Tcvn 197-1: 2014 iso 6892-1: 2009



tải về 4.28 Mb.
trang3/40
Chuyển đổi dữ liệu20.10.2017
Kích4.28 Mb.
#33817
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   40

3.9. Lực lớn nhất (maximum force)

CHÚ THÍCH: Đối với các vật liệu có biểu hiện chảy không liên tục nhưng khi không có sự tăng bền cơ học thì Fm không được quy định trong tiêu chuẩn này [xem ghi chú cuối trang cho Hình 8c)]



3.9.1. Lực lớn nhất (maximum force), Fm

(Đối với các vật liệu không có biểu hiện chảy không liên tục) lực lớn nhất mà mẫu thử phải chịu trong quá trình thử.



3.9.2. Lực lớn nhất (maximum force), Fm

(Đối với các vật liệu có biểu hiện chảy không liên tục) lực lớn nhất mà mẫu thử phải chịu trong quá trình thử sau khi bắt đầu có tăng bền cơ học.

CHÚ THÍCH: Xem Hình 8a) và b)

3.10. Ứng suất (stress)

Tỷ số của lực và diện tích mặt cắt ngang ban đầu, So của mẫu thử tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình thử.

CHÚ THÍCH 1: Được sửa lại cho phù hợp từ [ISO/TR 25679:2005[3]]

CHÚ THÍCH 2: Tất cả các viện dẫn về ứng suất trong tiêu chuẩn này là các ứng suất kỹ thuật

CHÚ THÍCH 3: Tùy theo yêu cầu, các tên gọi “lực”, “ứng suất” hoặc “độ giãn”, “độ giãn dài tương đối” và “biến dạng” được sử dụng cho các trường hợp khác nhau (như các ký hiệu đường trục của hình vẽ hoặc trong các giải thích về xác định các tính chất khác nhau). Tuy nhiên đối với mô tả chung hoặc định nghĩa một điểm đã được xác định trên một đường cong, các tên gọi “lực” và “ứng suất” hoặc “độ giãn”, “độ giãn dài tương đối” và “biến dạng” có thể thay thế cho nhau.

3.10.1. Giới hạn bền kéo (tensile strength), Rm

Ứng suất tương ứng với lực lớn nhất, Fm (3.9)

[ISO/TR 25679:2005[3]]

3.10.2. Giới hạn chảy (yield strength)

Khi vật liệu kim loại biểu lộ hiện tượng chảy, ứng suất tương ứng với điểm đạt được trong quá trình thử tại đó xảy ra biến dạng dẻo mà không có bất cứ sự tăng lên nào của lực.

CHÚ THÍCH: Được sửa lại cho phù hợp từ [ISO/TR 25679:2005[3]]

3.10.2.1. Giới hạn chảy trên (upper yield strength), ReH

Giá trị lớn nhất của ứng suất (3.10) trước khi có sự giảm lần đầu tiên của lực

CHÚ THÍCH: Được sửa lại cho phù hợp từ [ISO/TR 25679:2005[3]]

Xem Hình 2.



3.10.2.2. Giới hạn chảy dưới (lower field strength), ReL

Giá trị thấp nhất của ứng suất (3.10) trong quá trình chảy dẻo khi bỏ qua bất cứ các ảnh hưởng chuyển tiếp ban đầu nào.

[ISO/TR 25679:2005[3]]

Xem Hình 2.



3.10.3. Giới hạn dẻo, độ giãn dẻo (poof strength, plastic extension), Rp

Ứng suất tại đó độ giãn dẻo bằng một tỷ lệ phần trăm quy định của chiều dài cữ của máy đo độ giãn, Le (3.5)

CHÚ THÍCH 1: Được sửa lại cho phù hợp từ ISO/TR 25679:2005 “giới hạn dẻo, độ giãn không tỷ lệ”.

CHÚ THÍCH 2: Bổ sung thêm một tiếp vị ngữ vào chỉ số dưới dòng để chỉ tỷ lệ theo phần trăm đã mô tả, ví dụ Rpo,2

Xem Hình 3.

3.10.4. Giới hạn dẻo, độ giãn dài tổng (poof strength, total extension), Rt

Ứng suất tại đó độ giãn dài tổng (độ giãn đàn hồi cộng với độ giãn dẻo) bằng một tỷ lệ phần trăm quy định của chiều dài cữ của máy đo độ giãn, Le (3.5).

CHÚ THÍCH 1: Được sửa lại cho phù hợp từ [ISO/TR 25679:2005[3]]

CHÚ THÍCH 2: Bổ sung thêm một tiếp vị ngữ vào chỉ số dưới dòng để chỉ tỷ lệ phần trăm đã mô tả, ví dụ Rt0,5

Xem Hình 4.

3.10.5. Giới hạn bền quy ước (permanent set strength), Rr

Ứng suất tại đó sau khi dỡ bỏ lực, độ giãn dài dư hoặc độ giãn dư quy định được biểu thị bằng một tỷ lệ phần trăm của chiều dài cữ ban đầu, Lo (3.1.1) hoặc chiều dài cữ của máy đo độ giãn, Le (3.5) không bị vượt quá

[ISO/TR 25679:2005[3]]

Xem Hình 5

CHÚ THÍCH: Bổ sung thêm một tiếp vị ngữ vào chỉ số dưới dòng để chỉ tỷ lệ phần trăm của chiều dài cữ ban đầu Lo hoặc chiều dài cữ của máy đo độ giãn, Le, ví dụ Rro,2.

3.11. Phá hủy (fracture)

Hiện tượng xảy ra khi xuất hiện sự tách rời hoàn toàn của mẫu thử.

CHÚ THÍCH: Chuẩn (tiêu chí) về phá hủy có thể được sử dụng cho các thử nghiệm được điều khiển bằng máy vi tính được cho trên Hình A.2

4. Thuật ngữ và ký hiệu



Các ký hiệu được sử dụng trong tiêu chuẩn này và các tên gọi tương ứng được cho trong Bảng 1

Bảng 1 - Ký hiệu và tên gọi

Ký hiệu

Đơn vị

Tên gọi

Mẫu thử

ao, Ta

mm

Chiều dày ban đầu của mẫu thử phẳng hoặc chiều dày thành ống

bo

mm

Chiều rộng ban đầu của phần song song của mẫu thử phẳng hoặc chiều rộng trung bình của dải dọc được lấy từ ống hoặc chiều rộng của dây phẳng

do

mm

Đường kính ban đầu của phần song song của mẫu thử tròn, hoặc đường kính của dây tròn hoặc đường kính trong của ống

Do

mm

Đường kính ngoài ban đầu của ống

Lo

mm

Chiều dài cữ ban đầu

L’o

mm

Chiều dài cữ ban đầu để xác định Awn (xem Phụ lục 1)

Lc

mm

Chiều dài phần song song

Le

mm

Chiều dài cữ của máy đo độ giãn

Lt

mm

Tổng chiều dài của mẫu thử

Lu

mm

Chiều dài cuối cùng sau khi đứt

L’u

mm

Chiều dài cuối cùng sau khi đứt để xác định Awn (xem phụ lục 1)

So

mm2

Diện tích mặt cắt ngang ban đầu của phần song song

Su

Mm2

Diện tích mặt cắt ngang nhỏ nhất sau khi đứt

k

-

Hệ số tỷ lệ (xem 6.11)

Z

%

Độ thắt tương đối

Độ giãn dài

A

%

Độ giãn dài tương đối sau đứt (xem 3.4.2)

Awn

%

Độ giãn dài dẻo tương đối không có thắt (xem phụ lục 1)

Độ giãn

Ae

%

Độ giãn dài tương đối tại điểm chảy

Ag

%

Độ giãn dẻo tương đối ở lực lớn nhất, Fm

Agt

%

Độ giãn dài tương đối tổng ở lực lớn nhất, Fm

At

%

Độ giãn dài tương đối tổng khi đứt

ΔLm

mm

Độ giãn ở lực lớn nhất

ΔLt

mm

Độ giãn lúc đứt

Tốc độ



s-1

Tốc độ biến dạng



s-1

Tốc độ biến dạng được đánh giá trên phần song song



MPrs-1

Tốc độ ứng suất

vc

mms-1

Tốc độ con trượt đầu kéo

Lực

Fm

N

Lực lớn nhất

Giới hạn chảy - Giới hạn dẻo - Giới hạn bền kéo

E

MPab

Mođun đàn hồi

m

MPr

Độ dốc đường cong ứng suất - độ giãn dài tương đối tại thời điểm thử đã cho

mE

MPa

Độ dốc của phần đàn hồi của đường cong ứng suất - độ giãn dài tương đối

ReH

MPa

Giới hạn chảy trên

ReL

MPa

Giới hạn chảy dưới

Rm

MPa

Giới hạn bền kéo

Rp

MPa

Giới hạn dẻo, độ giãn dẻo

Rr

MPa

Giới hạn bền quy ước quy định

Rt

MPa

Giới hạn dẻo, độ giãn dài tổng

a ký hiệu được sử dụng trong các tiêu chuẩn sản phẩm ống thép

b 1MPa= 1Nmm-2

c Trong phần đàn hồi của đường cong ứng suất - độ giãn dài tương đối, giá trị của độ dốc có thể không cần thiết phải biểu thị mođun đàn hồi. Giá trị này có thể gần phù hợp với giá trị mođun đàn hồi nếu sử dụng các điều kiện tối ưu (độ phân giải cao, có hai phía, tính toán trung bình cho các máy đo độ giãn, độ thẳng của mẫu hoàn hảo v.v…)

CHÚ Ý: Nếu sử dụng giá trị tương đối thì phải dùng hệ số 100

Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 4.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương