TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT



tải về 243.01 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích243.01 Kb.
#3534
1   2   3

II. Phương Thế Nên Thánh
1. Các Bí tích
55. Chúa Kitô đã lập 7 bí tích và giao cho Giáo Hội quản lý và cử hành. Khi cử hành bí tích Tân Ước, Giáo Hội tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa con người. Bằng những khoản luật cụ thể, Giáo Hội quy định những kỷ luật, những thể thức để việc cử hành các bí tích được hữu hiệu và phát sinh hiệu quả tốt đẹp như ý Chúa muốn. Vậy tất cả mọi thành phần trong Giáo Hội phải thận trọng và sốt sắng khi cử hành hoặc tham dự các bí tích. (LG 12,28 ; Ot 4 ; PO 5,13 ; SC 7).
Bí Tích Rửa Tội

56. Bí tích rửa tội là cửa ngõ vào các bí tích. Việc lĩnh nhận bí tích rửa tội hay ít ra bằng ước nguyện là điều cần cho phần rỗi. Bí tích Rửa tội giải thoát con người khỏi tội lỗi, tái sinh họ làm con Chúa và kết nạp họ vào Giáo Hội , biến họ nên giống Chúa Kitô bằng ấn tích không thể xóa nhòa. Bí tích này chỉ được ban hữu hiệu qua việc rửa bằng nước nguyên chất kèm theo việc đọc đúng mô thức.(đ. 849).


57. Linh mục quản xứ phải định ngày rửa tội cho con trẻ trong xứ ít nhất là mỗi thánh một lần, tốt nhất là các ngày Chúa Nhật để có giáo dân tham dự. (đ. 856).
58. Thông thường nơi thích hợp, để rửa tội là nhà thờ hay nhà nguyện. Theo luật, người lớn phải chịu phép rửa tội tại nhà thờ riêng của giáo xứ, nhi đồng tại nhà thờ xứ của cha mẹ, trừ khi lý do chính đáng, khuyên nhủ cách khác. (đ. 857).
59. Cha mẹ có bổn phận lo cho con mình ngay trong những tuần lễ đầu tiên, khoảng chừng một tháng tuổi. Chính cha mẹ phải đem con đến nhà thờ và tham dự lễ nghi rửa tội cho con mình. Nên có giấy chứng nhận của Ban Hành Giáo địa phương. (đ. 867).
60. Khi muốn rửa tội cho con mình ở một xứ khác thì phải xin giấy giới thiệu của cha xứ, và sau phải xuất trình chứng chỉ rửa tội, để cha quản xứ ghi vào sổ rửa tội của xứ. Mỗi gia đình nên có một cuốn sổ của gia đình đúng thể thức, để tiện bề sử dụng khi cả gia đình (như ngư dân) đi làm ăn nơi xa.

61. Trong trường hợp vợ chồng kết hôn không theo nghi thức Giáo Hội Công Giáo :


a. Nếu một bên Công Giáo, một bên không Công Giáo, để rửa tội cho con trẻ cần có sự đồng ý rõ rệt của bên không Công Giáo, và phải bảo đảm trẻ rửa tội được giáo dục theo tinh thần Công Giáo.
b. Khi cả hai vở chồng đều là Công Giáo thì nếu có thể được hợp thức hóa hôn phối theo giáo luật rồi mới rửa tội cho con trẻ. Nếu cha mẹ không đồng ý hợp thức hóa hôn phối thì giãn việc rửa tội cho con trẻ một thời gian. Nếu cha mẹ không thể hợp thức hóa hôn phối thì cha xứ phải rửa tội cho con họ.
62. Hài nhi mới sinh gặp cơn nguy tử, phải rửa tội ngay không trì hoãn. Ai cũng rửa tội hợp pháp cả. Cha xứ cần huấn luyện cho giáo dân, nhất là các hộ lý, y sĩ, bác sĩ, y tá, ban hành giáo...biết cử hành bí tích rửa tội. Có thể rửa tội ngay tại chỗ như gia đình, trạm xá, bệnh viện rồi trình cha xứ ghi sổ.(đ. 867).
63. Con trẻ gia đình lương dân gặp nguy tử, có thể rửa tội kịp thời mặc dầu cha mẹ không biết hay không đồng ý. (đ. 868).
64. Trẻ em được rửa tội như thế qua được cơn nguy tử sau phải bù các phép lúc thuận tiện.

65. Bào thai sẩy thai phải được rửa tội tùy theo mức độ có thể. (đ. 870).


66. Trẻ em sơ sinh rơi rớt dọc đường, vô thừa nhận, phải được rửa tội, trừ khi biết chắc em đã được rửa tội. (đ. 871).
67. Cha quản xứ được phép rửa tội cho người lớn theo nghi thức trong sách các phép.
68. Người lớn muốn lĩnh nhận bí tích rửa tội phải tự ý xin (có thể bằng giấy tờ). Trên nguyên tắc không cần có ý kiến cha mẹ hay vợ chồng, nhưng về phương diện mục vụ, phải có ý kiến của cha mẹ hay vợ chồng.
69. Người lớn phải trải qua một thời gian dự tòng, dài ngắn tùy trường hợp, miễn là đủ để học tập các chân lý trong đạo, và thực tập sống đạo như cầu nguyện, tham, dự thánh lễ, cử hành phụng vụ..(đ. 866).
70. Liền sau bí tích rửa tội người lớn, linh mục chủ sự được ban bí tích thêm sức và cho rước lễ. (đ. 866).
71. Người lớn nguy tử, ít ra phải tỏ ý cách nào xin nhận bí tích rửa tội, phải biết những chân lý tối thiểu cần thiết như tin nhận một Thiên Chúa thưởng phạt công bằng, ba sự mầu nhiệm quan trọng, lại phải có lòng thống hối tội lỗi quá khứ và quyết tâm giữ các giới răn kitô giáo. (đ. 856).

72. Từ trước tới nay, cha quản xứ ủy nhiệm ông trùm hoặc ông câu rửa tội đơn cho con trẻ ở các họ lẻ. Bây giờ giáo luật mới dự trù : "Phải ban bí tích rửa tội theo đúng nghi thức trong sách phụng vụ đã được phê chuẩn, trừ trường hợp khẩn cấp thì chỉ giữ những điều buộc cho bí tích được hữu hiệu (đ. 8500.Giáo Hội đã ban hành nghi thức rửa tội cho con trẻ năm 1969, và nghi thức rửa tội cho người lớn năm 1972.


73. Có hai hình thức ban bí tích rửa tội :

a. Nghi thức rửa tội do thừa tác viên thông thường là : giám mục, linh mục, phó tế (đ. 861). Khuyên cha xứ sắp xếp thời gian đi đến các họ lẻ ban bí tích rửa tội cho con trẻ cách thông thường, theo đúng nghi thức trong sách các phép.

b. Nghi thức rửa tội do thừa tác viên ngoại thường :

-Thừa tác viên ngoại thường là thầy giảng, giáo lý viên hay một người nào đó do cha xứ ủy nhiệm. Cha xứ phải huấn luyện và tuyển chọn người có văn hóa, có lòng đạo để trao phó việc quan trọng này.

- Nghi thức rửa tội do thừa tác viên ngoại thường chỉ khác với thừa tác viên thông thường một số chi tiết như: không xức dầu Dự Tòng, dầu chrisma, không ban phép lành sau cùng (sách các phép).

-Con trẻ rửa tội theo nghi thức ngoại thường về sau không phải bù các phép nữa. Dĩ nhiên cha mẹ con trẻ phải báo cho cha xứ biết trước, và thừa tác viên phải có sổ ghi chép cho con trẻ, rồi trình cha xứ ghi vào sổ xứ. (đ. 861).



Bí Tích Thêm Sức

74. Nhờ bí tích thêm sức ghi ấn tích thiêng liêng, các tín hữu đang tiếp tục con đường khai tâm kitô giáo, được trau dồi bởi hồng ân Chúa Thánh Thần và gắn bó hoàn hảo hơn với Giáo Hội. Bí tích thêm sức giúp họ cách kiên cường, đòi buộc họ thêm mãnh liệt hơn phải trở nên nhân chứng của Chúa Kitô, bênh vực và loan truyền đức tin bằng lời nói và việc làm. (đ. 879).


75. Cha mẹ, các chủ chăn, nhất là các cha xứ phải lo liệu để các tín hữu được dạy dỗ cách kĩ lưỡng, lĩnh bí tích thêm sức cách hữu hiệu và được ơn ích tối đa vào thời gian thích hợp.(đ. 890).
76. Phải đợi cho trẻ con đến tuổi phán đoán mới nên cho nhận bí tích thêm sức. Tuổi phán đoán do HĐGM hay giám mục giáo phận lượng định. (đ. 891).
77. Có thể ban bí tích thêm sức cho trẻ con gặp trường hợp nguy tử đã đến tuổi biết phán đoán, mặc dầu chưa xưng tội rước lễ lần đầu. (đ. 891).
78. Khi đã kết hôn hay chuẩn bị kết hôn mà đương sự chưa lĩnh bí tích thêm sức thì cha quản xứ được ban bí tích thêm sức cho họ, nhưng sau phải báo trình Tòa Giám Mục.
Bí Tích Thánh Thể

79. Bí tích Thánh Thể là bí tích cao trọng nhất, trong đó Chúa Giêsu kitô hiện diện, tự hiến và trở nên lương thực, nhờ đó Giáo Hội tiếp tục được sống và tăng trưởng. Hy lễ Thánh Thể tưởng niệm sự chết và sự sống lại của Chúa tiếp diễn mãi mãi. Hy lễ Thánh Giá là tuyệt đỉnh và là nguồn suối của tất cả phụng vụ và đời sống kitô giáo. nhờ Hy lễ Thánh Thể, sự hiệp nhất của Dân Chúa được biểu lộ và thể hiện, việc xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô được hoàn tất. Bởi đấy, các bí tích khác và mọi hoạt động tông đồ của Giáo Hội đều quy hướng và liên kết chặt chẽ với bí tích Thánh Thể. (đ. 897).


80. Các tín hữu, kể cả con trẻ phải ý thức đầy đủ và được chuẩn bị chu đáo để được rước lễ với lòng tin và lòng sùng kính. Con trẻ nguy tử được rước lễ, nếu biết phân biệt Mình Thánh Chúa khác với của ăn thường. (đ. 913).
81. Cha xứ phải canh chừng không cho các con trẻ chưa đủ trí khôn hay chưa chuẩn bị đầy đủ rước lễ.(đ. 915).
82. Ai ý thức mình mắc tội nặng mà chưa xưng tội trước thì không được rước lễ (dâng lễ), trừ khi có lí do quan trọng và không có dịp tiện đi xưng tội. Trong trường hợp này phải có lòng thống hối và quyết tâm đi xưng tội càng sớm càng tốt (khoảng 3 ngày). (đ. 916).
83. Mỗi ngày mỗi tín hữu được rước lễ hai lần, nhưng lần thứ hai phải trong thánh lễ mà họ tham dự. (d.917).
84. Sau khi rước lễ lần đầu, các tín hữuc rước lễ ít là mỗi năm một lần trong mùa Phục Sinh, hoặc khi có ngăn trở thì phải rước lễ mùa khác trong năm.(đ. 920).
85. Các kitô hữu khi lâm nguy tử thì được rước lễ như của ăn đàng. Cho dù ngày ấy rước lễ rồi cũng rất nên cho họ rước lễ nữa. Bao lâu cơn nguy tử còn kéo dài, nên cho họ rước lễ nhiều lần vào những ngày khác nhau. (đ. 922).
86. Không được từ chối cho rước lễ như một kỉ luật, ngoại trừ trường hợp quy định nơi điều 915, nghĩa là người bị vạ tuyệt thông và cấm chế sau khi hình phạt đã tuyên bố, và người cố chấp trong một tội nặng công khai.
87. Muốn dâng thánh lễ tại tư gia phải có phép của đấng bản quyền.
Thánh Thể phải được cử hành ở nơi thánh, trừ khi, trong trường hợp riêng, nhu cầu đòi hỏi cách khác ; dù vậy, trong trường hợp ấy phải cử hành thánh lễ ở một nơi xứng đáng.
Hy Lễ Thánh Thể phải được cử hành trên một bàn thờ đã được cung hiến hay đã làm phép, ở ngoài nơi thánh có thể được cử hành trên một bàn xứng đáng, nhưng phải luôn có khăn phủ bàn và khăn thánh. (đ. 932).
88. Vì lí do mục vụ, các linh mục được dâng hai thánh lễ vào các ngày thường, ba (hoặc bốn khi rất cần) thánh lễ vào ngày Chúa Nhật, lễ trọng. (đ. 905).
89. Từ lâu, thói quen tổ chức các tuần chầu lượt trong giáo phận đã trở thành truyền thống. Các phiên thứ phân phối cho từng giáo xứ cần được giữ đúng tinh thần yêu cầu :

- Giữ đúng phiên thứ của mình.

- Tổ chức thật sốt sắng, long trọng, nhằm mục tiêu xúc tiến tinh thần yêu mến, đền tạ Thánh Thể.

- Việc chia phiên thứ chầu giờ cho các giáo họ hay đoàn thể, các cha có thể linh động tùy nơi tùy thời tiết, miễn là giữ đúng tinh thần đền tạ.

- Các cha được dâng lễ đồng tế trong ba ngày chầu lượt, dẫu trong ngày đã đồng tế ở nơi khác.

- Các bài giảng hoặc chia sẻ, cần chú trọng đến việc tôn sùng Thánh Thể, hoặc xúc tiến tinh thần sống đạo theo Vatican II.


90. Dù dâng nhiều thánh lễ mỗi ngày, linh mục chỉ được hưởng một bổng lễ mà thôi, còn các lễ khác phải có ý kiến của đấng bản quyền. Ngày lễ Giáng Sinh được nhận hai bổng lễ, còn một lễ nữa là lễ cho giáo dân. (đ. 951).

Tư tế đồng tế thánh lễ thứ hai trong một ngày, không có quyền nhận bổng lễ nữa dưới bất cứ danh nghĩa nào.(đ. 951)


91. Ngày lễ Linh Hồn, nếu dâng lễ ở xứ phụ trách, thì được nhận bổng lễ nơi các xứ ấy, nhưng sau phải dâng lễ "gratis" vào ngày khác mà bù lại.
92. Giáo dân xin lễ bao nhiêu cũng nhận một cách vui lòng. Nếu quá nhiều ý lễ hoặc bổng lễ quá thấp, hãy gửi về Tòa Giám Mục.
93. Linh mục già cả, ốm yếu khi không thể đứng, thì được phép ngồi mà dâng lễ riêng với một người giúp. Khi dâng lễ có giáo dân tham dự thì phải có phép của Đấng bản quyền (đ. 930). Ngài được phép dâng lễ tại nhà tư hàng ngày và cả lễ trọng (trừ tuần thánh). Nhưng không bao giờ được dâng lễ trong phòng ngủ, và phải giữ đúng các luật phụng vụ khác.
94. Theo phép rộng Tòa Thánh, hàng năm các linh mục quản xứ chỉ buộc dâng 11 lễ cho giáo dân vào những ngày sau đây : 1. Lễ Giáng Sinh- 2. Lễ Hiển Linh- 3. Phục Sinh- 4. Chúa Giêsu Lên Trời- 5. Hiện Xuống-6. Lễ Mình Thánh Chúa- 7. Lễ Thánh Giu-se-8. Lễ Mẹ Vô Nhiễm-9. Lễ Mẹ Lên Trời-10.Lễ Thánh Phê-rô và Phao-lô-11. Lễ Các Thánh.
Ai bị ngăn trở chính đáng không cử hành được thì phải nhờ linh mục khác chỉ lễ trong chính các ngày đó, hay chính mình chỉ lễ vào các ngày khác (không được chỉ lễ bina). Vị quản xứ phải coi nhiều giáo xứ, thì vào những lễ trên, chỉ buộc dâng một lễ cho tất cả giáo dân mình coi sóc. Vị nào hkông làm đủ bổn phận này thì đã bỏ bao nhiêu lễ, phải lo chỉ cho đủ bấy nhiêu lễ sớm hết sức. (đ. 534).
95. Việc rước lễ dưới hai Hình, diễn tả đầy đủ hơn ý nghĩa của thánh lễ như là một bữa tiệc Thánh, cũng như ý định của Chúa Giêsu khi lập giao ước mới trong Máu của Người...(sách lễ Rôma, QCTQ, 240).
Có 14 trường hợp được phép rước lễ dưới hai Hình, xin xem sách lễ Rôma, số 242 QCTQ.
96. Ngoại trừ các Phó Tế trực tiếp giúp lễ, những ai, kể cả các linh mục tham dự thánh lễ mà muốn rước lễ, phải được chủ tế hay thừa tác viên trao cho, không được tự cho mình rước lễ.
97. Cha xứ được chọn một số người làm thừa tác viên ngoại thường, cho phép họ đưa Mình Thánh cho kẻ liệt hoặc đặt ra ngoài cho giáo dân thờ lạy, được xông hương và đọc lời nguyện Thánh Thể, không ban phép lành cuối chầu ; được cho mình và cho giáo dân rước lễ, nhưng phải giữ quy định của sách phụng vụ. (đ. 943).

98. Mỗi linh mục phải có sổ lễ riêng, ghi rõ ngày nhận lễ, số lễ, ý chỉ, bổng lễ, ngày dâng lễ. Nếu chuyển dịch cho ai thì phải chờ hồi âm lại hay biết chắc vị ấy đã nhận, mới được xóa sổ. (đ. 955).


99. Linh mục phải hết sức bảo quản bánh lễ, rượu lễ cũng như chìa khóa nhà tạm. Không được dùng bánh lễ đúc đã quá lâu (hai hoặc ba tháng) tùy thời tiết và địa phương.
100. Các cha xứ muốn lưu giữ Thánh Thể tại nhà nguyện giáo họ, phải nhớ quy định của giáo luật :
Tại những nơi lưu giữ Thánh Thể, luôn phải có người chăm nom, và trong mức độ có thể, phải cử hành thánh lễ ít nhất mỗi tháng hai lần.(đ.934).
Trước nhà tạm lưu giữ Thánh Thể, phải luôn luôn thắp một chiếc đèn đặc biệt (có thể là bóng điện màu), để ghi dấu và tôn kính sự hiện diện của Chúa Kitô.(đ.940).

 

Bí Tích Hòa Giải

101. Trong bí tích hòa giải, những tín hữu nào thú tội với một thừa tác viên hợp pháp, hối hận về những tội ấy và dốc lòng chữa mình, thì được Thiên Chúa thứ tha những tội đã phạm sau khi chịu bí tích rửa tội qua sự xá giải do thừa tác viên ấy ban, và đồng thời họ được giao hòa giải với Giáo Hội mà họ đã làm tổn thương khi phạm tội. (đ.959).

102. Thông thường được cử hành bí tích hòa giải bằng cách xưng tội cá nhân và ban xá giải cá nhân.


Trường hợp đông người có thể nghe xưng tội cá nhân, rồi ban xá giải một lần cho nhiều người (chừng 20-30), nhưng phải lưu ý họ ở lại chờ lĩnh ơn xá giải rồi mới được về. (đ.961).
103. Khi có trường hợp nguy tử như sợ tai nạn chết nhiều người, có thể ban bí tích xá giải không có xưng tội cá nhân trước. Những người được xá giải phải có lòng sám hối về tội lỗi của mình và sau qua dược cơn nguy tử phải xưng tội cá nhân. (đ. 961).
104. Khi có sự khẩn thiết trầm trọng, nghĩa là khi nào xét vì số người xưng tội quá đông, và không đủ cha giải tội để nghe từng người xưng tội hợp lệ trong một thời gian thích đáng đến nỗi các hối nhân không phải lỗi tại họ đành thiệt mất ơn bí tích xá giải hay ơn rước lễ trong một thời gian lâu dài, lúc ấy có thể giải tội tập thể. Tuy nhiên không được coi là khẩn thiết khi không đủ cha giải tội chỉ vì hối nhân đông đúc như trong dịp đại lễ hay hành hương. (đ. 961).
Đức Giám Mục được quyền lượng định trường hợp nào là khẩn thiết, để được giải tội tập thể. Do đó, các linh mục đừng quá rộng rãi trong vấn đề này.
105. Những tín hữu được ơn xá giải phải có lòng thống hối tội lỗi mình và quyết tâm sau sẽ đi xưng tội nặng mà lúc này chưa xưng được (đ.962). Việc xưng tội này phải thực hiện trước lúc được hưởng ơn xá giải tập thể lần khác, trừ khi có lí do chính đáng chưa kịp xưng. (đ. 963).
106. Các tín hữu sau khi xưng tội lần đầu, buộc phải xưng tội mỗi năm một lần, nếu xét có tội nặng. (đ. 989).

Tuy không buộc nhưng khuyến khích các tín hữu nên xưng các tội nhẹ nữa. (đ. 988).


107. Các chủng sinh (đ.246), các tu sĩ (đ. 719), các giáo sĩ (đ. 246) phải siêng năm lĩnh nhận bí tích hòa giải.
108. Tòa giải tội thường đặt nơi trống trải trong nhà thờ. Không giải tội ở ngoài tòa giải tội, trừ khi có lý do chính đáng.(đ. 964).
109. Giáo luật quy định 6 trường hợp mắc vạ tuyệt thông tiền kết là :

- Bỏ đạo, rối đạo (đ. 1364).

- Xúc phạm đến phép Thánh Thể như thiêu hủy, ném hình thánh. (đ. 1362).

- Dùng vũ lực phạm đến Đức Giáo Hoàng. (đ. 1370).

- Giải tội đồng phạm. (đ. 977).

- Lỗi ấn tòa giải tội. (đ. 1388).

Những vạ trên đây dành cho Tòa Thánh, nên lúc bình thường cha giải tội phải xin ý kiến của Đấng Bản Quyền. Sau khi có năng quyền, ngài có thể giải vạ ở tòa ngoài theo công thức ở sách các phép, sau đó giải tội ở tòa trong.

- Phá thai có kết quả cũng là vạ tuyệt thông tiền kết, nhưng không dành cho Tòa Thánh. (đ. 13987).


110. Giáo luật cũng quy định 4 trường hợp mắc vạ cấm chế tiền kết :

- Xúc phạm đến Đức Giám Mục. (đ. 1372).

- Không phải linh mục mà thi hành chức vụ linh mục như dâng lễ, giải tội. (đ.1378).

- Tố cáo gian linh mục dụ dỗ. (đ. 1390).

- Giáo sĩ toan tính kết hôn, mặc dù chỉ là theo hình thức dân sự. (đ. 1394).

Trường hợp bình thường, cha xứ giải vạ phá thai và vạ cấm chế riêng hoặc cả giải vạ và giải tội chung với công thức trong tòa (có chủ ý).

Trong trường hợp nguy tử, cha xứ họăc tư tế nào cũng có thể giải được tất cả các vạ tiền kết dành cho Tòa Thánh và cấm chế ở tòa trong. (đ. 976).
111. Phải nhớ rằng linh mục không có quyền dành riêng tội cho chính mình ngài giải.
112. Linh mục phải đặc biệt ý tứ trong lời ăn tiếng nói, dấu hiệu trực hay gián tiếp có thể lỗi ấn tòa giải tội. (đ.983).
113. Linh mục phải sẵn sàng ngồi tòa khi có người xin xưng tội. Cha xứ cần quy định ngày giờ giải tội thuận tiện cho giáo dân. Khi ngồi tòa cần khôn ngoan thận trọng, không tỏ ra tò mò, không nóng giận cáu gắt. Cũng đừng ra việc đền tội quá nặng nề, hoặc làm cho kẻ khác bỡ ngỡ.(đ. 978-979).
114. Khi cần ngồi tòa ban đêm hoặc đi kẻ liệt cho nữ giới, linh mục phải hết sức thận trọng. Cần có đèn sáng và kẻ khác có thể trông thấy. (CđĐd 233-235).
Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân

115. Bằng bí tích xức dầu bệnh nhân, Giáo Hội phó dâng những tín hữu yếu đau, nguy cấp cho Chúa Kitô đau khổ và vinh hiển, để Người xoa dịu và cứu chữa họ. Bí tích xức dầu bệnh nhân được cử hành bằng việc xức dầu cho bệnh nhân, kèm theo đọc những lời trong sách phụng vụ. (đ.998).


116. Tín hữu kể cả con trẻ biết sử dụng trí khôn lâm cơn bệnh hiểm nghèo hay vì tuổi già, được lĩnh nhận bí tích xức dầu bệnh nhân.(đ.1004).
117. Khi xức dầu bệnh nhân, linh mục có thể cho đương sự chịu bí tích thêm sức nếu họ chưa chịu, và cho rước lễ. (đ. 891, 913).
118. Dầu Thánh OI, phải do Đức Giám Mục làm phép. Khi không có sẵn, linh mục có thể làm phép dầu (dầu thảo mộc như vừng, lạc.. cũng được), khi khẩn thiết, nhưng chỉ giới hạn trong chính lần cử hành bí tích này. (đ. 999). Công thức làm phép dầu theo 1971.
119. Khi bệnh nhân mê trầm :

- Nếu là người giữ đạo tốt, phải xức dầu.

- Nếu là kẻ có gương xấu nhưng đã tỏ dấu ăn năn trước khi bất tỉnh, thì cũng xức dầu.

- Nếu là kẻ sống bê bối nhưng có thể đoán chắc rằng họ sẽ xin lo liệu nếu biết mình lâm nguy, thì có thể xức dầu.

-Nếu là kẻ cố chấp trong một tội nặng công khai, thì không được ban bí tích xức dầu. (đ.1005, 1007).
120. Bí tích này có thể lặp lại, nếu bệnh nhân, sau khi phục hồi sức khỏe, lại ngã bệnh nặng, hay nếu trong cùng một cơn bệnh kéo dài, bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. (đ. 1004).
121. Cần dạy giáo dân đừng sợ xức dầu. Khi lâm cơn bệnh tương đối nặng, hãy xin chịu xức dầu khi còn tỉnh táo để được nhiều ích hơn, vì đây không phải là bí tích của những người hấp hối.
Bí Tích Truyền Chức Thánh.

122. Bí tích truền chức đã được Chúa thiết lập, một số người giữa các tín hữu được đặt làm thừa tác viên thánh với ấn tích không thể xóa nhòa, họ được cung hiến và trạch cử để tùy theo cấp bậc, thay mặt Đức Kitô dẫn dắt Dân Chúa bằng cách chu toàn các nhiệm vụ giáo huấn, thánh hóa và cai trị. (đ. 1008).


123. Linh mục cần lưu tâm cách riêng đến mục vụ ơn gọi, khuyến khích cầu nguyện theo ý chỉ đó. Bỏ sức ra cho giáo lý ơn gọi,lo huấn luyện các em giúp bàn thờ, cổ võ những sáng kiến thích hợp bằng cách tiếp xúc cá nhân nhằm phát hiện những tài năng và biết nhận ra thánh ý Thiên Chúa, để giúp các em can đảm bước theo Chúa Kitô. Với chủng viện, cái nôi ơn gọi của mình và môi trường thử nghiệm sống chung đầu tiên, cha xứ cần luôn duy trì những quan hệ hợp tác và yêu thương chân thành. Đó là một đòi hỏi không thể lẩn tránh của đức ái mục vụ, tiếp tay với Đức Chúa Thánh Thần, quan tâm khơi dậy ít nhất một ơn gọi linh mục, để có thể tiếp nối thừa tác vụ của mình. (Kim chỉ nam, số 32).
124. Cha quản xứ phải hết sức nêu cao lòng nhiệt thành tông đồ để khích lệ ơn gọi và lôi cuốn các thanh thiếu niên đến với chức linh mục. Đừng khó quá cũng đừng dễ quá trong việc lựa chọn này. Đừng ngã lòng vì thấy khó khăn trong việc tìm ơn gọi. (O.T. 2; P.O. 11).
125. Cha quản xứ phải cộng tác tích cực với các vị hữu trách trong chủng viện, để góp phần nuôi dưỡng và làm phát sinh ơn gọi linh mục. Tìm và giúp kinh phí những em có triển vọng tới chức linh mục bắt đầu từ lúc các em theo học Tiểu Học ; để ý chăm sóc và tập tành cho các em làm việc phụng vụ tốt. (O.T. 2; P.O. 11).
126. Cha quản xứ phải theo lương tâm mà báo trình Bề Trên giáo phận về các thầy được tuyển chọn hay được tiến chức.

 

Bí Tích Hôn Phối

127. Do giao ước hôn phối, người nam và người nữ tạo nên với nhau một sự thông hiệp trọn cả cuộc sống. Tự bản tính, giao ước hôn phối hướng về thiện ích của đôi bạn và việc sinh sản cùng giáo dục con cái. Chúa Kitô đã nâng giao ước hôn phối giữa những người dã chịu phép rửa tội lên hàng bí tích. (đ. 1055).
128. Gia đình là tế bào là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, gia đình tốt là cả Giáo Hội và xã hội đều tốt. Nên cha quản xứ có trách nhiệm vì mục vụ hôn nhân rất nặng nề. (GS 47, Thư chung HĐGM 1992).
129. Phải chuẩn bị xa, tức là dạy giáo lý cho thanh niên nam nữ trong lớp học về Tín Lý, bí tích, Phụng vụ...không tránh né đề cập đến vấn đề giới tính. (đ. 1063).
130. Chuẩn bị gần bằng cách mở giáo lý hôn nhân vào thời gian thích hợp cho những thanh niên nam nữ có nguyện vọng bước vào đời sống gia đình. (GS 48, 49; AA 11).

131. Chuẩn bị trực tiếp cho các đương sự bằng tĩnh tâm, xưng tội tham gia tích cực thánh lễ thành hôn như đọc các bài đọc, lời nguyện chung, các câu cam kết, sau thanh slễ dâng gia đình cho Đức Mẹ...(đ. 1065).


132. Điều tra lí lịch của đương sự và lập tờ rao ở những nơi cần thiết. (đ. 1067). Trong giáo phận Vinh chỉ buộc rao một lần.
Khi hai bên nam nữ thuộc hai giáo xứ khác nhau thì cha quản xứ bên nữ có trách nhiệm và quyền lợi điều tra lí lịch, lập tờ rao gửi cho cha xứ bên nam, chủ lễ và chứng hôn ở nhà thờ bên nữ sau khi đã có vi bằng của cha xứ bên nam. Nếu đương sự xin thành hôn ở giáo xứ bên nam hay một giáo xứ nào khác thì cha quản xứ bên nữ sẵn sàng cho giấy giới thiệu và buộc đôi hôn nhân trình xuất giấy chứng kết hôn để ghi vào sổ. (đ. 1109, 1115).
133. Cha quản xứ phải lưu ý cha mẹ đôi bên không được cho nam nữ chung sống với nhau trước khi thành hôn chính thức theo nghi thức của Giáo Hội.
134. Hôn phối giữa một người Công Giáo và một người lương dân (chưa rửa tội) là vô hiệu(đ. 1086). Nếu họ muốn kết hôn thì phải xin chuẩn ngăn trở khác đạo. Cha quản hạt được phép chuẩn này khi hội đủ các điều kiện :

a. Bên Công Giáo phải tự ý xin phép chuẩn (nhờ cha xứ) và sẵn sàng xa lánh mọi nguy cơ thương tổn đức tin, lo liệu cho con cái được rửa tội và giáo dục theo tinh thần Công Giáo, lại vận động cho bên lương dân trở lại đạo.(đ. 1125).

b. Về tuổi kết hôn nên theo quy định của luật dân sự : nam 20 tuổi và nữ 18 tuổi, và đợi cho họ có giấy kết hôn dân sự đã rồi mới thành hôn cho họ theo nghi thức Công Giáo. (đ. 1072).
135. Hai vợ chồng lương dân trở lại, sau khi chịu phép rửa tội, thì hôn phối của họ trở thành bí tích, không phải qua nghi thức hôn phối nữa, và con cái của họ được rửa tội cũng trở thành hợp pháp.
136. Trường hợp trở lại Công Giáo để kết hôn :

a. Nếu người nữ lương ở nơi xứ nào thì cha xứ nơi đó phải lo mọi sự.

b. Nếu người nam lương ở trong địa phương giáo xứ mình mà xin kết hôn với người nữ ở xứ khác thì cha xứ bên nam chỉ có nhiệm vụ điều tra lí lịch và báo trình cha xứ bên nữ.
137. Về đặc ân thánh Phao-lô : Đặc ân này dựa vào uy tín của thánh Phao-lô trong thư gửi tín hữu Corinthô (1Cr 7, 10-16) :

- Nếu một trong hai vợ chồng trở lại đạo chịu phép rửa tội, còn người kia không, nhưng vẫn sống hòa thuận với nhau thì không có vấn đề gì.

- Nếu người chồng hoặc vợ trở lại không thể sống chung, sợ khó giữ đạo, muốn được tháo gỡ hôn phối và kết hôn với một người Công Giáo, thì phải tiến hành thẩm vấn người vợ hoặc người chồng cũ. (đ. 1144) :
1.Có muốn trở lại không ? -Không. Hỏi tiếp câu thứ hai:

2.Có muốn chung sống hòa hợp và không xúc phạm đến Đấng Tạo Hóa không ? - Không.


138. Thông thường việc thẩm vấn được thực hiện sau khi chịu phép rửa tội, và phải làm ở tòa ngoài với giấy trắng mực đen.(đ. 1145). Đức Giám Mục có thể chuẩn chước : cho thẩm vấn trước rửa tội, hơn nữa ngài có thể chuẩn luôn việc thẩm vấn nữa nếu xét thấy đủ lí do. (đ. 1147).
139. Người trở lại nếu muốn kết bạn với một người Công Giáo, hay người lương dân khác, hay một người dị giáo (không phải Công Giáo), thì phải giữ các điều luật định cho những trường hợp ấy. (đ. 1147).
140. Nếu một người trở lại đã có nhiều chồng hay nhiều vợ, khi trở lại, vì không thể chung sống với chồng hay bà cả, thì có muốn chọn lấy một người vợ lẻ hay chồng lẻ, thì phải giữ các thể thức luật định (lặp lại sự ưng thuận theo nghi thức Công Giáo).(đ. 1148).
141. Giáo luật 1983 quy định 12 ngăn trở tiêu hôn, làm cho hôn phối vô hiệu :

1. Tuổi kết hôn : Nam 16, nữ 14 tuổi trọn, thiếu tuổi, hôn phối vô hiệu. (đ. 1087).

2. Bất lực phía người nam cũng như người nữ, dù tuyệt đối hay tương đối tự bản tính, khiến hôn phối vô hiệu.(đ. 1085).

3. Giây hôn phối : nghĩa là đã có vợ, chồng rồi và cả hai còn sống, mà kết hôn với người khác thì hôn phối vô hiệu. (đ. 1085).

4. Hôn phối giữa một người đã rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo và một người chưa rửa tội sẽ vô hiệu. (đ. 1086).

5. Người đã có chức thánh kết hôn là vô hiệu.

(đ. 1087).

6. Người có lời khấn dòng công khai giữ khiết tịnh trọn đời, kết hôn sẽ vô hiệu. (đ. 1088).

7. Người nam, nữ đang khi bị bắt cóc mà kết hôn sẽ vô hiệu. (đ. 1089).

8. Người âm mưu gây chết cho bạn, kể cả người cộng tác thể lý và luân lý cũng không thể kết hôn với nhau cách hữu hiệu. (đ. 1090).

9. Thân thuộc trực hệ, dù chính thức hay tự nhiên, bất cứ cấp nào (hàng dọc) kết hôn với nhau là vô hiệu. (đ. 1091).

Thân thuộc bàng hệ cấp hai (anh chị em ruột, kết hôn cũng vô hiệu.(đ. 1091).

10. Hôn thuộc là ngăn trở do giây liên hệ họ hàng do hôn nhân tạo ra. Ngăn trở này có giữa vợ hay chồng với cha mẹ ông bà con cháu của vợ hay chồng. Hôn nhân bị cấm giữa hôn thuộc trực hệ. (đ. 1092).

11. Liêm sỉ. Ngăn trở này phát sinh từ hôn phối vô hiệu sau khi dã sống chung, hoặc tư tình công khai và hiển nhiên. Ngăn trở này tiêu hôn trong trực hệ ở cấp một, nghĩa là người chồng với mẹ hay con gái của người phối ngẫu bất chính, hoặc ngược lại. (đ. 1093).

12. Dưỡng hệ. Ngăn trở này phát sinh do việc lập con nuôi, được pháp luật nhìn nhận. Hôn phối kể là vô hiệu giữa những người thân thuộc do dưỡng hệ, trong trực hệ hay trong cấp thứ hai của bàng hệ. (đ. 1094).
142. Tòa Thánh dành quyền miễn chuẩn :

- Ngăn trở do chức thánh hay do lời khấn công khai giữ đức khiết tịnh trọn đời trong dòng tu thuộc Đức Giáo Hoàng. (đ. 1078).

- Ngăn trở do tội ác nói ở điều 1090.

- Không bao giờ được miễn chuẩn do huyết tộc trực hệ hay bàng hệ cấp hai. Cũng như ngăn trở giây hôn phối vì là luật tự nhiên.


143. Bản quyền sở tại thông thường có thể miễn chuẩn mọi ngăn trở giáo luật cho những người thuộc quyền mình cư ngụ bất cứ đâu, và mọi người hiện đang ở trong lãnh thổ của mình, trừ những ngăn trở Tòa Thánh dành quyền miễn chuẩn. (đ. 1078).
144. 1. Trong trường hợp nguy tử, bản quyền sở tại có thể miễn chuẩn cho những người thuộc quyền mình cư ngụ bất cứ đâu, và mọi người hiện đang ở trong lãnh thổ của mình : vừa về thể thức phải giữ trong việc cử hành hôn phối, vừa về tất cả và từng ngăn trở theo giáo luật, hoặc công khai hoặc kín đáo, ngoại trừ ngăn trở do chức linh mục. (đ. 1079, $ 1).

2. Trong những hoàn cảnh nói ở triệt 1, nhưng chỉ trong trường hợp không thể đến với bản quyền sở tại được, thì cha xứ hay thừa tác viên thánh được ủy quyền hợp lệ, hay linh mục hay phó tế chứng hôn theo điều 1116, $2, có năng quyền miễn chuẩn tương tự. (đ. 1079, $2).

3. Trong trường hợp nguy tử, cha giải tội được hưởng quyền miễn chuẩn các ngăn trở còn kín đáo, ở tòa trong, vào lúc hay ngoài lúc ban bí tích thống hối. (đ. 1079).

4. Trong trường hợp nói ở triệt 2, được coi là không thể đến với bản quyền sở tại nếu chỉ có thể liên lạc bằng điện thoại hay điện tín. (đ. 1079).

 

Cầu Nguyện

145. Chúa Giêsu đã làm gương về sự cầu nguyện và dạy các tông đồ chăm lo cầu nguyện. Sách giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dành phần thứ tư để trình bày ý nghĩa và khuyến khích cầu nguyện. Người kitô hữu, kể cả giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân, phải xác tín tầm quan trọng của việc cầu nguyện là phương thế thánh hóa hữu hiệu, và phải biến đổi đời sống của mình thành một đời cầu nguyện liên lỉ. (OT.8; AG.25). Cụ thể là :


146. Đọc kinh sớm tối. Sự đọc kinh sớm tối nhất là đọc lớn tiếng, vừa là chúc tụng ngợi khen Chúa, vừa là xin ơn trợ lực cho phần hồn phần xác cho cuộc sống mỗi ngày, vừa là làm việc truyền giáo, vừa là giáo huấn con cái về mặt đạo đức. (A.A. 3, 4).
147. Tích cực tham gia thánh lễ Chúa Nhật, lễ trọng và các buổi kinh phụng vụ của Giáo Hội. (PV 24).
148. Ngắm suy sự thương khó Chúa Giêsu. Hàng năm vào mùa Chay Thánh, tổ chức ngắm sự thương khó Chúa tại nhà thờ xứ, họ thật nghiêm trang sốt sắng theo truyền thống. Nên phân phối các thứ ngắm cho các thành phần dân Chúa như phụ huynh, phụ nữ, thanh niên...
149. Các ngày thứ sáu hàng tuần, nên tổ chức suy ngắm đàng thánh giá cách thường hoặc cách trọng thể trong các nhà thờ nhà nguyện.
150. Tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Chúa hiện ra với thánh nữ Magarita Maria năm 1675, dạy phải tôn sùng Thánh Tâm và hứa : "Cha sẽ ban cho nhiều ơn cho kẻ có lòng tôn sùng Trái Tim Cha". Đối với linh mục có lòng tôn sùng Thánh Tâm, Chúa hứa ban ơn để khuyên bảo tội nhân thống hối (Sách tháng Trái Tim). Vậy các tín hữu nói chung, các linh mục và tu sĩ nói riêng, phải có lòng sốt sắng tôn sùng Thánh Tâm Chúa :

a. Làm việc tháng Trái Tim (tháng 6) cho đầy đủ sốt sắng : đọc sách, ca hát, kinh cầu trái tim Chúa.

b. Rước lễ các ngày thứ Sáu đầu tháng. Ngày thứ Sáu đầu tháng, các linh mục được dâng ba thánh lễ cho giáo dân có điều kiện rước lễ. Thứ sáu đầu tháng được kể là lễ ngoại lịch đặc biệt có thể át các lễ Kính (kể là imperata V1).

c. Mừng trọng thể ngày lễ Trái Tim Chúa (thứ sáu sau lễ Mình Thánh) : đọc kinh cầu trái tim và kinh đền tạ trái tim Chúa Giêsu.


151. Tôn kính Đức Maria và các thánh- ảnh tượng, hài cốt. Với mục đích cổ võ dân Chúa phải nên thánh, Giáo Hội khuyến khích mọi tín hữu lấy tình con cái tôn kính đặc biệt Đức Maria hồng phúc trọn đời đồng trinh Mẹ Thiên Chúa đã được Đức Kitô đặt làm Mẹ cả loài người; cũng vậy Giáo Hội cổ võ lòng tôn kính chân chính và thành thực đối với các thánh, vì lẽ các tín hữu được kiên vững nhờ gương sáng và được nâng đỡ bởi lời bầu cử của các ngài.(đ. 1186).
152. Theo truyền thống của Giáo Hội, sự sùng kính Đức Maria là sinh hoạt thường xuyên trong đời sống thường ngày của người tín hữu, là phương thế hữu hiệu để thánh hóa bản thân mình, góp phần thánh hóa và phát triển Giáo Hội, theo như lời tiên báo của Đức Mẹ trong ngày Thăm Viếng : "Muôn thế hệ sẽ khen tôi có phúc". (GH52).
153. Năm 1892, Bề Trên đã dâng phó Địa Phận này cho rất thánh Đức Bà, và đã chon lấy lễ Đức Bà Hồn và Xác Lên Trời làm quan thầy giáo phận. Cho nên, ngày ấy, mỗi giáo xứ phải làm lễ trọng thể tại họ trị sở, và đến chiều thì đi kiệu trọng thể, mà xin Đức Bà ghé mặt mà nhìn Địa Phận cách riêng".(Direct. 1932, số2).

Năm 1973, trong thư chung số 03/73 (30-6-1973), Đức Giám Mục Phê-rô Nguyễn Năng đã chỉ thị :

1. Tất cả các đơn vị họ, dòng tu làm tuần 9 ngày như lịch giáo phận đã quy định, cho sốt sắng hết sức. Các cha xứ, các ban hành giáo có nhiệm vụ giải thích, khuyên bảo, đôn đốc, để có thật đông người tham dự tuần 9 ngày cầu nguyện này.

2. Mọi người khuyên bảo, dục giã nhau xưng tội, rước lễ trong tuần 9 ngày này, nhất là trong chính ngày lễ. Ước gì không một ai bỏ rước lễ.

3. Mọi người ăn chay vào ngày áp lễ.
154. Thói quen giữ các ngày thứ bảy đầu tháng là một thói quen rất tốt, nên giữ. Hãy tôn sùng trái tim Mẹ, siêng năng lần hạt, sống đời tận hiến cho Mẹ.
155. Tháng Năm dương lịch là thánh Hoa kính Mẹ. Làm việc tháng chung với nhau : có thể đọc sách tháng, ca hát kính Mẹ. Có thể rước kiệu, dâng hoa tùy hoàn cảnh.
156. Tháng Mười dương lịch là tháng Mân Côi. Mỗi ngày lần hạt năm chục, kinh cầu Đức Bà, kinh ông thánh Giu-se. Việc tháng Mân Côi không làm trong thánh lễ như xưa nữa, có thể làm vào giờ đọc kinh tối.
157. Tôn kính cách riêng thánh Giu-se là quan thầy chung Giáo Hội. Dùng tháng Ba dương lịch để kính người. Các bậc gia trưởng hãy noi gương thánh Giu-se, xin người giúp sống tốt lành gương mẫu, làm việc bổn phận nên.
158. Kính ông thánh Phanxicô Xaviê và thánh nữ Têrêxa Hài Đồng là quan thầy Đông Phương và các miền truyền giáo.

159. Ngày 24-11 hàng năm là lễ trọng, kính chung các thánh tử đạo Việt Nam (Kính và lễ trọng). Còn việc mừng trọng thể, định vào Chúa Nhật 33 quanh năm.(quyết định của HĐGMVN).


160. Riêng giáo phận Vinh, 18-2 là lễ nhớ thánh Phêrô Hoàng Khanh, 10-7 là lễ nhớ thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự.
161. Chỉ được tôn kính công khai các tôi tớ đã được huấn quyền liệt kê vào sổ bộ chân phước hay hiển thánh. (đ.1187).
162. Được phép trưng bày các ảnh tượng trong các nhà thờ để tôn kính, tuy nhiên và giữ chừng mực về số lượng và sự cân xứng, ngõ hầu không gây ngỡ ngàng cho dân kitô giáo, hoặc mở lối cho những sùng kính lệch lạc. (đ. 1188).
163. Về việc trưng bày hài cốt các vị tử đạo đã được huấn quyền Giáo Hội công bố là chân phước hay hiển thánh, phải được bản quyền địa phương ban phép. (đ. 1187).

 

Lễ Nghi An Táng

164. Sự tôn trọng người chết và xin lễ cầu hồn cho họ là do lòng tin "các thánh thông công" đã được thực hành ngay từ đầu Giáo Hội. (LG 49; GS 18).
165. Các tín hữu đã qua đời phải được an táng theo lễ nghi Giáo Hội. Qua lễ nghi an táng, Giáo Hội cầu xin ơn trợ giúp thiêng liêng cho người quá cố, tôn vinh thi hài của họ, và đồng thời đem lại ủi an cho người còn sống. Lễ nghi an táng phải được cử hành theo luật phụng vụ. (đ. 1176).
166. Giáo Hội thiết tha khuyên nhủ nên duy trì phong tục đạo đức chôn cất thi hài cho người quá cố. Tuy nhiên Giáo Hội không cấm hỏa táng, trừ khi nào hỏa táng được chọn lựa vì những lí do trái ngược với đạo lí kitô giáo. (đ. 1176).
167. Cần bài trừ thói tục ăn uống mâm cỗ bên thi hài người quá cố. Những kẻ đưa tang cũng như người giúp việc nên làm vì tình bác ái, thông cảm chia buồn với tang gia, đừng nên cớ cho tang gia phải phí tổn nặng nề, đã "mất người lại tốn của", nhất là những gia đình neo đơn.

168. Linh mục qua đời đang khi phục vụ giáo xứ, thì giáo xứ đó phải lo liệu mai táng với sự chỉ đạo của cha quản hạt.


169. Các linh mục trong giáo phận phải dâng một lễ cho linh mục quá cố.
170. Các dự tòng cũng được mai táng theo nghi thức của Giáo Hội như những tín hữu khác. (đ. 1183).
171. Người tín hữu sống trong tội lỗi khi chết không tỏ dấu gì thống hối, và kẻ tự tử, không được an táng theo nghi thức của Giáo Hội. (đ. 1184).

Người nào không được an táng theo nghi thức của Giáo Hội thì cũng không được hưởng lễ quy lăng, nhưng được dâng lễ riêng tư cho họ. (đ. 1185).


172. Sau khi an táng rồi phải ghi tên họ vào sổ tử theo luật địa phương. (đ. 1182).
Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 243.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương