Tcvn 5308-91 Quy Phạm Kỹ Thuật An Toàn Trong Xây Dựng


- DỰNG LẮP, SỬ DỤNG VÀ THÁO DỠ CÁC LOẠI GIÀN GIÁO, GIÁ ĐỠ



tải về 0.68 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.68 Mb.
#22881
1   2   3   4   5   6   7

8- DỰNG LẮP, SỬ DỤNG VÀ THÁO DỠ CÁC LOẠI GIÀN GIÁO, GIÁ ĐỠ

8-1. Yêu cầu chung


8-1.1. Trong công tác xây lắp phải dùng các loại giàn giáo và giá đỡ được làm theo thiết kế, thuyết minh tính toán đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt. Khi dựng lắp sử dụng và tháo dỡ giàn giáo giá đỡ nhất thiết phải theo đúng quy định, yêu cầu kỹ thuật của thiết kế (kể cả những chỉ dẫn, quy định, yêu cầu kỹ thuật được ghi hoặc kèm theo hộ chiếu của nhà máy chế tạo giàn giáo chuyên dùng. Không được dựng lắp hoặc sử dụng bất kỳ một kiểu loại giàn giáo, giá đỡ nào khi không đủ các điều kiện nêu trên.
Dựng lắp tháo dỡ giàn giáo, giá đỡ trên sông nước phải trang bị cho công nhân các dụng cụ cấp cứu theo như quy định ở điều 1-11 của quy phạm này.
8-1.2. Cấm sử dụng giàn giáo, giá đỡ, nôi, thang không đúng chức năng của chúng.
Cấm sử dụng giàn giáo, giá đỡ, nôi được lắp kết hợp từ các loại, dạng khác nhau hoặc sử dụng nhiều loại mà không có thiết kế riêng.
8-1.3. Cấm sử dụng giàn giáo, giá đỡ, nôi khi:
a) Không đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật và điều kiện an toàn lao động nêu trong thiết kế hoặc trong hộ chiếu của chúng; nhất là khi không đầy đủ các móc neo, dây chằng hoặc chúng được neo vào các bộ phận kết cấu kém ổn định như lan can, mái đua, ban công v.v... cũng như vào các vị trí như tính toán để chịu được lực neo giữ.
b) Có biến dạng, rạn nứt, mòn gỉ hoặc thiết các bộ phận
c) Khe hở giữa sàn công tác và tường nhà hoặc công trình lớn hơn 0,05m khi xây và lớn hơn 0,20m khi hoàn thiện.
d) Khoảng cách từ mép biên giới hạn công tác của giàn giáo, giá đỡ, nôi tới mép biên liền kề của phương tiện vận tải nhỏ hơn 0,6m
e) Các cột giàn giáo, và các khung đỡ đặt trên nền kém ổn định (nền yếu, thoát nước kém, lún quá giới hạn cho phép của thiết kế; đệm lót chân cột, khung bằng vật liệu không chắc chắn, thiếu ổn định như gạch đá, nêm, vật liệu phế thải trong xây dựng...) có khả năng bị trượt, lở, hoặc đặt trên những bộ phận hay kết cấu nhà, công trình mà không được xem xét, tính toán đầy đủ để đảm bảo chịu lực ổn định cho chính bộ phận, kết cấu đó và cho cột giàn giáo, khung đỡ.
8-1.4. Cấm xếp tải lên giàn giáo, giá đỡ, nơi ngoài những vị trí đã quy định (nơi có đặt bảng ghi rõ tải trọng cho phép ở phía trên) hoặc vượt quá tải trọng theo thiết kế hoặc hộ chiếu của nó.
Cấm xếp chứa bất kỳ một loại tải trọng nào lên trên các thang của giàn giáo, sàn công tác.
8-1.5. Khi giàn giáo cao hơn 6m phải làm ít nhất hai sàn công tác. Sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên dưới. Khi làm việc đồng thời trên hai sàn thì vị trí giữa hai sàn này phải có sàn hay lưới bảo vệ.
Cấm làm việc đồng thời trên hai sàn trong cùng một khoang mà không có biện pháp bảo đảm an toàn.
8-1.6. Khi giàn giáo cao hơn 12m phải làm cầu thang, chiếm hẳn một khoang giàn giáo. Độ dốc cầu thang không được lớn hơn 600
Khi giàn giáo không cao quá 12m có thể dùng thang tựa hay thang dây. Khi dùng các loại thang này phải theo quy định ở điều 8-7.1 và 8-7.5 của quy phạm này
Lỗ hổng ở sàn công tác để lên xuống phải có lan can bảo vệ ở ba phía.
8-1.7. Chiều rộng sàn công tác của giàn giáo và giá đỡ không được nhỏ hơn 1,00m. Khi vận chuyển vật liệu trên sàn công tác bằng xe đẩy tay thì chiều rộng sàn không được nhỏ hơn 1,5m. Đường di chuyển của bánh xe phải lát ván. Các đầu ván phải khít và ghim chặt vào sàn công tác.
8-1.8. Ván lát sàn công tác phải có chiều dầy ít nhất là 3cm không bị mục mọt hay nứt gãy. Ván lát phải ghép khít, bằng phẳng; khe hở giữa các tấm không được lớn hơn 1cm. Khi dùng ván rời đặt theo phương dịc thì các tấm ván phải đủ dài để gác được trực tiếp hai đầu ván lên thanh đà, mỗi đầu ván phải chìa ra khỏi thanh đà một đoạn ít nhất bằng 20cm và được buộc hay đóng đinh ghim chắc vào thanh đà. Khi dùng các tấm ván ghép phải nẹp bên dưới để giữ ván khỏi bị trượt.
8-1.9. Khi phải làm sàn công tác theo quy định ở điều 2-2.6, thì phải có lan can bảo vệ. Lan can phải làm cao 1m và có ít nhất 2 thanh ngang có khả năng giữ người khỏi bị ngã.
8-1.10. Các lối đi qua lại phía dưới giàn giáo và giá đỡ phải có che chắn bảo vệ phía trên.
8-1.11. Giàn giáo, giá đỡ gần hố đào, đường đi, gần phạm vi hoạt động của các máy trục phải có biện pháp đề phòng các vách hố đào bị sụt lở hoặc các phương tiện vận tải, cầu chuyển va chạm làm đổ gãy giàn giáo giá đỡ.
8-1.12. Khi dựng lắp, sử dụng, tháo dỡ giàn giáo, giá đỡ, nôi ở gần đường dây tải điện (dưới 5m, kể cả đường dây hạ thế) cần phải có biện pháp thật nghiêm ngặt đảm bảo an toàn về điện cho công nhân. Các biện pháp này đều phải được cơ quan quản lý điện và đường dây nói trên thống nhất và ký kết các băn bản thoả thuận (ngắt điện khi dựng lắp, làm hộp gỗ, lưới che chắn...)
8-1.13. Trên giàn giáo, giá đỡ, nôi có lắp đặt, sử dụng điện chiếu sáng, trang thiết bị tiêu thụ điện nhất thiết phải tuân thủ các quy định trong phần 1,3,5 và 21 của quy phạm này.
8-1.14. Giàn giáo, giá đỡ có độ cao đến 4m chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được đội trưởng nghiệm thu và ghi vào nhật ký thi công, còn trên 4m thì sau khi được Hội đồng kỹ thuật do lãnh đạo đơn vị xây lắp cử ra nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu đưa vào hồ sơ kỹ thuật thi công của đơn vị. Trong thành phần của Hội đồng có đại diện của bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách an toàn lao động của đơn vị tham dự.
Nội dung nghiệm thu được căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của thiết kế hoặc hộ chiếu của giàn giáo, giá đỡ và các quy định trong phần này. Cần lưu ý kiểm tra tính ổn định của nền, các mối nối, liên kết, sàn công tác, biện pháp an toàn lao động khi làm việc trên cao và khi sử dụng điện.
8-1.15. Hàng ngày trước khi làm việc, cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công hoặc đội trưởng phải kiểm tra lại tình trạng của tất cả các bộ phận kết cấu của giàn giáo và giá đỡ. Kiểm tra xong (có ghi vào nhật ký thi công) mới để công nhân làm việc. Trong khi đang làm việc bất kỳ công nhân nào phát hiện thấy tình trạng hư hỏng của giàn giáo, giá đỡ có thể gây nguy hiểm phải ngừng làm việc và báo cho cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công hoặc đội trưởng biết để tiến hành sửa chữa bổ sung. Sau khi tiến hành sửa chữa xong, lập biên bản theo quy định tại điều 8-1.14 mới được để công nhân trở lại làm việc.
8-1.16. Sau khi ngừng thi công trên giàn giáo, giá đỡ một thời gian dài (trên một tháng) nếu muốn trở lại thi công tiếp tục phải tiến hành nghiệm thu lại và lập biên bản nghiệm thu theo quy định tại điều 8.1.14
8-1.17. Tháo dỡ giàn giáo, giá đỡ phải tiến hành theo trình tự hợp lý và theo chỉ dẫn trong thiết kế hoặc hộ chiếu.
Khu vực đang tháo dỡ phải có rào ngăn, biển cấm người và phương tiện qua lại. Cấm tháo dỡ giàn giáo bằng cách giật đổ.
8-1.18. Không được dựng lắp, tháo dỡ hoặc làm việc trên giàn giáo, giá đỡ khi trời mưa to, giông bão hoặc gió cấp 5 trở lên.
Khi tạnh mưa, muốn trở lại làm việc tiếp tục phải kiểm tra lại giàn giáo, giá đỡ như quy định tại điều 8-1.15 và phải có biện pháp chống trượt ngã
8-2. Giàn giáo tre, giàn giáo gỗ
8-2.1. Tre dùng làm giàn giáo phải là tre già không bị ải mục, mọt hoặc dập gẫy. Các kết cấu chịu lực phải dùng tre loại 1.
Gỗ dùng làm giàn giáo phải làm gỗ tốt từ nhóm 5 trở lên không bị mục mọt, nứt gẫy.
8-2.2. Giàn giáo gỗ có chiều cao lớn hơn 4m hoặc chịu tải trọng nặng phải dùng liên kết bu lông. Giàn giáo tre phải buộc băng loại dây bền chắc, lâu mục.
Cấm dùng đinh để liên kết giàn giáo tre.
8-2.3. Các chân cột giàn giáo tre phải chông sâu 0,5m và lèn chặt.
8-2.4. Giàn giáo tre, gỗ dựng lắp xong phải kiểm tra.
Khả năng neo buộc của các liên kết;
Chất lượng vật liệu
Các bộ phận kết cấu (lan can, cầu thang, ván sàn...)
8-2.5. Khi tháo dỡ không được chặt các nút buộc mà phải tháo rời từng thanh đưa dần xuống mặt nền.
8-3. Giàn giáo thép
8-3.1. Các ống thép dùng làm giàn giáo và các loại đai thép liên kết không bị cong, lõm, nứt, thủng và các khuyết tật khác.
8-3.2. Các chân cột của giàn giáo phải lồng vào chân đế và được đê đệm ổn định, chắc chắn theo quy định tại điều 8-13, mục 2 của phần này.
8-3.3. Dựng giàn giáo cao đến đâu phải neo chắc vào công trình đến đó. Vị trí đặt móc neo phải theo thiết kế. Khi vị trí móc neo trùng với lỗ tường phải làm hệ giằng phía trong đế neo trùng với lỗ tường phải làm hệ giằng phía trong đế neo, các đai thép phải liên kết chắc chắn để đề phòng thanh đà trượt trên cột đứng.
8-3.4. Khi dựng lắp, tháo đỡ giàn giáo thép gần đường dây điện (dưới 5m) phải theo điều 8-1.12 của phần này.
8-3.5. Khi dựng giàn giáo thép cao hơn 4m phải làm hệ thống chống sét theo chi dãn của thiết kế. Trừ trường hợp giàn giáo dựng lắp trong phạm vi được bảo vệ của hệ thống chông sét đã có.
8-4. Giàn giáo treo, nôi treo
8-4.1. Tiết diện dây treo phải theo chỉ dẫn của thiết kế và phải đảm bảo hệ số an toàn không được nhỏ hơn 6.
Giàn giáo treo phải làm dây treo băng thép tròn hoặc dây cáp, Nôi treo phải dùng dây treo bằng cấp mềm
8-4.2. Giàn giáo treo và nôi treo phải dựng lắp cách các phần nhô ra của công trình một khoảng tối thiểu là 10cm
8-4.3. Con – sơn phải cố định vào các bộ phận kết cấu vững chắc của công trình. Không được tựa lên mái đua hoặc bờ mái
8-4.4. Giàn giáo treo phải được neo buộc chắc chắn với công trình để tránh bị đu đưa
8-4.5. Công nhân lên xuống giàn giáo treo phải dùng thang dây cố định chắc chắn vào con-sơn hoặc qua các lỗ hổng của tường
8-4.6. Trước khi dùng giàn giáo treo phải thử lại với tải trọng tĩnh có trị số lớn hơn 25% tải trọng tính toán.
Đối với nôi treo, trước khi sử dụng ngoài việc thử với tải trọng tĩnh như trên còn cần phải thử với các loại tải trọng sau:
a) Tải trọng động của nôi treo khi nâng hạ với trị số lớn hơn 10% tải trọng tính toán.
b) Tải trọng treo và móc treo có trị số lớn hơn 2 lần tải trọng tính toán và thời gian treo thử trên đây ít nhất là 15 phút.
Khi thử nghiệm xong với các loại tải trọng trên phải có văn bản nghiệm thu.
8-4.7. Khi nâng hạ nôi treo phải dùng tới có phanh hãm tự động. Cấm để rơi tự do. Khi ngừng việc phải hạ nôi treo xuống.
8-5. Tháp nâng di động
8-5.1. Đường di chuyển của tháp nâng di động phải bằng phẳng theo phương dọc cũng như phương ngang.
8-5.2. Tháp nâng di động đã đặt vào vị trí phải chèn bánh và cố định các kích hãm.
Tháp nâng di động phải có hệ thống chống sét theo chỉ dẫn của thiết kế
8-5.3. Di chuyển tháp nâng di động phải nhẹ nhàng không bị giật. Không được di chuyển tháp nâng di động khi có gió từ cấp 5 trở lên và khi có người hoặc vật liệu trên sàn công tác.
8-6. Giá đỡ con-sơn
8-6.1. Các khung của giá đỡ phải đặt trên mặt nền bằng phẳng và ổn định. Khi chưa thi công xong kết cấu sàn tầng phải gác ván tám lên đòn kê để đặt khung giá đỡ, không đặt khung giá đỡ trực tiếp lên các dầm san.
8-6.2. Các giá đỡ chỉ được xếp thành chồng hai khung. Trường hợp muốn xếp chồng 3 khung thì phải hạn chế tải trọng đặt trên sàn công tác hoặc có biện pháp gia cố. Cả hai trường hợp trên đều phải tính toán kiểm tra lại khả năng chịu tải của giá đỡ.
Các khung ở tầng trên phải neo vào các bộ phận kết cấu chắc chắn của công trình.
8-6.3. Công nhân lên xuống sàn thao tác của giá đỡ phải dùng thang tựa. Cấm vịn vào khung để lên xuống sàn.
8-6.4. Con-sơn phải được neo buộc chắc chắn vào các bộ phận kết cấu của công trình.
8-6.5. Khi chuyển vật liệu lên sàn công tác phải dùng thang tải, hoặc các thiết bị cẩu chuyển khác. Không được neo buộc các thiết bị nâng trục vào con-sơn
Công nhân lên xuống sàn công tác của giá con-sơn phải đi từ phía trong công trình ra qua các lỗ tường.
8-7. Thang
8-7.1. Thang phải đặt trên mặt nền bằng phẳng, ổn định và chèn giữ chắc chắn.
Cấm tựa thang nghiêng với mặt phẳng nằm ngang lớn hơn 600 hoặc nhỏ hơn 450. Trường hợp đặt tháng trái với quy định này phải có người giữ thang và chân thang phải chèn giữ chắc chắn.
8-7.2. Khi nối dài thang phải dùng dây buộc chắc chắn và đầu thang phải neo buộc vào công trình.
8-7.3. Trước khi lên làm việc trên thang gấp, phải néo dây neo để đề phòng thanh bị doãng ra.
8-7.4. Khi sử dụng thang phải kiểm tra tình trạng an toàn chung của thang. Đối với thang mới hoặc thang đã để lâu không dung, trước khi dùng phải thử lại với tải trọng bằng 120 daN
8-7.5. Trước khi để người lên thang phải kiểm tra lại vật chèn thang cũng như vị trí tựa thang
8-7.6. Không được treo vật nặng quá tải trọng cho phép vào thang khi đang có người làm việc trên thang.
Không được dùng thang gấp để làm giàn giáp hay giá đỡ.

9- CÔNG TÁC HÀN

9-1. Yêu cầu chung


9-1.1. Ở những tầng tiến hành hàn điện, hàn hơi và các tầng phía dưới (khi không có sàn chống cháy bảo vệ) phải dọn sạch các chất dễ cháy nổ trong bán kính không nhỏ hơn 5m, còn đối với vật liệu và thiết bị có khả năng bị nổ phải di chuyển đi nơi khác.
9-1.2. Khi cắt các bộ phận của kết cấu phải có biện pháp chống sụp đổ của các bộ phận được cắt.
9-1.3. Không được phép hàn cắt bằng ngọn lửa trần các thiết bị đang chịu áp lực hoặc đang chứa các chất cháy nổi, các chất độc hại.
9-1.4. Khi hàn điện, hàn hơi trong các thùng kín hoặc phòng kín phải tiến hành thông gió tốt. Tốc độ gió phải đạt được từ 0,3 đến 1,5m/giây. Đồng thời phải bố trí người ở ngoài quan sát để xử lý kịp thời khi có nguy hiểm. Trường hợp hàn có sử dụng khí hoá lỏng (Prôpan, Bu tan và Oxytcácbon) thì miệng hút của hệ thống thông gió phải nằm ở phía dưới.
Trước khi hàn trong các thùng kín, bể chứa có hơi khí độc phải kiểm tra nồng độ hơi khí đó. Chỉ sau khi đã được thông gió và không còn nguy cơ độc hại mới cho người vào làm việc
9-1.5. Khi hàn cắt các thiết bị mà trước đó đã chứa chất cháy lỏng, hoặc a xít phải súc rửa sạch rồi sây khô, sau đó kiểm tra xác định bảo đảm nồng độ của chúng nhỏ hơn nồng độ nguy hiểm mới tiến hành công việc.
9-1.6. Trước khi hàn ở các khu vực có hơi khí cháy nổ, độc hại phải kiểm tra nồng độ các hơi khí đó. Trường hợp cần thiết phải tiến hành thông gió bảo đảm không còn nguy cơ cháy nổ, độc hại mới bắt đầu công việc.
9-1.7. Không được tiến hành đồng thời cả hàn hơi và hàn điện trong các thùng kín.
9-1.8. Khi hàn trong các thùng kín phải có đèn chiếu sáng đặt ở bên ngoài hoặc dùng đèn di động cầm tay, điện thế không lớn hơn 12V. Phải dùng biến áp cách ly cho đèn chiếu sáng và đặt ở bên ngoài. Cấm dùng biến áp tự ngẫu để hạ áp.
9-1.9. Thợ hàn hơi hàn điện kể cả người phụ hàn phải được trang bị mặt nạ hoặc tấm chắn có dính hàn phù hợp trước khi hàn thợ hàn phải kiểm tra đầy đủ các điều kiện về an toàn.
9-1.10. Chỉ được hàn trên cao sau khi đã có biện pháp chống cháy và biện pháp bảo đảm an toàn cho người làm việc, đi lại ở phía dưới.
9-1.11. Hàn cắt các bộ phận, thiết bị điện hoặc gần các thiết bị điện đang hoạt động phải có biện pháp đề phòng điện giật.
9-2. Hàn điện
9-2.1. Phần kim loại của thiết bị hàn điện cũng như các kết cấu và sản phẩm hàn (vỏ máy hàn xoay chiều, máy hàn một chiều...) phải được nối đất bảo vệ theo quy định của TCVN “quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện”
9-2.2. Để dẫn điện hàn tới kìm hàn điện, mỏ hàn phải dùng dây cáp mềm cách điện có tiết diện phù hợp với dòng điện lớn nhất của thiết bị hàn và thời gian kéo dài của một chu trình hàn.
9-2.3. chỗ nối các cáp dẫn điện phải thực hiện bằng phương pháp hàn và bọc cách điện. Việc đấu cáp điện vào thiết bị hàn phải được thực hiện qua đầu nối của cáp điện và được dập hoặc hàn thiếc.
9-2.4. Khi di chuyển hoặc đặt các dây điện hàn không để va chạm làm hỏng vỏ cách điện. Không để cáp điện tiếp xúc với nước, dầu, cáp thép, đường ống nóng. Khoảng cách từ các đường dây điện hàn đến các đường ống nóng, các chai ôxy, các thiết bị chứa khí Axetylen hoặc các thiết bị chứa khí cháy khác không được nhỏ hơn 5m.
Chiều dài dây dẫn từ nguồn điện đến máy hàn không được dài quá 15m.
9-2.5. Có thể dùng thanh kim loại có hình dạng bất kỳ để làm đường dây mát dẫn điện về nếu tiết diện nhỏ nhất của chúng đảm bảo an toàn theo điều kiện đốt nóng do dòng điện hàn đi qua. Mối nối giữa các bộ phận dùng làm dây dẫn về phải chắc chắn bằng cách kẹp, bulông hoặc hàn.
Khi hàn trong các phòng có nguy cơ cháy nổ thì dây dẫn về phải được cách điện, như dây chính.
9-2.6. Chuôi kim hàn phải làm bằng vật liệu cách điện, cách nhiệt tốt. Kim hàn phải kẹp chắc que hàn, đối với dòng điện hàn có cường độ 600A trở lên không được dùng kim hàn kiểu dây dẫn luồn trong chuôi kim
9-2.7. Điện áp ở các kẹp của máy hàn một chiều, máy hàn xoay chiều trong lúc phát hồ quang không được vượt quá 100V đối với máy điện một chiều và 70V đối với máy biến áp xoay chiều
9-2.8. Các máy hàn tiếp xúc cố định phải dùng loại biến áp 1 pha và đấu với lưới điện xoay chiều có tần số 50HZ và điện áp không được lớnhơn 50V. Điện áp không tải không vượt quá 36V
9-2.9. Chỉ được lấy nguồn điện hồ quang từ máy hàn xoay chiều, máy hàn một chiều, máy chỉnh lưu; cấm lấy trực tiếp từ lưới điện
9-2.10. Nối điện từ lưới điện vào máy hàn phải qua cầu dao, dây chảy. Máy hàn phải có thiết bị đóng cắt điện. Khi ngừng hàn phải cắt nguồn điện cung cấp cho máy hàn
9-2.11. Chỉ có thợ điện mới được nối điện từ lưới điện vào máy hàn hoặc tháo lắp sửa chữa máy hàn. Cấm nối và tháo dây ở đầu ra của máy hàn khi còn có điện
9-2.12. Khi hàn trong các thùng kín kim loại thì máy hàn phải để ngoài, thợ hàn phải được trang bị mũ cao su, giầy hoặc thảm cách điện và găng tay cao su.
9-2.13. Các máy hàn để ngoài trời phải có mái che mưa; cấm hàn ở ngoài trời khi có mưa, bão.
9-2.14. Hàn ở nơi có nhiều người cùng làm việc hoặc ở những nơi có nhiều người qua lại, phải có tấm chắn làm bằng vật liệu không cháy để ngăn cách bảo vệ những người xung quanh.
9-2.15. Thợ hàn điện khi làm việc ở trên cao phải được trang bị túi để đựng dụng cụ, que hàn và các mẩu hàn thừa.
9-2.16. Trên các máy hàn tiếp xúc kiểu hàn nối đều phải lắp lá chắn bảo vệ bằng thuỷ tinh trong suốt đẻ công nhân quan sát quá trình hàn.
9-2.17. Chỉ được tiến hành làm sạch các điện cực trên các máy hàn điện và hàn đường sau khi đã cắt điện.
9-2.18. Máy hàn đường dùng nước làm nguội con lăn phải lắp máng để hứng nước. Công nhân khi làm việc phải đứng trên bục có trải thảm cao su cách điện.
9-2.19. Trên các máy hàn điện và hàn đường phải lắp kinh che các điện cực ở phía người thợ hàn đứng làm việc.
9-2.20. Chỉ những người thợ hàn biết lặn và nắm vững tính chất của công việc, địa điểm công tác mới được phép hàn dưới nước.
9-2.21. Trước khi tiến hành công việc hàn dưới nước phải khảo sát công trình định hàn và được thẩm duyệt thận trọng.
9-2.22. Trước khi lặn xuống nước, thợ hàn phải kiểm tra lại thiết bị hàn và tất cả các loại trang bị phòng hộ cá nhân mang trên mình.
9-2.23. Khi hàn dưới nước phải có người nắm vững kỹ thuật an toàn ở trên mặt nước giám sát liên lạc với người đang hàn dưới nước bằng điện thoại. Máy điện thoại, cầu dao, công tắc ngắt điện phải đặt ở vị trí thuận lợi để kịp thời xử lý sự cố. Các phương tiện cấp cứu và lực lượng cấp cứu phải ở tư thế sẵn sàng hành động.
9-2.24. Nếu trên mặt nước, ở địa điểm hàn có váng dầu mỡ thì không được cho thợ hàn xuống làm việc dưới nước.
9-3. Hàn hơi
9-3.1. Hàn và cắt bằng hơi, ngoài các quy định trong phần này còn phải tuân theo các quy định của “Quy phạm kỹ thuật an toàn và vệsinh trong sản xuất, sử dụng Axetylen, Ôxy để gia công kim loại” TCVN 4245-85.
9-3.2. Đất đèn (các buacanxi) phải được bảo quản trong các thùng sắt để ở nơi khô ráo, thoáng mát, được phòng hoả chu đáo. Khi mở thùng đất đèn phải dùng dụng cụ chuyên dùng.
9-3.3. Khi sử dụng bình sinh khí Axetylen không được:
Để áp suất hơi vượt quá quy định cho phép;
Tháo bỏ các bộ phận điều chỉnh tự động, các van an toàn. Đồng hồ đo áp suất;
Sử dụng các thiết bị an toàn đã bị hỏng hoặc không chính xác.
Mở nắp ngăn đất đèn của bình khí chưa tháo hết khí còn lại trong bình;
Đặt bình ở lối đi lại, ở gần cầu thang, ở tầng hầm, chỗ đông người nếu không có biện pháp bảo vệ phòng khi bình bị nổ.
9-3.4. Bình sinh khí Axetylen phải có bầu dập lửa. Trước mỗi lần sử dụng và ít nhất hai lần trong mỗi ca làm việc phải kiểm tra lại mức nước trong bầu dập lửa.
9-3.5. Trước khi làm sạch bình sinh khí Axetylen phải mở tất cả các lỗ (vòi, cửa...) để thông hơi
9-3.6. Khi nghiền đất đèn phải đeo kính và khẩu trang. Khi lấy đất đèn còn lại trong bình sinh khí ra phải đeo găng tay cao su.
9-3.7. Phải phân loại và để riêng các chai chứa khí và các chai không còn khí. Chai chứa khí để thẳng đứng trong các giá và được cố định bằng xích, móc hoặc đai khoá.
9-3.8. Chỉ được nhận, bảo quản và giao cho người tiêu thụ những chai có đủ các bộ phận bảo hiểm.
9-3.9. Chai chứa khí Axetylen sơn mầu trắng, chữ “AXETYLEN” viết trên chai bằng sơn mầu đỏ. Chai chứa ôxy sơn mầu xanh da trời, chữ “OXY” viết trên chai bằng sơn mầu đen.
9-3.10. Các chai Ôxy và Axetylen dùng khi hàn phải đặt nơi thoáng mát, khô ráo, có mái che mưa, nắng cách xa đường dây điện trần hoặc các vật đã bị nung nóng. Khi di chuyển phải đặt trên giá xe chuyên dùng.
Khoảng cách giữa các chai ôxy và Axetylen (hoặc bình sinh khí Axetylen) cũng như khoảng cách giữa chúng với nơi hàn, nơi có ngọn lửa hở hoặc nơi dễ phát sinh tia lửa tối thiểu là 10 mét.
9-3.11. Khi vận chuyển và sử dụng chai ôxy:
a) Cấm vác lên vai hoặc lăn trên đường;
b) Phải dùng các phương tiện vận tải có bộ phận giảm xóc; Nếu vận chuyển đường dài phải xếp chai theo chiều ngang của xe và mỗi chai phải có 2 vòng đệm bằng cao su hoặc chão gai có đường kính 25mm.
c) Cấm bôi dầu mỡ vào chân ren. Nếu tay dính dầu mỡ cũng không được sờ vào chai.
9-3.12. Khi sử dụng, tuỳ theo nhiệt độ môi trường bên ngoài phải để lại trong chai một lượng khí tối thiểu là: 0,5 át đối với chai chứa ôxy; 2-3 át đối với chai chứa Axetylen.
9-3.13. Mở van bình Axetylen, chai ôxy và lắp các bộ giảm áp trên bình phải có dụng cụ chuyên dùng. Cấm dùng các bộ phận giảm áp không có đồng hồ đo áp lực hoặc đồng hồ không chính xác. Nếu đồng hồ đã dùng quá thời gian quy định phải kiểm tra lại
9-3.14. Trước khi hàn hoặc cắt bằng hơi, thợ hàn phải kiểm tra các đầu dây dẫn khí, mỏ hàn, chai hơi, đồng hồ và bình sinh khí.
9-3.15. Khi mồi lửa phải mở van ôxy trước, rồi nở van Axetylen sau. Khi ngừng hàn phải đóng van Axetylen trước, đóng van ôxy sau.
9-3.16. Hàn trong các công trình đang xây dựng hoặc hàn trong các phòng đang lắp đặt thiết bị phải thông gió cục bộ.
9-3.17. Khi hàn nếu mỏ hàn bị tắc phải lấy dây đồng để thông, không dùng dây thép cứng
9-3.18. Cấm sửa chữa các ống dẫn Axetylen cũng như ống dẫn ôxy hoặc xiết các mũ ốc ở bình đang chịu áp lực khi kim áp kế chưa chỉnh về số 0.

10- SỬ DỤNG MÁY Ở CÁC XƯỞNG GIA CÔNG PHỤ

10-1. Sử dụng các máy công cụ ở trong các xưởng phụ phải theo đúng quy định trong “Quy phạm kỹ thuật an toàn các cơ sở cơ khí”


10-2. Tất cả những vật liệu, máy công cụ và các sản phẩm đã gia công trong xưởng phải sắp xếp gọn gàng, đúng nơi quy định
10-3. Chỉ được sử dụng các ông trình mới hoàn thành làm xưởng phụ sau khi đã thu gọn sạch sẽ các vật liệu thừa cũng như các máy, dụng cụ dùng trong quá trình thi công công trình đó.
10-4. Cấm làm bất cứ một điều gì có thể sinh ra tia lửa ở những khu vực dễ cháy. Tịa những khu vực này phải có biển báo “Cấm lửa”
10-5. Phải được thường xuyên thu gọn sạch sẽ những vật liệu thừa. vật liệu thải trong quá trình sản xuất. Các vật liệu này phải để vào nơi quy định riêng.
10-6. Cấm thải các dung dịch a xítvà các dung dịch bazơ vào các đường ống công cộng, các dung dịch này phải thải ra theo đường ống riêng.
10-7. Sàn của xưởng phải làm cao ráo, sạch sẽ và có rãnh thoát nước xung quanh tốt. Những xưởng có thải nước ra trong quá trình sản xuất sàn phải làm dốc về phía dễ thoát nước.
10-8. Tại những vị trí đứng làm việc thường xuyên bị ẩm phải kê bục gỗ.
10-9. Ánh sáng trong xưởng phải được đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành.
10-10. Những lối đi lại giữa các khu vực bên trong xưởng phải rộng ít nhất là 0,80m. Cấm để bất kỳ một vật gì làm cản trở trên các lối đi lại/
10-11. Phải bố trí đầy đủ đèn chiếu sáng ở các lối đi lại, cầu thang và tại các vị trí làm việc khi trời tối.
Đèn phải bố trí sao cho ánh sáng không chiếu trực tiếp vào mặt công nhân, không sáng quá không rung động và không bị thay đổi cường độ ánh sáng có thể làm ảnh hưởng đến thao tác của công nhân.
10-12. Trong xưởng cũng như tại từng vị trí làm việc của công nhân phải đảm bảo thông gió tự nhiên hoặc thông gió nhân tạo theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành.
10-13. Các máy đặt trong xưởng khi vận hành gây tiếng ồn lớn hoặc gây chấn động quá giới hạn cho phép phải có biện pháp cách ly, tránh làm ảnh hưởng đến những người làm việc xung quanh.
10-14. Ở những khu vực xưởng phải có đầy đủ nước uống, nhà tắm, nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn hiện hành.
10-15. Ở những vị trí làm việc có sinh bụi phải có thiết bị hút bụi để bảo đảm nồng độ bụi không vượt quá giới hạn cho phép
10-16. Phải sắp xếp máy và vật liệu theo trình tự của dây chuyền sản xuất và cung cấp vật liệu, bán thành phẩm cũng như thành phẩm theo cùng một chiều và theo đường ngắn nhất.
Những máy công cụ yêu cầu phải tập trung sự chú ý của công nhân thì phải đặt ở những vị trí riêng biệt, xa nơi có người qua lại.
10-17. Tất cả các bộ phận điều khiển máy phải đặt ở vị trí an toàn và dễ dàng thao tác.
10-18. Vị trí đặt máy phải đảm bảo sao cho khi tháo dỡ hoặc sửa chữa không làm ảnh hưởng đến máy bên cạnh và không làm ảnh hưởng đến thao tác của công nhân.
10-19. Ở những vị trí đặt máy phải bảo đảm sao cho khi tháo dỡ hoặc sửa chữa không làm ảnh hưởng đến máy bên cạnh và không làm ảnh hưởng đến thao tác của công nhân.
10-20. Tất cả những cơ cấu an toàn của máy đều phải được lắp đầy đủ và bảo đảm hoạt động tốt.
Cấm thử và vận hành các máy công cụ khi chưa lắp đầy đủ các cơ cấu an toàn.
10-21. Trước khi sửa chữa máy truyền động bằng đai truyền phải tháo đai truyền ra khỏi bánh xe.
10-22. Những bộ phận chuyển động lắp trên cao, nhưng cần phải theo dõi và điều chỉnh thường xuyên thì phải làm sàn thao tác rộng ít nhất là 0,90m và có lan can bảo vệ cao 1m.
10-23. Các máy dùng động cơ điện hoặc có lắp đèn điện chiếu sáng phải có nối đất bảo vệ.
10-24. Phải định kỳ kiểm tra các bộ phận chuyển động ít nhất là 2 lần trong một năm và kết quả kiểm tra phải ghi vào sổ theo dõi máy.
10-25. Cấm tra dầu mỡ vào máy khi máy đang vận hành.
10-26. Cấm tháo hoặc lắp các đai truyền bằng tay khi máy đang vận hành.
10-27. Các đầu nối đai truyền phải bảo đảm chắc chắn.
10-28. Trên bàn máy chỉ được để các vật đang gia công và những dụng cụ cần thiết cho việc gia công đó.
10-29. Phải cắt nguồn điện vào máy trong các trường hợp sau:
Khi ngưng việc, dù trong thời gian ngắn;
Khi bị mất điện;
Khi lau máy hoặc tra dầu, mỡ vào máy.
10-30. Phải dừng máy lại trong các trường hợp sau:
Khi lấy vật gia công ra khỏi máy nếu máy không được trang bị bộ phận tự động đưa vật ra ngoài khi máy đang vận hành
Khi thay đổi dụng cụ, thiết bị
10-31. Những máy khi gia công có các phôi kim loại hoặc tia lửa bắn ra, phải có lưới che chắn. Trường hợp không thể làm thiết bị che chắn được, phải trang bị cho công nhân đầy đủ các trang bị phòng hộ theo đúng chế độ hiện hành.
10-32. Trước khi mở máy kiểm tra các bộ phận của máy, bảo đảm tình trạng tốt và đầy đủ thiết bị an toàn.
10-33. Khi máy đang vận hành nếu phát hiện thấy những hiện tượng bất thường phải ngừng máy ngay và báo cho xưởng trưởng biết.
10-34. Khi các thiết bị điện bị hỏng, phải cắt điện và báo ngay cho thợ điện đến sửa chữa, cấm tự ý sửa chữa
10-35. Khi kết thúc công việc, phải tắt máy và chỉ được rời khỏi máy sau khi đã lau chùi sạch sẽ và kiểm tra cẩn thận.

tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương