Tcvn tiêu chuẩn quốc gia tcvn 9901: 2014 Xuất bản lần 1 CÔng trình thủy lợi yêu cầu thiết kế ĐÊ biểN


Bảng 22 - Hệ số ổn định KD của khối phủ rakuna-iv



tải về 2.88 Mb.
trang7/16
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.88 Mb.
#15658
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16

Bảng 22 - Hệ số ổn định KD của khối phủ rakuna-iv

Dạng công trình

Cách xếp

Tính chất sóng

KD

Đê lõi đá đổ mái nghiêng

Xếp 2 lớp

Tất cả các dạng

10,80

Đê lõi tường đứng/thùng chìm

Tất cả các dạng

S0 > 0,04

11,71

0,04  S0  0,02

9,44

S0 < 0,02

6,35

CHÚ THÍCH:

S0 là độ dốc sóng ở nước sâu: S0 = H0/L0

trong đó H0 là chiều cao sóng và L0 là chiều dài sóng ở vùng nước sâu.




Bảng 23 - Hệ số ổn định KD của khối phủ stoneblock

Dạng công trình

Tính chất sóng

Hệ số KD

Cỡ từ 0,5 t đến 8,0 t

Cỡ từ 10,0 t đến 40,0 t

Đê đá đổ mái nghiêng

Sóng không vỡ

14,0

14,9

Sóng vỡ

10,0

10,6

12.4.3.3 Các trư­ờng hợp sau đây cần tăng khối l­ượng của khối phủ so với kết quả tính toán theo công thức (36):

a) Công trình nằm trong vùng sóng vỡ: khối l­ượng khối phủ phải tăng lên từ 10 % đến 25 % so với vùng sóng không vỡ;

b) Vùng đầu mũi tường: khối l­ượng khối phủ phải tăng lên từ 20 % đến 30 % so với khối lư­ợng tính toán cho thân đê.

12.4.3.4 Có thể xem xét giảm khối l­ượng của khối phủ so với kết quả tính toán theo công thức (36) khi gặp các trường hợp sau:

a) Chân mái tường vùng n­ước sâu: Ở vị trí thấp hơn mực nư­ớc thiết kế một khoảng từ 1,0 lần đến 1,5 lần chiều cao sóng thiết kế, khối l­ượng khối phủ mái phía bờ lấy bằng khối l­ượng tính toán cho khối phủ mái phía biển;

b) Phần mái dư­ới mực n­ước thấp nhất thiết kế: có thể sử dụng đá có khối l­ượng bằng đá lót d­ưới lớp phủ mái ngoài, như­ng không nhỏ hơn 150 kg và phải kiểm tra theo sóng tính toán ở sau đê.

12.4.3.4 Khối l­ượng khối gia cố đỉnh (không phải tư­ờng đỉnh) lấy bằng khối l­ượng khối phủ mái ngoài. Nếu đỉnh tường cao hơn mực n­ước cao thiết kế dưới 0,2 lần chiều cao sóng thiết kế, khối lượng khối gia cố đỉnh lấy gấp 1,5 lần khối l­ượng khối phủ mái ngoài tương ứng.

12.4.4 Thiết kế các bộ phận công trình mái nghiêng

12.4.4.1 Chiều dày lớp phủ mái phía biển xác định theo khối lượng tối thiểu của một cấu kiện khối phủ dự kiến dùng để gia cố mái mái nghiêng, hoặc tính theo công thức (37):

t = n.Cf. (37)

trong đó:

t là chiều dày lớp phủ mái, m;

G là khối lượng tối thiểu của khối phủ mái nghiêng, t;

n là số lớp khối phủ;



    gB là khối lượng riêng của vật liệu khối phủ, t/m3;

Cf là hệ số cho ở bảng 24:

Bảng 24 - Hệ số Cf trong công thức (37)

Loại khối phủ

Cấu tạo

Hệ số Cf

Hệ số rỗng, p

%


Cách xếp

1. Đá hộc

Đổ hai lớp

1,04

40,0

-

2. Tetrapod

Xếp hai lớp

1,04

50,0

-

3. Dolos

Xếp hai lớp

1,24

60,0

Xếp không theo quy tắc

1,14

60,0

Xếp theo quy tắc

4. Rakuna-iv

Xếp hai lớp

0,93

56,5

-

4. Đá hộc

Xếp đứng một lớp

Từ 1,3 đến 1,4

-

-


12.4.4.2 Số lượng khối phủ mái tính theo công thức (38):

Nk = F.n.Cf.(1-p) (38)

trong đó:

Nk là số lư­ợng khối phủ, chiếc;

G là khối lượng tối thiểu của khối phủ mái nghiêng, t;

F là diện tích trung bình lớp phủ mái (tính vuông góc với độ dày), m2;

n là số lớp khối phủ;

p là hệ số rỗng, %, lấy theo bảng 24.



12.4.4.3 Thể tích bê tông lớp phủ mái có thể tính theo công thức (39):

A = (39)

trong đó:

A là thể tích bê tông, m3;

G là khối lượng tối thiểu của khối phủ mái nghiêng, t;

Các ký hiệu khác đã giải thích trong công thức (37) và công thức (38).



12.4.4.4 Thiết kế lớp đá lót dưới lớp phủ mái phải đảm bảo các viên đá có kích thước nhỏ nhất trong lớp không bị sóng kéo ra ngoài qua khe hở giữa các cấu kiện khối phủ. Khối lượng của các viên đá lót lấy bằng từ 1/10 đến 1/20 khối lượng khối phủ lớp ngoài. Chiều dày lớp lót lấy bằng 2 lần đường kính viên đá lót.

12.4.4.5 Thiết kế lớp đá đệm phải đảm bảo khối lượng của các viên đá từ 10 kg đến 100 kg, độ dày lớp đệm không nhỏ hơn chiều dày lớp chống xói đáy.

12.4.4.6 Lõi tường nên dùng đá hộc có khối lư­ợng từ 10 kg đến 100 kg. Ở vùng đáy, khối phủ mái và đá hộc lớn của lăng thể chân mái đặt trên lớp đá đệm. Độ dày lớp đệm không nhỏ hơn chiều dày lớp chống xói đáy.

12.4.4.7 Nếu khu vực đáy biển dọc chân tường mái nghiêng dễ bị xói phải bố trí sân gia cố đáy. Chiều rộng gia cố đáy như sau:

a) Khu vực đầu tường và mái phía chịu tác động của sóng lớn: lấy bằng 0,25 lần chiều dài sóng;

b) Các khu vực còn lại lấy bằng 2,0 m.

12.4.4.8 Tính toán áp lực sóng tác động lên khối tư­ờng đỉnh (hoặc khối bê tông phủ đỉnh) theo phương pháp đã áp dụng­ đối với công trình t­ường đứng nhưng cần chú ý những vấn đề sau:

a) Nếu mái phía trư­ớc tư­ờng chỉ phủ đá hoặc khối bê tông hình vuông thì không cần xét đến tác dụng chiết giảm của các khối đó đối với tư­ờng;

b) Nếu các khối phủ nhô cao hơn đỉnh tư­ờng và ở vai có hai hàng, hai lớp khối giảm sóng, áp lực sóng đối với t­ường (áp lực ngang và áp lực đẩy nổi) phải nhân với hệ số chiết giảm 0,6.

12.4.4.9 Tính toán kiểm tra ổn định về lật, tr­ượt của khối t­ường đỉnh công trình mái nghiêng tương tự như­ đối với công trình t­ường đứng.

12.4.4.10 Yêu cầu tính toán ổn định đất nền:

a) Công trình mái nghiêng trên nền không phải là đá: kiểm tra ổn định tổng thể theo phương pháp trượt cung tròn; tr­ường hợp có lớp kẹp đất yếu phải tính theo phư­ơng pháp mặt tr­ượt gãy khúc;

b) Sử dụng lớp đệm cát thoát nư­ớc để gia cố nền. Lớp cát đệm phải có chiều rộng lớn hơn chiều rộng đáy đê, chiều dày từ 1,0 m đến 2,0 m. Khi bề dầy của tầng đất yếu lớn không bóc bỏ được cần gia cố theo phư­ơng pháp thoát nư­ớc bằng giếng cát. Khi chiều dày của lớp đất yếu tương đối mỏng, có thể dùng ph­ương pháp đổ đá hộc để ép trồi.

13 Yêu cầu kỹ thuật thiết kế thi công và kiểm tra nghiệm thu chất lượng công trình đê biển

13.1 Đắp đê

13.1.1 Yêu cầu kỹ thuật đắp đê thực hiện theo TCVN 9165:2012 và các quy định sau:

a) Trước khi thi công đắp mới công trình đê hoặc cải tạo nâng cấp các tuyến đê đã có, nền đê và thân đê phải được xử lý, cụ thể như sau:

- Tuyến đê xây dựng mới: nền đê phải được bóc bỏ hết tầng phủ và xử lý nền để tăng khả năng ổn định và tăng sức chịu tải của nền (nếu có) theo hồ sơ thiết kế;

- Tuyến đê cải tạo nâng cấp: xử lý triệt để các tổ mối và hang hốc có trong thân đê. Yêu cầu kỹ thuật khảo sát mối, một số ẩn hoạ và xử lý mối gây hại theo TCVN 8479:2010. Bề mặt tiếp giáp giữa thân đê cũ và phần đắp mới (mặt đê và mái đê) phải được dọn sạch và bóc bỏ hết lớp đất phong hoá, cỏ dại, đánh cấp với chiều cao lớn nhất mỗi cấp bằng 2 lần chiều dày lớp đầm (khoảng 30 cm). Làm ẩm nền đê, đầm nện kỹ để bề mặt nền đê cũ hoặc mới nối tiếp tốt với phần thân đê đắp mới.

b) Sử dụng cọc và dây để lên khuôn đê trên hiện trường thi công theo mặt cắt thiết kế và theo tuyến đê thiết kế, các khuôn đê cách nhau không quá 50 m.

c) Vật liệu đất đắp đê phải đảm bảo các chỉ tiêu cơ lý và trữ lượng theo quy định của thiết kế. Yêu cầu về vật liệu đắp đê thực hiện theo 8.7.1. Phải loại bỏ hết các bụi cây, rễ cây, cỏ, rác, phế thải, các loại vật liệu dễ bị phân hủy v.v... trước khi khai thác để đắp. Nếu lấy đất tại chỗ, các bãi vật liệu đất đắp phải nằm ngoài phạm vi bảo vệ đê, phải cách chân đê ít nhất 20 m và không làm ảnh hưởng đến rừng cây chắn sóng.

d) Đắp đê thử nghiệm ngoài hiện trường để xác định số lần đầm đạt dung trọng thiết kế, lượng ngậm nước tốt nhất và hệ số đầm chặt thiết kế tương ứng với từng loại đất dùng để đắp đê. Thông thường khi sử dụng một loại đất có khối lượng từ 200 000 m3 đất trở lên đều phải tiến hành đắp đê thử nghiệm và tiến hành thí nghiệm đầm nén hiện trường trước khi thi công để xác định công nghệ đắp thích hợp. Phương pháp đắp đê thử nghiệm và thí nghiệm đầm nén hiện trường theo quy định hiện hành.

e) Đắp đất và đầm nện phải đạt được các chỉ tiêu thiết kế quy định. Yêu cầu về độ nén chặt của thân đê thực hiện theo 8.7.2. Đắp đê theo từng lớp liên tục, đắp theo chiều ngang trước rồi mới đắp lên dần theo độ cao của thân đê. Chiều dày của mỗi lớp đắp phù hợp với tính năng của máy đầm nhưng không lớn hơn 50 cm. Khi đắp phải đảm bảo độ dốc bề mặt lớp đắp từ 2 % đến 5 % để thoát nước mưa. Thiết bị đầm phải phù hợp với chỉ tiêu cơ lý của đất đắp và điều kiện thi công, đảm bảo liên kết giữa các lớp đầm thành một khối đồng nhất. Thi công đê đất phải dự phòng độ lún. Tùy theo điều kiện địa chất nền đê, tính chất cơ lý và độ đầm chặt của đất đắp đê, độ lún dự phòng khi thi công đê lấy từ 3 % đến 8 % chiều cao thân đê.



13.1.2 Kiểm tra chất lượng đắp đê gồm những nội dung sau:

a) Kiểm tra mặt cắt đê: cứ 100 m phải đo kiểm tra cao độ và kích thước hình học mặt cắt đê đã thi công theo mặt cắt thiết kế;

b) Kiểm tra chất lượng đầm: cứ 300 m3 đất đắp đê lấy 01 mẫu đất để thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý chính gồm độ ẩm, khối lượng riêng khô, độ chặt, thành phần cấp phối hạt, giới hạn chảy và giới hạn dẻo của đất đắp. Phương pháp thí nghiệm thực hiện theo quy định hiện hành. Các mẫu đất lấy ở các khoảng cách đều nhau trên toàn bộ tuyến đê đã đắp. Xác định khối lượng riêng khô, độ ẩm và độ chặt của đất tại hiện trường phải thí nghiệm ít nhất 6 mẫu và lấy kết quả trung bình cho mỗi vị trí.

13.2 Công trình bảo vệ đê

13.2.1 Kè đá

13.2.1.1 Thi công kè đá phải đảm bảo các kích thước hình học và thông số kỹ thuật theo đúng đồ án thiết kế được duyệt. Thi công các bộ phận kết cấu bằng bê tông, bê tông cốt thép, đá xây, đá lát v.v... thực hiện theo các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

13.2.1.2 Kiểm tra chất lượng kè đá sau khi thi công theo quy định sau:

a) Kiểm tra chất lượng của các viên đá làm kè bằng mắt thường ngoài hiện trường. Nếu phát hiện thấy có sự khác biệt so với thiết kế, bắt buộc phải kiểm tra cường độ nén ở phòng thí nghiệm đối với đá có kích cỡ khác nhau;

b) Kiểm tra chiều dày và cách xếp đá. Sai lệch cho phép về chiều dày của kè so với thiết kế không được lớn hơn 5 %;

c) Kiểm tra cấp phối đá làm kè theo trình tự sau:

- Chọn ngẫu nhiên 50 m2 diện tích mặt kè. Đo kích thước mặt ngoài của mỗi viên đá. Các viên đá sau khi đo được đo đánh dấu bằng sơn hoặc phấn;

- Xếp các viên đá có cùng kích thước vào một nhóm. Các nhóm đá được quy định tại bảng 25. Tính toán xác định tỷ lệ % cho mỗi nhóm:



Bảng 25 - Phân nhóm đá làm kè

Nhóm đá

Kích thước viên đá

m


Nhóm đá

Kích thước viên đá

m


1

Từ 0,80 đến 1,00

5

Từ 0,30 đến 0,40

2

Từ 0,60 đến 0,70

6

Từ 0,20 đến 0,30

3

Từ 0,50 đến 0,60

7

Từ 0,10 đến 0,20

4

Từ 0,40 đến 0,50

8

Từ 0,05 đến 0,10

- Căn cứ vào kích thước các viên đá đã đo được, tính toán xác định diện tích bề mặt của từng viên đá. Khối lượng của viên đá trong từng nhóm được xác định bằng tích số giữa diện tích bề mặt viên đá với chiều dày trung bình của kè đá và khối lượng riêng của đá. Bằng cách tính toán này sẽ xác định được sự phân bố của các viên đá có kích thước trung bình trên bề mặt kè đá. Chỉ cho phép nghiệm thu nếu kết quả kiểm tra cho thấy có mặt của 50 % số viên đá có khối lượng trung bình, với sai số cho phép không quá 10 %;

d) Kiểm tra chất lượng vữa xây kè đá: Vữa xây kè phải là vữa thủy công chịu được tác động của nước biển. Độ sụt cho phép của vữa từ 3 cm đến 9 cm. Cứ 30 m3 vữa phải lấy ít nhất 6 mẫu vữa đưa về phòng thí nghiệm để kiểm tra các chỉ tiêu thiết kế của vữa. Phương pháp thí nghiệm và chỉ tiêu thí nghiệm thực hiện theo quy định hiện hành.



13.2.2 Kè bê tông

13.2.2.1 Bê tông làm kè phải là bê tông thủy công chịu được tác động xâm thực của nước biển. Yêu cầu về chất lượng bê tông và vật liệu chế tạo bê tông như cát, sỏi, đá, nước, xi măng, phụ gia v.v… theo quy định hiện hành đối với bê tông thủy công.

13.2.2.2 Không sử dụng cát mặn, nước mặn và các vật liệu không có khả năng chống chịu tác động của nước mặn để thi công xây dựng các loại công trình đê biển.

13.2.3 Lớp lọc cát và sỏi

13.2.3.1 Các lớp lọc không cần đầm nện nhưng phải đặt đúng vị trí, đúng cấp phối và chiều dày theo thiết kế.

13.2.3.2 Cấp phối lớp lọc lấy theo bảng 26.

Bảng 26 - Cấp phối hợp lý của lớp lọc

Lớp lọc cát

Lớp lọc cuội, sỏi

Kích thước lỗ sàng

mm


Khối lượng giữ trên sàng, %

Kích thước lỗ sàng

mm


Khối lượng giữ trên sàng, %

4,670

0

Từ 19,00 đến 38,10

Từ 40 đến 55

2,380

Từ 5 đến 15

Từ 9,51 đến 19,00

Từ 30 đến 35

1,190

Từ 10 đến 25

1,19

Từ 15 đến 25

0,590

Từ 10 đến 30

-

-

0,297

Từ 15 đến 35

-

-

0,149

Từ 12 đến 20

-

-

13.2.3.3 Kiểm tra chất lượng thi công lớp lọc cát sỏi thực hiện theo quy định sau:

a) Sai lệch về chiều dầy của lớp lọc so với quy định của thiết kế không quá 10 %;

b) Cấp phối của vật liệu sử dụng làm lớp lọc phù hợp với quy định trong bảng 26;

c) Theo chiều dài đê, cứ 20 m kiểm tra chiều dầy và lấy các mẫu sỏi cát dùng làm lớp lọc để phân tích thành phần cấp phối hạt.



13.2.4 Vải lọc geotextile

13.2.4.1 Thi công rải vải lọc địa kỹ thuật (geotextile) phải tuân theo quy định trong tài liệu chỉ dẫn thiết kế và sử dụng vải địa kỹ thuật để lọc trong công trình thủy lợi, của nhà sản xuất và các quy định sau:

a) Mặt bằng mái để trải vải lọc phải sạch và phẳng;

b) Ở vùng không có nước: đào chân khay đến cao trình thiết kế và đặt vải lọc, ghim chặt với chân khay và mái theo chỉ dẫn trong thiết kế;

c) Ở vùng có nước: vải lọc đặt vào rãnh khay và ghim neo. Trải vải tiếp từ chân lên mái trong điều kiện có nước. Chú ý ghim neo cẩn thận phần chân và mái ngập nước để tránh bị đẩy nổi ra khỏi vị trí do nước và sóng;

d) Chỗ tiếp giáp giữa hai tấm vải lọc phải xếp chồng lên nhau ít nhất từ 30 cm đến 50 cm. Nếu may nối hai tấm thì cường độ chỗ nối phải đạt ít nhất 80 % cường độ của vải lọc. Phần đỉnh của tấm vải lọc phải cố định chắc chắn, không cho nước chảy xuống phía dưới;

e) Không để vải lọc phơi dưới nắng nóng. Thời gian cho phép của vải lọc để ngoài trời (không che đậy) không quá 5 ngày;

f) Nên thi công đặt vải lọc khi thủy triều rút thấp.

13.2.4.2 Yêu cầu kiểm tra chất lượng thi công vải lọc gồm:

- Chất lượng vải lọc: theo quy định của thiết kế;

- Chất lượng thi công: đảm bảo yêu cầu theo 13.2.4.1.

13.2.5 Trồng cỏ mái đê hạ lưu

13.2.5.1 Trồng cỏ mái đê hạ lưu phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:

a) Các miếng cỏ tươi kích thước khoảng 30 cm x 30 cm, dày từ 5 cm đến 10 cm được ghim neo bằng cọc tre trên mái dốc;

b) Trong 10 ngày đầu sau khi trồng phải thường xuyên tưới nước để duy trì độ ẩm cho cỏ. Những ngày không mưa, mỗi ngày phải tưới cho cỏ ít nhất 01 lần với mức tưới không ít hơn 20 m3/ha.

13.2.5.2 Kiểm tra chất lượng trồng cỏ bằng mắt thường. Chỉ nghiệm thu khi các miếng cỏ được trồng còn sống và bám rễ trên mái đê với tỷ lệ miếng cỏ còn sống không thấp hơn 95 % và đảm bảo tỷ lệ cỏ che phủ bảo vệ mái đê theo thiết kế.

13.2.6 Trồng rừng cây chắn sóng

13.2.6.1 Yêu cầu kỹ thuật trồng rừng cây ngập mặn để chắn sóng và bảo vệ bãi trước đê thực hiện theo 12.1 và quy định của tư vấn thiết kế.

13.2.6.2 Kiểm tra giám sát chất lượng trồng rừng bao gồm loại cây chịu mặn được trồng, phạm vi trồng và mật độ trồng. Thời gian kiểm tra tiến hành theo quy định của tư vấn thiết kế.

13.3 Đê mỏ hàn mái nghiêng

13.3.1 Đổ cát xử lý nền

13.3.1.1 Trước khi đổ cát xử lý nền phải nghiên cứu kỹ các yếu tố ảnh hưởng như độ sâu nước, chế độ thủy lực, đặc điểm sóng v.v... để xác định vị trí phương tiện neo đậu, lựa chọn phương pháp đổ cát thích hợp và có biện pháp khắc phục hiện tượng trôi dạt cát. Nếu độ sâu nước và lưu tốc dòng chảy lớn có thể dùng phương pháp rót cát bằng phễu hoặc bơm phun…

13.3.1.2 Phải phân đoạn thi công đổ cát. Độ dài phân đoạn tùy theo điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng, năng lực thi công để xác định. Khi đổ cát phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau:

- Cao trình đỉnh lớp cát so với cao trình thiết kế không thấp hơn 0,2 m và không cao hơn 0,5 m;

- Chiều rộng đỉnh lớp cát đổ không nhỏ hơn chiều rộng thiết kế và không vượt quá về mỗi phía 3,0 m;

- Sau khi đổ cát xong từng đoạn phải kịp thời phủ đá.



13.3.2 Đổ đá và khối bê tông hình hộp

13.3.2.1 Căn cứ vào đồ án thiết kế, năng lực thi công, mức độ ảnh hưởng của chế độ thủy lực, thủy triều, đặc điểm sóng, độ sâu nước, điều kiện địa hình khu vực xây dựng v.v... để xác định vị trí neo thả của xà lan chở đá, lựa chọn biện pháp thi công và trình tự thi công phù hợp.

13.3.2.2 Đổ đá trên nên đất yếu theo quy định sau:

- Khi có lớp đá hộc gia tải, phải thả phần gia tải trước, sau thả đá thân đê lên trên;

- Khi cần ép trồi đối với nền thì phải thả đá từ giữa lấn dần ra hai bên.

13.3.2.3 Thả đá phủ mái dốc và thi công lớp đệm phải đảm bảo đúng chiều dày thiết kế, độ dốc đá phủ mái không lớn hơn độ dốc thiết kế.

13.3.2.4 Sai số giữa thực tế thi công so với đồ án thiết kế khi đổ đá tạo đường viền mặt cắt thiết kế đê không vượt quá trị số quy định trong bảng 27.

Bảng 27 - Sai số cho phép đối với đá đổ đường viền mặt cắt thiết kế của đê

Khối lượng đá thả, kg

Từ 10 đến 100

Từ 100 đến 200

Từ 200 đến 300

Từ 300 đến 500

Từ 500 đến 700

Từ 700 đến 1 000

Chênh lệch cho phép, cm

± 40

± 50

± 60

± 70

± 80

± 90



tải về 2.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương