Tcvn tiêu chuẩn quốc gia tcvn 9901: 2014 Xuất bản lần 1 CÔng trình thủy lợi yêu cầu thiết kế ĐÊ biểN


Không áp dụng giải pháp này đối với những vùng đê trực tiếp với biển và chịu tác động trực tiếp của sóng biển. 10.5 Lớp đệm cát thoát nước



tải về 2.88 Mb.
trang4/16
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.88 Mb.
#15658
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

10.4.2 Không áp dụng giải pháp này đối với những vùng đê trực tiếp với biển và chịu tác động trực tiếp của sóng biển.

10.5 Lớp đệm cát thoát nước

10.5.1 Giải pháp lớp đệm cát thoát nước áp dụng trong trường hợp độ dày lớp đất yếu dưới 5 m. Để xác định chiều dày lớp đệm cát phải căn cứ vào sự khuếch tán của tải trọng thân đê xuống mặt giao tiếp giữa lớp đệm và nền đất yếu, tuân theo một góc nhất định, ứng suất ở đó cần thoả mãn yêu cầu và khả năng chịu tải của đất nền.

10.5.2 Trường hợp chiều dày lớp đất yếu lớn hơn 5,0 m thì nên sử dụng giải pháp cố kết đất nền, thoát nước theo phương thẳng đứng.

10.6 Cố kết nền, thoát nước theo phương thẳng đứng

10.6.1 Khi gặp phải tầng đất yếu có bề dầy khá lớn, để rút ngắn thời gian cố kết của tầng đất này có thể áp dụng giải pháp bố trí các hành lang thoát nước theo phương thẳng đứng. Hành lang thoát nước phương thẳng đứng có thể là giếng cát, giếng cát dạng túi chứa hay bấc thấm. Giải pháp này thường phải kết hợp với gia tải trước.

10.6.2 Giếng cát được tạo thành nhờ đóng các ống thép vào đất bằng máy đóng cọc, nhồi cát vào các ống và rồi rút vách ống thép lên. Đường kính giếng cát ở trên cạn từ 20 cm đến 30 cm, ở dưới nước từ 30 cm đến 40 cm. Khoảng cách trung bình giữa các giếng cát từ 2,0 m đến 4,0 m, chiều sâu của giếng không quá 20 m. Độ dày lớp cát thoát nước trên đỉnh các giếng khi ở trên cạn lấy từ 0,3 m đến 0,5 m, ở dưới nước lấy 1,0 m.

10.6.3 Giếng cát dạng túi chứa là giải pháp gia cố nền đất yếu phát triển trên cơ sở của phương pháp giếng cát. Cát được chứa trong các túi làm bằng vật liệu có tính thoát nước tốt, thả các túi cát vào các lỗ khoan bằng dụng cụ chuyên dùng để hình thành giếng cát. Vật liệu làm túi chứa cát phải có đủ cường độ, có tính thoát nước tốt, có tác dụng lọc cát, tương tự như loại vải geotextile. Đường kính giếng cát dạng túi chứa từ 6 cm đến 7 cm, khoảng cách trung bình giữa các giếng từ 1,0 m đến 1,5 m, chiều sâu giếng từ 10 m đến 20 m.

10.6.4 Bấc thấm có diện tích mặt cắt từ 100 mm x 4 mm đến 100 mm x 7 mm. Bấc thấm cũng được đưa vào nền đất yếu bằng công cụ chuyên dụng. Khoảng cách giữa các bấc từ 1,0 m đến 1,5 m. Độ sâu đóng vào nền đất yếu của bấc thấm vào khoảng 20 m.

10.7 Gia cố bằng phương pháp trộn xi măng với đất nền

Khi đê đắp đê trên nền đất yếu, đê kết hợp giao thông, hoặc thi công các dốc ở đầu cầu, nền và mang cống dưới đê v.v… có thể áp dụng giải pháp gia cố nền bằng phương pháp trộn xi măng với đất nền:

a) Gia cố bằng cột xi măng - đất theo phương pháp trộn sâu: cột xi măng - đất được tạo ra bằng cách trộn ximăng với đất nền tại vị trí nằm sâu dưới hố khoan. Thiết bị trộn sâu có thể là loại khoan với đầu khoan gắn với cánh trộn hoặc gắn với mũi phụt. Tuỳ theo loại thiết bị sử dụng, xi măng trộn với đất nền sau khi đóng rắn tạo thành các cọc có đường kính từ 0,6 m đến 3,0 m, chiều sâu xử lý đến trên 8,0 m;

b) Gia cố bằng khối xi măng đất (còn gọi là phương pháp gia cố khối): theo phương pháp này, xi măng được trộn với đất nền bằng các loại thiết bị phù hợp tạo thành một khối lớn có độ sâu tới 5,0 m còn bề ngang không hạn chế.



10.8 Xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cố kết hút chân không có màng kín khí

10.8.1 Phương pháp xử lý này được áp dụng trong trường hợp sau:

a) Thay thế hoặc thay thế một phần tải trọng đắp gia tải trước để cố kết nền đất yếu có sử dụng hệ thống thoát nước thẳng đứng bằng bấc thấm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành;

b) Khi trong lớp đất yếu có xen kẹp lớp đất bụi, đất cát hoặc các lớp thấm nước và khí, phải dùng các phương pháp bịt kín (tường kín khí) trong khu vực xử lý. Trong trường hợp này chiều sâu của tường kín khí phải lớn hơn chiều sâu của lớp xen kẹp dưới cùng.

10.8.2 Chiều sâu xử lý đất yếu có hiệu quả không quá 35 m và không được sử dụng trong điều kiện dưới đáy của lớp đất yếu cần xử lý là lớp đất bụi, đất cát hoặc lớp đất có hệ số thấm lớn hơn 10-5 cm/s.

10.8.3 Yêu cầu kỹ thuật thi công, nghiệm thu xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cố kết hút chân không có màng kín khí thực hiện theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và tài liệu hướng dẫn kỹ thuật hiện hành.


    11 Gia cố mái và chân đê biển (kè lát mái)

    11.1 Yêu cầu đối với vật liệu

    11.1.1 Vật liệu sử dụng để gia cố mái và chân đê biển phải đáp ứng các yêu cầu chung sau đây:

    - Chống xâm thực của nước mặn;

    - Chống va đập dưới tác dụng của sóng, gió, dòng chảy;

    - Thích ứng với sự biến hình của bờ, bãi biển;

    - Thuận lợi trong chế tạo và thi công.

    11.1.2 Khi sử dụng đá hộc để làm kè phải đảm bảo kích thước hình học, trọng lượng tính toán quy định cho viên đá và thoả mãn các yêu cầu sau:

    - Đá phủ ngoài mặt dốc và đá hộc dùng để xây có cường độ không thấp hơn 50 MPa;

    - Đá làm lớp đệm có cường độ trên 30 MPa;

    - Vữa xây có cường độ từ 5 MPa trở lên;

    - Không sử dụng đá phiến thạch, đá phong hoá và đá có khe nứt.

    11.1.3 Vật liệu làm kè là bê tông phải có cường độ từ 20 MPa trở lên, bê tông cốt thép có cường độ từ 30 MPa trở lên.

    11.2 Chân kè

    11.2.1 Chân kè (còn gọi là chân khay), là bộ phận kết cấu chuyển tiếp của mái kè với bãi trước đê biển, có tác dụng chống xói chân mái dốc và làm nền tựa cho thân kè. Tuỳ thuộc vào đặc điểm làm việc của đê biển, tình hình xâm thực bãi biển, chiều cao sóng Hs, chiều dài bước sóng Ls và chiều dày lớp phủ mái D để mà lựa chọn loại chân kè và kích thước cấu tạo chân kè phù hợp. Hình 9 giới thiệu sơ đồ cấu tạo, kích thước sơ bộ và điều kiện áp dụng một số dạng chân kè thông dụng:





    Yme  Hs




    a) Nơi có bãi ổn định


    b) Nơi có bãi ổn định





    c) Nơi có bãi ổn định và có khả năng bồi



    d) Nơi có bãi ổn định





    e) Nơi có bãi bị xâm thực mạnh, bãi là đất dính



    f) Nơi có bãi ổn định





    g) Nơi có độ sâu xói lớn, dòng chảy ven bờ mạnh

    h) Nơi dòng chảy ven bờ mạnh

    Hình 9 - Sơ đồ cấu tạo, kích thước sơ bộ và điều kiện áp dụng

    một số dạng chân kè thông dụng

    11.2.2 Chân kè nông áp dụng cho vùng có mức độ xâm thực bãi biển ít, chỉ chống đỡ dòng chảy do sóng tạo ra ở chân đê. Cấu tạo chân kè có thể là đá thả rối, cấu kiện bê tông hoặc vật liệu hạt rời, có chiều dày lớp bảo vệ là D, chiều sâu cắm mũi kè vào nền là Yme (xem sơ đồ a, b, c, d, f của hình 9).

11.2.3 Chân kè sâu áp dụng cho vùng bãi biển bị xâm thực mạnh, có chiều sâu từ mặt bãi tự nhiên đến đáy chân kè không dưới 1,0 m. Chân kè sâu thường làm bằng cọc bê tông cốt thép, ống bê tông cốt thép một hoặc nhiều tầng (xem hình e, g và h của hình 9).

11.2.4 Khi thiết kế chân kè sâu cần tính toán xác định giới hạn độ sâu nước trước chân công trình và ổn định của thân kè, nếu khả năng bãi bị xói mạnh dẫn đến độ sâu trước chân công trình vượt quá độ sâu giới hạn thì phải thiết kế giảm độ sâu nước trước chân công trình bằng giải pháp thích hợp như mỏ hàn gây bồi hoặc nuôi bãi v.v...

11.2.5 Độ sâu xói tới hạn của chân kè phụ thuộc vào năng lượng sóng (Hs, Tm) và điều kiện địa chất công trình nơi làm kè, được xác định theo công thức (24):

= (24)

trong đó:

Smax là chiều sâu hố xói cân bằng, m;

Ho là chiều cao sóng nước sâu, m;

Lo là chiều dài sóng nước sâu, m;

h là chiều sâu nước trước chân công trình, m.



    11.2.6 Trong tính toán thiết kế sơ bộ có thể lấy Smax từ 1,00 Hsp đến 1,67 Hsp, trong đó Hsp là chiều cao sóng thiết kế tại chân công trình. Bề rộng lớp bảo vệ ngoài chân kè có thể lấy bằng 3 lần đến 4 lần chiều cao sóng thiết kế tại chân công trình.

    11.2.7 Vật liệu chân kè phải ổn định dưới tác dụng của dòng chảy do sóng tạo ra ở chân đê. Khối lượng ổn định Gd của viên đá ở chân kè mái đê biển không nhỏ hơn trị số quy định trong bảng 11. Vận tốc cực đại của dòng chảy do sóng tạo ra ở chân đê xác định theo công thức (25):

    Vmax = (25)

    trong đó:

    Vmax là vận tốc lớn nhất của dòng chảy ở chân đê, m/s;

    Lsp là chiều dài sóng thiết kế, m;

    Hsp là chiều cao sóng thiết kế, m;

    h là độ sâu nước trước đê, m;

    g là gia tốc trọng trường, m/s2.



    Bảng 11 - Khối lượng ổn định của viên đá làm chân kè

    Vận tốc dòng chảy, Vmax­, m/s

    2,0

    3,0

    4,0

    5,0

    Khối lượng viên đá, Gd, kg, không nhỏ hơn

    40

    80

    140

    200

11.3 Thân kè

11.3.1 Dạng kết cấu và điều kiện áp dụng

Bảng 12 và hình 10 giới thiệu một số dạng kết cấu bảo vệ mái đê thông dụng. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng tuyến đê biển mà lựa chọn dạng kết cấu gia cố mái kè phù hợp.



Bảng 12 - Dạng kết cấu bảo vệ mái và điều kiện sử dụng

Kết cấu lớp gia cố mái

Điều kiện áp dụng

1. Trồng cỏ

- Sóng có chiều cao không quá 0,5 m, vận tốc dòng chảy dưới 1,0 m/s hoặc có bãi cây ngập mặn trước đê;

- Mái đê có điều kiện phù hợp để cỏ phát triển.



2. Đá hộc thả rối

- Có nguồn vật liệu đá phong phú;

- Mái đê thoải, yêu cầu mỹ quan ít.



3. Đá hộc lát khan

- Có nguồn vật liệu đá hộc phong phú, đủ đáp ứng yêu cầu lát khan;

- Nền đê thoát nước tốt.



4. Đá hộc xây

- Có nguồn vật liệu đá hộc phong phú, đủ đáp ứng yêu cầu xây kè bảo vệ mái đê;

- Mái đê đáp ứng yêu cầu ổn định khi gia cố mái bằng đá xây;

- Sóng lớn có H­s cao trên­ 0,5 m, vận tốc dòng chảy trên 1,0 m/s, loại đá rời không đáp ứng yêu cầu.


5. Thảm rọ đá

- Có nguồn đá phong phú nhưng khả năng cung cấp đá có kích thước lớn bị hạn chế ;

- Sóng lớn có H­s cao trên­ 0,5 m, vận tốc dòng chảy trên 1,0 m/s ;

- Có rọ thép chịu mặn.


6. Tấm bê tông đúc sẵn, ghép rời

- Sóng lớn, dòng chảy mạnh;

- Yêu cầu mỹ quan.



7. Tấm bê tông đúc sẵn, liên kết mảng.

- Sóng lớn, dòng chảy mạnh;

- Có yêu cầu mỹ quan;

- Mái đê đáp ứng yêu cầu ổn định khi gia cố mái bằng các tấm bê tông đúc sẵn, ít thoát nước;

- Có điều kiện thi công và chế tạo mảng.



8. Hỗn hợp nhiều loại

- Mực nước dao động lớn, mái gia cố dài;

- Yêu cầu sử dụng khác nhau.









11.3.2 Chiều dày lớp bảo vệ mái

11.3.2.1 Bề dầy tối thiểu của lớp phủ mái bằng đá hộc lát khan tính theo công thức (26):

d = 0,266 (26)

trong đó:

d là chiều dày 01 lớp đá hộc lát trên mái đê, m;

d là khối lượng riêng của đá, kg/m3;

 là khối lượng riêng của nước biển, kg/m3;

m là hệ số mái dốc;

Lsp là chiều dài sóng thiết kế, m, xác định theo phụ lục E;

Hsp là chiều cao sóng thiết kế, m, xác định theo phụ lục E.

11.3.2.2 Đối với mái đê biển được bảo vệ bằng tấm bản bê tông, cần tính toán theo công thức (27) và công thức (28) để xác định chiều dày lớp bảo vệ mái, sau đó chọn trị số lớn nhất trong số các kết quả tính toán nói trên để thiết kế mái đê:

B = .Hsp. (27)

B = (28)

trong đó:

dB là chiều dày tấm bản bê tông, m;

η là hệ số hiệu chỉnh:

- Đối với bản lát khan : η = 0,0075;

- Đối với bản phần trên lát khan, phần dưới chít mạch : η = 0,10;

Hsp là chiều cao sóng thiết kế, m;

là hệ số phụ thuộc vào hình dạng và cách lắp đặt các cấu kiện, lấy theo bảng 13:

Bảng 13 - Hệ số trong công thức (28)

Loại cấu kiện và cách lắp đặt

Φ

1. Tấm lát đặt nằm

Từ 4,0 đến 4,5

2. Tấm lát đặt trên lớp geotextile và nền đất sét tốt

5

3. Tấm lát tự chèn

6

4. Tấm lát tự chèn trên lớp đệm tốt

8

Lsp là chiều dài sóng thiết kế, m;

lt là chiều dài cạnh tấm bê tông theo phương vuông góc với đường mép nước, m;

m là hệ số mái dốc:1,5 £ m £ 5,0;

g, gB là khối lượng riêng của nước biển và của bê tông, kg/m3;

 là hệ số sóng vỡ:

(29)

11.3.3 Các loại cấu kiện lát mái bằng tấm bê tông đúc sẵn

11.3.3.1 Các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn dùng để lát mái đê biển được chia thành hai nhóm chính là nhóm tấm lát độc lập và nhóm tấm lát liên kết mảng:

a) Nhóm tấm lát độc lập thường có hình chữ nhật, hình lục lăng, hình chữ T hoặc dạng cột (xem hình 11). Cấu tạo bề mặt trực tiếp với sóng biển của các tấm có thể là trơn, khuyết lõm, mố lồi, có lỗ thoát nước. Khi lát mái, các tấm này được ghép cạnh nhau thành mảng;

b) Nhóm tấm lát liên kết mảng thường có dạng chữ nhật hoặc lục lăng (xem hình 12). Cấu tạo bề mặt trực tiếp với sóng biển của các mảng tấm bê tông có thể là trơn hoặc mố lồi và có lỗ thoát nước. Khi lát mái, các mảng được ghép với nhau bằng hình thức xâu chuỗi hoặc bằng các rãnh liên kết.

Bảng 14 - Các loại cấu kiện lát mái bằng bê tông đúc sẵn

Loại cấu kiện

Hình dạng

Cấu tạo bề mặt trực tiếp với sóng

Phương thức liên kết

Tấm lát độc lập

- Chữ nhật

- Lục lăng

- Chữ T

- Dạng cột



- Trơn

- Khuyết lõm

- Mố lồi

- Lỗ thoát nước

- Trơn có lỗ thoát nước


Ghép cạnh nhau

Tấm lát liên kết mảng

- Chữ nhật

- Lục lăng



- Trơn

- Mố lồi


- Lỗ thoát nước

- Xâu cáp

- Rãnh, hèm

- Âm dương


CHÚ THÍCH :

a) Cấu kiện bê tông lát mái dạng liên kết mảng có nhược điểm là khi nền bị lún dễ gây hư hỏng cục bộ và rất khó thay thế;

b) Cấu kiện lát mái dạng cột có nhiều ưu điểm hơn cấu kiện liên kết mảng do có mức độ ổn định cao và dễ sửa chữa hoặc thay thế khi gặp sự cố cục bộ;

c) Tấm lát hình lục lăng, hình chữ T áp dụng cho các mái đê có độ dốc lớn (hệ số độ dốc mái m nhỏ) hiệu quả hơn so với tấm lát hình chữ nhật;

d) Khi lát, các tấm lục lăng đặt góc nhọn theo chiều mái dốc (xem hình e và f của hình 9) còn tấm lát hình chữ nhật đặt mạch ghép so le (xem hình b, c và d của hình 9);

e) Kích thước lỗ thoát nước nhỏ hơn 0,8 lần đường kính viên đá lớp đệm. Có thể dùng lỗ hình loe (dưới nhỏ, trên to).



11.3.3.2 Tính toán độ dày lớp bảo vệ (chiều cao cột) và quy mô công trình bảo vệ mái đê biển phải đề cập đến yếu tố giảm sóng do tác dụng của công trình giảm sóng trước đê và kết cấu hình học mái đê.










Hình 13 - Một số kết cấu dạng cột và kích thước hình học của kết cấu





Hình 14 - Sơ đồ thiết kế khối bê tông mặt rãnh

Bảng 15 - Các kích thước chủ yếu của khối bê tông mặt rãnh lát mái đê biển

(theo sơ đồ thiết kế ở hình 14)

Khối lượng

tấn


B

mm


b

mm


H

mm


c

mm


d

mm


e

mm


R1

mm


f1

mm


R2

mm


f2

mm


độ


Thể tích

m3



Diện tích bề mặt m2

10

1 800

1 700

1 750

750

750

144,5

350

0

250

0

120

4,17

13,60

15

2 000

1 900

2 000

704

704

156,0

315

50

315

0

120

6,25

16,00

11.3.4 Lỗ thoát nước và khe biến dạng

11.3.4.1 Đá xây liền mạch, bê tông đổ tại chỗ phải có lỗ thoát nước ở phần mực nước thay đổi. Lỗ thoát nước bố trí theo hình hoa mai, đường kính lỗ từ 5 cm đến 10 cm. Khoảng cách giữa các lỗ từ 2,0 m đến 3,0 m. Dưới lỗ phải có lớp lọc đảm bảo thoát nước dễ dàng và vật liệu lớp lọc không bị trôi theo lỗ giảm áp ra ngoài.

11.3.4.2 Khe biến dạng áp dụng cho các kết cấu gia cố mái loại kín nước. Căn cứ vào kết quả tính toán ổn định để xác định khoảng cách khe biến dạng cho phù hợp, thông thường khoảng cách giữa các khe biến dạng từ 5 m đến 15 m dọc theo hướng trục đê.


tải về 2.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương