CN công lập hoạt động trong các lĩnh vực KH&CN trọng điểm, ưu tiên. Tạo điều kiện cho tổ chức KH&CN công lập khai thác tối đa các nguồn lực đầu tư để đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ hoạt động nghiên cứu.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư từ xã hội, nhất là từ doanh nghiệp cho hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập theo cơ chế hợp tác công tư

- Thực hiện thống nhất việc cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho tổ chức KH&CN công lập thông qua nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ khoa học và công nghệ và các nhiệm vụ khác.

- Tăng cường năng lực, đầu tư thiết bị và nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện, trung tâm thông tin khoa học và công nghệ thuộc các tổ chức KH&CN công lập;

- Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tổ chức KH&CN công lập, giữa các tổ chức KH&CN công lập với các doanh nghiệp trong nghiên cứu, đào tạo để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của các tổ chức KH&CN công lập.

V. Các giai đoạn triển khai

1. Giai đoạn 2016-2020

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn các tổ chức; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập hiện nay.

- Tổ chức đánh giá, phân loại, xếp hạng các tổ chức KH&CN công lập, làm cơ sở cho hoạt động đầu tư từ ngân sách nhà nước và phương án quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập giai đoạn 2021-2030.



  1. Giai đoạn 2021-2030

- Đẩy mạnh tái cấu trúc mạng lưới tổ chức KH&CN công lập theo hướng thu gọn đầu mối, tránh chồng chéo, trùng lắp về chức năng và nhiệm vụ, tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức; tăng cường hội nhập quốc tế, liên kết với các cơ sở giáo dục đại học và các doanh nghiệp của các tổ chức khoa học và công lập lên một bước.

- Các bộ, ngành Trung ương và địa phương chủ động xây dựng phương án và lộ trình sáp nhập, cơ cấu lại các tổ chức KH&CN công lập trực thuộc theo Quy hoạch này.



VI. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch.

- Ban hành tiêu chí đánh giá, phân loại các tổ chức KH&CN công lập; tiêu chí và điều kiện ưu tiên đầu tư trọng điểm từ ngân sách nhà nước đối với một số tổ chức KH&CN công lập để đạt trình độ khu vực và thế giới.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN trong và ngoài nước bằng ngân sách nhà nước, phát triển nhanh đội ngũ cán bộ nghiên cứu chất lượng cao cho các tổ chức KH&CN công lập.

- Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương tổ chức đánh giá thường xuyên các tổ chức KH&CN công lập trực thuộc làm căn cứ thực hiện quy hoạch từng giai đoạn và ưu tiên đầu tư.

Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương rà soát, sắp xếp mạng lưới tổ chức KH&CN công lập thuộc quyền quản lý phù hợp với Quy hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương kiểm tra, đánh giá và tổng hợp kết quả công tác sắp xếp, tổ chức lại các tổ chức KH&CN công lập, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì và phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ bổ sung, hoàn thiện chính sách thu hút, tạo điều kiện hỗ trợ cho cán bộ nghiên cứu trong mạng lưới tổ chức KH&CN công lập ở cả Trung ương và địa phương được tham gia đào tạo sau đại học trong và ngoài nước trong khuôn khổ các chương trình/đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm của ngân sách nhà nước; vận động nguồn vốn vay ưu đãi, vốn hỗ trợ tín dụng phát triển chính thức (ODA), thu hút vốn đầu tư nước ngoài, huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước để ưu tiên đầu tư phát triển các tổ chức KH&CN công lập trong Quy hoạch này;

4. Bộ Nội vụ

Hướng dẫn thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới tổ chức KH&CN công lập quốc gia phù hợp với mục tiêu và nội dung quy hoạch mạng lưới đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

5. Bộ Tài chính

Xây dựng chính sách tài chính, tín dụng, cơ chế huy động và tạo nguồn vốn cho tổ chức KH&CN thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm phù hợp với đặc thù hoạt động KH&CN, chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động dôi dư của tổ chức trong quá trình thực hiện Quy hoạch này.

6. Các Bộ, ngành và địa phương

- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan rà soát, điều chỉnh mạng lưới các tổ chức KH&CN công lập thuộc quyền quản lý phù hợp với Quy hoạch này;

- Chỉ đạo các tổ chức KH&CN rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức thành viên, trực thuộc theo hướng tinh gọn đầu mối, tập trung nguồn lực, tránh chồng chéo, dàn trải.

- Tổ chức đánh giá, phân loại tổ chức KH&CN công lập làm căn cứ ưu tiên đầu tư phát triển những tổ chức có tiềm năng, hiệu quả hoạt động tốt; sát nhập, giải thể các tổ chức hoạt động kém hiệu quả…



Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- VP BCĐTW về phòng chống tham nhũng;

- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Văn phòng Quốc hội;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

-VPCP: BTCN, các PCN, Website của Chính phủ, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: Văn thư, KG(5b).


THỦ TƯỚNG







tải về 59.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương