Tcvn 5308-91 Quy Phạm Kỹ Thuật An Toàn Trong Xây Dựng


- SỬ DỤNG BITUM, MÁTTÍT VÀ LỚP CÁCH LY



tải về 0.68 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.68 Mb.
#22881
1   2   3   4   5   6   7

11- SỬ DỤNG BITUM, MÁTTÍT VÀ LỚP CÁCH LY

11-1. Bi tum, máttít điều chế và vận chuyển
11-1.1. Nơi điều chế và nấu bitum, máttít, phải đặt cách xa công trình dễ cháy ít nhất là 50m, đồng thời phải được trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy.
11-1.2. Trước khi lấy Bitum ở thùng ra nấu, phải lật nghiêng thùng để cho nước thoát hết ra ngoài.
11-1.3. Công nhân làm những công việc có tiếp xúc với bitum, máttít nóng chảy phải có giấy chứng nhận đủ sức khoẻ do cơ quan y tế cấp. Những công nhân có bệnh ngoài da hoặc bện đường hô hấp và những phụ nữ đang còn cho con bú không được làm việc này.
11-1.5. Khi điều chế, đun nóng bitum, máttít phải bảo đảm những yêu cầu sau:
a) thùng nấu phải có nắp làm bằng vật liệu không cháy và đậy kín. Không được đổ bitum, máttít vào quá ¾ thùng.
b) Cấm dùng những thùng đã có hiện tượng rò rỉ để nấu
c) Bitum cho vào thùng nấu phải đảm bảo khô ráo, trong quá trình điều chế và nấu bitum, máttít không được để nước rơi vào thùng nấu.
d) Trường hợp dùng nhiên liệu lỏng (dầu hoả, dầu mazut v.v...) để đun nóng bitum làm chống thấm cho mái, cho phép được đặt lò nấu trên mái nếu không có nguy cơ gây cháy nhà hoặc công trình đó.
11-1.6. Khi vận chuyển bitum, máttít nóng chảy phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Các dụng cụ múc, chứa bitum, máttít nóng chảy như: gáo có cán dài, xô, thùng...phải khô và tốt
b) Vận chuyển bitum, máttít nóng chảy đến nơi thi công phải bằng các phương tiện cơ giới chứa trong các thùng kim loại có nắp đậy kín và không được đựng quá ¾ dung tích thùng.
c) chỉ được vận chuyển các thùng bitum, máttít chảy bằng phương tiện thủ công khi không thể dùng được các phương tiện cơ giới
d) Phải dùng gáo có cán dài để múc bitum, máttít nóng chảy.
11-1.7. Vận chuyển các thùng bitum nóng chảy lên cao phải dùng các phương tiện cơ giới.
11-1.8. Cấm đổ bitum ướt vào thùng bitum nóng chảy
11-1.9. Khi cần pha bitum với xăng hoặc dầu phải bảo đảm những yêu cầu sau:
a) Công nhân pha chế phải đứng ở đầu gió và chỉ được đổ bitum từ từ vào dầu, khuấy nhẹ bằng thanh gỗ, cấm đổ dầu vào bitum nóng chảy.
b) Nhiệt độ của Bitum trong quá trình pha chế hỗn hợp phải thấp hơn nhiệt độ tự bốc cháy của dung môi pha chế ít nhất là 300C
c) Nơi pha chế bitum phải thoáng gió và cách xa ngọn lửa trần ít nhất là 20m
11-2. Lớp cách ly
11-2.1. Khi rải bitum, phải đi giật lùi ngược hướng gió thổi. Công nhân phải mang đầy đủ các trang bị phòng hộ: khẩu trang, găng tay, ủng cao su. Những người không có nhiệm vụ không được đến gần khu vực đang rải bitum.
11-2.2. Khi rải bitum trên mái phải có biện pháp đề phòng bitum nóng chảy rơi vào người ở bên dưới.
11-2.3. Trước khi bắt đầu đặt lớp cách ly cho thiết bị công nghệ, phải ngắt điện hoàn toàn các động cơ điện của thiết bị đó, đồng thời các đầu cấp hơi, và các dung dịch công nghệ... phải được nút bịt lại thật chắc chắn. Tại những vị trí này phải treo biển báo có người đang làm việc.
11-2.4. Đặt lớp cách ly cho các thiết bị công nghệ, các đường ống phải tiến hành ngay trên mặt bằng, trước khi lắp đặt chúng, hoặc sau khi chúng đã được cố định theo như thiết kế.
11-2.5. Cấm mở các van, các tấm ngăn, các khoá vòi hoặc để lên chúng khi đặt lớp cách ly cho các thiết bị công nghệ, đường ống.
11-2.6. Công nhân làm lớp cách ly bằng sơn, bitum nóng chảy trong các phòng kín, giếng, hào.. . phải sử dụng mặt nạ, kính phòng hộ và xoa dầu, cao đặc biệt vào những phần hở trên cơ thể.
Sau khi tạm ngừng hoặc kết thúc công việc nói trên, phải đặt biển báo cấm người lại gần những khu vực này. Chỉ được vào bên trong làm việc tiếp tục khi có lệnh của cán bộ kỹ thuật thi công hoặc đội trưởng và khi nồng độ các chất độc trong không khí đã giảm xuống ít nhất bằng giới hạn cho phép của các tiêu chuẩn vệ sinh.
11-2.7. Công nhân đặt lớp cách ly bằng bông khoáng bông thuỷ tinh hoặc các vật liệu tương tự phải sử dụng kính phòng hộ, găng tay, khẩu trang, quần áo làm việc phải được cài kín cúc ở cổ và tay áo.
11-2.8. Khi đặt lớp cách ly bằng bông thuỷ tinh gần các đường dây điện đang vận hành phải cắt điện

12- CÔNG TÁC ĐẤT

12-1. Yêu cầu chung


12-1.1. Những yêu cầu của phần này có hiệu lực đối với công tác đào đất hố móng, đường hào lộ thiên có hoặc không có chống vách trong các công trình xây dựng.
Đối với công trình xây dựng chuyên ngành như giao thông, thuỷ lợi, năng lượng... ngoài việc thực hiện những quy định của phần 12 và các phần có liên quan trong quy phạm này còn phải thực hiện các quy định riêng về kỹ thuật an toàn thi công cầu, quy trình kỹ thuật an toàn thi công nền đường...)
12-1.2. chỉ được phép đào đất hố móng, đường hào theo đúng thiết kế thi công đã được duyệt, trên cơ sở tài liệu khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn và có biện pháp kỹ thuật an toàn thi công trong quá trình đào.
12-1.3. Đào đất trong khu vực có các tuyến ngầm (dây cáp ngầm, đường ống dẫn nước, dẫn hơi...) phải có văn bản cho phép của cơ quan quản lý tuyến đó và sơ đồ chỉ dẫn vị trí, độ sâu của công trình, văn bản thoả thuận của cơ quan này về phương án làm đất, biện pháp bảo vệ và bảo đảm an toàn cho công trình.
Đơn vị thi công phải đặt biển báo, tín hiệu thích hợp tại khu vực có tuyến ngầm và phải cử cán bộ kỹ thuật giám sát trong suốt quá trình làm đất.
12-1.4. Cấm đào đất ở gần các tuyến ngầm bằng máy và bằng công cụ gây va mạnh như xà beng, cuốc chim, choòng đục, thiết bị dùng khí ép.
Khi phát hiện các tuyến ngầm lạ hoặc không đúng với sơ đồ chỉ dẫn hoặc gặp các vật trở ngại như bom, đạn, mìn... phải ngừng thi công ngay để xem xét và có biện pháp xử lý thích hợp. Chỉ sau khi đã có biện pháp xử lý đảm bảo an toàn mới để công nhân tiếp tục vào làm việc.
12-1.5. Đào đất ở gần đường cáp điện ngầm đang vận hành nếu không được phép cắt điện phải có biện pháp đảm bảo an toàn về điện cho công nhân đào (dùng dụng cụ cách điện, có trang bị phòng hộ cách điện...) và phải có sự giám sát trực tiếp của cơ quan quản lý đường cáp đó trong thời gian đào.
12-1.6. Khi đang đào đất nếu thấy xuất hiện hơi, khí độc hại phải lập tức ngừng thi công ngay và công nhân phải ra khỏi nơi nguy hiểm cho đến khi có các biện pháp khử hết hơi khí độc hại đó.
Công nhân làm việc trong khu vực này phải hiểu biết các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và phải được cung cấp đầy đủ mặt nạ phòng độc.
12-1.7. Đào hố móng, đường hào... gần lối đi, tuyến giao thông, trong khu vực dân cư phải có rào ngăn và biển báo, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu.
Rào ngăn phải đặt cách mép ngoài lề đường không nhỏ hơn 1m.
12-1.8. Ở trong khu vực đang đào đất phải có biện pháp thoát nước đọng, (kể cả khi mưa to) để tránh nước chảy vào hố đào làm sụt lở thành hố đào.
Trong khi đang đào đất phải bơm hết nước ở các hố móng, đường hào để phòng đất bị sụt lở. Đào đất đến mức nước ngầm thì tạm ngừng và phải có biện pháp giữ ổn định vách mới tiếp tục đào. (hạ mức nước ngầm làm chống vách...)
12-1.9. Đào hố móng, đường hào ở vùng đất có độ ẩm tự nhiên và không có mạch nước ngầm có thể đào thẳng vách (không cần chống vách) với chiều sâu đào:
Không quá 1m với loại đất mềm có thể đào bằng cuốc bàn;
Không quá 2m với loại đất cứng phải đào bằng xà beng, cuốc chim, choòng...
12-1.10. Trong mọi trường hợp đào đất khác với điều kiện ở điều 12-1.9. phải đào đất có mái dốc hoặc làm chống vách.
12-1.11. Khi đang đào đất nếu do điều kiện thiên nhiên hay ngoại cảnh làm thay đổi trạng thái đất như nền bị ngấm nước mưa kéo dài, đất quá ẩm hay no nước... đơn vị thi công phải kiểm tra lại thành hố đào, mái dốc. Nếu không đảm bảo an toàn phải có biện pháp gia cố để chống trượt, sụt lở đất, sập vách chống bất ngờ, (giảm độ nghiêng dốc, tạm ngừng việc chở đất khô hoặc gia cường vách chống...). Các biện pháp đề ra phải được chỉ huy công trường xét duyệt.
12-1.12. Khi đào hố móng, đường hào có mái dốc hoặc có chống vách không được phép đặt tải trọng sai vị trí, khu vực mà chủng loại đã quy định trong thiết kế thi công như: xếp vật liệu, đổ đất đào, đặt xe máy, đường ray, đường goòng; di chuyển xe có dựng cột điện... không đúng nơi hoặc vị trí quy định của thiết kế.
Khi cần thiết đặt tải phải tính toán lại ảnh hưởng và tác động của nó đối với an toàn trong thi công hố móng, đường hào (không gây trượt, sụt lở đất, phá hỏng kết cấu chống vách...) và phải được bên thiết kế chấp nhận băng văn bản.
12-1.13. Cấm đào theo kiểu “hàm ếch” hoặc phát hiện có vật thể ngầm phải dựng thi công ngay và công nhân phải rời khỏi vị trí đó đến nơi an toàn. Chỉ được thi công tiếp sau khi đã phá bỏ “hàm ếch” hoặc vật thể ngầm đó.
12-1.14. Hàng ngày phải cử người kiểm tra tình trạng vách hố đào, mái dốc. Nếu phát hiện vết nứt dọc theo thành hố móng, mái dốc phải ngừng làm việc ngay. Người cũng như máy móc, thiết bị phải chuyển đến vị trí an toàn. Sau khi có biện pháp xử lý thích hợp mới được tiếp tục làm việc.
12-1.15. Khi đào ngầm dưới đường có xe cộ qua lại phải theo các quy định sau:
Trước khi đào phải báo cho các đơn vị thường trực chữa cháy và đơn vị cảnh sát giao thông ở khu vực đó biết.
Đào đường ngầm qua đường phải chia làm hai đợt, mỗi đợt chỉ được đào một nửa chiều rộng đường.
12-1.16. đào hố móng, đường hào trong phạm vi chịu ảnh hưởng của xe máy và thiết bị gây chấn động mạnh phải có biện pháp ngăn ngừa sự phá hoại mái dốc
12-1.17. Khu vực đào đất có cây cối phải có biện pháp chặt cây, đào gốc an toàn.
Trước khi chặt cây phải có tín hiệu âm thanh báo hiệu cho người ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Dùng máy để đào gốc cây phải có biện pháp đề phòng đứt dây kéo.
12-1.18. Dùng vật liệu nổ để phá bỏ các khối đá ngầm móng nhà cũ hoặc làm tơi khối đất quá rắn phải làm theo các quy định về sử dụng vật liệu nổ hiện hành.
12-1.19. Lối lên xuống hố móng phải làm bậc dài ít nhất là 0,75m rộng 0,40m. Khi hố đào hẹp và sâu phải dùng thang tựa. Cấm bám vào các thanh chống vách hoặc chống tay lên miệng hố đào để lên xuống.
12-1.20. Lấy đất bằng gầu, thung... từ hố móng, đường hào lên phải có mái che hoặc lưới bảo vệ chắc chắn bảo đảm an toàn cho công nhân đào. Khi nâng hạ gầu thùng..., phải có tín hiệu thích hợp (âm thanh, ánh sáng...) để tránh gây tai nạn.
12-2. Đào đất có mái dốc
12-2.1. Đào hố móng, đường hào khác với quy định ở điều 12-1.8, 12-1.9 phải tạo mái dốc (nếu không làm chống vách) theo các góc nghiêng không lớn hơn các trị số ở bảng 5.
12-2.2. Cấm đào đất cát, cát pha sét bão hoà nước mà không có chống vách.
Loại đất
Trạng thái đất
Ít ẩm (khô)
ẩm
ướt
Góc giữa mái dốc và đường nằm ngang (tính theo độ)
tỷ số giữa chiều cao của mái dốc và hình chiếu trên mặt phẳng ngang
Góc giữa mái dốc và đường nằm ngang (tính theo độ)
Tỉ số giữa chiều cao của mái dốc và hình chiếu trên mặt phẳng ngang
Góc giữa mái dốc và đường nằm ngang (tính theo độ)
Tỉ số giữa chiều cao của mái dốc và hình chiếu trên mặt phẳng nằm ngang
Sỏi đá dăm

400


1:1,2
400

1:1,20


350

1:1,45


Cát hạt to

300


1:1,75
320

1:1,60


250

1:2,15


Cát hạt trung bình

280


1:1,9

350


1:1.45

250


1:2,15

Cát hạt nhỏ

250

1:2,15


300

1:1,75


200

1:2,77


Sét pha

500


1:0,84

400


1:1,2

300


1:1,75

Đất hữu cơ (đất mục)

400

1:1,20


350

1:1,45


250

1:2,15


Đất mục không có rễ cây

400


1:1,20

250


1:2,15

150


1:3,75

12-2.3. Đối với mái dốc dài hơn 3m và độ dốc lớn hơn 1:1 hoặc mái dốc có độ dốc lớn hơn 1:2 nhưng bị ẩm ướt, thì công nhân làm việc trên đó phải đeo dây an toàn buộc vào cọc neo giữ chắn chắn.


12-2.4. Phải thường xuyên dọn sạch đất, đá và vật liệu trên miệng hố móng, trên mặt mái đào đề phòng các vật đó lăn xuống bất ngờ.
12-3. Đào đất có chống vách
12-3.1. Khi đào hố móng, đường hào không tạo mái dốc theo quy định ở điều 12-2.1 phải làm chống vách theo quy định ở bảng 6.

Loại đất

Kiểu chống vách

Đào sâu đến 3m

Đào sâu từ 3m đến 5m

Đào sâu từ 5m trở lên

Đất có độ ẩm tự nhiên


Chống ngang và để cách quãng 2 tấm
Chống ngang liên tục (khít)
Chống theo thiết kế
Đất có độ ẩm cao, đất rời
Chống ngang hoặc liên tục (khít)
Chống đứng
Chống theo thiết kế
Tất cả các loại đất khi có nước ngầm mạnh
Đóng ván cừ sâu vào đáy hố móng ít nhật là 0,75m
Chống theo thiết kế

12-3.2. Khi chống vách hào, hố móng có độ sâu dưới 5m nếu không có vách chống chế tạo sẵn thì phải dùng ván chống theo quy định sau:


Dùng ván có chiều dày ít nhất là 5cm và rộng từ 20 đến 25cm, đặt sát vào vách hố đào.
Các cột chống hay thanh chống để giữ ván phải đặt cách nhau từ 1,5 đến 2,00m tuỳ thuộc vào tính chất của đất và chiều sâu hố đào.
Khoảng cách giữa các thanh chống ngang trên phương thẳng đứng không lớn hơn 1m. Ở phía trên và dưới mỗi đầu thang chống ngang phải có nẹp giữa. Các thanh chống ngang phải bố trí nằm trên cùng một mặt phẳng theo chiều cao cũng như theo chiều ngang
Các ván chống phải đặt nhô lên khỏi mặt đất đào ít nhất là 15m
12-3.3. Đối với hố móng rộng phải tính toán thiết kế cụ thể hệ thống chống vách.
12-3.4. Đào hố móng, đường hào ở nơi ẩm ướt hoặc đất cát dễ bị sụt lở phải dùng ván ghép mộng chồng khít lên nhau và phải đóng sâu xuống đáy hố đào một khoảng ít nhất bằng 0,75m.
12-3.5. Đào hố móng, đường hào ở vùng đất cát chảy phải tính toán thiết kế ván chống riêng trong đó bao gồm các biện pháp gia cố vách chống và hạ mực nước ngầm.
12-3.6. Đào hố móng, đường hào ngay cạnh các hố đào cũ đã lấp đất nhưng lấp đất chưa ổn định phải có biện pháp gia cố vách chống chắc chắn và trong quá trình đào phải thường xuyên quan sát tình trạng của vách chống.
12-3.7. Phải tháo ván chống từ dưới lên và có cán bộ kỹ thuật thi công giám sát. Không được tháo liền một lúc 3 ván chống theo phương thẳng đứng. Nơi đất ẩm ướt và cát chảy chỉ được tháo từng tấm một. Cấm người không có nhiệm vụ đứng ở dưới hoặc trên miệng hố đào khi đang tháo chống vách.
12-3.8. Tháo ván đến đâu, phải gia cố ngay các thanh chống ở vị trí đó cho đến khi tháo hết ván.
Khi tháo các thanh chống ra khỏi hố, sau khi hoàn thành công việc phải hết sức cẩn thận đề phòng tai nạn do sụt lở bất ngờ.
12-3.9. Nếu tháo chống vách ở những vùng đất dễ bị sụt lở hoặc ở bên cạnh các công trình cũ có thể làm mất ổn định vách hố đào hoặc công trình đó, phải tháo từng phần hoặc để lại toàn bộ vách chống đó.
12-3.10. Khi đào đất bằng máy phải dùng loại chống vách không có thang chống hoặc nếu không chống vách phải tạo mái dốc như quy định ở điều 12-2.1
12-4. Đào đất thủ công
12-4.1. Trước khi đào đất, để cán bộ kỹ thuật thi công phải xem xét trạng thái của đất có biện pháp đào thích hợp.
Công nhân đào đất phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ theo chế độ hiện hành.
12-4.2. Dùng cuốc, xẻng hoặc bất kỳ dụng cụ cầm tay nào khác phải đúng quy định ở phần 5 của quy phạm này. Đặc biệt cần lưu ý điều 12-1.5 của phần này.
12-4.3. Đất đào dưới đáy hố móng, đường hào lên phải đổ vào khu vực, vị trí đã được quy định trong thiết kế thi công nhưng phải cách miệng hố ít nhất là 0,50m. Đất đổ lên miệng hố đào phải có độ dốc ít nhất là 450 theo mặt phẳng ngang.
Khi đào đất bên sườn đồi, núi phải có biện pháp chống đất, đá lăn bất ngờ theo mái dốc.
12-4.4. Công tác thoát nước, kiểm tra tình trạng vách hố đào mái dốc, làm bậc lên xuống phải theo quy định ở các điều 12-1.8, 12-1.11, 12-1.19 của phần này.
Sau mỗi trận mưa nếu trở lại làm việc ngay phải rắc cát vào bậc lên xuống để tránh trượt ngã.
12-4.5. Cấm ngồi nghỉ ở cạnh hố đào hoặc thành đất đắp.
12-4.6. Đào hố móng, đường hào sâu hơn 2m, phải bố trí ít nhất là hai công nhân cùng làm việc, nhưng phải đứng cách xa nhau để có thể cấp cứu kịp thời khi xẩy ra tai nạn bất ngờ.
12-4.7. Trong khu vực đang đào đất nếu có nhiều người cùng làm việc phải bố trí khoảng cách giữa người này và người kia bảo đảm an toàn.
Cấm bố trí người làm việc trên miệng hố đào trong khi đang có người làm việc ở bên dưới hố đào cùng một khoang mà đất, đá có thể rơi, lở xuống người ở dưới
12-5. Đào đất bằng máy
12-5.1. Đào đất bằng máy xúc
12-5.1.1. Đào đất bằng máy xúc trong hố móng, đường hào có chống vách phải có biện pháp ngăn ngừa chống vách bị hư hỏng.
12-5.1.2. Nếu đào thành bậc thì chiều rộng của mỗi bậc không được lớn hơn 2,5m, tuỳ theo đặc điểm của máy, cong chiều cao mỗi bậc không được vượt quá chiều cao giương cần lớn nhất của máy.
12-5.1.3. Những tảng đá, lấy từ hố đào lên, phải để vào nơi quy định sao cho không làm cản trở sự di chuyển của máy khi xẩy ra sự cố.
12-5.1.4. Trong thời gian máy hoạt động, cấm mọi người đi lại trên mái dốc tự nhiên cũng như trong phạm vi bán kính hoạt động của máy. Khu vực này phải có biển báo.
12-5.1.5. Nền đặt máy phải ổn định, bằng phẳng. Nếu nền đất yếu phải lát tà vẹt. Bánh xe phải có vật kê chèn chắc chắn.
12-5.1.6. Khi vận hành và di chuyển máy xúc phải thực hiện đầy đủ các quy định chung trong phần 6 của quy phạm này (kiểm tra tình tranh máy, vị trí đặt máy, thiết bị an toàn, phanh hãm, tín hiệu, âm thanh; cho máy chạy thử không tải, bàn giao tình trạng máy sau mỗi ca làm việc di chuyển máy dưới đường dây điện cao thế...)
12-5.1.7. Cấm người không có nhiệm vụ treo lên máy xúc khi máy đang làm việc.
12-5.1.8. Công nhân phụ máy phải làm đúng nhiệm vụ của mình ở vị trí công tác đã được giao
12-5.1.9. Cấm thay đổi độ nghiêng của máy xúc khi gầu xúc đang mang tải.
12-5.1.10. Cấm điều chỉnh phanh khi gầu xúc đang mang tải hay đang quay gầu. Cấm hãm phanh đột ngột
12-5.1.11. Cấm để máy xúc hoạt động khi đang dùng tay để cố định dây cáp. Cấm dùng tay để nắn thẳng dây cáp khi đang dùng tời quấn cáp.
12-5.1.12. Phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của dây cáp. Cấm dùng cáp đã bị nối.
12-5.1.13. Khi ngừng việc phải di chuyển máy xúc ra khỏi gương tầng và hạ gầu xuống đất.
Chỉ được làm sạch gầu xúc khi đã hạ gầu xuống đất
12-5.1.14. Chỉ được cho máy xúc làm việc về ban đêm hoặc lúc có sương mù khi đã đảm bảo chiếu sáng đầy đủ.
12-5.1.15. Trong bất kỳ trường hợp nào khoảng cách giữa cabin máy xúc ngoạm 1 gầu và thành hố đào không được nhỏ hơn 1m.
12-5.1.16. Khi di chuyển máy xúc trên đoạn đường có độ dốc lớn hơn 150 phải có sự hỗ trợ của máy kéo hoặc tời.
Khi di chuyển không được để gầu xúc mang tải và gầu phải đặt dọc theo hướng di chuyển của máy, đồng thời hạ cần cách mặt đất từ 0,5 đến 0,9m.
12-5.1.17. Nếu làm việc nhiều ca thì công nhân vận hành máy ca trước không được phép rời khỏi máy nếu người vận hành của máy cho ca sau phải ghi vào sổ giao ca của máy đó.
12-5.1.18. Khi điều khiển gầu xúc để đổ đất vào thùng xe ô tô phải quay gầu qua phía sau thùng xe và dừng gầy ở giữa thùng xe. Sau đó hạ gầu từ từ xuống để đổ đất.
Cấm điều khiển gầu xúc qua buồng lái.
Cấm công nhân lái xe ngồi trong buồng lái khi máy xúc đang đổ đất vào thùng xe.
12-5.2. Đào đất bằng máy ủi
12-5.2.1. Trước khi làm việc công nhân lái máy phải kiểm tra lại tất cả các bộ phận của máy.
12-5.2.2. Khi đào đất bằng máy ủi phải quy định phạm vi hoạt động của máy.
Cấm mọi người đi lại, làm việc trên đường di chuyển của máy, kể cả trường hợp khi mái phải tạm ngừng lại.
12-5.2.3. Cấm dùng máy ủi để đào đất trên các mái dốc lớn hơn 300. Cấm thò ben ra khỏi mép hố móng, đường hào (khi đổ đất)
12-5.2.4. Không được dùng máy ủi để thi công nơi đất bùn lầy.
12-5.2.5. Trên đường di chuyển máy nếu có chướng ngại vật phải dừng máy ngay. Chỉ sau khi đã có biện pháp xử lý các chướng ngại đó mới cho máy hoạt động trở lại
12-5.2.6. Công nhân lái máy phải luôn luôn thực hiện các quy định sau: Khi máy di chuyển phải quan sát phía trước.
Ban đêm hoặc trời tối không được làm việc nếu không được chiếu sáng đầy đủ; Khi ngừng làm việc phải hạ ben lên mặt đất.
Chỉ được lau chùi, tra dầu mỡ vào những chỗ đã quy định
12-5.2.7. Khoảng cách tối thiểu giữa hai máy ủi (tính từ điểm biên gần nhất giữa hai máy) cùng làm việc trên một mặt bằng là 2m.
12-5.3. Đào đất bằng máy cạp
12-5.3.1. Đào đất bằng máy cạp phải cách hố móng, đường hào một khoảng không nhỏ hơn 0,50m hoặc cách mái dốc một khoảng không nhỏ hơn 1,00m
12-5.3.2. Cấm đào đất bằng máy cạp ở những sương dốc hơn 300
12-5.3.3. Cấm đổ đất ở thùng máy ra khi máy đang di chuyển.
12-5.3.4. Không được dùng máy cạp thi công nơi đất bùn lầy.
12-5.3.5. Khi máy đang di chuyển, cấm:
Có người đứng giữa thùng máy và máy kéo.
Đi qua bộ phận nối thùng máy và máy kéo.
12-5.3.6. Khi di chuyển máy cạp phải hạ thùng cách mặt đất một khoảng ít nhất là 0,35m
12-5.3.7. Khi máy đang hoạt động cấm sửa chữa, tra dầu mỡ vào bất kỳ một bộ phận nào của máy.
12-5.3.8. Phải tháo thùng xe ra khỏi máy kéo khi công nhân sửa chữa các bộ phận dưới thùng xe
12-5.3.9. Cấm dùng máy cạp để đào đất ở những nơi chưa dọn sạch cây cối, tảng đá hoặc các chướng ngại vật khác.
12-5.3.10. Phải chú ý điều khiển máy khi đào đất trên các mái dốc.
12-5.3.11. Phải chú ý điều khiển máy khi đào đất trên các mái dốc.
12-5.3.12. Khi sử dụng các loại máy đào đất như: máy xúc, máy ủi, máy cạp... ngoài các quy định trên phải tuân theo các quy định ở chương 6 của quy định này.
12-6. Đào giếng và hố thăm dò.
12-6.1.1. Đào giếng và đào hố thăm dò trong những điều kiện khác với quy định ở điều 12-1.9 của phần này phải có chống vách.
12-6.1.2. Khi đào giếng và đào hố thăm dò phải theo các quy định sau:
Phía trên miệng hố đào phải có lưới thép che chắn để đề phòng đất đá...bên trên miệng hố rơi xuống.
Thùng để chuyển đất đá từ dưới lên phải buộc chắc chắn vào đầu dây kéo. Khi chuyển các tảng đá từ dưới hố đào lên, công nhân phải lên khỏi hố. Không được chất vật liệu quá miệng thùng.
Công nhân phải lên khỏi hố đào khi chuyển đất đá từ dưới lên nếu không có mái che chắn.
12-6.1.3. Khi có người đang làm việc dưới hố đào, cấm làm bất cứ việc gì có thể phát sinh ra tia lửa trong hố đào.
12-6.1.4. Công nhân xuống hố sâu phải dùng thang hoặc thùng nâng. Dây kéo phải lấy với hệ số an toàn bằng 9 lần tải trọng thực tế, lượng dự trữ dây kéo không nhỏ hơn 6 vòng tang trống tời và tời quay cố định chắc chắn.
12-6.1.5. Trước khi để công nhân xuống hố đào phải kiểm tra bảo đảm không có hơi khí độc hại ở dưới hố. Nếu có hơi khí độc hại, không được để công nhân xuống hố và phải có biện pháp khử hết hơi độc hại đó.
12-6.1.6. Khi dùng thùng nâng để hạ công nhân trong giếng hoặc, hố đào thăm dò chỉ được phép dùng tời tay và tốc độ di chuyển không quá 1m/giây, đồng thời phải có sự giám sát của đội trưởng khi nâng hạ công nhân trong giếng, hố đào.
Tời phải có đầy đủ thiết bị hãm tự động. Phải kiểm tra tời trước mỗi ca làm việc và trong 1 ca phải kiểm tra tời ít nhất là 2 lần.
12-7. Đào đất bằng phương pháp cơ giới hoáthuỷ lực
12-7.1. Đào đất bằng phương pháp cơ giới hoáthuỷ lực chỉ giao cho công nhân đã hiểu biết đầy đủ về công tác này.
12-7.2. Chỉ được lắp súng phun nước vào hệ thống cung cấp nước sau khi kiểm tra các khoá hãm ở nguồn cung cấp nước làm việc tốt.
12-7.3. Không để súng phun nước hoạt động khi không có người trông coi.
12-7.4. Khi tạm ngưng việc phải hướng vòi nước chúc xuống đất và quay về phía không có người qua lại.
12-7.5. Khoảng cách giữa nơi đặt súng phun nước và gương tầng không được nhỏ hơn chiều cao của gương tầng.
12-7.6. Phải thường xuyên xem xét tình trạng của đường ống dẫn nước từ trạm bơm đến nơi đặt súng phun.
12-7.7. Khu vực đặt súng phun phải có rào ngăn và biển báo cấm.
12-7.8. Trước khi cho súng phun hoạt động phải kiểm tra tình trạng của các van.
Trên đường ống dẫn nước trong phạm vi không lớn hơn 10m tính từ chỗ làm việc của thợ điều khiển súng phun nước phải có van (khoá) để ngừng cấp nước trong các trường hợp sự cố.
12-7.9. Cấm người không có nhiệm vụ vào trạm bơm. Chỉ có công nhân có trách nhiệm mới được mở máy bơm nước.
12-7.10. Cấm đi lại trên các đường ống dẫn nước. Phải làm lối đi lại riêng.
12-7.11. Chỉ được thay vòi phun, siết chặt các chỗ nối, hoặc sửa chữa các hư hỏng của súng phun sau khi đã tắt động cơ điện.
12-7.12. Ban đêm trong phạm vi hoạt động của súng phun phải được chiếu sáng đầy đủ.
12-7.13. Công nhân điều khiển súng phun nước và công nhân ở trạm bơm phải liên lạc với nhau bằng tín hiệu âm thanh hoặc tín hiệu ánh sáng.
12-7.14. Trong phạm vi hoạt động của súng phun, nếu có đường dây điện cao thế đi qua phải đề phòng có luồng tia nước chạm vào dây hoặc cột điện. Trường hợp không thể tránh được, phải chuyển đường dây đến nơi an toàn.
12-7.15. Cấm đặt đường ống dẫn lên các giá đỡ gần các đường dây điện cao thế.
12-7.16. Các máng dẫn bùn đặt trên giá đỡ phải đảm bảo độ bền và ổn định, hai bên máng dẫn phải có sàn thao tác rộng 0,70m và có lan can bảo vệ cao 1,00m
Chỉ cho phép làm cách rốn thu bùn khi đã tắt súng phun nước và máy hút bùn;
12-7.17. Cấm người và xe cộ qua lại phía dưới máng dẫn bùn và ống dẫn nước.
12-7.18. Chỉ được tháo máng dẫn bùn, ống dẫn nước khi có cán bộ kỹ thuật thi công hướng dẫn và giám sát.
12-7.19. Mương dẫn bùn và hố chứa bùn phải có thành bảo vệ chắc chắn. Cấm người đi lại trên thành bảo vệ.
12-7.20. Phải thường xuyên xem xét tình trạng của thành chắn, nếu có nguy cơ đổ vỡ phải có biện pháp sửa chữa ngay.
12-7.21. Sau khi ngừng làm việc phải:
Báo hiệu để đóng trạm bơm;
Đóng van ở súng phun;
Hút hết bùn vào nơi chứa;
12-7.22. Khi bố trí nhiều ca làm việc trong 1 ngày phải có sổ giao ca, trong đó ghi rõ tình trạng của các máy và thiết bị.

tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương