Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++


Cấp phát động, toán tử cấp phát, thu hồi new, delete



tải về 1.98 Mb.
trang22/55
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.98 Mb.
#80
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   55

Cấp phát động, toán tử cấp phát, thu hồi new, delete


Khi tiến hành chạy chương trình, chương trình dịch sẽ bố trí các ô nhớ cụ thể cho các biến được khai báo trong chương trình. Vị trí cũng như số lượng các ô nhớ này tồn tại và cố định trong suốt thời gian chạy chương trình, chúng xem như đã bị chiếm dụng và sẽ không được sử dụng vào mục đích khác và chỉ được giải phóng sau khi chấm dứt chương trình. Việc phân bổ bộ nhớ như vậy được gọi là cấp phát tĩnh (vì được cấp sẵn trước khi chạy chương trình và không thể thay đổi tăng, giảm kích thước hoặc vị trí trong suốt quá trình chạy chương trình). Ví dụ nếu ta khai báo một mảng nguyên chứa 1000 số thì trong bộ nhớ sẽ có một vùng nhớ liên tục 2000 bytes để chứa dữ liệu của mảng này. Khi đó dù trong chương trình ta chỉ nhập vào mảng và làm việc với một vài số thì phần mảng rỗi còn lại vẫn không được sử dụng vào việc khác. Đây là hạn chế thứ nhất của kiểu mảng. Ở một hướng khác, một lần nào đó chạy chương trình ta lại cần làm việc với hơn 1000 số nguyên. Khi đó vùng nhớ mà chương trình dịch đã dành cho mảng là không đủ để sử dụng. Đây chính là hạn chế thứ hai của mảng được khai báo trước.

Khắc phục các hạn chế trên của kiểu mảng, bây giờ chúng ta sẽ không khai báo (bố trí) trước mảng dữ liệu với kích thước cố định như vậy. Kích thước cụ thể sẽ được cấp phát trong quá trình chạy chương trình theo đúng yêu cầu của NSD. Nhờ vậy chúng ta có đủ số ô nhớ để làm việc mà vẫn tiết kiệm được bộ nhớ, và khi không dùng nữa ta có thể thu hồi (còn gọi là giải phóng) số ô nhớ này để chương trình sử dụng vào việc khác. Hai công việc cấp phát và thu hồi này được thực hiện thông qua các toán tử new, delete và con trỏ p. Thông qua p ta có thể làm việc với bất kỳ địa chỉ nào của vùng được cấp phát. Cách thức bố trí bộ nhớ như thế này được gọi là cấp phát động. Sau đây là cú pháp của câu lệnh new.



p = new ; // cấp phát 1 phần tử

p = new [n] ; // cấp phát n phần tử

Ví dụ:


int *p ;

p = new int ; // cấp phát vùng nhớ chứa được 1 số nguyên

p = float int[100] ; // cấp phát vùng nhớ chứa được 100 số thực

Khi gặp toán tử new, chương trình sẽ tìm trong bộ nhớ một lượng ô nhớ còn rỗi và liên tục với số lượng đủ theo yêu cầu và cho p trỏ đến địa chỉ (byte đầu tiên) của vùng nhớ này. Nếu không có vùng nhớ với số lượng như vậy thì việc cấp phát là thất bại và p = NULL (NULL là một địa chỉ rỗng, không xác định). Do vậy ta có thể kiểm tra việc cấp phát có thành công hay không thông qua kiểm tra con trỏ p bằng hay khác NULL. Ví dụ:

float *p ;

int n ;


cout << "Số lượng cần cấp phát = "; cin >> n;

p = new double[n];

if (p == NULL) {

cout << "Không đủ bộ nhớ" ;

exit(0) ;

}

Ghi chú: lệnh exit(0) cho phép thoát khỏi chương trình, để sử dụng lệnh này cần khai báo file tiêu đề


.

Để giải phóng bộ nhớ đã cấp phát cho một biến (khi không cần sử dụng nữa) ta sử dụng câu lệnh delete.



delete p ; // p là con trỏ được sử dụng trong new

và để giải phóng toàn bộ mảng được cấp pháp thông qua con trỏ p ta dùng câu lệnh:



delete[] p ; // p là con trỏ trỏ đến mảng

Dưới đây là ví dụ sử dụng tổng hợp các phép toán trên con trỏ.

: Nhập dãy số (không dùng mảng). Sắp xếp và in ra màn hình.

Trong ví dụ này chương trình xin cấp phát bộ nhớ đủ chứa n số nguyên và được trỏ bởi con trỏ head. Khi đó địa chỉ của số nguyên đầu tiên và cuối cùng sẽ là head và head+n-1. p và q là 2 con trỏ chạy trên dãy số này, so sánh và đổi nội dung của các số này với nhau để sắp thành dãy tăng dần và cuối cùng in kết quả.

main()

{

int *head, *p, *q, n, tam; // head trỏ đến (đánh dấu) đầu dãy



cout << "Cho biết số số hạng của dãy: "); cin >> n ;

head = new int[n] ; // cấp phát bộ nhớ chứa n số nguyên

for (p=head; p

{

cout << "So thu " << p-head+1 << ": " ; cin >> *p ;



}

for (p=head; p

for (q=p+1; q

if (*q < *p) { tam = *p; *p = *q; *q = tam; } // đổi chỗ

for (p=head; p

}

Con trỏ và mảng, xâu kí tự

Con trỏ và mảng 1 chiều


Việc cho con trỏ trỏ đến mảng cũng tương tự trỏ đến các biến khác, tức gán địa chỉ của mảng (chính là tên mảng) cho con trỏ. Chú ý rằng địa chỉ của mảng cũng là địa chỉ của thành phần thứ 0 nên a+i sẽ là địa chỉ thành phần thứ i của mảng. Tương tự, nếu p trỏ đến mảng a thì p+i là địa chỉ thành phần thứ i của mảng a và do đó *(p+i) = a[i] = *(a+i).

Chú ý khi viết *(p+1) = *(a+1) ta thấy vai trò của p và a trong biểu thức này là như nhau, cùng truy cập đến giá trị của phần tử a[1]. Tuy nhiên khi viết *(p++) thì lại khác với *(a++), cụ thể viết p++ là hợp lệ còn a++ là không được phép. Lý do là tuy p và a cùng thể hiện địa chỉ của mảng a nhưng p thực sự là một biến, nó có thể thay đổi được giá trị còn a là một hằng, giá trị không được phép thay đổi. Ví dụ viết x = 3 và sau đó có thể tăng x bởi x++ nhưng không thể viết x = 3++.

: In toàn bộ mảng thông qua con trỏ.

int a[5] = {1,2,3,4,5}, *p, i;

1: p = a; for (i=1; i<=5; i++) cout << *(p+i); // p không thay đổi

hoặc:


2: for (p=a; p<=a+4; p++) cout << *p ; // thay đổi p

Trong phương án 1, con trỏ p không thay đổi trong suốt quá trình làm việc của lệnh for, để truy nhập đến phần tử thứ i của mảng a ta sử dụng cú pháp *(p+i).

Đối với phương án 2 con trỏ sẽ dịch chuyển dọc theo mảng a bắt đầu từ địa chỉ a (phần tử đầu tiên) đến phần tử cuối cùng. Tại bước thứ i, p sẽ trỏ vào phần tử a[i], do đó ta chỉ cần in giá trị *p. Để kiểm tra khi nào p đạt đến phần tử cuối cùng, ta có thể so sánh p với địa chỉ cuối mảng chính là địa chỉ đầu mảng cộng thêm số phần tử trong a và trừ 1 (tức a+4 trong ví dụ trên).

Con trỏ và xâu kí tự


Một con trỏ kí tự có thể xem như một biến xâu kí tự, trong đó xâu chính là tất cả các kí tự kể từ byte con trỏ trỏ đến cho đến byte '\0' gặp đầu tiên. Vì vậy ta có thể khai báo các xâu dưới dạng con trỏ kí tự như sau.

char *s ;

char *s = "Hello" ;

Các hàm trên xâu vẫn được sử dụng như khi ta khai báo nó dưới dạng mảng kí tự. Ngoài ra khác với mảng kí tự, ta được phép sử dụng phép gán cho 2 xâu dưới dạng con trỏ, ví dụ:

char *s, *t = "Tin học" ; s = t; // thay cho hàm strcpy(s, t) ;

Thực chất phép gán trên chỉ là gán 2 con trỏ với nhau, nó cho phép s bây giờ cũng được trỏ đến nơi mà t trỏ (tức dãy kí tự "Tin học" đã bố trí sẵn trong bộ nhớ)

Khi khai báo xâu dạng con trỏ nó vẫn chưa có bộ nhớ cụ thể, vì vậy thông thường kèm theo khai báo ta cần phải xin cấp phát bộ nhớ cho xâu với độ dài cần thiết. Ví dụ:

char *s = new char[30], *t ;

strcpy(s, "Hello") ; // trong trường hợp này không cần cấp phát bộ

t = s ; // nhớ cho t vì t và s cùng sử dụng chung vùng nhớ

nhưng:

char *s = new char[30], *t ;



strcpy(s, "Hello") ;

t = new char[30]; // trong trường hợp này phải cấp bộ nhớ cho t vì

strcpy(t, s) ; // có chỗ để strcpy sao chép sang nội dung của s.

Con trỏ và mảng hai chiều


Để dễ hiểu việc sử dụng con trỏ trỏ đến mảng hai chiều, chúng ta nhắc lại về mảng 2 chiều thông qua ví dụ. Giả sử ta có khai báo:

float a[2][3], *p;

khi đó a được bố trí trong bộ nhớ như là một dãy 6 phần tử float như sau




















a

a+1

tuy nhiên a không được xem là mảng 1 chiều với 6 phần tử mà được quan niệm như mảng một chiều gồm 2 phần tử, mỗi phần tử là 1 bộ 3 số thực. Do đó địa chỉ của mảng a chính là địa chỉ của phần tử đầu tiên a[0][0], và a+1 không phải là địa chỉ của phần tử tiếp theo a[0][1] mà là địa chỉ của phần tử a[1][0]. Nói cách khác a+1 cũng là tăng địa chỉ của a lên một thành phần, nhưng 1 thành phần ở đây được hiểu là toàn bộ một dòng của mảng.

Mặt khác, việc lấy địa chỉ của từng phần tử (float) trong a thường là không chính xác. Ví dụ: viết &a[i][j] (địa chỉ của phần tử dòng i cột j) là được đối với mảng nguyên nhưng lại không đúng đối với mảng thực.

Từ các thảo luận trên, phép gán p = a là dễ gây nhầm lẫn vì p là con trỏ float còn a là địa chỉ mảng (1 chiều). Do vậy trước khi gán ta cần ép kiểu của a về kiểu float. Tóm lại cách gán địa chỉ của a cho con trỏ p được thực hiện như sau:

Cách sai:

p = a ; // sai vì khác kiểu

Các cách đúng:

p = (float*)a; // ép kiểu của a về con trỏ float (cũng là kiểu của p)

p = a[0]; // gán với địa chỉ của mảng a[0]

p = &a[0][0]; // gán với địa chỉ số thực đầu tiên trong a

trong đó cách dùng p = (float*)a; là trực quan và đúng trong mọi trường hợp nên được dùng thông dụng hơn cả.

Sau khi gán a cho p (p là con trỏ thực), việc tăng giảm p chính là dịch chuyển con trỏ trên từng phần tử (thực) của a. Tức:

p trỏ tới a[0][0]

p+1 trỏ tới a[0][1]

p+2 trỏ tới a[0][2]

p+3 trỏ tới a[1][0]

p+4 trỏ tới a[1][1]

p+5 trỏ tới a[1][2]

Tổng quát, đối với mảng m x n phần tử:

p + i*n + j trỏ tới a[i][j] hoặc a[i][j] = *(p + i*n + j)

Từ đó để truy nhập đến phần tử a[i][j] thông qua con trỏ p ta nên sử dụng cách viết sau:

p = (float*)a;

cin >> *(p+i*n+j) ; // nhập cho a[i][j]

cout << *(p+i*n+j); // in a[i][j]

Ví dụ sau đây cho phép nhập và in một mảng 2 chiều m*n (m dòng, n cột) thông qua con trỏ p. Nhập liên tiếp m*n số vào mảng và in thành ma trận m dòng, n cột.

main()

{

clrscr();



float a[m][n], *p;

int i, j;

p = (float*) a;

for (i=0; i> *(p+i); // nhập như dãy mxn phần tử

*(p+2*n+3) = 100; *(p+4*n) = 100; // gán a[2,3] = a[4][0] = 100

for (i=0; i

{

for (j=0; j

cout << endl;

}

getch();



}

Chú ý: việc lấy địa chỉ phần tử a[i][j] của mảng thực a là không chính xác. Tức: viết p = &a[i][j] có thể dẫn đến kết quả sai.


Каталог: wp-content -> uploads -> 2015
2015 -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
2015 -> Hãy là người đầu tiên biết
2015 -> Có chiến lược toàn diện về việc truyền phát tin tức
2015 -> BỘ TÀi chính
2015 -> THỦ TƯỚng chính phủ
2015 -> SỞ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
2015 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học cần thơ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2015 -> Dapandethi. Blogspot. Com lịch sử BÁo chí thế GiỚI
2015 -> Dapandethi. Blogspot. Com đẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văn khoa báo chí
2015 -> Tài liệu đang trong quá trình chỉnh sửa, không phải là giá trình chính thức Dân số và sự gia tăng dân số

tải về 1.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   55




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương