Tcvn tiêu chuẩn quốc gia tcvn 9901: 2014 Xuất bản lần 1 CÔng trình thủy lợi yêu cầu thiết kế ĐÊ biểN



tải về 2.88 Mb.
trang8/16
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.88 Mb.
#15658
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16

13.3.2.5 Chênh lệch về cao độ giữa đường viền thiết kế so với mặt cắt thực tế sau khi san ủi bề mặt đá đổ và lát đá không vượt quá các trị số quy định trong bảng 28.

Bảng 28 - Chênh lệch cao độ cho phép giữa đường viền mặt cắt thực tế so với thiết kế

Công việc

Khối lượng đá hoặc khối bê tông

kg


Chênh lệch độ cao cho phép

cm


1. San ủi

Từ 10 đến 100

± 20

Từ 100 đến 200

± 30

2. Xếp đặt đá, khối bê tông

Từ 200 đến 300

± 40

Từ 300 đến 500

± 50

Từ 500 đến 700

± 60

Từ 700 đến 1000

± 70

13.3.2.6 Trước lúc đổ khối bê tông hình hộp phải đặt các khối kè bên cạnh để khống chế đường biên. Sai số giữa đường biên thực tế và đường biên thiết kế không lệch quá 30 cm.

13.3.3 Chế tạo, lắp đặt và xây các khối phủ

13.3.3.1 Cốp pha để chế tạo các cấu kiện bê tông phải làm bằng thép, có bề mặt nhẵn, đảm bảo độ cứng và không bị biến dạng, dễ lắp ghép và tháo dỡ.

13.3.3.2 Khi đổ bê tông vào khuôn, nếu bề mặt đỉnh có bọt khí thì trước khi bê tông ngưng kết phải dùng vữa xi măng trát một lượt, miết vài lần để đảm bảo độ trơn phẳng. Mác vữa xi măng trát không thấp hơn mác của cấu kiện bê tông. Sai số về kích thước và khiếm khuyết bề mặt cấu kiện đúc sẵn không được vượt quá các trị số ở bảng 29.

Bảng 29 - Sai số kích thước và khiếm khuyết bề mặt cấu kiện bê tông đúc sẵn

Hạng mục

Sai số cho phép

cm


1. Cấu kiện có kích thước hình học quy chuẩn:



- Chiều dài cạnh

± 1,0

- Đường chéo

± 2,0

- Chiều cao

± 1,0

- Vị trí lỗ

± 2,0

2. Khiếm khuyết trên bề mặt các loại cấu kiện bê tông:




- Sứt cạnh

 5,0

- Độ sâu mặt rỗ

 0,5

- Sai lệch chỗ ghép cốp pha

 2,0


13.3.3.3 Chỉ được phép vận chuyển các cấu kiện bê tông đúc sẵn khi cường độ bê tông của các cấu kiện này đảm bảo yêu cầu về cẩu móc.

13.3.3.4 Lắp đặt các cấu kiện bê tông phải xét đến ảnh hưởng của sóng, tiến độ thi công đảm bảo phủ kín đá lót trước khi bị xói. Trước lúc lắp đặt phải kiểm tra tu sửa độ dốc mái và tình trạng bề mặt lớp đá lót. San rải bổ sung đá nhỏ để làm phẳng bề mặt và lấp các khe lớn. Sai số cho phép khi lắp đặt các cấu kiện bê tông đối với phần thi công trên mực nước không lớn hơn ± 5 cm, phần dưới nước không lớn hơn ± 10 cm.

13.3.3.5 Các khối phủ ở cuối dốc phải đảm bảo tiếp xúc chặt chẽ với lăng thể đá đổ chân đê.

12.3.3.6 Khi dùng khối phủ mái nghiêng phải đảm bảo mật độ đồng đều trên toàn mái và các yêu cầu kỹ thuật sau:

a) Lắp đặt khối dolos theo sơ đồ hình 28: đảm bảo cánh đặt đứng ở phía dưới dốc và đè lên cánh nằm ngang của khối phía dưới, cánh đặt ngang đè lên lớp đá lót mái đê. Thanh nối vượt qua cánh ngang của khối lân cận sao cho đá lót ở dưới không lộ ra;

b) Lắp đặt các khối tetrapod theo sơ đồ hình 29, khối rakuna-iv theo sơ đồ hình 30 và khối stoneblock theo sơ đồ hình 31.



Hình 28 - Sơ đồ lắp đặt khối dolos trên mái nghiêng


Hình 29 - Sơ đồ lắp đặt khối terrapod trên mái nghiêng





a) Mặt cắt ngang

b) Mặt bằng

Hình 30 - Sơ đồ lắp đặt khối rakuna-iv trên mái nghiêng





a) Xếp song song

b) Xếp cạnh liên kết

Hình 31 - Sơ đồ lắp đặt các khối stoneblock


13.3.3.7 Cho phép về sai số lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn như sau:

- Đối với khối phủ dolos, tetrapod, rakuna-iv và stoneblock: số lượng lắp đặt thực tế so với thiết kế không sai lệch quá ± 5 %;

- Đối với tấm khối vuông: chênh lệch độ cao so với khối lân cận không quá 15 cm, khe lát giữa hai khối không lớn hơn 10 cm.

13.3.3.8 Nếu phủ mái bằng đá hộc lát khan nên sử dụng các viên đá có hình dạng gần giống hình lăng trụ, có chiều dài không nhỏ hơn chiều dày thiết kế. Viên đá đặt dựng đứng, trọng lượng không nhỏ hơn trọng lượng thiết kế. Lớp phủ bằng đá hộc cần đạt các yêu cầu sau:

a) Trên 90 % diện tích mặt lát bảo đảm độ dày thiết kế;

b) Khe rỗng giữa hai viên đá lát không lớn hơn 2/3 đường kính bé nhất của đá lót phía dưới, không tồn tại khe liên thông vuông góc với mặt lớp phủ. Kích thước khe được quy định như sau:

- Chiều rộng khe ghép cho phép : 3 cm;

- Chiều rộng khe tam giác cho phép : 7 cm;

- Độ nhấp nhô mặt mái cho phép : 3 cm;

c) Đá lát khan phải được chèn chặt, đá nhỏ gài phía dưới đảm bảo khi dùng xà beng bẩy một viên đá lớn rời khỏi mái thì có từ 2 viên đến 3 viên xung quanh cũng bị bẩy lên.

13.3.3.9 Nếu phủ mái bằng đá xây vữa, phải đảm bảo có vữa lót, khe giữa các viên đá được chèn đầy vữa, chít mạch kín. Mác vữa và cường độ đá theo quy định của thiết kế. Xây đá phải đạt được các yêu cầu sau:

- Mạch xây: 4 cm;

- Độ rộng khe tam giác: 8 cm;

- Độ lồi lõm mặt mái: không quá 3 cm.



Phụ lục A

(Quy định)



Phương pháp phân cấp công trình đê biển
A.1 Công trình đê biển và đê cửa sông (gọi chung là công trình đê biển) được phân thành 5 cấp gồm : cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và cấp V tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất của khu vực được tuyến đê bảo vệ.

A.2 Cấp công trình đê biển được xác định trên cơ sở xem xét đồng thời cả ba tiêu chí của vùng được bảo vệ là quy mô về diện tích, quy mô về dân số và độ sâu ngập trong trường hợp đê bị vỡ, được quy định theo bảng A.1 và bảng A.2.

Bảng A.1 - Cấp công trình đê biển xác định theo tiêu chí về số dân và diện tích được bảo vệ

Diện tích được bảo vệ, 1 000 ha

Số dân được bảo vệ

1 000 người

Trên 1 000

Từ trên 500 đến 1 000

Từ trên 100 đến 500

Từ 10 đến 100

Dưới 10

Trên 100

I

I

II

III

III

Từ trên 50 đến 100

II

II

III

III

III

Từ trên 10 đến 50

III

III

III

III

IV

Từ 5 đến 10

III

III

III

IV

V

Dưới 5

III

IV

IV

V

V

CHÚ THÍCH: Diện tích bảo vệ của đê biển là tổng diện tích bị ngập lụt kể cả diện tích trong các đê bao, đê chuyên dùng khi vỡ đê, ứng với mực nước thiết kế đê.

Bảng A.2 - Cấp công trình đê biển xác định theo tiêu chí về chiều sâu ngập trung bình của các khu dân cư so với mực nước thiết kế đê

Chiều sâu ngập trung bình của các khu dân cư so với mực nước thiết kế đê

Cấp công trình đê

Trên 3,0 m

Từ I đến II

Từ trên 2,0 m đến 3,0 m

Từ II đến III

Từ 1,0 m đến 2,0 m

Từ III đến IV

Dưới 1,0 m

V

CHÚ THÍCH: Chiều sâu ngập trung bình của các khu dân cư so với mực nước thiết kế đê là chênh lệch giữa cao độ mực nước thiết kế đê với cao độ trung bình của các khu dân cư được đê bảo vệ.

A.3 Trường hợp cấp công trình đê biển xác định theo tiêu chí quy định tại bảng A.1 khác với bảng A.2 thì cấp công trình được xác định theo bảng A.1 còn các tiêu chí quy định tại bảng A.2 là căn cứ để xét tăng hoặc giảm cấp công trình đê biển.

A.4 Cấp công trình xác định theo điều A.2 và A.3 có thể được xem xét tăng lên một cấp hoặc giảm xuống một cấp (trừ công trình đê cấp V) dựa theo các tiêu chí sau đây:

a) Đê bảo vệ các thành phố, các khu kinh tế, văn hóa, công nghiệp, quốc phòng, an ninh quan trọng;

b) Đê bảo vệ các khu vực có đầu mối giao thông chính, các trục đường giao thông chính yếu của quốc gia, các tuyến đường giao thông quan trọng;

c) Đặc điểm lũ, bão của từng vùng;

d) Phạm vi địa giới hành chính được đê bảo vệ.

A.5 Các công trình xây dựng thuộc chuyên ngành khác có mặt trong thành phần dự án xây dựng công trình đê biển, khi xác định cấp công trình đê biển cần phải đối chiếu với cấp của các công trình có liên quan đó để lựa chọn cấp công trình cho phù hợp.

A.6 Cấp công trình đê phụ, đê bao, đê chuyên dùng và đê bối xác định theo nguyên tắc sau:

a) Cấp công trình đê phụ, đê bao, đê chuyên dùng: xác định theo các nguyên tắc nêu tại các điều từ A.2 đến A.4;

b) Cấp công trình đê bối : Cấp V áp dụng cho tất cả mọi trường hợp.

A.7 Hai đoạn đê biển khác cấp nối liền nhau chỉ được chênh nhau không quá một cấp.

A.8 Nếu vùng được bảo vệ là đất mới do quai đê lấn biển thì căn cứ vào mục đích và giai đoạn khai thác cùng các tiêu chí quy định nêu từ A.2 đến A.4 để phân cấp công trình cho phù hợp.

A.9 Việc xác định cấp công trình đê biển quy định từ A.1 đến A.8 do tư vấn thiết kế đề xuất, được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

Phụ lục B

(Quy định)



Xác định cao độ mực nước biển ven bờ (mực nước thiết kế công trình đê biển)

từ Móng Cái đến Hà Tiên khi cho trước tần suất thiết kế
B.1 Quy định chung

B.1.1 Cao trình mực nước biển ven bờ tương ứng với tần suất thiết kế (tổ hợp của tần suất mực nước triều, tần suất nước dâng do bão), ký hiệu là Ztkp, đơn vị là cm, đã được các chuyên gia tính sẵn bằng các đường tần suất tại các vị trí điển hình dọc bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên. Toạ độ địa lý và cao độ mực nước biển ven bờ tại các vị trí nói trên tương ứng với các tần suất tính toán và chu kỳ số năm lặp lại được nêu trong các bảng từ bảng B.1 đến bảng B.6.

B.1.2 Khi sử dụng các bảng trong phụ lục này để xác định mực nước biển ven bờ thiết kế cần có bản đồ hành chính của khu vực dự kiến xây dựng công trình.

B.2 Phương pháp tính toán

Phương pháp sử dụng bảng để xác định mực nước biển thiết kế khi thiết kế xây dựng công trình đê biển ở khu vực ven bờ như sau:

a) Xác định vị trí dự kiến xây dựng công trình đê biển:

Dựa vào bản đồ hành chính khu vực dự kiến xây dựng công trình đê biển, bảng toạ độ địa lý các điểm tính toán đường tần suất mực nước biển tổng hợp đã biết (được nêu trong bảng B.1, bảng B.3 và bảng B.5) để lựa chọn điểm có sẵn kết quả tính toán đường tần suất mực nước tổng hợp nằm gần vị trí xây dựng công trình;

b) Vẽ đường tần suất tổng hợp mực nước biển ven bờ:

Dựa trên các số liệu về tần suất và mực nước biển tổng hợp tương ứng đã cho trong bảng (bảng B.2, bảng B.4 và bảng B.6), vẽ lại đường đường tần suất tổng hợp lên giấy tần suất;

c) Xác định cao độ mực nước biển ven bờ thiết kế:

Căn cứ vào đường tần suất tổng hợp đã vẽ, xác định độ cao mực nước biển thiết kế tương ứng với chu kỳ lặp lại hoặc tần suất thiết kế đã cho (tần suất thiết kế và chu kỳ lặp lại xác định theo bảng 1).



CHÚ THÍCH: Trong một tuyến đê biển thiết kế, nếu có nhiều vị trí tra cứu với nhiều kết quả khác nhau thì lấy mực nước cao nhất làm mực nước thiết kế.

B.3 Mực nước thiết kế công trình đê biển áp dụng cho các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Bảng B.1 - Tọa độ các điểm tính toán đường tần suất mực nước tổng hợp

từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Quảng Nam

Tên điểm

Toạ độ địa lý

Địa điểm

Kinh độ đông

Vĩ độ bắc

T1

108°02'

21°28'

Xã Bình Ngọc - TP. Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh

T4

107°46'

21°24'

Xã Quảng Điền - huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh

T6

107°38'

21°19'

Xã Đầm Hà - huyện Đầm Hà - tỉnh Quảng Ninh

T9

107°24'

21°12'

Xã Bình Dân - huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh

T11

107°22'

21°02'

Phường Cửa Ông - TP. Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh

T12

107°12'

20°58'

Phường Quang Hanh - TP. Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh

T15

107°03'

20°57'

Phường Bãi Cháy - TP. Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh

T17

106°53'

20°49'

Xã Đồng Bài - huyện Cát Hải - TP Hải Phòng

MC09

106°48'

20°48'

Xã Tràng Cát - huyện An Hải - TP. Hải Phòng

MC10

106°46'

20°42'

Phường Đại Hợp - quận Đồ Sơn - TP. Hải Phòng

MC11

106°38'

20°35'

Xã Thụy Hải - huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình

MC12

106°37'

20°21'

Xã Nam Thịnh - huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình

MC13

106°31'

20°12'

Xã Bạch Long - huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định

MC14

106°19'

20°08'

Xã Hải Lý - huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định

MC15

106°15'

20°04'

Xã Hải Hoà - huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định

MC16

106°12'

19°59'

Xã Nghĩa Phúc - huyện Nghĩa Hưng - tỉnh Nam Định

MC17

105°58'

19°56'

Xã Minh Lộc - huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá

MC18

105°56'

19°50'

Xã Hoằng Thanh - huyện Hoằng Hoá - tỉnh Thanh Hoá

MC19

105°54'

19°45'

Phường Bắc Sơn - TX. Sầm Sơn - tỉnh Thanh Hoá

MC20

105°49'

19°34'

Xã Hải Ninh - huyện Tĩnh Gia - tỉnh Thanh Hoá

MC21

105°47'

19°23'

Xã Tĩnh Hải - huyện Tĩnh Gia - tỉnh Thanh Hoá

MC22

105°44'

19°12'

Xã Quỳnh Liên - huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An

MC23

105°37'

19°01'

Xã Diễn Kim - huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An

MC24

105°43'

18°50'

Xã Nghi Thủy - huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An

MC25

105°48'

18°39'

Xã Xuân Thành - huyện Nghi Xuân - tỉnh Hà Tĩnh


Bảng B.1 (kết thúc) - Tọa độ các điểm tính toán đường tần suất mực nước tổng hợp

từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Quảng Nam

Tên điểm

Toạ độ địa lý

Địa điểm

Kinh độ đông

Vĩ độ bắc

MC26

105°54'

18°29'

Xã Thạch Bằng - huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh

MC27

106°05'

18°18'

Xã Cẩm Long - huyện Cẩm Xuyên - tỉnh Hà Tĩnh

MC28

106°20'

18°08'

Xã Kỳ Ninh - huyện Kỳ Anh - tỉnh Hà Tĩnh

MC29

106°29'

17°59'

Xã Kỳ Nam - huyện Kỳ Anh - tỉnh Hà Tĩnh

MC30

106°27'

17°50'

Xã Quảng Xuân - huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình

MC31

106°31'

17°39'

Xã Hải Trạch - huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình

MC32

106°37'

17°30'

Phường Hải Thành - TP. Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình

MC33

106°45'

17°22'

Xã Hải Ninh - huyện Quảng Ninh - tỉnh Quảng Bình

MC34

106°53'

17°14'

Xã Hải Thủy - huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình

MC35

107°02'

17°08'

Xã Vĩnh Thái - huyện Vĩnh Linh - tỉnh Quảng Trị

MC36

107°08'

16°58'

Xã Trung Giang - huyện Gio Linh - tỉnh Quảng Trị

MC37

107°13'

16°53'

Xã Triệu An - huyện Triệu Phong - tỉnh Quảng Trị

MC38

107°17'

16°50'

Xã Triệu Lăng - huyện Triệu Phong - tỉnh Quảng Trị

MC39

107°26'

16°43'

Xã Điền Lộc - huyện Phong Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế

MC40

107°35'

16°36'

Xã Hải Dương - huyện Hương Trà - tỉnh Thừa Thiên Huế

MC41

107°44'

16°30'

Xã Phú Diên - huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế

MC42

107°53'

16°23'

Xã Vinh Hải - huyện Phú Lộc - tỉnh Thừa Thiên Huế

MC43

108°03'

16°17'

Thị trấn Lăng Cô - huyện Phú Lộc - tỉnh Thừa Thiên Huế

MC44

108°08'

16°07'

Phường Hoà Hiệp Nam - quận Liên Chiểu - TP. Đà Nẵng

MC45

108°17'

16°00'

Phường Hoà Hải - quận Ngũ hành Sơn - TP. Đà Nẵng

MC46

108°24'

15°52'

Xã Duy Hải - huyện Duy Xuyên - tỉnh Quảng Nam

MC47

108°29'

15°41'

Xã Bình Hải - huyện Thăng Bình - tỉnh Quảng Nam

MC48

108°36'

15°32'

Xã Tam Tiến - huyện Núi Thành - tỉnh Quảng Nam

MC49

108°43'

15°25'

Xã Tam Nghĩa - huyện Núi Thành - tỉnh Quảng Nam



tải về 2.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương