Tcn 68 190: 2000 thiết bị ĐẦu cuối viễn thông yêu cầu an toàN ĐIỆn telecommunication Terminal Equipment Electrical Safety Require ment MỤc lụC



tải về 364.42 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích364.42 Kb.
#12669
1   2   3

A4. Dòng rò đất

A4.1. Tổng quan

Thiết bị nối với các hệ thống nguồn TT và TN cần thoả mãn với các yêu cầu từ A4.2 đến A4.5. Thiết bị nối với các hệ thống nguồn IT cần thoả mãn với các yêu cầu trong phần A5.



A4.2. Các yêu cầu

Thiết bị cần có dòng rò đất không vượt quá các giá trị trong bảng A4.1 khi được đo như trong A4.3 hay A4.4.



Bảng A4.1 - Dòng rò đất cực đại

Thiết bị loại

Kiểu thiết bị

Dòng rò cực đại, mA

II

I

I



I

I


Tất cả các loại thiết bị

Thiết bị cầm tay

Thiết bị có thể di chuyển (trừ thiết bị cầm tay)

Thiết bị cố định, cắm kiểu A

Thiết bị cố định, nối vĩnh viễn hay thiết bị cắm kiểu B

- Không chịu các điều kiện trong A4.5

- Chịu các điều kiện trong A4.5


0,25

0,75


3,5

3,5
3,5

5 % dòng đầu vào


Nếu một hệ thống gồm các thiết bị nối riêng rẽ đến nguồn sơ cấp riêng, mỗi

thiết bị đều cần được thử riêng rẽ. Một hệ thống gồm các thiết bị nối chung đến nguồn sơ cấp có thể được coi là một thiết bị đơn.

Thiết bị được thiết kế dùng với các nguồn bội chỉ cần thử với một nguồn. Đối với thiết bị cắm kiểu B hoặc thiết bị nối vĩnh viễn, nếu qua nghiên cứu sơ đồ mạch có thể thấy rằng dòng rò đất vượt quá 3,5 mA nhưng không quá 5 % dòng điện đầu vào, không cần thực hiện phép thử.

Nếu việc thử thiết bị ở điện áp nguồn khó khăn nhất không thực hiện được, có thể tiến hành thử ở một điện áp trong khoảng điện áp danh định hoặc trong phạm vi dung sai của điện áp danh định sau đó tính toán các kết quả.



A4.3. Thiết bị một pha

Thiết bị một pha nối giữa một dây pha và dây trung tính được thử bằng cách sử dụng mạch đo như trong hình A4.1 với khoá ở các vị trí 1 và 2.

Với mỗi vị trí khoá này, các khoá trong thiết bị dùng để điều khiển nguồn sơ cấp cần được đóng và mở ở các vị trí của chúng.

Các giá trị dòng điện không được vượt quá các giới hạn trong bảng A4.1.





Hình A4.1- Mạch đo dòng rò đất trong thiết bị một pha

A4.4. Thiết bị ba pha

Thiết bị ba pha hoặc thiết bị nối giữa hai dây pha được thử bằng cách sử dụng mạch đo như trong hình A4.2. Trong quá trình thử, các khoá trong thiết bị dùng để điều khiển nguồn sơ cấp cần được đóng và mở ở các vị trí của chúng.

Các bộ phận dùng để triệt nhiễu điện từ (EMI) nối giữa dây pha và đất phải tháo từng cái một, các bộ phận nối song song nhờ một kết nối đơn được coi là các bộ phận đơn.

Chú ý: Các bộ lọc thường được gói gọn nên có thể phải có các bộ phận rời để thử hoặc phải mô phỏng mạng lọc.

Mỗi lần ngắt đường đến đất, cần lặp lại thứ tự hoạt động của khoá.

Các giá trị dòng điện không được vượt quá các giới hạn trong bảng A4.1.



Hình A4.2- Mạch đo dòng rò đất trong thiết bị ba pha

A4.5. Thiết bị có dòng rò vượt quá 3,5 mA

Thiết bị cố định loại I như thiết bị nối vĩnh viễn hoặc thiết bị cắm kiểu B có dòng rò đất vượt quá 3,5 mA phải thoả mãn các điều kiện sau:

- Dòng rò không được vượt quá 5 % dòng điện đầu vào trên mỗi pha. Khi tính toán có thể sử dụng tải không cân bằng lớn nhất của các dòng điện ba pha. Nếu cần, có thể sử dụng các phép thử trong phần A4.3 và A4.4 nhưng phải dùng dụng cụ đo có trở kháng nhỏ (không đáng kể);

- Tiết diện của dây đất bảo vệ trong mạch không được nhỏ hơn tiết diện của các dây nguồn ít nhất 1,0 mm2 trên hướng dòng rò lớn;

- Cần có cảnh báo ở nơi kết nối với nguồn sơ cấp, ví dụ: “Dòng rò lớn, cần nối đất trước khi nối với nguồn”.

A5. Dòng rò đất đối với các thiết bị nối với các hệ thống nguồn IT

A5.1. Tổng quan

Phần này quy định các yêu cầu đối với các thiết bị nối với hệ thống nguồn IT. Thiết bị thoả mãn các yêu cầu này sẽ thoả mãn với các yêu cầu trong phần A khi kết nối đến các hệ thống nguồn TT hay TN.



Chú ý: Trong hệ thống nguồn IT, dòng điện qua dây đất an toàn của thiết bị khi đã kết nối có thể cao hơn trong các hệ thống nguồn TT hay TN. Ở điều kiện có thể chấp nhận, các phép đo trong phần này sẽ xác định dòng rò có thể qua người trong trường hợp đứt dây đất an toàn của thiết bị một cách bất ngờ.

A5.2. Các yêu cầu

Thiết bị cần có dòng rò đất không vượt quá các giá trị trong bảng A4.1 khi được đo như trong A5.3 hay A5.4.

Bảng A5.1 - Dòng rò đất cực đại đối với thiết bị nối với nguồn IT

Thiết bị loại

Kiểu thiết bị

Dòng rò cực đại, mA

II

I

I



I

I


Tất cả các loại thiết bị

Thiết bị cầm tay

Thiết bị có thể di chuyển (trừ thiết bị cầm tay)

Thiết bị cố định, cắm kiểu A

Thiết bị cố định, nối vĩnh viễn hay thiết bị cắm kiểu B

- Không chịu các điều kiện trong A5.5

- Chịu các điều kiện trong A5.5


0,25

0,75


3,5

3,5
3,5

5 % dòng đầu vào


Nếu một hệ thống gồm các thiết bị nối riêng rẽ đến nguồn sơ cấp riêng, mỗi

thiết bị đều cần được thử riêng rẽ. Một hệ thống gồm các thiết bị nối chung đến nguồn sơ cấp có thể được coi là một thiết bị đơn.

Thiết bị được thiết kế dùng với các nguồn bội chỉ cần thử với một nguồn. Đối với thiết bị cắm kiểu B hoặc thiết bị nối vĩnh viễn, nếu qua nghiên cứu sơ đồ mạch có thể thấy rằng dòng rò đất vượt quá 3,5 mA nhưng không quá 5 % dòng điện đầu vào thì không cần thực hiện phép thử.

Nếu việc thử thiết bị ở điện áp nguồn khó khăn nhất không thực hiện được, có thể tiến hành thử ở một điện áp trong khoảng điện áp danh định hoặc trong phạm vi dung sai của điện áp danh định sau đó tính toán các kết quả.



A5.3. Thiết bị một pha

A5.3.1. Thiết bị một pha nối giữa một dây pha và dây trung tính được thử bằng cách sử dụng mạch đo như trong hình A5.1 với khoá ở các vị trí 1, 2 và 3.

A5.3.2. Với mỗi vị trí khoá này, các khoá trong thiết bị dùng để điều khiển nguồn sơ cấp cần được đóng và mở ở tất cả các vị trí của chúng.

Các giá trị dòng điện không được vượt quá các giới hạn trong bảng A5.1.



Hình A5.1 - Mạch đo dòng rò đất trong thiết bị một pha nối với nguồn IT

A5.4. Thiết bị ba pha

A5.4.1. Thiết bị ba pha và thiết bị nối giữa hai dây pha được thử ở các điều kiện dưới đây bằng cách sử dụng mạch đo như trong hình A5.2 có khoá ở các vị trí 1, 2, 3 và 4.

A5.4.2. Với mỗi vị trí khoá này, các khoá trong thiết bị dùng để điều khiển nguồn sơ cấp cần được đóng và mở ở các vị trí của chúng.

A5.4.3. Trong phép thử A5.4.2, các bộ phận dùng để triệt nhiễu điện từ (EMI) nối giữa dây pha và đất phải tháo từng cái một, các bộ phận nối song song nhờ một kết nối đơn được coi là các bộ phận đơn.

Mỗi lần ngắt đường đến đất, cần lặp lại thứ tự đầy đủ trong A5.4.2.

Chú ý: Các bộ lọc thường được gói gọn nên có thể phải có các bộ phận rời để thử hoặc phải mô phỏng mạng lọc.

Các giá trị dòng điện không được vượt quá các giới hạn trong bảng A5.1.





Hình A5.2 - Mạch đo dòng rò đất trong thiết bị ba pha nối với nguồn IT

A5.5. Thiết bị có dòng rò vượt quá 3,5 mA

Thiết bị cố định loại I như thiết bị nối vĩnh viễn hoặc thiết bị cắm kiểu B có dòng rò đất vượt quá 3,5 mA phải thoả mãn các điều kiện sau:

- Dòng rò không được vượt quá 5 % dòng điện đầu vào trên mỗi pha. Khi tính toán có thể sử dụng tải không cân bằng lớn nhất của các dòng điện ba pha. Nếu cần, có thể sử dụng các phép thử trong phần A4.3 và A4.4 nhưng phải dùng dụng cụ đo có trở kháng nhỏ (không đáng kể);

- Tiết diện của dây đất bảo vệ trong mạch không được nhỏ hơn tiết diện của các dây nguồn ít nhất 1,0 mm2 trên hướng dòng rò lớn;

- Cần có cảnh báo ở nơi kết nối với nguồn sơ cấp, ví dụ: “Dòng rò lớn, cần nối đất trước khi nối với nguồn”.
PHỤ LỤC B

(Tham khảo)



Dụng cụ đo trong phép đo dòng rò

Dụng cụ đo trong phép đo dòng rò (dòng rò đất và dòng rò đến mạng Viễn thông) có sơ đồ mạch như sau:





Hình B - Dụng cụ đo trong phép đo dòng rò

Đọc giá trị thực trên volt kế. Trong đó:

Sai số:  2%

Trở kháng đầu vào: 1 MΩ

Dung kháng đầu vào:  200 pF

Dải tần: 15 Hz đến 1 MHz

Giá trị dòng rò tính theo công thức:

Dòng rò = (A)


PHỤ LỤC C

(Tham khảo)



Bộ tạo xung thử

Mạch hình C (giá trị như trong bảng C) dùng để tạo xung, tụ điện C1 ban đầu được nạp tới điện áp Uc. Sử dụng mạch thử đối với xung 10/700 s quy định trong Khuyến nghị K.17 của ITU-T để mô phỏng sét trong mạng viễn thông. Mạch thử đối với xung 1,2/50 s quy định trong Khuyến nghị K.21 của ITU-T dùng để mô phỏng các trạng thái đột biến trong các hệ thống nguồn.



Chú ý - Cần chú ý khi sử dụng các bộ tạo xung mà tụ C1 tích điện lớn.



Hình C - Mạch tạo xung

Bảng C - Các giá trị trong mạch tạo xung

Xung thử

C1

R1

R2

C2

R3

10/700 s

20 F

50 Ω

15 Ω

0,2 F

25 Ω

1,2/50 s

1 F

76 Ω

13 Ω

33 F

25 Ω


PHỤ LỤC D

(Tham khảo)



Tiêu chuẩn đối với các tín hiệu chuông điện thoại

D1. Giới thiệu chung

Hai phương thức tương đương mô tả trong phụ lục này được dùng tuỳ theo từng vùng trên thế giới. Phương thức A là dạng điển hình cho các mạng điện thoại tương tự ở châu âu và phương thức B là dạng điển hình ở Bắc Mỹ. Hai phương thức này rất phổ biến trong các tiêu chuẩn an toàn điện.



D2. Phương thức A

Phương thức này yêu cầu các dòng điện ITS1 và ITS2 qua điện trở 5 kW, giữa hai dây dẫn bất kỳ hay giữa một dây dẫn và đất không vượt qua các giới hạn sau:

a. ITS1 là dòng điện hiệu dụng, xác định bằng cách tính toán hoặc đo đạc với thời gian rung chuông đơn t1 (như định nghĩa trong hình D1), không được vượt quá:

- Giá trị dòng cho bởi đường cong trong hình D1 tại thời điểm t1 đối với chuông nhịp (t1 < ), hoặc

- 16 mA hay 20 mA khi chuông nhịp biến thành liên tục do hỏng đơn, đối với trường hợp chuông liên tục (t1 = );

Trong đó ITS1 tính bằng mA, được tính như sau:



(t1  600 ms)

(600 ms < t1 < 1200 ms)

(t1  1200 ms)

Trong đó:

IP là dòng đỉnh, tính bằng mA;

IPP là dòng đỉnh - đỉnh, tính bằng mA;

t1 được tính bằng ms.

b. ITS2 là dòng trung bình của một tín hiệu chuông nhịp với một chu kỳ tín hiệu chuông t2 (hình D1), dòng này không được vượt quá 16 mA r.m.s, trong đó ITS2 tính bằng mA, được tính như sau:



Trong đó:

ITS1 tính bằng mA, như trong phần a);

Idc là dòng một chiều tính bằng mA qua một điện trở 5 kW khi xung nhịp ở mức thấp;

t1 và t2 tính bằng ms.

t1 là:

- Độ rộng của tín hiệu chuông đơn, khi đó có tín hiệu chuông trong toàn bộ thời gian này.

- Tổng thời gian có tín hiệu chuông trong khoảng thời gian của một tín hiệu chuông đơn bao gồm 2 hay nhiều khoảng có tín hiệu chuông rời rạc, ví dụ như trong hình dưới: t1 = t1a + t1b.

t2 là chu kỳ tín hiệu chuông.



Hình D1 - Độ rộng và chu kỳ tín hiệu chuông

D3. Phương thức B

Phương thức này dựa trên tiêu chuẩn Mỹ, CFR47 (“Các nguyên tắc của FCC”) phần 68, mục D với các yêu cầu bổ sung áp dụng ở các điều kiện lỗi. Nguồn tín hiệu chuông phải thoả mãn các yêu cầu trong phần D3.1, D3.2 và D3.3.



D3.1. Tín hiệu chuông

D3.1.1. Chỉ sử dụng tín hiệu chuông có các tần số bằng hoặc nhỏ hơn 70 Hz.

D3.1.2. Điện áp tín hiệu chuông đo qua một điện trở ít nhất 1 MΩ phải nhỏ hơn 300 V đỉnh - đỉnh và 200 V đỉnh - đất.

D3.1.3. Điện áp tín hiệu chuông phải được ngắt để tạo khoảng nghỉ ít nhất 1 s (không quá 5 s). Trong thời gian này, điện áp với đất không vượt quá 56,5 V một chiều.



D3.2. Thiết bị ngắt và điện áp điều khiển

D3.2.1. Các điều kiện sử dụng thiết bị ngắt hoặc điện áp điều khiển

Mạch tín hiệu chuông cần có một thiết bị ngắt như trong D3.2.2, hoặc có một điện áp điều khiển như trong D3.2.3, hoặc cả hai tuỳ theo dòng điện qua điện trở xác định nối giữa nguồn tín hiệu chuông và đất:

- Nếu dòng qua điện trở 500 Ω không vượt quá 100 mA đỉnh - đỉnh, không cần thiết bị ngắt cũng như điện áp điều khiển;

- Nếu dòng qua điện trở 1500 Ω vượt quá 100 mA đỉnh - đỉnh, cần có một thiết bị ngắt. Nếu thiết bị ngắt thoả mãn các tiêu chuẩn ngắt trong hình D2 với điện trở 500 W thì không cần dùng điện áp điều khiển. Tuy nhiên, nếu thiết bị ngắt chỉ thoả mãn các tiêu chuẩn ngắt với điện trở 1500 Ω, cần có điện áp điều khiển.

- Nếu dòng qua điện trở 500 Ω vượt quá 100 mA đỉnh - đỉnh, mà dòng qua điện trở 1500 Ω không vượt giá trị này thì:

+ Dùng một thiết bị ngắt thoả mãn các tiêu chuẩn ngắt trong hình D2 với điện trở 500 Ω, hoặc

+ Dùng một điện áp điều khiển.





Chú ý

- t được đo bằng thời gian nối điện trở R với mạch.

- Độ nghiêng của đồ thị tính bằng l =

Hình D2 - Tiêu chuẩn ngắt điện áp tín hiệu chuông

D3.2.2. Thiết bị ngắt

Một thiết bị ngắt nhạy dòng phía trước nguồn tín hiệu sẽ ngắt tín hiệu chuông như trong hình D2.

D3.2.3. Điện áp điều khiển

Điện áp với đất trên đầu dây hay trong vòng dây có độ lớn ít nhất 19 V đỉnh, không vượt quá 56,5 V một chiều khi không có tín hiệu chuông (trạng thái rỗi).

D3.3. Các điều kiện lỗi

Nguồn tín hiệu chuông cần thoả mãn các yêu cầu trong phần D3.1 và D3.2.

D3.3.1. Dòng điện qua điện trở 5 kΩ không được vượt quá 20 mA r.m.s khi điện trở này nối giữa:

- Hai dây dẫn bất kỳ;

- Một dây dẫn bất kỳ và đất.

D3.3.2. Dòng điện không vượt quá 500 mA r.m.s khi nối:

- Các dây dẫn đầu ra với nhau, hoặc

- Một dây dẫn bất kỳ với đất.


PHỤ LỤC E

(Tham khảo)



Một số công cụ sử dụng trong các phép thử



Hình E1 - Que thử (test probe)

Dung dai về kích thước:

- Đối với các góc 14 và 370:  15'

- Các bán kính tròn:  0,1mm

- Các đoạn thẳng:

Nhỏ hơn hoặc bằng 15 mm: 0 hoặc -0,1 mm

+ TỪ 15 đến 25 m:  0,1 mm

+ Trên 25 mm:  0,3 mm

Vật liệu làm đầu thử: ví dụ thép đã tôi

Hình E2 - Đầu thử (test finger)
PHỤ LỤC F

(Tham khảo)



Các thiết bị đầu cuối viễn thông hữu tuyến
nằm trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này


F1. Một số thiết bị đầu cuối viễn thông nằm trong phạm vi tiêu chuẩn này bao gồm (nhưng không hạn chế bởi):

- Máy điện thoại;

- Máy điện thoại thấy hình;

- Máy fax;

- Modem quay số tốc độ thấp;

- Tổng đài nội bộ PABX;



- Các thiết bị kết hợp một số tính năng của các thiết bị trên...

F2. Các yêu cầu kiểm tra đo thử

Thiết bị

Yêu cầu kỹ thuật

Đánh giá phù hợp

Tham chiếu

1

Các yêu cầu đối với mạch điện áp viễn thông (TNV) và chống điện giật










- Yêu cầu đối với các mạch kết nối

Kiểm tra

3.1.1




- Các yêu cầu đối với mạch TNV










+ Các giới hạn của mạch TNV

Kiểm tra

3.1.2.1




+ Cách ly mạch TNV với các mạch khác và các bộ phận có thể tiếp cận chưa được nối đất

Phép thử 3.1.2.3

3.1.2.2




+ Cách ly với các điện áp nguy hiểm

Xem xét, phân tích

3.1.2.4




+ Kết nối mạch TNV với các mạch khác

Xem xét, phân tích

3.1.2.5




- Bảo vệ chống tiếp xúc với các mạch TNV

Kiểm tra

3.1.3

2

Yêu cầu đảm bảo an toàn cho những người phục vụ và người sử dụng mạng viễn thông










- Bảo vệ tránh điện áp nguy hiểm

Xem xét, đo đạc

3.2.1




- Nối đất bảo vệ

Xem xét, phân tích

3.2.2




- Cách ly mạng viễn thông với đất

Xem xét, phân tích, thử

3.2.3




- Dòng rò đến mạng viễn thông

Đo

3.2.4

3

Bảo vệ người sử dụng thiết bị khỏi sự quá áp trên mạng viễn thông

Thử

3.3


PHỤ LỤC G

(Tham khảo)



Bảng đối chiếu với tiêu chuẩn quốc tế tương đương

TCN 68-190: 2000

EN41003 (*)

EN60950 (**)

Tiêu đề

1

1




Phạm vi

2

3




Định nghĩa

3

4




Các yêu cầu kỹ thuật

3.1

4.1, 4.2,

4.3


2.10, 6.2

Yêu cầu đối với các mạch điện áp viễn thông (TNV) và chống điện giật

3.2

4.4

6.3

Yêu cầu đảm bảo an toàn cho các nhân viên phục vụ và những người sử dụng thiết bị khác của mạng điện thoại cố định

3.3

4.5

6.4

Bảo vệ người sử dụng thiết bị khỏi sự quá áp trên mạng Viễn thông

3.4




1.4

Các điều kiện đo thử tổng quát

Phụ lục A







Tiêu chuẩn an toàn cho bản thân thiết bị đầu cuối viễn thông để đảm bảo cho người sử dụng thiết bị viễn thông khỏi các nguy hiểm trong thiết bị

A.1




1.3

Các yêu cầu chung

A.2




1.6

Giao diện nguồn

A.3




2

Bảo vệ để tránh các nguy hiểm

A.4




5.2

Dòng rò đất (các thiết bị sử dụng hệ thống nguồn TT và TN)

A.5




Phụ lục G

Dòng rò đất (các thiết bị sử dụng hệ thống nguồn IT)

Phụ lục B




Phụ lục D

Dụng cụ đo trong phép đo dòng rò

Phụ lục C




Phụ lục N

Bộ tạo xung thử

Phụ lục D




Phụ lục M

Tiêu chuẩn đối với các tín hiệu chuông điện thoại

Phụ lục E







Một số công cụ sử dụng trong các phép thử

(*) EN 41003 (1996)

(**) EN 60950 (amd.11, 1997)


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] EN 60950:1992, Specification for Safety of Information Technology Equipment, including Electrical Business Equipment, 1992

[2] EN 41003:1997, Particular Safety Requirements for Equipment to be connected to Telecommunications Networks, 1997

[3] ITU-T Recommendation K.51 (Draft Edition), Safety Criteria for Telecommunication Equipment, 1999

[4] ETSI Technical Report ETR 012, Terminal Equipment (TE) - Safety categories and protection levels at various interfaces for telecommunication equipment in customer premises, 1992

[5] TCVN 3256:1979, An toàn điện - Thuật ngữ và định nghĩa, 1979

[6] TCVN 3144:1979, Các sản phẩm kỹ thuật điện - Yêu cầu kỹ thuật

[7] TCVN 5556:1991, Thiết bị điện hạ áp - Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật, 1991



[8] TCVN 5699-1:1998, An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự - Phần 1: Yêu cầu chung, 1998

tải về 364.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương