TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT


C. Giáo Phận Với Nhiệm Vụ Cai Quản



tải về 243.01 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích243.01 Kb.
#3534
1   2   3

C. Giáo Phận Với Nhiệm Vụ Cai Quản
173. Nhiệm vụ cai quản giáo phận là nhiệm vụ hàng đầu của giám mục. "Là đại diện và là sứ giả của Chúa Kitô, các giám mục điều khiển các Giáo Hội địa phương mà Chúa đã ủy thác cho, nhờ lời khuyên bảo, khuyến khích, gương lành, và còn bằng quyền uy và quyền thánh nữa..Với quyền bính ấy, các giám mục có quyền thánh và trước mặt Chúa có nhiệm vụ đặt ra các luật lệ cho những người thuộc quyền, xét xử và quy định tất cả những gì liên quan đến việc phụng vụ và việc tông đồ. (LG 27). Giúp đỡ ngài trong việc quản trị, có các linh mục và có thể có các giáo dân có khả năng tư cách. (đ. 129).
174. Những người có quyền quản trị không được hành quyền một cách tự do tùy tiện, mà phải chiếu theo giáo luật và nội quy. Do đó, các linh mục, tu sĩ cũng như giáo dân thuộc các ban, các đoàn thể giáo phận, giáo hạt hay giáo xứ giáo họ, cần thông hiểu giáo luật và cần có nội quy để dễ dàng thi hành nhiệm vụ. (Giáo Luật 1983, Tông Hiến).
175. Mọi chi tiết về quyền cai quản đã có trong bộ luật mới, ban hành năm 1983. Riêng tại giáo phận Vinh, cuốn chỉ nam này ghi thêm những trường hợp cụ thể và đặc thù, theo tinh thần giáo luật chung.
Chương II. Tư Cách Và Nhiệm Vụ Các Thành Viên
176. Đức Giám Mục là hiện thân của Chúa Giêsu Linh Mục Thượng Phẩm, hiện diện giữa loài người để phục vụ Dân Chúa cùng với sự phụ tá của các linh mục và các thành phần khác trong giáo dân. Do đó, Đức Giám Mục cần nhìn nhận các linh mục là anh em và bạn hữu, hết sức lo lắng đến ích lợi của họ. Đối lại, các cộng sự viên của giám mục phải kính trọng, vâng phục và giúp đỡ Đức Giám Mục trong tinh thần hiệp thông sâu sắc, đặt lợi ích dân Chúa hơn lợi ích riêng tư. (CD.28; LG. 21,23; PO.2,7; GL.đ334).
177. Đức Giám Mục cần tổ chức giáo phận mình có quy củ, liệu cho có đầy đủ nhân sự theo giáo luật, để mọi công việc của giáo phận đạt tới kết quả tốt đẹp. (đ. 381).
178. Các linh mục phải cộng tác với Đức Giám Mục giáo phận và với anh em linh mục, triều cũng như dòng để cùng chia sẻ việc mục vụ trong giáo phận. Mỗi vị đều có nhiệm vụ và chức trách riêng do Bề Trên ủy thác, cần nỗ lực chu toàn theo luật định. (AG.20,23,29; CD.27,30;LG. 28; OT. 2,9).
179. Để việc làm bảo đảm và có hiệu quả hơn, tùy chức vụ và luật định, các viên chức phải thề : tuyên tín, chu toàn nhiệm vụ, giữ bí mật...(đ. 471).

 

Tư Cách và Nhiệm Vụ Linh Mục.



180. Các linh mục nhớ rằng mình làm linh mục vừa để cứu linh hồn người ta, vừa để lo cho mình nên thánh. Do đó, phải sẵn lònh hy sinh chịu khó làm việc bổn phận, lại phải hết sức lo cho linh hồn mình. Vì thế linh mục cần có quy luật sống cho mình. Nên xem kĩ chỉ nam của Thánh Bộ Truyền Giáo (1993)., và kim chỉ nam cho thừa tác vụ và đời sống linh mục của Thánh Bộ Giáo Sĩ (1994).
181. Linh mục phải là một chứng nhân của một đời sống khác hơn đời sống thế trần. Đó là khó nghèo, khiêm nhượng, trinh khiết, phục vụ, bác ái, noi gương Chúa Giêsu Linh mục. (AG. 3; GS. 3; OT. 4,9; PO.3,14,17).
182. Trong quy luật riêng cho đời sống tư, linh mục cần đặt nguyện ngắm và kiểm điểm bản thân lên hàng đầu. Các việc thiêng liêng khác cũng phải được ưu tiên, thứ đến là các việc tìm tòi nghiên cứu về mục vụ. (OT.22, chỉ nam 38).
183. Đời sống cầu nguyện linh mục cần phải bao gồm : dâng lễ hàng ngày, đi kèm với việc dọn mình và cám ơn thích hợp, xưng tội thường xuyên, việc linh hướng đã thực hành thời chủng viện, cử hành đầy đủ và sốt sắng Phụng Vu Các Giờ Kinh, mỗi ngày xét mình, nguyện gẫm thực sự, đọc sách thiêng liêng, những giây phút kéo dài và thinh lặng đối thoại với Chúa, nhất là trong những ngày linh thao và tĩnh tâm định kỳ. Những hình thức quý báu như lần hạt kính Đức Mẹ, đi đàng thánh giá và các hình thức đạo đức khác, việc đọc hạnh các thánh. (Kim chỉ nam, số 39).
184. Rất khuyên các linh mục có đời sống chung với nhau, để giúp đỡ nhau và nhất là nâng đỡ nhau trong đời sống độc thân.(Kim chỉ nam, số 29).
185. Vì mắt kém hoặc vì trường hợp đi đường xa khó lòng mang sách nguyện, hay trường hợp tương tự, linh mục được phép thế việc đọc kinh bằng lần năm chục hạt.
186. Để đảm bảo sức khỏe, hầu phục vụ được lâu dài, linh mục có quyền xin nghỉ phép một tháng hoặc gián đoạn hay liên tục. Nếu vắng mặt ở nhiệm sở quá một tuần lễ, phải báo cáo cho đấng bản quyền sở tại.(đ. 533).
187. Vốn kiến thức ở chủng viện chưa phải là nhiều, linh mục cần phải học hỏi, nghiên cứu thêm luôn. Các linh mục trẻ phải chịu khảo hạch về các bộ môn thánh trong vòng 5 năn đầu, theo thể thức do Đức Giám Mục chỉ định. (OT.22; CđĐd 82).
Linh mục phải mặc áo giáo sĩ xứng đáng theo quy luật do HĐGM ấn định và theo những phong tục địa phương. Thông thường là áo chùng thâm. Nếu mặc áo khác, khi HĐGM chưa quy định, thì phải liệu sao cho đoan trang, đứng đắn về cách cắt may, màu sắc. (đ. 284; Kim Cn 66).
189. Muốn đi ra ngoài giáo phận, phải có phép, ít là phỏng đoán của Đức Giám Mục.
190. Hàng năm sau lễ Linh Hồn, linh mục phải dâng một lễ cho các đấng bậc trong giáo phận, một lễ cho ân nhân giáo phận. (Direct 120).
191. Linh mục vẫn được phép giải trí một cách lành mạnh. Nhưng hãy tránh vui chơi thái quá kẻo sinh gương xấu, như săn bắn, bài bạc...
192. Các linh mục không được hành nghề không hợp với chức vụ hoặc gây gương xấu như y khoa, giải phẫu, buôn bán, cho vay lãi... Cấm lấy của chung để gửi lấy lãi cho bản thân mình. (CđĐd 66-69).

 

Đời Sống Giao Tiếp

193. Linh mục là người của Thiên Chúa (Homo Dei). Tiên vàn phải sống cho đúng bậc người, nghĩa là phải có đầy đủ đức tính nhân bản. Đồng thời phải là người của Chúa, nghĩa là phải sống thể nào cho người ta thấy Thiên Chúa đang hoạt động trong mình. Do đó, phải biết tự trọng và làm sao cho thanh danh giáo sĩ được thể hiện trong các giáo tiếp, cư xử, nói năng, ăn mặc, sinh hoạt...(CD.28;Kim chỉ nam 34).
194. Đối với Bề Trên giáo phận, linh mục phải có sự hiệp thông phẩm trật, có lòng tôn kính như con thảo và sự tuân phục đã hứa khi chịu chức. Không vâng lệnh Bề Trên là một lỗi nặng trong các việc quan trọng. (PDV 28; LG 28; PO 7,15).
195. Với Bề Trên các cấp, linh mục cần tránh hai thái cực : Hoặc việc gì cũng thỉnh thị cấp trên mà không tự quyết, hoặc tự đắc thái quá, tự mình giải quyết mọi chuyện, kể cả những việc cần có sự can thiệp của Bề Trên.
196. Tình huynh đệ linh mục và sự thuộc về linh mục đoàn là những yếu tố đặc trưng của linh mục. Do đó, các linh mục giáo phận đều thuộc về linh mục đoàn giáo phận. Các ngài phải tìm thấy nơi linh mục đoàn những phương thế đặc thù, nên thánh và rao giảng Phúc Âm, ở đó linh mục phải được giúp đỡ để lướt thắng những khó khăn của đời sống linh mục. Các ngài cần tránh mọi hoạt động lẻ loi đơn độc.(Kim Cn, 25-27; Po. 4,8,17,21).
197. Linh mục chính xứ phải là người anh cả đối với linh mục phó, tận tình giúp đỡ ngài trong việc thi hành mục vụ. Giao cho ngài những công việc tùy khả năng, cố tránh những công việc gây nguy hiểm cho ngài. Cùng chia sẻ một bàn ăn và mối ưu tư với nhau. Tránh sự đụng độ kẻo gây gương xấu cho giáo dân. (PO.8).
198. Linh mục phó xứ phải kính trọng vâng phục linh mục chính xứ, không bao giờ cậy khỏe, cậy thông hơn cha xứ. Luôn sẵn sàng chia sẻ gánh nặng với ngài, nhất là những việc nặng nề đòi hỏi nhiều hy sinh, cha phó đừng từ chối, hãy gánh vác việc nặng hơn và khó hơn... Vấn đề phí tổn cơm nước và bổng lễ hai vị bàn bạc với nhau. (PO.8).
199. Đối với giáo dân, linh mục phải tỏ ra ân cần đón tiếp, sẵn sàng thông cảm với mọi hoàn cảnh đương thời của họ. Hết sức tránh những bữa tiệc tùng ở các tư gia, chớ chọn nhà này bỏ nhà khác, kẻ mang tiếng thân giàu, chuộng sang. Kín đáo đừng xen vào việc nội bộ của các gia đình, định đoạt việc trăm năn, hay lựa chọn ơn gọi thay cho họ...
200. Đừng thích dùng quyền, hãy sống tinh thần phục vụ. Không có thái độ lên án, thóa mạ, mà chỉ bàn bạc và hòa giải. Lắng nghe ý kiến của dân Chúa, nhưng không theo đuôi. Không tuyệt đối tin tưởng ở người nào, không trao tay cho họ chiếc gậy chủ chăn (Chỉ nam Long Xuyên 1972, số 47).

201. Riêng với nữ giới, phải nghiêm túc khi giao tiếp. Không bao giờ tiếp chuyện trong phòng ngủ. Tránh những dịp, những cớ làm cho linh mục bị hiểu lầm và mất thanh danh về đức khiết tịnh. Muốn chọn người giúp việc, phải chọn người đứng đắn, không dưới 45 tuổi. Linh mục nào không giữ luật này kể là lỗi luật cách nặng theo giáo luật và luân lý. (Direct. Vinh, số 26).

 

Đời Sống Vật Chất

202. Linh mục không bị ràng buộc bởi lời sống khó nghèo, nên có thể giữ của riêng : hoặc do của cải kế thừa hoặc do thi hành chức vụ giáo luật cho phép, do bổng lễ. Của cải ấy được sử dụng vào việc cấp dưỡng cho mình và để chu toàn sứ vụ linh mục cho xứng đấng bậc. Đừng coi chức vụ là một nghề làm tiền. (Kim cn số 67).


203. Không được tậu ruộng đất làm của riêng khi chưa có phép Bề Trên bằng giấy tờ hợp lệ. Không được mua trâu bò, hươu dê... mà cho nuôi rẽ.
Việc dùng máy xay xát hay dịch vụ tương tự mà kinh doanh, cũng là điều cấm, vì nó gây nhiều hậu quả không tốt.
204. Linh mục phải nêu ngương đời sống thanh bần, do đó, cần tránh lối sống trưởng giả, quá đầy đủ tiện nghi, đồ dùng quá sang trọng, ăn mặc kiểu cách.
205. Linh mục được đấng bản quyền gọi chịu chức là để phục vụ việc giáo phận, do đó được bảo đảm cuộc sống xứng hợp để chu toàn nhiệm vụ. Việc này Bề Trên có nhiệm vụ trù liệu trước khi ủy nhiệm cho một linh mục đến phục vụ ở một nhiệm sở nào. (Công Đồng.16; POP 20; E.S.8).
206. Tóm lại, linh mục phải tránh các việc hành nghề buôn bán, do mình hay do kẻ khác để trục lợi cho mình hay cho kẻ khác, tránh các việc có tính cách vụ lợi, hay bị nghi ngờ vụ lợi, hoặc các việc bề ngoài có tính cách từ thiện bác ái, nhưng bên trong là trục lợi. Cũng không được chỉ đích thân lo sản xuất chăn nuôi để làm giàu cho bản thân, mà xao nhãng những việc bổn phận mục vụ. Ai không vâng giữ luật này có thể bị lỗi rất nặng. (Direct Vinh, số 30-31, CđĐd 410).
207. Khi chưa có phép Bề Trên, linh mục không được đứng bảo lãnh cho ai về bất cứ của cải nào. Không được thay quyền ai mà coi sóc tài sản cho họ. Không được đem của nhà thờ mà cho vay mượn, hoặc mình vay của nhà thờ mà tiêu riêng. (Direct Vinh, số 30).
208. Linh mục không được lấy lí do bác ái mà lấy của chung làm giàu cho bà con ruột thịt. Nhớ rằng không phải làm linh mục cho cả họ được nhờ theo kiểu ấy. (Po. 17).
209. Để tương trợ nhau khi đau ốm hoặc khi già yếu, về hưu, các linh mục trong giáo phận đều phải góp phần vào Quỹ Tương Trợ. Tổ chức tương trợ này phải có nội quy rõ ràng, ghi rõ quyền lợi và nghĩa vụ của từng thành viên. Ban điều hành hàng năm phải tường trình sổ sách cho hàng linh mục. Các linh mục hưu trong giáo phận sẽ được giáo phận cấp dưỡng. (CD.16;PO.20-21;E.S. 8; Direct Vinh, số 36).
210. Tất cả và mỗi linh mục trong giáo phận phải làm tờ di chúc sẵn sàng. Chính tay mình viết bản ấy, và phải ghi ngày thánh (ghi bằng chữ), nơi chốn và kí tên rõ ràng. Linh mục tự do lối cho ai, ủy thác cho ai lo liệu cho mình mặc ý. Có thể sửa đổi nội dung bất cứ lúc nào.
211. Nếu một linh mục qua đời không để di chúc, cũng không trối trăng cách gì cho ai, thì linh mục ấy kể là đồng ý để Bề Trên giáo phận toàn quyền lo liệu mọi việc và định đoạt tài sản của loài người ấy.
Đời Sống Mục Vụ

212. Linh mục được đặt lên là để chuyên lo việc phục vụ lợi ích thiêng liêng dân Chúa. Tiên vàn linh mục phải liệu cho mình có tinh thần tông đồ, đầy tình thương và quên mình. (D.H. 14; Po.3,17).


213. Mục vụ là một nghệ thuật, cần miệt mài trau dồi chính mình sao cho đủ khả năng thích ứng với phương pháp mục vụ của thời đại mới. Nhưng nên nhớ : mục vụ không phải là thuật phân chia mọi người để chỉ chăm lo cho người tốt và bỏ rơi người xấu. Phải phục vụ hết mọi hạng người và tìm cách hướng họ về với Thiên Chúa. (Po. 14,18; CD.30).
214. Hãy lãnh đạo dân Chúa cách cho khéo, tránh mọi hình thức gây chia rẽ giữa họ này với họ khác, đoàn thể này với đoàn thể nọ. Hướng tất cả vào mục tiêu duy nhất : xây dựng Giáo Hội , Mình mầu nhiệm của Chúa Kitô. (Gs 43, 57,93; Po. 6,14).
215. Cha quản xứ (cha phó, cha phụ trách) phải tìm người cộng sự với mình trong việc điều hành mục vụ. Nhưng phải nhớ, họ là người cùng làm việc với mình, chứ không phải là đầy tớ để sai bảo. Chọn người đúng khả năng, đặt đúng chỗ, giao đúng việc, và tín nhiệm tôn trọng chức năng của họ. Không bao giờ hạ uy tín họ trước mặt dân Chúa. (Kim cn số 30).
216. Ban hành giáo xứ, họ cũng như ban giáo lý, cần phải có nội quy theo cách thức giáo luật quy định. Phải xây dựng nội quy sao cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Nội quy ấy phải đệ lên cha hạt và được đấng bản quyền chấp nhận. (đ. 536,537).
217. Linh mục quản xứ không những chỉ lo việc phục vụ đoàn chiên được giao phó cho mình, nhưng còn phải lo việc Phúc Âm hóa cho anh chị em ngoại ở trong địa phương mình nữa. Bằng cách tiếp xúc đầy nhân bản, bằng lời rao giảng, bằng lo cho đời sống đạo của dân Chúa ngày càng phồn thịnh và huấn luyện tinh thần truyền giáo cho giáo dân. (AG.20; Po.9).
218. Vị quản xứ phải giữ luật cư sở tại họ trị sở. Được phép vắng xứ mỗi năm một tháng, nhưng phải báo trình Bề Trên như đã nói. Dâng lễ pro populo 11 lần trong một năm. Ngài phải lo cho dân giữ gìn đức tin và phong hóa cho tốt đẹp, đặc biệt phục vụ người nghèo và tuổi trẻ. Cần giữ gìn và ghi chép sổ sách cho chu đáo. (đ. 533-537).

219. Trong xứ mình, linh mục chỉ có quyền mục vụ thiêng liêng và hành chính, chứ không có quyền lập luật, ra án phạt, hoặc dành riêng tội...Ngài chỉ có quyền chuẩn luật chay kiêng, luật giữ lễ buộc, ban phép làm việc xác : những điều ấy chỉ được ban phép cho từng người, từng nố. (đ. 1251-1253).


220. Khi có lí do chính đáng phải vắng xứ quá một tuần lễ, phải xin phép đấng bản quyền giáo phận, nếu cần kíp phải xin phép cha quản hạt, đồng thời viết thư trình Bề Trên giáo phận nói rõ lí do vắng mặt và báo trình lên vị linh mục thay quyền. (đ. 533).
221. Các vị quản xứ hằng năm phải đi làm phúc cho các họ theo thường kì, hoặc tổ chức các buổi tĩnh tâm có chất lượng. Phải lo giảng dạy và tiếp dân Chúa tại các họ, nhất là những họ xa xôi không mấy khi được dự lễ và được linh mục tới thăm họ mình. (Direct Vinh, số 21).
222. Hàng năm các vị quản xứ phỉ làm sổ tất niên theo như mẫu đã in sẵn. Phải ghi rõ ràng, chính xác, đừng làm một cách qua chuyện. Các sổ sách phải được giữ gìn sạch sẽ, ghi chú phân minh. Phải ghi ngay sau khi làm các việc, đừng để lâu mới ghi sổ, như vậy dễ quên, dẫn tới chỗ ghi một cách phỏng chừng. (Direct Vinh, số 88).
223. Tất cả các linh mục (cũng như các giám mục) khi đến mức cao niên (75 tuổi) đều được mời tự nguyện làm đơn xin thôi việc. Đức Giám Mục sẽ xét mọi hoàn cảnh và sẽ quyết định. Nếu quyết định chấp đơn thì phải lo liệu chỗ ở và cấp dưỡng hưu trí. (đ. 538).

Những linh mục tuy chưa đến tuổi 75, nhưng ốm yếu, bệnh tật, không thể tiếp tục công việc mục vụ, cũng có thể và nên làm đơn xin hưu.


224. Khi linh mục chính xứ qua đời, tức khắc linh mục phó xứ tạm quản giáo xứ. Nếu không có vị phó xứ thì vị quản xứ gần nhất do đấng bản quyền chỉ định trước. Nếu không thì cha quản hạt phải tạm quản và trình Bề Trên giáo phận. (đ. 541).
225. Linh mục phó xứ có bổn phận và quyền lợi theo luật giáo phận, theo thư bổ nhiệm, theo linh mục chính giao cho, thường là tất cả các việc mục vụ, trừ lễ cho giáo dân. (đ. 541, 548).
226. Về thời gian đi nghỉ, cha phó cũng được hưởng như cha chính. (đ. 550).
227. Các dòng tu ở trong giáo phận có làm việc mục vụ, truyền giáo và xã hội, đều phải tuân giữ mọi chỉ thị của đấng bản quyền giáo phận. Giữa bản quyền sở tại và Bề Trên có thẩm quyền của dòng tu làm mục vụ, cần có bản hiệp đồng, nói rõ các điều kiện về lĩnh vực mục vụ, chức năng, về đời sống vật chất, kinh tế, xã hội. (Tự sắc ES, khoản áp dụng; CD.35).
228. Các linh mục được các dòng tu giúp đỡ về các mặt, giáo dục, mục vụ , giáo lý, truyền giáo, từ thiện...cần nâng đỡ các tổ chức ấy về mặt tinh thần (cổ võ ơn thiên triệu) và vật chất (nuôi sống), nhất là các nữ tu lo việc truyền giáo. (A.G 20, 26; GE. cuối; PC 24; PO.6).
229. Mọi linh mục trong giáo phận không được phép giao dịch thường xuyên với dòng tu nữ khi không có lí do chính đáng, cũng không được xen vào việc nội bộ của bất cứ dòng nữ nào, trừ khi có ủy nhiệm đặc biệt của Đức Giám Mục giáo phận.(đ. 586).

 

Việc Truyền Giáo

230. Giáo Hội luôn luôn "được sai đi", nghĩa là luôn phải lo việc truyền giáo. Việc truyền giáo mang nhiều hình thức. Hình thức thông thường nhất là rao giảng Tin Mừng cho anh em ngoại giáo. (A.G. 2,6; CD.16).
231. Hơn ai hết, linh mục tự mình phải chăm lo việc truyền giáo, không giao trọn cho cộng sự viên, dẫu là tu sĩ. Cần tạo cho mình nỗi thao thức truyền giáo. Tìm hiểu kĩ địa bàn phục vụ, biết rõ phong tục địa phương, trình độ nhận thức của các tầng lớp xã hội, những định kiến hoặc sự hiểu lầm về đạo, và tìm cách thích ứng với hoàn cảnh. (AA 32; AG 25; GS 4,44).
232. Việc truyền giáo không phải là một việc làm ồ ạt, cưỡng bách, mua chuộc. Phải tôn trọng tự do tín ngưỡng của mọi người. Phần mình, chỉ giới thiệu những vẻ đẹp của Tin Mừng , đề nghị kẻ khác suy nghĩ, cân nhắc và tự ý định đoạt về niềm tin. (AG 1,3,13; DH.1,2,10,14; LG 13,16; GS 57).
233. Hết sức tránh phương cách truyền giáo bằng tiền bạc, kinh tế, kẻo người ta nghĩ rằng : theo đạo để được quyền lợi vật chất, được tương trợ về cơm ăn áo mặc. Đến khi không được tương trợ nữa thì không còn đức tin. Hãy nhớ rằng, mục đích của truyền giáo là đem người ta về với Tin Mừng, bằng gương sáng, lời rao giảng và giúp kẻ khác cố gắng bản thân để tìm đến Tin Mừng và sống Tin Mừng. (AG 15; LG 30,33).
234. Các linh mục cần cổ võ việc tông đồ giáo dân. Cần huấn luyện và mời những giáo dân cộng tác vào hàng giáo phẩm trong việc truyền giáo, việc Công Giáo Tiến Hành và các việc tông đồ khác. (AA. 4,5,20; AG 15; LG 30,33).
235. Mọi hoạt động tập thể theo giới hay đoàn thể có tính chất tông đồ trong xứ hay họ, phải được ban hành giáo xứ hay họ biết, theo dõi và giúp đỡ.
236. Hằng năm, ngày lễ truyền giáo (Chúa Nhật áp cuối tháng 10 dương lịch), là dịp để mọi người suy tư và xúc tiến công việc truyền giáo. (Direct Vinh, số 51).

Hoạt Động Trần Thế

237. Việc hoạt động chính trị là việc của người giáo dân với tư cách công dân. Các linh mục không nên làm chính trị đảng phái. Là công dân, linh mục có nhiệm vụ làm chính trị tổng quát, nghĩa là tham gia trách nhiệm trong đời sống xã hội. (GS. 75,76).


238. Giáo Hội sống giữa lòng thế giới, hoạt động trong các môi trường văn hóa khác nhau, linh mục phải liệu huấn luyện cho giáo dân biết hội nhập văn hóa trong cách sống đạo, biết tôn trọng những giá trị văn hóa dân tộc, làm cho Giáo Hội hiện diện trong thế giới. (AA. 10,30,31; LG. 31,36).
239. Phải liệu sao cho các vị gia trưởng thấm nhuần tinh thần kitô giáo, để các vị làm việc bổn phận mình nên trong việc giáo dục thanh thiếu niên, ngăn ngừa cho các em khỏi lây tật xấu thế gian ngày nay đang lan tràn khắp thế giới. (AA. 11,30; CD.30;GE.4 ;GS. 61; IM. 1,11,12).

 

Tài Sản Giáo Hội

240. Nhà thờ là nơi dành riêng cho việc thờ phượng Thiên Chúa, mọi tín hữu có quyền đến đó để tham dự việc phụng vụ. Nhà thờ chỉ được xây cất khi có sự đồng ý rõ ràng của Đức Giám Mục giáo phận. Phải trình ban kiến thiết giáo phận tờ trình, bản thiết kế cùng với dự trù kinh phí. Mọi nhà thờ lớn nhỏ đều là tài sản Giáo Hội. (đ. 1214, 1215).

241. Việc xây sửa nhà thờ phải đúng nguyên tắc chuyên môn về xây dựng, và phải phù hợp với quy luật phụng vụ và nghệ thuật thánh. Nhà thờ phải được cung hiến hay làm phép trọng thể theo quy luật phụng vụ. Mỗi nhà thờ phải có tước hiệu riêng. Hàng năm, nhà thờ xứ phải mừng lễ tước hiệu và lễ kỉ niệm cung hiến với thứ bậc lễ trọng. Nhà thờ họ cũng được phép mừng lễ tước hiệu (cũng là lễ quan thầy) theo thứ bậc lễ trọng. (đ.1216, 1218).


242. Các linh mục phải cần mẫn, kĩ lưỡng, minh bạch, ngay thẳng trong việc quản trị tài sản Giáo Hội. Các ngài cũng phải đòi hỏi người giúp việc rạch ròi trong sổ sách. Phải tiết kiệm, không tiêu pha hoang phí trong những việc không cần. Nhưng cũng không hà tiện, sẵn sàng tiêu pha đúng mức khi thấy cần thiết. (AA. 2,7; AG. 16; GS. 43; LG 31).
243. Không được vịn lẽ "tiêu việc chung Giáo Hội", mà lẫn lộn của cải nhà thờ, nhà xứ, tiền họ này với họ khác...Cũng không được tự tiện lấy của xứ này mà cho xứ nọ (như khi linh mục kiêm nhiều xứ), hoặc lấy của họ này bù nợ cho họ khác. Làm như vậy là lỗi phép công bằng. (đ. 1284).
244. Mỗi giáo xứ cũng như giáo họ, phải có ban quản trị tài sản của xứ họ mình. Có sổ sách ghi rõ tài sản của nhà thờ, nhà xứ, phẩm chất các đồ vật. Hàng năm kiểm kê lại, thứ nào phải loại bỏ thì ghi chú rõ ràng, thứ nào sắm thêm cũng kê biên cẩn thận. (Direct Vinh, số 34).
245. Khi một linh mục thuyên chuyển sang xứ khác, cần làm sổ bàn giao cẩn thận. Bàn giao giữa hai vị cũ và mới có ban hành giáo chứng kiến và cùng kí nhận. Hoặc linh mục cũ bàn giao cho ban hành giáo, và ban hành giáo có nhiệm vụ trình cho cha quản xứ mới. Linh mục thuyên chuyển chỉ được mang theo những tài sản của riêng mình. Hết sức tránh kẻo mang tiếng vụ lợi, mình ra đi thì "vườn không nhà trống". Phải liệu thế nào để vị kế nhiệm có lương thực đủ chi dụng trong 6 tháng.
246. Khi không có giấy phép của Đức Giám Mục, nếu linh mục nào mắc nợ, Nhà Chung không chịu trách nhiệm thanh toán nợ nền cho vị linh mục ấy, mặc dầu nợ ấy dùng vào việc của xứ. (CđĐd 403).


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 243.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương