Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử



tải về 0.8 Mb.
trang11/11
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.8 Mb.
#9275
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Chú thích

[1] Nguyễn Văn Tố, tạp chí Indochine số 41 ngày 12-6-1941 tr.12.

[2] Xem phần thứ nhất, chương VI

[3] Xem phần thứ nhất, chương IV.

[4] Xem Alexandre de Rhodes, Divers voyages et missions… Lille 1854, tr.29.

[5] Nguyễn Khắc Xuyên, Giáo sĩ Đắc Lộ với chữ quốc ngữ, tr.94.

[6] Xem Alexandre de Rhodes, Tự điển Việt Bồ La cột 801. Nguyễn Khắc Xuyên trích dịch trong Tác phẩm quốc ngữ đầu tiên: Phép giảng tám ngày tr.LI.

[7] chữ e có chữ ngửa như chư ă.

[8] chữ o có chữ ngửa như chư ă.

[9] Xem Alexandre de Rhodes, Tự điển Việt Bồ La cột 801. Nguyễn Khắc Xuyên trích dịch trong Tác phẩm quốc ngữ đầu tiên: Phép giảng tám ngày tr.LI.

[10] Alexandre de Rhodes,Văn phạm Việt ngữ. Thanh Lãng trích dịch, Biểu nhất lãm văn học cận đại tập I, tr.25. Theo Thái Văn Kiểm “trong cuộc Nam tiến, giọng nói của người Việt đã thay đổi rất nhiều với thời gian và không gian. Trong khi tiếp xúc với dân Chàm, dân Miên, người Việt đã bị ảnh hưởng trong cách phát âm, ví dụ như người Bắc nói đi về thì trong Nam nói đi dề hoặc đi bvề hoặc đi bvìa, đi bgià, đi bjyà, chính là chúng ta đã bị ảnh hưởng cách phát âm của người Chiêm thành, vì trong ngôn ngữ của họ có rất nhiều chữ phát âm tương đương, tỉ dụ như chữ bia hoặc bịa có nghĩa là công chúa, cung phi, hoàng hậu, như Bịa Tan Chan tức là Bà chúa Ngọc vợ của vua Po Romé, hiện còn thờ trong tháp Hậu sanh (Ninh Thuận)” (dần theo Gérard Gagnon, Hồn Việt 1959 tr.315).

[11] Thanh Lang trích dịch, sđd, tr.29-30.

[12] Thanh Lang trích dịch, sđd, tr.27.

[13] như trên, trang 27.

[14] Nguyễn Khắc Xuyên, Giáo sĩ Đắc Lộ với chữ quốc ngữ, tr.105.

[15] Trương Bửu Lâm, Việt Nam khảo cổ tập san số 2 tr.220.

[16] Xem André Mariller, Le catéchisme du père Alexandre de Rhodes, tr.XXXIII-LI; Nguyễn Khắc Xuyên, Quan điểm thần học trong “Phép giảng tám ngày” của giáo sĩ Đắc Lộ, tr.37-57.

[17] Nguyễn Khắc Xuyên, Tác phẩm quốc ngữ đầu tiên: Phép giảng tám ngày, tr.LVII.

[18] Xem André Mariller, Le catéchisme du père Alexandre de Rhodes, tr.XLII.

[19] Xem chương IV

[20] Alexandre de Rhodes, Voyages et Missions, tr.96.

[21] Alexandre de Rhodes, Histoire du Tunquin, tr.175-178 – Nguyễn Khắc Xuyên trích dịch.

[22] Nguyễn Khắc Xuyên, Tác phẩm quốc ngữ đầu tiên: Phép giảng tám ngày, tr.XLIV.
CHƯƠNG X - KẾT LUẬN VỀ THỜI KỲ THỨ NHẤT
 

Đã đến lúc chúng ta dừng lại để nhìn tổng quát văn học Công giáo Việt Nam trong thời kỳ thứ nhất. Chúng ta sẽ lần lượt nhận định về lịch sử tiến triển, thành phần và khuynh hướng của tác giả và giá trị của các tác phẩm.

 

I. LỊCH SỬ TIẾN TRIỂN

Từ khởi thuỷ đến giữa thế kỷ XVII, văn học Công giáo Việt Nam đã trải qua hai giai đoạn.

Đầu tiên là giai đoạn truyền khẩu, tiến triển từ những lời thông dịch đơn sơ đến những bài truyền giáo thâm trầm, từ những lời cầu nguyện riêng rẽ của một thiểu số tân tòng đến những bài ca nhạc phụng vụ của một giáo hội tân lập.

Tiếp đến là giai đoạn thành văn, tiến triển từ những hình thức bất toàn cố gắng phiên âm tiếng Việt đến chữ quốc ngữ gần giống như hình thức ngày nay, từ những văn phẩm chữ nôm đến những văn phẩm chữ quốc ngữ, từ những thể cách diễn đạt chập chững đến một ngôn ngữ thích ứng với tinh thần Việt ngữ và giáo lý Công giáo.

Sự tiến triển của văn học Công giáo gắn liền với sự tiến triển của công cuộc truyền giáo. Từ thế kỷ XVII trở về trước, việc truyền giáo chưa có kết quả bao nhiêu nên có thể nói là chỉ mới xuất hiện nhu cầu diễn đạt bằng ngôn ngữ văn tự những chân lý cao cả của một tôn giáo mới. Trong tiền bán thế kỷ XVII, với hoạt động của các cha dòng Tên, việc truyền giáo đã phát triển mạnh mẽ nên do nhu cầu diễn đạt nói trên đã thành hình một nền văn học Công giáo.

 

II. TÁC GIẢ VÀ KHUYNH HƯỚNG

Những tác giả được nhắc đến trong thời kỳ thứ nhất gồm có hai thành phần: một là những giáo sĩ truyền giáo ngoại quốc đã hòa mình với cộng đồng dân tộc ta trong tình yêu Thiên Chúa, hai là những giáo hữu và thầy giảng đã mật thiết tham gia công tác tông đồ.

Có những tác giả nỗ lực sáng chế và điều chế chữ quốc ngữ mới vớ chủ đích làm lợi khí truyền bá nội dung phong phú và siêu phàm của đạo Công giáo.

Có những tác giả sử dụng hình thức văn tự sẵn có là chữ nôm để tác phẩm được phổ biến dễ dàng trong đại đa số những người có học lúc bấy giờ.

Có những tác giả chú trọng đến giáo lý, soạn thảo những tác phẩm minh giáo, tu đức, để nuôi dưỡng đức tin mới chớm nở.

Có những tác giả chuẩn bị tinh thần cho những thừa sai ngoại quốc với những tác phẩm ngoại ngữ về xã hội Việt Nam, kinh nghiệm và kết quả truyền giáo.

Việc sáng tác thuần tuý văn học chưa thành phong trào và chỉ mới rụt rè xuất hiện trong những bản ca nhạc phụng vụ hay thi phẩm phổ thông giáo sử và giáo lý.


 III. GIÁ TRỊ CÁC TÁC PHẨM

Về phương diện ngữ học, tuy chữ nôm được sử dụng nhưng chữ quốc ngữ đã bắt đầu chiếm ưu thế. Tôn giáo mới đã tạo nên nhiều từ ngữ mới và một hình thức văn tự mới. Công tác làm tự điển và viết văn phạm tiếng Việt đã bắt đầu căn cứ ở tinh thần khoa học và phân tích của phương Tây và phát huy những đặc điểm cố hữu của tiếng Việt.

Về phương diện thuần tuý văn học, tân trào văn xuôi quốc âm được phát động trong lúc truyền thống sử dụng văn vần vẫn còn được bảo tồn. Những văn phẩm đầu tiên bằng quốc âm, cố nhiên chưa có thể có nhiều giá trị nghệ thuật, nhưng vẫn có một ưu điểm là bình dân giản dị vừa tầm hiểu biết của đa số.

Về phương diện sử học, những văn phẩm quốc âm và ngoại ngữ trong thời kỳ thứ nhất là những nguồn sử liệu dồi dào cho quốc sử và giáo sử Việt Nam.

Trong tất cả các tác phẩm, sự hiện diện của đạo Công giáo được xác nhận, tinh thần dân tộc được phát huy, và hình dáng thực tại của quá khứ được ghi nhận.

Với sự phát sinh nền văn học công giáo, văn học Việt Nam đang chuyển mình. Nguồn gốc của nền văn học Công giáo Việt Nam được khảo sát trong gia đoạn này cũng là nguồn gốc của nền văn học chữ quốc ngữ. Sự du nhập đạo Công giáo ở nước ta, ngoài kết quả chính yếu là cứu rỗi các linh hồn, đã tạo nên một nguồn cảm hứng mới và những thể cách diễn đạt mới. Phong trào văn xuôi quốc âm, việc sáng chế chữ quốc ngữ đã ảnh hưởng sâu đậm đến sinh hoạt văn học nước ta. Trong thời kỳ thứ nhất,sự phát sinh nền văn học Công giáo chứng tỏ rằng đạo Công giáo đã nhập thể trong ngôn ngữ văn tự và tư tưởng Việt Nam.


Tác giả Võ Long Tê
Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 0.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương