Tcn 68 190: 2000 thiết bị ĐẦu cuối viễn thông yêu cầu an toàN ĐIỆn telecommunication Terminal Equipment Electrical Safety Require ment MỤc lụC


Tiêu chuẩn an toàn cho bản thân thiết bị đầu cuối viễn thông để đảm bảo cho người sử dụng thiết bị khỏi các nguy hiểm trong thiết bị



tải về 364.42 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích364.42 Kb.
#12669
1   2   3

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)



Tiêu chuẩn an toàn cho bản thân thiết bị đầu cuối viễn thông để đảm bảo cho người sử dụng thiết bị khỏi các nguy hiểm trong thiết bị

A1. Các yêu cầu chung

A1.1. Cấu trúc và thiết kế của thiết bị

Thiết bị cần được thiết kế và có cấu tạo sao cho ở các điều kiện làm việc bình thường hay ở điều kiện hỏng hoặc có lỗi thiết bị vẫn bảo vệ người sử dụng tránh các rủi ro do điện giật và các nguy hiểm khác trong thiết bị theo quy định của tiêu chuẩn này.

Nếu các phương pháp, các loại vật liệu hay các công nghệ cấu tạo nên thiết bị không được quy định cụ thể, thiết bị phải có mức an toàn không thấp hơn các giá trị quy định trong tiêu chuẩn này.

A1.2. Các thông tin cung cấp cho người sử dụng

Các thông tin chi tiết cần được cung cấp cho người sử dụng để khi sử dụng thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất, sẽ không có các nguy hiểm.



A1.3. Phân loại thiết bị

Thiết bị được phân loại theo cách bảo vệ chống điện giật của nó, bao gồm:

- Thiết bị loại I;

- Thiết bị loại II;

- Thiết bị loại III.

Chú ý: Thiết bị có chứa các mạch ELV hay các bộ phận có điện áp nguy hiểm là thiết bị loại I hoặc thiết bị loại II. Tiêu chuẩn này không quy định các yêu cầu về bảo vệ chống điện giật cho thiết bị loại III.

A2. Giao diện nguồn

A2.1. Dòng điện đầu vào

Ở điều kiện hoạt động với tải thường, dòng đầu vào bão hoà của thiết bị không được vượt quá 10 % so với giá trị dòng điện danh định.



A2.2. Giới hạn điện áp của các thiết bị cầm tay

Điện áp danh định của thiết bị cầm tay không được vượt quá 250 V.



A2.3. Dây trung tính

Nếu có dây trung tính, nó cần phải được cách ly với đất và với phần thân của thiết bị như các dây pha. Điện áp làm việc của các bộ phận nối giữa trung tính và đất phải bằng điện áp pha - trung tính.



A2.4. Các bộ phận trong thiết bị dùng nguồn IT

Đối với các thiết bị dùng hệ thống nguồn IT, các bộ phận nối giữa dây pha và đất cần có khả năng chịu đựng đối với điện áp làm việc bằng điện áp pha - pha. Tuy nhiên, có thể sử dụng các tụ điện thoả mãn một trong các tiêu chuẩn sau, nếu chúng thích hợp với điện áp pha - trung tính.

- Tiêu chuẩn IEC384-14:1981;

- Tiêu chuẩn IEC384-14:1993, mục Y1, Y2 hoặc Y4.



Chú ý: Các tụ kiểu này được thử khả năng chịu đựng ở mức điện áp bằng 1,7 lần điện áp danh định.

A2.5. Dung sai nguồn

Thiết bị được cung cấp nguồn trực tiếp cần được thiết kế với dung sai nguồn là +6 % và -10 %. Nếu điện áp danh định là 230 V một pha hoặc 400 V ba pha, thiết bị phải hoạt động an toàn trong khoảng dung sai nguồn nhỏ nhất là +10 % và -10 %.



A3. Bảo vệ để tránh các nguy hiểm

A3.1. Bảo vệ khỏi điện giật và các nguy hiểm về năng lượng

A3.1.1. Tiếp cận các bộ phận có năng lượng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc bảo vệ chống điện giật do các bộ phận có năng lượng gây ra, với quy ước người vận hành được phép tiếp cận với:

- Các phần hở của các mạch SELV;

- Các phần hở của các mạch giới hạn dòng;

- Các mạch TNV ở các điều kiện quy định trong 3.1.3.

Việc tiếp cận với các bộ phận và dây có năng lượng khác cũng như lớp cách điện của chúng được quy định trong phần A3.1.2 và A3.1.3.

Các yêu cầu bổ sung để tránh các năng lượng nguy hiểm được quy định trong A3.1.4 và A3.1.5.

A3.1.2. Bảo vệ trong vùng tiếp cận của người vận hành

Thiết bị phải được cấu trúc sao cho trong vùng tiếp cận, người vận hành được bảo vệ khi tiếp xúc với:

- Các bộ phận hở của mạch ELV hay các bộ phận hở có điện áp nguy hiểm;

- Các bộ phận của mạch ELV hay các bộ phận có điện áp nguy hiểm chỉ được bảo vệ bằng sơn, men, giấy thường, bông, bọt hay các hợp chất kín trừ nhựa tự cứng;

- Lớp cách điện cơ bản và cách điện công tác của các bộ phận hay các dây điện trong mạch ELV hoặc mạch có điện áp nguy hiểm, trừ những trường hợp cho phép trong A3.1.3;

- Các bộ phận dẫn điện chưa nối đất, cách ly với các mạch ELV hoặc các bộ phận có điện áp nguy hiểm chỉ bằng lớp cách điện cơ bản và công tác.

Yêu cầu này áp dụng cho tất cả các vị trí của thiết bị khi thiết bị đã được nối vào mạng và hoạt động bình thường.

Việc bảo vệ được thực hiện bằng lớp cách điện hoặc sử dụng khoá an toàn. A3.1.3. Tiếp cận với mạng dây điện

A3.1.3.1. Mạch ELV

Người vận hành được phép tiếp cận lớp cách điện của mạng dây điện trong mạch ELV nếu:

- Người vận hành không cầm, nắm vào dây điện;

- Mạng dây điện được đi và cố định không chạm vào các bộ phận dẫn điện chưa nối đất;

- Khoảng cách qua lớp cách điện của mạng dây không nhỏ hơn các giá trị cho trong bảng A3.1;

Bảng A3.1 - Khoảng cách qua lớp cách điện của mạng dây

Điện áp làm việc

(trong trường hợp lỗi cách điện cơ bản)

Khoảng cách qua lớp cách điện tối thiểu

V đỉnh hoặc một chiều

V r.m.s (không phải dạng hình sin)

mm

Trên 71, dưới 350

Trên 350


Trên 50, dưới 250

Trên 250


0,17

0,31


- Thoả mãn các yêu cầu đối với cách điện bổ sung.

Khi mạng dây điện trong mạch ELV không thoả mãn cả hai điều kiện thứ nhất và thứ hai, lớp cách điện phải thoả mãn tất cả các yêu cầu đối với lớp cách điện bổ sung và phải chịu được phép thử độ bền điện trong phần 3.3.2.2.

A3.1.3.2. Các mạch có mức điện áp nguy hiểm

Lớp cách điện của mạng dây có điện áp nguy hiểm không nối đất mà người vận hành có thể tiếp cận hoặc chạm vào phải là lớp cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.

A3.1.4. Bảo vệ trong vùng tiếp cận và vùng hạn chế tiếp cận của người phục vụ

A3.1.4.1. Bảo vệ trong vùng tiếp cận của người phục vụ

Trong vùng tiếp cận của người phục vụ cần áp dụng các yêu cầu sau đây:

- Các bộ phận hở có điện áp nguy hiểm cần được sắp đặt và bảo vệ để tránh việc tiếp xúc một cách vô tình trong khi làm việc với các bộ phận khác của thiết bị.

- Tiêu chuẩn này không quy định về việc tiếp cận với các mạch ELV hay các mạch TNV.

- Khi xem xét việc tiếp xúc vô tình với các bộ phận hở, cần quan tâm đến cách người phục vụ đã tiếp cận hoặc đến gần các bộ phận hở để làm việc với các bộ phận khác.

- Các bộ phận hở có năng lượng nguy hiểm (xem A3.1.5) cần được sắp đặt và bảo vệ để tránh xảy ra việc chạm chập các vật liệu dẫn điện một cách vô tình khi làm việc với các bộ phận khác của thiết bị.

Bất cứ sự cản trở nào đối với việc tuân thủ điều khoản này cần được loại bỏ và thay thế, nếu thấy cần thiết.

A3.1.4.2. Bảo vệ trong vùng hạn chế tiếp cận

Thiết bị lắp đặt trong vùng hạn chế tiếp cận phải thoả mãn các yêu cầu đối với vùng tiếp cận của người vận hành trừ các điểm cho phép trong 3.1.3 và hai yêu cầu sau đây:

- Đối với mạch thứ cấp có điện áp nguy hiểm dùng để cấp điện cho bộ tạo tín hiệu chuông theo như 3.1.2.1(b), được phép tiếp cận với các bộ phận hở của mạch bằng đầu thử (Phụ lục E). Tuy nhiên, các bộ phận này cần được sắp đặt và bảo vệ để tránh việc tiếp xúc một cách vô tình. Khi xem xét việc tiếp xúc vô tình với các bộ phận hở, cần quan tâm đến cách người phục vụ tiếp cận hoặc đến gần các bộ phận hở có điện áp nguy hiểm.

- Các bộ phận hở có năng lượng nguy hiểm (xem A3.1.5) cần được sắp đặt và bảo vệ sao cho các vật liệu dẫn điện không bị chập một cách vô tình.

A3.1.5. Các năng lượng nguy hiểm trong vùng tiếp cận của người vận hành

Không có năng lượng nguy hiểm trong vùng tiếp cận của người vận hành.

A3.1.6. Khoảng hở phía sau lớp vỏ dẫn điện (dù đã nối đất hay không) không được giảm đến mức có thể gây ra sự tăng mức năng lượng nguy hiểm mà vẫn có thể thực hiện phép thử.

A3.1.7. Trục của các nút điều khiển, các tay nắm, các đòn bẩy và những thứ tương tự không được nối với các mạch có điện áp nguy hiểm hoặc mạch ELV.

A3.1.8. Các tay nắm dẫn điện, nút điều khiển và những thứ tương tự sử dụng bằng tay phải được nối đất qua một trục hay một lớp đệm là một trong số các loại sau:

- Được cách ly khỏi điện áp nguy hiểm một khoảng bằng phần hở của lớp cách điện kép hoặc cách điện tăng cường;

- Được bọc bằng lớp cách điện bổ sung trên các phần có thể tiếp cận.

A3.1.9. Vỏ bọc dẫn điện của các tụ điện trong mạch ELV hoặc mạch điện áp nguy hiểm không được nối với các bộ phận dẫn điện chưa nối đất trong vùng tiếp cận của người vận hành. Chúng cần được cách ly với các bộ phận này bằng lớp cách điện bổ sung hoặc bằng một thanh kim loại đã nối đất.

A3.1.10. Các thiết bị cần được thiết kế sao cho khi đã ngắt khỏi nguồn chính, không xảy ra điện giật do điện tích trên các tụ nối với mạch nguồn.

A3.2. Cách điện

A3.2.1. Các phương pháp cách điện

Việc cách điện được thực hiện bằng một trong hai hoặc kết hợp cả hai cách sau đây:

- Sử dụng các vật liệu cách điện dạng đặc hoặc dạng lá có đủ độ dày và khe hở trên bề mặt;

- Có khoảng hở không khí đủ lớn.

A3.2.2. Các đặc tính của vật liệu cách điện

Khi lựa chọn và sử dụng các vật liệu cách điện cần chú ý đến các yêu cầu về độ bền cách điện, độ bền nhiệt và độ bền cơ khí, tần số của điện áp làm việc và môi trường làm việc (nhiệt độ, áp suất, độ ẩm và mức ô nhiễm).

Không dùng cao su tự nhiên, vật liệu chứa amiang hoặc vật liệu có tính hút ẩm làm lớp cách điện.

A3.2.3. Các yêu cầu đối với lớp cách điện

Lớp cách điện trong thiết bị cần thoả mãn các yêu cầu về nhiệt độ khi làm việc và các yêu cầu sau, trừ khi áp dụng A3.1.3:

- Các yêu cầu về độ bền điện;

- Các yêu cầu về khe hở, khoảng hở bề mặt và khoảng cách cách điện.

A3.2.4. Các tham số của lớp cách điện

Để xác định các điện áp thử, khe hở, khoảng hở và khoảng cách cách điện của lớp cách điện, cần xem xét hai tham số sau:

- Ứng dụng của lớp cách điện (xem A3.2.5);

- Điện áp làm việc của lớp cách điện (xem A3.2.6).

A3.2.5. Phân loại các lớp cách điện

Theo chức năng và cấu tạo, các lớp cách điện bao gồm: công tác, cơ bản, bổ sung, tăng cường và cách điện kép.

Việc sử dụng các loại cách điện trong một số trường hợp được cho trong bảng A3.2 và được mô tả trong hình A3.1. Trong nhiều trường hợp, cách điện có thể được nối song song bằng đường dẫn điện, ví dụ như khi dùng trong A3.2.7, A3.3.5, A3.4.6 hay 3.1.2.5 nếu duy trì được mức độ an toàn.

Trong cách điện kép, có thể chuyển đổi giữa các phần tử cơ bản và các phần tử bổ sung. Khi sử dụng cách điện kép có thể dùng các mạch ELV hay các bộ phận dẫn điện không nối đất giữa cách điện cơ bản và cách điện bổ sung, nếu duy trì được mức cách điện tổng.



Bảng A3.2 - Các ví dụ về ứng dụng của cách điện

Loại cách điện

Cách điện

Mã trong hình A3.1

giữa:

với:

1. Công tác

Mạch SELV

- Bộ phận dẫn điện nối đất

- Bộ phận dẫn điện cách điện kép

- Mạch SELV khác


OP1

OP2


OP1

Mạch ELV

- Bộ phận dẫn điện nối đất

- Mạch SELV nối đất

- Bộ phận dẫn điện cách điện cơ bản

- Mạch ELV khác



OP3

OP3


OP4

OP1


Mạch thứ cấp có điện áp nguy hiểm, nối đất

- Mạch thứ cấp có điện áp nguy hiểm nối đất khác

OP5

Mạch TNV

- Bộ phận dẫn điện nối đất

- Mạch SELV nối đất

- Mạch TNV khác cùng loại


OP1

OP6


Các bộ phận nối tiếp/song song của cuộn biến áp







2. Cơ bản

Mạch sơ cấp

- Mạch thứ cấp có điện áp nguy hiểm nối

đất hoặc không nối đất

- Bộ phận dẫn điện nối đất

- Mạch SELV nối đất

- Bộ phận dẫn điện cách điện cơ bản

- Mạch ELV



B1
B2

B2

B3



B3

Mạch thứ cấp có điện áp nguy hiểm nối đất hoặc không nối đất

- Mạch thứ cấp có điện áp nguy hiểm không nối đất

- Bộ phận dẫn điện nối đất

- Mạch SELV nối đất

- Bộ phận dẫn điện cách điện cơ bản

- Mạch ELV


B4

B5

B5



B6

B6


Mạch TNV

- Bộ phận dẫn điện cách điện kép

- Mạch SELV không nối đất

- Bộ phận dẫn điện nối đất

- Mạch SELV nối đất



B7

B7

B8



B8

3. Bổ sung

Các bộ phận dẫn điện cách điện cơ bản hoặc mạch ELV

- Bộ phận dẫn điện cách điện kép

- Mạch SELV không nối đất



S1

S1


Mạch TNV

- Bộ phận dẫn điện cách điện cơ bản

- Mạch ELV



S2

S2


4. Bổ sung hoặc tăng cường

Mạch thứ cấp có điện áp nguy hiểm không nối đất

- Bộ phận dẫn điện cách điện kép

- Mạch SELV không nối đất

- Mạch TNV


S/R

S/R


S/R

5.Tăng cường

Mạch sơ cấp

- Bộ phận dẫn điện cách điện kép

- Mạch SELV không nối đất

- Mạch TNV


R1

R1

R2



Mạch thứ cấp có điện áp nguy hiểm được nối đất

- Bộ phận dẫn điện cách điện kép

- Mạch SELV không nối đất

- Mạch TNV


R3

R3

R4





Hình A3.1 - Các ví dụ về việc ứng dụng của lớp cách điện

A3.2.6. Xác định điện áp làm việc

Để xác định điện áp làm việc, cần áp dụng các nguyên tắc trong A3.2.6.1, và nếu cần là A3.2.6.2, A3.2.6.3, A3.2.6.4 và A3.2.6.5.

Chú ý: Các điện áp làm việc trong nguồn chuyển mạch (switch), được xác định tốt nhất bằng cách đo đạc.

A3.2.6.1. Các nguyên tắc chung

Để xác định điện áp làm việc giữa một mạch sơ cấp và mạch thứ cấp hoặc đất cần sử dụng giá trị điện áp danh định và giá trị cực đại của dải điện áp danh định.

Các bộ phận dẫn điện có thể tiếp xúc mà chưa nối đất, cần được giả thiết là đã nối đất.

Khi cuộn biến áp hay các phần khác là di động (floating), nghĩa là không nối với mạch thiết lập thế tương đối với đất thì nó cần phải được giả thiết đã nối đất ở điểm có điện áp làm việc cao nhất.

Khi sử dụng cách điện kép, điện áp làm việc qua cách điện cơ bản cần được xác định bằng cách giả thiết ngắn mạch qua cách điện bổ sung và ngược lại. Đối với cách điện giữa các cuộn dây biến áp, phải giả thiết ngắn mạch xảy ra ở điểm có điện áp làm việc cao nhất sinh ra ở lớp cách điện khác.

Đối với lớp cách điện giữa hai cuộn dây biến áp, phải sử dụng điện áp cao nhất giữa hai điểm trên hai cuộn dây, đồng thời cần chú ý đến các điện áp ngoài mà cuộn dây nối tới.

Đối với lớp cách điện giữa một cuộn dây biến áp và một bộ phận khác cần sử dụng điện áp cao nhất giữa bất cứ điểm nào trên cuộn dây và bộ phận đó.

A3.2.6.2. Khoảng hở trong mạch sơ cấp

Điện áp làm việc dùng để xác định khoảng hở đối với mạch sơ cấp cần thoả mãn các điều kiện sau đây:

- Đối với điện áp một chiều, cần có cả giá trị đỉnh của các sóng bội;

- Bỏ qua các hiệu ứng đột biến không đặc trưng (ví dụ, nhiễu khí quyển);



Chú ý: Giả thiết rằng các hiệu ứng đột biến này trong mạch thứ cấp không vượt quá mức đột biến trong mạch sơ cấp.

- Điện áp của mạch ELV, SELV và TNV coi như có giá trị 0;

- Đối với các điện áp đỉnh đặc trưng vượt quá các giá trị đỉnh của điện áp nguồn, cần sử dụng giá trị đỉnh đặc trưng lớn nhất.

A3.2.6.3. Khoảng hở trong mạch thứ cấp

Điện áp làm việc dùng để xác định khoảng hở đối với mạch thứ cấp cần thoả mãn các điều kiện sau đây:

- Đối với điện áp một chiều, cần có cả giá trị đỉnh của sóng bội;

- Đối với dạng sóng không phải dạng hình sin, phải sử dụng các giá trị đỉnh. A3.2.6.4. Khe hở

Khi sử dụng điện áp làm việc để xác định khe hở:

- Cần sử dụng các giá trị hiệu dụng hoặc giá trị một chiều;

- Nếu sử dụng giá trị một chiều, phải bỏ qua các sóng bội;

- Bỏ qua các điều kiện ngắn mạch (ví dụ, trong tín hiệu chuông ở mạch TNV).

A3.2.6.5. Các phép thử độ bền điện

Các giá trị điện áp làm việc dùng để xác định các điện áp thử độ bền điện trong 3.3.2.2 cần là giá trị một chiều đối với điện áp một chiều và là giá trị đỉnh đối với các giá trị điện áp khác.

A3.2.7. Các thành phần nối cách điện kép hay cách điện tăng cường

A3.2.7.1. Các tụ nối

Có thể nối cách điện kép hay cách điện tăng cường bằng:

- Một tụ đơn thoả mãn tiêu chuẩn IEC384-14:1993, phần Y1; hoặc

- Hai tụ nối tiếp, mỗi cái thoả mãn một tiêu chuẩn IEC384-14:1981, loại U hay Y; và IEC384-14:1993, loại Y2 hay Y4.

Khi dùng hai tụ nối tiếp, chúng cần được đánh giá với điện áp làm việc tổng trên đôi tụ và hai tụ này cần có giá trị điện dung danh định như nhau.

A3.2.7.2. Các điện trở nối

Có thể nối cách điện kép và cách điện tăng cường bằng các điện trở mắc nối tiếp. Các điện trở này cần có giá trị điện trở danh định như nhau.

A3.2.7.3. Các bộ phận có thể tiếp cận

Khi các bộ phận dẫn điện có thể tiếp cận hoặc các mạch được cách ly với các bộ phận khác bằng cách điện kép hay cách điện tăng cường và chúng được nối bởi các bộ phận như tụ điện hoặc điện trở, các bộ phận có thể tiếp cận cần thoả mãn các yêu cầu trong A3.4. Những yêu cầu này áp dụng sau khi thử độ bền điện của lớp cách điện.

A3.3. Mạch SELV

A3.3.1. Các yêu cầu chung

Các mạch SELV có các điện áp an toàn cả khi hoạt động bình thường và khi có hỏng đơn, ví dụ như vỡ một lớp (layer) của cách điện cơ bản hay hỏng ở một bộ phận.

Nếu dùng mạch SELV để nối với mạng viễn thông, cần xem xét cả các điện áp sinh ra bên trong và bên ngoài của thiết bị khi thiết bị hoạt động bình thường, bao gồm cả các tín hiệu chuông. Không cần xem xét đến hiện tượng thế đất tăng và các điện áp cảm ứng từ đường điện nguồn và từ các đường dây tải điện vào mạng viễn thông.

A3.3.2. Điện áp ở các điều kiện bình thường

Trong một hoặc nhiều mạch SELV nối với nhau, ở các điều kiện hoạt động bình thường, điện áp giữa hai dây dẫn bất kỳ và điện áp giữa một dây dẫn bất kỳ và đất bảo vệ (đối với thiết bị loại I) không được vượt quá 42,4 V xoay chiều đỉnh hay 60 V một chiều.

Chú ý: Một mạch thoả mãn các yêu cầu trên nhưng phải chịu sự quá áp từ mạng viễn thông là mạch TNV-1.

A3.3.3. Điện áp ở điều kiện lỗi

Trừ các trường hợp cho phép trong 3.1.2.2, khi lớp cách điện cơ bản hoặc lớp cách điện bổ sung hoặc một bộ phận (trừ các bộ phận có cách điện kép và cách điện tăng cường) bị hỏng đơn, điện áp của một mạch SELV không được vượt quá 42,4 V xoay chiều đỉnh hoặc 60 V một chiều trong thời gian quá 0,2 s. Đồng thời, các giá trị này không được vượt quá giới hạn 71 V xoay chiều đỉnh hoặc 120 V một chiều.

Trừ các trường hợp cho phép trong phần A3.3.5, cần phải sử dụng một trong các phương pháp như trình bày trong A3.3.3.1, A3.3.3.2 hoặc A3.3.3.3.

Trong một mạch đơn (ví dụ mạch chỉnh lưu - biến áp), người vận hành có thể tiếp cận với các bộ phận thoả mãn tất cả các yêu cầu đối với mạch SELV. Các bộ phận khác của một mạch tương tự không thoả mãn tất cả các yêu cầu đối với mạch SELV thì người vận hành không được phép tiếp cận.

Chú ý:

- Các bộ phận khác nhau của mạch SELV có thể được bảo vệ bằng các phương pháp khác nhau, ví dụ:

+ Phương pháp 2 trong biến áp nguồn có chỉnh lưu cầu;

+ Phương pháp 1 đối với mạch thứ cấp AC;

+ Phương pháp 3 ở đầu ra của chỉnh lưu cầu.

- Ở các điều kiện bình thường, giới hạn điện áp của mạch SELV như mạch ELV; một mạch SELV có thể coi là một mạch ELV có bảo vệ bổ sung ở các điều kiện lỗi.

A3.3.3.1. Cách ly bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường (phương pháp 1)

Khi một mạch SELV cách ly với các mạch khác chỉ bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường, cần phải dùng một trong các cấu trúc sau:

- Cách ly cố định bằng hàng rào;

- Các mạng dây kề nhau có lớp cách điện và đã được kiểm tra, đánh giá với điện áp làm việc cao nhất;

- Mạng dây của mạch SELV hoặc các mạch khác có lớp cách điện thoả mãn các yêu cầu đối với lớp cách điện bổ sung hoặc cách điện tăng cường ở điện áp làm việc cao nhất;

- Mạng dây của mạch SELV hoặc các mạch khác cần có lớp cách điện bổ sung bên ngoài;

- Hai biến áp riêng rẽ nối tiếp nhau, trong đó một biến áp có cách điện cơ bản và một biến áp có cách điện bổ sung;

- Sử dụng các phương tiện khác có hiệu quả cách điện tương đương.

A3.3.3.2. Cách ly bằng tấm chắn đã nối đất (phương pháp 2)

Khi các mạch SELV đã cách ly khỏi các bộ phận có điện áp nguy hiểm bằng tấm chắn nối đất hoặc các bộ phận dẫn điện đã nối đất khác, các bộ phận có điện áp nguy hiểm cần được cách ly với các bộ phận đã nối đất bằng ít nhất một lớp cách điện cơ bản. Các bộ phận đã nối đất này phải thoả mãn các yêu cầu trong phần A3.5.

A3.3.3.3. Bảo vệ bằng cách nối đất mạch SELV (phương pháp 3)

Các bộ phận của mạch SELV được bảo vệ bằng cách nối đất phải được nối với đất bảo vệ sao cho trở kháng mạch tương đối hoặc hoạt động của thiết bị bảo vệ hoặc cả hai đều thoả mãn các yêu cầu trong A3.3.3. Các bộ phận này cũng cần được cách ly với các bộ phận của các mạch khác (trừ mạch SELV) bằng ít nhất một lớp cách điện cơ bản. Mạch SELV phải có dung lượng mang dòng lỗi đủ để đảm bảo cho hoạt động của thiết bị bảo vệ và để đảm bảo đường dòng lỗi đến đất sẽ không mở (nếu có).

A3.3.4. Các yêu cầu về cấu trúc bổ sung

Thiết bị cần phải được cấu trúc như sau:

- Các kết cuối như dạng báo chuông cần đảm bảo tránh xoay chuyển vì điều đó có thể làm giảm khoảng hở giữa các mạch SELV và các bộ phận có điện áp nguy hiểm xuống dưới các giá trị tối thiểu đã được quy định;

- Trong các ổ cắm, phích cắm nhiều đường và những nơi có thể xảy ra ngắn mạch phải có các biện pháp để tránh sự tiếp xúc giữa các mạch SELV và các bộ phận có điện áp nguy hiểm do việc ngắt kết cuối hoặc do đứt dây tại điểm kết cuối;

- Các bộ phận không được cách điện, có điện áp nguy hiểm cần được sắp đặt và bảo vệ để tránh xảy ra ngắn mạch đối với mạch SELV, ví dụ khi người phục vụ sử dụng các công cụ hay các que thử;

- Các mạch SELV không được dùng các đầu nối như quy định trong tiêu chuẩn IEC83 hay IEC320.

A3.3.5. Nối mạch SELV với các mạch khác

Được phép nối mạch SELV với nguồn hoặc với các mạch khác nếu chúng thoả mãn các điều kiện sau đây:

- Mạch SELV được cách ly với mạch sơ cấp (cả thành phần trung tính) trong thiết bị bằng ít nhất một lớp cách điện cơ bản, trừ những trường hợp quy định trong trong A3.2.7 và A3.4.6;

- Mạch SELV thoả mãn các quy định trong A3.3.2 ở điều kiện hoạt động bình thường;

- Mạch SELV thoả mãn các quy định trong A3.3.3 khi mạch SELV hoặc mạch thứ cấp nối với nó có hỏng đơn, trừ các trường hợp quy định trong 3.1.2.2.

Nếu mạch SELV nối với một hoặc nhiều mạch khác, mạch SELV phải thoả mãn các yêu cầu trong phần A3.3.2 và A3.3.3.

Khi mạch SELV lấy nguồn từ một mạch thứ cấp, mạch thứ cấp này được cách ly với mạch có điện áp nguy hiểm bằng một trong các phương pháp:

- Sử dụng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường;

- Sử dụng tấm chắn dẫn điện đã nối đất, cách ly với mạch có điện áp nguy hiểm bằng cách điện cơ bản, thì mạch SELV được coi là đã cách ly với mạch sơ cấp hay mạch có điện áp nguy hiểm khác bằng các phương pháp tương tự.

A3.4. Các mạch giới hạn dòng

A3.4.1. Các mạch giới hạn dòng cần được thiết kế sao cho không vượt quá các giới hạn quy định trong phần A3.4.2, A3.4.3, A3.4.4 và A3.4.5 ở điều kiện làm việc bình thường và khi vỡ lớp cách điện cơ bản hay hỏng đơn của bộ phận và các lỗi do hậu quả trực tiếp của các lỗi này.

Trừ các trường hợp quy định trong A3.4.6, việc cách ly các bộ phận của mạch giới hạn dòng với các mạch khác tương tự như đối với mạch SELV trong phần A3.3.

A3.4.2. Đối với các tần số không vượt quá 1 kHz, dòng bão hoà qua một điện trở thuần 2000 Ω nối giữa hai bộ phận của mạch giới hạn dòng hoặc giữa một bộ phận và đất bảo vệ thiết bị, không được vượt quá 0,7 mA xoay chiều đỉnh hay 2 mA một chiều. Đối với các tần số trên 1 kHz, giới hạn 0,7 mA được nhân với giá trị tần số tính bằng kHz nhưng không được vượt quá 70 mA đỉnh.

A3.4.3. Đối với các bộ phận có điện áp không vượt quá 450 V xoay chiều đỉnh hoặc một chiều, điện dung mạch không được vượt quá 0,1 F.

A3.4.4. Đối với các bộ phận có điện áp vượt quá 450 V xoay chiều đỉnh hay một chiều nhưng không quá 15000 V xoay chiều đỉnh hay một chiều, lượng điện tích nạp không quá 45 C.

A3.4.5. Đối với các bộ phận có điện áp vượt quá 15000 V xoay chiều đỉnh hay một chiều, mức năng lượng không được vượt quá 350 mJ.

A3.4.6. Mạch giới hạn dòng có thể nối với các mạch khác hoặc lấy nguồn từ các mạch khác nếu thoả mãn các điều kiện dưới đây:

- Mạch giới hạn dòng thoả mãn các giới hạn trong A3.4.2, A3.4.3, A3.4.4 và A3.4.5 ở điều kiện hoạt động bình thường;

- Trong trường hợp có hỏng đơn trong một bộ phận hay lớp cách điện trong mạch giới hạn dòng hoặc trong một bộ phận hay lớp cách điện trong các mạch nối với nó, mạch giới hạn dòng vẫn thoả mãn các giới hạn trong A3.4.2, A3.4.3, A3.4.4 và A3.4.5.

Nếu một mạch giới hạn dòng nối với một hoặc nhiều mạch khác, mạch giới hạn dòng phải thoả mãn các yêu cầu trong phần A3.4.1.

A3.5. Các điều khoản đối với việc nối đất

A3.5.1. Thiết bị loại I

Trong trường hợp lớp cách điện hỏng đơn, các bộ phận dẫn điện có thể tiếp cận của thiết bị loại I có điện áp nguy hiểm phải được nối với đất bảo vệ trong thiết bị.

Trong vùng tiếp cận của người phục vụ, nơi các bộ phận dẫn điện có điện áp nguy hiểm khi có lỗi trong lớp cách điện đơn, các bộ phận này phải được nối với đất bảo vệ hoặc nếu không thể thực hiện được, phải có cảnh báo đối với người phục vụ là những bộ phận này chưa được nối đất và cần kiểm tra điện áp nguy hiểm trước khi chạm vào.

Yêu cầu này không áp dụng với các bộ phận dẫn điện có thể tiếp cận đã cách ly với các bộ phận có điện áp nguy hiểm bằng một trong hai cách sau đây:

- Nối đất các bộ phận kim loại;

- Sử dụng lớp cách điện đặc hoặc lỗ không khí, hoặc kết hợp cả hai, thoả mãn các yêu cầu đối với cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.

A3.5.2. Đối với thiết bị loại II, không có quy định về việc nối đất bảo vệ trừ trường hợp có phương tiện duy trì sự liên tục mạch nối đất bảo vệ của các thiết bị khác trong hệ thống. Các phương tiện này phải được cách ly với các bộ phận có điện áp nguy hiểm bằng lớp cách điện kép hay cách điện tăng cường.

Nếu thiết bị loại II có đường nối đất, mạch đất phải được cách ly với các bộ phận có điện áp nguy hiểm bằng cách điện kép hoặc cách điện tăng cường.

A3.5.3. Các dây dẫn nối đất bảo vệ không được lắp kèm các công tắc hoặc cầu chì.

A3.5.4. Nếu một hệ thống chứa cả các thiết bị loại I và các thiết bị loại II, việc kết nối thiết bị phải bảo đảm nối đất cho tất cả các thiết bị loại I, không phụ thuộc vào sự bố trí thiết bị trong hệ thống.

A3.5.5. Các dây dẫn đất bảo vệ có thể để trần hoặc có vỏ bọc cách điện. Nếu sử dụng vỏ cách điện, phải có màu dạng xanh/vàng trừ hai trường hợp sau:

- Đối với dây nối đất dạng xoắn, lớp cách điện phải có màu xanh/vàng hoặc trong suốt;

- Đối với dây dẫn bảo vệ ở dạng lắp ghép như cáp rời, thanh dẫn, dây dẻo... có thể dùng bất cứ màu nào sao cho không nhầm lẫn khi sử dụng.

A3.5.6. Các kết nối với đất bảo vệ phải đảm bảo sao cho khi ngắt kết nối ở một bộ phận sẽ không làm ngắt kết nối của các bộ phận khác, trừ khi các bộ phận khác cũng được ngắt ra khỏi điện áp nguy hiểm ở cùng thời điểm.

A3.5.7. Các kết nối với đất bảo vệ cần được thiết lập sớm hơn và ngắt muộn hơn các kết nối với nguồn, bao gồm:

- Đầu nối của một bộ phận nối đất bảo vệ mà người vận hành có thể tháo ra;

- Phích cắm ở dây nguồn;

- Bộ ghép thiết bị.

A3.5.8. Các kết nối với đất bảo vệ cần được thiết kế sao cho chúng không thể bị ngắt trước khi bỏ các bộ phận chúng bảo vệ ra, trừ khi đã ngắt bộ phận đó ra khỏi điện áp nguy hiểm ở cùng thời điểm.

A3.5.9. Đối với các dây nguồn cố định hoặc các dây nguồn không thể tháo lắp được, các đầu nối đất bảo vệ cần thoả mãn các yêu cầu đối với các đầu nối trong mạng dây dùng cho dây nguồn sơ cấp ngoài.

Nếu có phương tiện kẹp, cần tránh để rơi dây dẫn một cách bất ngờ. Nói chung, các thiết kế thường sử dụng các đầu nối mang dòng (khác với đầu nối dạng cột), có khả năng đàn hồi đủ thoả mãn yêu cầu; một số thiết kế khác có thể sử dụng một số điều khoản đặc biệt như việc sử dụng một bộ phận đàn hồi để không bị ngắt một cách bất ngờ.

A3.5.10. Chống ăn mòn

Các bộ phận dẫn điện ở các kết nối đất bảo vệ không phải chịu sự ăn mòn do hoạt động điện hoá trong môi trường hoạt động, lưu giữ và vận chuyển như quy định trong tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất.

Các kết cuối nối đất bảo vệ phải được mạ hoặc bọc để chống ăn mòn.

A3.5.11. Điện trở của các dây dẫn nối đất bảo vệ

Điện trở của kết nối giữa đất bảo vệ hoặc tiếp giáp nối đất và các bộ phận cần nối đất không được vượt quá 0,1 Ω.



A3.6. Ngắt nguồn sơ cấp

Phải có thiết bị ngắt để ngắt thiết bị khỏi nguồn.



A3.7. Khoá an toàn

Phải có khoá an toàn tại những nơi người vận hành có thể nguy hiểm khi tiếp cận.




tải về 364.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương