TỦ SÁch thăng tiến giáo dân giáo dân hợp tuyển số 8 tháng 9/2013 VỚi chủ ĐỀ giáo dân vớI giáo huấn xã HỘi củA giáo hội giêRÔnimô nguyỄn văn nộI



tải về 0.49 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích0.49 Mb.
#9951
1   2   3   4   5   6

Linh mục Phan Tấn Thành, OP

[Sưu tầm của GDHT]




CÁC VĂN KIỆN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

CỦA CÁC VỊ GIÁO HOÀNG

& CÔNG ĐỒNG VATICAN II
Chú thích: Vì khổ giấy nhỏ nên chúng tôi phải chia bảng liệt kê các văn kiện về các vấn đề xã hội thành nhiều bảng. Mong mọi người thông cảm.


STT (1)

TÁC GỈA (2)

LOẠI (3)


1

LÊÔ XIII

THÔNG ĐIỆP

2

PIÔ XI

THÔNG ĐIỆP

3

GIOAN XXIII

THÔNG ĐIỆP

4

GIOAN XXIII

THÔNG ĐIỆP

5

CÔNG ĐỒNG

HIẾN CHẾ

6

PHAOLÔ VI

THÔNG ĐIỆP

7

PHAOLÔ VI

THÔNG ĐIỆP

8

PHAOLÔ VI

TÔNG HUẤN

9

PHAOLÔ VI

TÔNG HUẤN

10

GIOAN PHAOLÔ II

THÔNG ĐIỆP

11

GIOAN PHAOLO II

THÔNG ĐIỆP

12

GIOAN PHAOLO II

THÔNG ĐIỆP

13

GIOAN PHAOLO II

THÔNG ĐIỆP



STT (1)

TÊN VĂN KIỆN (LA TINH) (4)


1

RERUM NOVARUM

2

QUADRADESIMO ANNO

3

MATER ET MAGISTRA

4

PACEM IN TERRIS

5

GAUDIUM ET SPES

6

POPULORUM PROGRESSIO

7

OCTOGESIMA ADVENIENS

8

JUSTICIA IN MONDO

9

EVANGELII NUNCTIANDI

10

REDEMPTOR HOMINIS

11

LABOREM EXERCENS

12

SOLLICITUDO REI SOCIALIS

13

CENTESIMUS ANNUS



STT (1)

TÊN VĂN KIỆN (VIỆT) (5)

BAN HÀNH (6)


1

CÁC VẤN ĐỀ MỚI

1891

2

TỨ THẬP CHU NIÊN

1931

3

MẸ VÀ THẦY

1963

4

HOÀ BÌNH TRÊN TRÁI ĐẤT

1965

5

VUI MỪNG & HY VỌNG

1965

6

PHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC

1967

7

BÁT THẬP CHU NIÊN

1971

8

CÔNG LÝ TRÊN THẾ GIỚI

1971 –72

9

CẦN RAO GIẢNG TIN MỪNG

1974

10

ĐẤNG CỨU ĐỘ NHÂN LOẠI

1979

11

LAO ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

1981

12

MỐI BẬN TÂM VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1987

13

BÁCH CHU NIÊN

1991



[Sưu tầm của GDHT]

GIỚI THIỆU QUYỂN TOÁT YẾU

HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI
Một bản văn chưa từng có tiền lệ”

Dưới đây là bài giới thiệu của Đức Hồng Y Renato Martino, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng đặc trách Công lý và Hòa bình về “Quyển Toát yếu (Compendium) Học thuyết Xã hội của Giáo Hội”, trong một cuộc họp báo vào ngày 25/10/2004.

Hôm nay tôi rất vui mừng công bố tài liệu đã phải chờ đợi từ lâu này: “Quyển Toát yếu Học thuyết Xã hội của Giáo Hội”. Tài liệu này đã được Hội đồng Giáo hoàng đặc trách Công lý và Hòa bình soạn thảo - theo yêu cầu của Đức Thánh Cha, và sách này được đề tặng cho ngài - và Hội đồng hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung. Quyển Toát yếu này có giá trị cho tất cả mọi người - người Công giáo, các Kitô hữu khác, mọi người thiện chí - đang tìm kiếm những dấu chỉ chắc chắn của sự thật hầu cổ vũ mạnh mẽ hơn thiện ích xã hội của những con người và của những xã hội. Công trình này đã bắt đầu cách đây năm năm dưới nhiệm kỳ của vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Công trình đã phải trì hoãn vì bệnh tật và cái chết của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê, và tiếp đến là sự thay đổi chức vụ chủ tịch của Hội đồng Giáo hoàng đặc trách Công lý và Hòa bình.
Việc phát thảo Quyển Toát yếu Học thuyết Xã hội của Giáo hội đã không là một công việc đơn giản. Những vấn đề phức tạp nhất cần phải được đề cập đến, cơ bản là những vấn đề được quyết định bởi: a) việc soạn thảo một bản văn như thế thực sự chưa từng có trước đây trong lịch sử Giáo hội; b) nỗ lực tập chú vào một số những vấn đề mang tính khoa học luận phức tạp (complex epistemo-logical questions) vốn có trong bản chất của Học thuyết Xã hội của Giáo hội; c) cần phải trình bày một chiều kích phổ quát và thống nhất cho tài liệu này, cho dù có vô số những phương diện và sự đa dạng không cùng của các thực tại xã hội trên thế giới và của thế giới; và d) ước muốn cống hiến một giáo huấn luôn luôn sáng ngời vượt qua thời gian, trong một thời kỳ lịch sử ghi dấu ấn những thay đổi rất nhanh chóng và triệt để ở bình diện xã hội, kinh tế và chính trị.

Quyển Toát yếu Học thuyết Xã hội của Giáo hội cống hiến một sự khái quát đầy đủ về hệ thống cơ bản của toàn bộ sưu tập học thuyết về giáo huấn xã hội của Giáo hội. Trung thành với lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong số 54 của tông huấn hậu thượng hội đồng giám mục “Giáo hội tại Mỹ châu” (“Ecclesia in America”), tài liệu này trình bày “một cách đầy đủ và hệ thống, cho dù bằng một sự khái quát, giáo huấn xã hội của Giáo hội: đây là hoa trái của sự suy tư nghiêm túc của Huấn quyền Giáo hội và là một bằng chứng của sự cam kết trung thành với ơn cứu độ được hoàn tất nơi Chúa Kitô và của mối quan tâm ưu ái đối với vận mệnh của nhân loại” (Compendium, 8).


Quyển Toát yếu có cấu trúc đơn giản và trong sáng. Có ba phần theo sau phần dẫn nhập. Phần thứ nhất, gồm bốn chương, đề cập đến những tiền đề cơ bản của Học thuyết Xã hội của Giáo hội - kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa dành cho nhân loại và xã hội, sứ mệnh của Giáo hội và bản chất của học thuyết xã hội, con người và các quyền con người, các nguyên tắc và các tiêu chuẩn của Học thuyết Xã hội của Giáo hội.

Phần thứ hai, gồm bảy chương, đề cập đến các nội dung và các chủ đề cổ điển của học thuyết xã hội - gia đình, việc làm, đời sống kinh tế, cộng đoàn chính trị, cộng đoàn quốc tế, môi trường và hòa bình.

Phần thứ ba, khá ngắn, chỉ có một chương, gồm một loạt những chỉ dẫn cho việc sử dụng Học thuyết Xã hội của Giáo hội trong hoạt động mục vụ của Giáo hội và trong đời sống của người Kitô hữu mà trước tiên là người giáo dân. Phần kết luận có tiêu đề “Để xây dựng nền văn minh tình thương” là một diễn ngữ ẩn chứa mục đích của toàn bộ tài liệu này.

Công trình này có kèm theo bản danh mục phong phú, rất dễ dàng và hữu ích cho việc tra cứu.

Quyển Toát yếu có một mục đích đặc thù và nổi bật tính cách đặc trưng của một số mục tiêu được giải thích rõ trong Số 10 của phần dẫn nhập. Tài liệu “được trình bày như là một văn kiện chính thức giúp biện phân về phương diện luân lý và mục vụ đối với những sự kiện phức tạp ghi dấu ấn lên thời đại chúng ta; như một hướng dẫn viên, ở mức độ cá nhân hay cộng đồng, khuyến khích những thái độ, những chọn lựa hầu cho mọi người nhìn vào tương lai với niềm tin tưởng và hy vọng lớn lao; như một trợ giúp cho người tín hữu liên hệ đến giáo huấn của Giáo hội trong lãnh vực đạo đức xã hội” (Compendium, 10).

Hơn nữa, tài liệu này còn là một văn kiện được soạn ra đặc biệt nhằm mục đích cổ vũ “những kế hoạch hành động mới đáp ứng những đòi hỏi của thời đại chúng ta và hài hòa với những nhu cầu cơ bản của con người và các nguồn tài nguyên. Nhưng trên hết có thể phát sinh ra động lực tái khám phá ơn gọi phù hợp với các đặc sủng khác nhau bên trong lòng Giáo hội, một Giáo hội có bổn phận Tin mừng hóa trật tự xã hội, bởi vì “tất cả mọi phần tử của Giáo hội đều là những người dự phần trong chiều kích trần thế này” [1] (Compendium, 10).

Một điểm đáng nhấn mạnh, vì nó được tìm thấy trong nhiều phần khác nhau của tài liệu này, đó là: bản văn được trình bày như là một văn kiện nhằm thúc đẩy công cuộc đối thoại đại kết và liên tôn về phía người Công giáo với tất cả những ai thành thật tìm kiếm thiện ích của nhân loại. Thật vậy, lời minh định được viết trong Số 12 rằng tài liệu này “cũng được đề nghị cho các anh em của các Giáo hội khác và các cộng đoàn Giáo hội, cho những người theo các tôn giáo khác, cũng như cho tất cả mọi người thành tâm thiện chí đang dấn thân phục vụ công ích”.

Thật vậy, Học thuyết Xã hội nhằm gửi đến mọi người trên thế giới, trước tiên và đặc biệt cho các con cái của Giáo hội. Ánh sáng Tin mừng mà Học thuyết Xã hội mang ra chiếu sáng trên xã hội, soi sáng cho mọi người; mỗi lương tâm và mỗi trí tuệ có thể quán triệt được chiều sâu của ý nghĩa và các giá trị con người được trình bày trong học thuyết này, cũng như nhìn thấy rõ tính nhân đạo và nhân tính hóa chứa đựng trong những chuẩn mực hành động của học thuyết.

Hiển nhiên, Quyển Toát yếu Học thuyết Xã hội của Giáo hội liên quan đến người Công giáo trước tiên, vì “người đón nhận đầu tiên Học thuyết Xã hội của Giáo hội là cộng đoàn Giáo hội trong toàn thể mọi thành phần, bởi vì mỗi tín hữu đều có những trách nhiệm xã hội phải chu toàn. Trong những phận vụ rao giảng Tin mừng, nghĩa là giáo huấn, dạy giáo lý và đào tạo mà Học thuyết Xã hội của Giáo hội cảm hứng, Quyển Toát yếu này được gửi đến cho mỗi một Kitô hữu, mỗi người tùy theo khả năng, những đoàn sủng, chức vụ và sứ mạng công bố Tin mừng, phù hợp với phận vụ của mỗi người” (Compendium, 83).
Học thuyết Xã hội cũng hàm chứa trách nhiệm liên quan đến việc xây dựng, tổ chức và điều hành xã hội: những bổn phận về chính trị, kinh tế và hành chính, hoặc những bổn phận mang tính trần thế thuộc về người giáo dân một cách đặc biệt, do bản chất trần thế, sống giữa đời (the secular nature) của bậc sống và ơn gọi của họ. Bằng cách thi hành trách nhiệm này, người giáo dân đem Học thuyết Xã hội ra thực hành và hoàn thành sứ mệnh trần thế của Giáo hội.
Trong khi soạn thảo Quyển Toát yếu này, câu hỏi về vị trí của Học thuyết Xã hội của Giáo hội trong thế giới ngày nay không ngừng được nêu lên. Để trả lời rõ ràng và chính xác cho câu hỏi này, người ta quyết định rằng tiến hành theo con đường phân tích xã hội học đơn thuần thì không cần thiết, và cũng không cần làm một bản liệt kê những ưu tiên xã hội hoặc những vấn đề nổi bật. Đúng hơn, người ta nghĩ rằng Quyển Toát yếu nên trình bày một văn kiện nghiêm túc và rõ ràng, thích đáng để trợ giúp cho sự biện phân (đã nói) - một tác động nhận thức của Giáo hội và cộng đồng - đó là điều cần thiết biết bao cho ngày nay.
Sự biện phân Kitô giáo đặt nền trên việc đọc các dấu chỉ của các thời đại, việc đọc này được thực hiện dưới ánh sáng của Lời Chúa, và bộ sưu tập chân lý này Huấn quyền Giáo hội đã xác nhận như là Học thuyết Xã hội của Giáo hội, nhằm mục đích hướng dẫn hành động của cộng đồng và các cá nhân. Với điều này, chúng ta đi đến chính cốt lõi của Học thuyết Xã hội của Giáo hội, chúng ta đụng chạm đến bản chất thâm sâu của nó như là “cuộc gặp gỡ giữa sứ điệp và những đòi hỏi của Tin mừng với những vấn đề xuất phát từ đời sống xã hội” [2]. Quyển Toát yếu trình bày Học thuyết Xã hội của Giáo hội như là một học thuyết được sinh ra từ sự biện phân, nó cũng tự biện phân, và có mục đích giúp biện phân.

Chính trong quan điểm cơ bản này, Quyển Toát yếu có kỳ vọng lớn lao là giúp mang lại một sự biện phân khả dĩ đáp ứng một số những thách đố mang tính quyết định rất có ý nghĩa và có tầm quan trọng đáng kể.


a) Trước hết đó là thách đố văn hóa mà học thuyết xã hội đề cập đến bằng việc nhắc lại chiều kích cấu thành liên ngành tri thức (constitutive interdisciplinary dimention) của nó. Qua Học thuyết Xã hội của mình, Giáo hội ”công bố sự thật về Chúa Kitô, về chính Giáo hội và về con người, bằng cách áp dụng sự thật này vào một hoàn cảnh cụ thể” [3]. Do đó, hiển nhiên khi nhìn về tương lai, Học thuyết Xã hội sẽ luôn phải khai triển hơn nữa chiều kích liên ngành tri thức của nó [4]. Phương diện liên ngành tri thức này không phải là một điều gì đến từ bên ngoài nhưng là một chiều kích nội tại của Học thuyết Xã hội của Giáo hội, bởi vì nó liên kết chặt chẽ với mục đích thể hiện chân lý vĩnh cửu của Tin mừng vào trong những vấn đề lịch sử mà nhân loại phải đối diện.

Chân lý của Tin mừng cần phải được gặp gỡ với những ngành tri thức khác nhau của con người, bởỉ vì đức tin không xa lạ với lý trí. Những hoa trái của công lý và hòa bình mang tính lịch sử sẽ phát triển khi ánh sáng của Tin mừng xuyên qua và đi vào cấu trúc của các nền văn hóa của con người, trong khi tôn trọng quyền tự quyết hỗ tương giữa đức tin và tri thức, nhưng cũng phải lưu ý đến những mối liên hệ loại suy của chúng. Khi cuộc đối thoại với những ngành tri thức khác nhau lôi kéo các thành phần lại gần hơn với nhau và trở nên hữu hiệu, thì Học thuyết Xã hội của Giáo hội có thể thi hành sứ mệnh của mình, đó là thúc đẩy hoạch định những chương trình xã hội, kinh tế và chính trị mới mẻ, mà ở tại trung tâm của những chương trình này là chính con người với tất cả mọi chiều kích của nó.


Hầu như không cần phải nhận thấy làm thế nào mà một chiều kích liên ngành tri thức được định hướng theo phương diện thần học (theologically oriented Interdisci-plinary dimension) có thể đáp ứng hai nhu cầu được cảm nhận mạnh mẽ trong văn hóa ngày nay. Nền văn hóa hiện đại từ chối bất kỳ loại hệ thống “đóng kín” nào, nhưng đồng thời nó đang đi tìm những giải thích hợp lý. Học thuyết Xã hội của Giáo hội không phải là “một hệ thống đóng kín” [5], và có hai lý do tại sao nó được như vậy: bởi vì nó mang tính lịch sử, nghĩa là nó “phát triển phù hợp với những hoàn cảnh chuyển biến của lịch sử” [6], và bởi vì nó bắt nguồn từ sứ điệp Tin mừng [7], là sứ điệp siêu việt, và rõ ràng vì lý do này, nó là “nguồn canh tân” [8] chủ yếu của lịch sử. Chiều kích liên ngành tri thức này cho phép Học thuyết Xã hội cống hiến sự chỉ dẫn mà không là một hệ thống và cũng không là một hệ thống dẫn đường lầm lạc.
b) Thách đố thứ hai nổi lên từ sự dửng dưng về đạo đức và tôn giáo, và nhu cầu tái tục công cuộc hợp tác liên tôn. Ở bình diện xã hội, những khía cạnh quan trọng nhất của sự dửng dưng phổ biến đó là sự tách biệt giữa đạo đức và chính trị, và quan niệm rằng những vấn đề đạo đức không có chỗ trong vũ đài công cộng, rằng chúng không có thể là đối tượng của tranh luận chính trị hợp lý, chúng bị xem như là những biệu hiện của những chọn lựa cá nhân, ngay cả là riêng tư nữa. Hơn nữa, sự tách biệt giữa đạo đức và chính trị cũng có chiều hướng áp dụng vào mối tương quan giữa chính trị và tôn giáo, mà tôn giáo bị coi là thuộc phạm vi của những vấn đề riêng tư.

Trong lĩnh vực này học thuyết xã hội của Giáo hội có một trách vụ cam go phải thực thi hôm nay và trong tương lai gần, một trách vụ sẽ dễ dấn thân hơn nếu được thực hiện trong sự đối thoại với các niềm tin Kitô khác và ngay cả với những tôn giáo ngoài Kitô giáo. Sự hợp tác liên tôn sẽ là một trong những con đường có giá trị chiến lược lớn lao cho thiện ích của nhân loại và có tính quyết định trong tương lai của học thuyết xã hội. Với đôi mắt của sự khôn ngoan Kitô giáo nhìn vào các biến cố của cuối thế kỷ 20 và bắt đầu ngàn năm mới, chúng ta có thể, như Đức Thánh Cha đã chỉ ra, chứng minh ít ra một lĩnh vực có tầm quan trọng hàng đầu mang tính lịch sử đối với công cuộc đối thoại liên tôn trong bầu khí xã hội nầy. Đây là lĩnh vực hòa bình và các quyền con người. Mọi người đều biết vô vàn những lời kêu gọi chân thành và sâu sắc của Đức Giáo hoàng về lĩnh vực này.



Đọc kỹ lại các Diễn văn của Đức Gioan Phaolô II trước các Ngoại giao đoàn được cử tới Tòa Thánh trong suốt 26 năm qua dưới triều giáo hoàng của ngài cũng đủ cho chúng ta một ý tưởng về sự thường xuyên và cương quyết trong những lời kêu gọi của ngài gửi đến các tôn giáo trên thế giới để cùng nhau làm việc cho hòa bình, trong “tinh thần của Assisi”. Chỉ cần nhắc lại ở đây đoạn văn trích dẫn trong Sứ điệp gửi Ngày Thế giới Hòa bình 2002, trong đó Đức Thánh Cha đã viết: “Các niềm tin Kitô giáo khác nhau, cũng như các tôn giáo lớn trên thế giới, cần phải làm việc với nhau để xóa bỏ các nguyên nhân xã hội và văn hóa gây ra chủ nghĩa khủng bố. Các tôn giáo có thể làm điều này bằng cách giảng dạy sự cao cả và phẩm giá của mỗi con người, và bằng việc loan truyền một ý nghĩa rõ ràng hơn về tính duy nhất của gia đình nhân loại. Đây là lĩnh vực đặc biệt của công cuộc đối thoại và hợp tác đại kết và liên tôn, một sự phục vụ khẩn cấp mà tôn giáo có thể cống hiến cho nền hòa bình của thế giới” [9].
Trong tương lai gần, những lĩnh vực của các quyền con người, hòa bình, công bình xã hội và kinh tế, và sự phát triển sẽ ngày càng là trọng tâm của công cuộc đối thoại. Những người Công giáo được kêu gọi tham gia vào công cuộc đối thoại này cùng với Học thuyết Xã hội của họ, được hiểu như là “một sưu tập học thuyết” nhằm thúc đẩy, nhưng cũng được nuôi dưỡng bởi, “hoạt động mang lại nhiều hoa trái của hằng triệu người đã và đang cố công làm cho giáo huấn này thành nguồn cảm hứng cho mối quan tâm dấn thân của họ trong thế giới” [10].
c) Thách đố thứ ba là một thách đố hoàn toàn về phương diện mục vụ. Tương lai của Học thuyết Xã hội của Giáo hội trong thế giới hiện đại sẽ tùy thuộc vào việc liên tục đổi mới sự nhận thức về Học thuyết Xã hội như là nó đang được đâm rễ sâu vào sứ mệnh riêng biệt của Giáo hội; liên tục đổi mới sự nhận thức về việc làm thế nào để Học thuyết này được sinh ra từ Lời Chúa và từ đức tin sống động của Giáo hội; liên tục đổi mới sự nhận thức về cách thức làm sao để nó trở thành một biểu hiệu cho việc phục vụ của Giáo hội đối với thế giới, trong đó ơn cứu độ của Chúa Kitô phải được công bố bằng lời nói và bằng việc làm. Do đó, Học thuyết Xã hội tùy thuộc vào sự đổi mới nhận thức về cách thức Học thuyết này được liên kết với mọi phương diện của đời sống và hoạt động của Giáo hội, như: các bí tích, phụng vụ, giáo lý, và hoạt động mục vụ. Học thuyết Xã hội của Giáo hội, “là một thành phần chủ yếu làm nên toàn bộ sứ điệp Kitô giáo” [11], phải được hiều biết, được quảng bá và được sống. Một khi, trong bất kỳ cách thức nào, người ta đánh mất ý thức sâu sắc rằng Học thuyết Xã hội này thuộc về sứ mệnh của Giáo hội, thì chính Học thuyết Xã hội sẽ bị lợi dụng, trở thành miếng mồi của nhiều hình thức hàm hồ và ứng dụng của các phe phái.
Ở đây tôi xin nhắc lại diễn ngữ danh tiếng “Học thuyết Xã hội Công giáo là một thành phần thiết yếu của quan niệm Kitô giáo về sự sống”[12], với cách diễn đạt này, Chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII, trong thông điệp “Mater et Magistra” (“Mẹ và Thầy”) của ngài, đã mở đường từ nhiều năm trước cho những lời xác quyết kế tục, quan trọng và sâu sắc của Đức Gioan Phaolô II: “giảng dạy và quảng bá Học thuyết Xã hội của mình là thành phần của sứ mệnh rao giảng Tin mừng của Giáo hội”[13]; là một “khí cụ Tin mừng hóa”[14], Học thuyết Xã hội “công bố Thiên Chúa và mầu nhiệm cứu độ của Người trong Chúa Kitô cho mọi người”[15].

Học thuyết Xã hội càng ít bị giáng xuống thành những bài diễn văn về xã hội học hay chính trị học, thành những bài huấn đức, thành “một khoa học giả hiệu về hạnh phúc’[16] hoặc đơn thuần thành “đạo lý cho những tình huống khó khăn”, nó sẽ càng có khả năng phục vụ tốt hơn cho những người nam và nữ trong cấu trúc xã hội và trong lĩnh vực kinh tế. Nó sẽ càng được hiểu biết, được giảng dạy, được sống và được thể hiện trong toàn thể “mối liên kết sống động của nó với Tin mừng của Chúa”[17] tốt hơn nữa.


Để kết luận bài giới thiệu Quyển Toát yếu Học thuyết Xã hội của Giáo hội với những dòng suy tư trên về vai trò của Học thuyết Xã hội của Giáo hội trong thế giới ngày nay khi phải đối diện với những thách đố mới của công cuộc rao giảng Tin mừng, tôi xin nhấn mạnh một chiều kích kép của sự hiện diện của các Kitô hữu trong xã hội, một hứng khởi kép đến với chúng ta từ chính Học thuyết Xã hội này, và trong tương lai, hứng khởi kép này sẽ ngày càng cần được sống trong một sự bổ túc cho nhau, đem được nhiều khía cạnh khác biệt lại với nhau.

Tôi muốn ám chỉ đến việc cần phải có chứng tá cá nhân một bên, và bên kia, cần phải hoạch định những chương trình mới cho một chủ nghĩa nhân bản đích thực ảnh hưởng tới những cấu trúc xã hội. Hai chiều kích này, cá nhân và xã hội, không bao giờ được tách riêng ra. Niềm hy vọng tha thiết của tôi là Quyển Toát yếu Học thuyết Xã hội của Giáo hội sẽ giúp phát triển những đặc điểm chân thực, đáng tin cậy và khiến chúng sản sinh được bằng chứng đáng tin có khả năng, bằng tư tưởng và hành động, thay đổi những cơ chế của xã hội hiện đại. Cũng luôn cần có những chứng tá, những vị tử đạo và những vị thánh trong lĩnh vực xã hội.

Các Đức Giáo hoàng đã thường xuyên quy chiếu về những con người đã cống hiến sự hiện diện của họ trong xã hội khi “làm chứng cho Chúa Kitô Cứu Thế” [18]. Chúng tôi muốn kể ra đây tất cả những người mà thông điệp “Rerum Novarum” coi họ “xứng đáng mọi lời ca ngợi” [19] vì việc họ tích cực dấn thân cải thiện, trong thời đại đó, hoàn cảnh của các công nhân; chúng tôi muốn kể ra đây những con người, bằng chính những lời của thông điệp “Centesimus Annus”: “đã nhiều lần tìm được những cách thức hiệu quả để làm chứng cho sự thật” [20]; những con người “nhờ được cổ vũ mạnh mẽ bởi Huấn quyền của Giáo hội về xã hội, đã và đang nỗ lực làm cho giáo huấn này thành nguồn hứng khởi cho sự dấn thân của họ trong thế giới. Hành động trong cách thức hoặc một mình hay liên kết với nhau thành nhiều nhóm khác nhau, các hiệp hội và các tổ chức, những người này biểu trưng cho một phong trào to lớn nhằm bảo vệ con người và giữ gìn phẩm giá con người” [21].
Chúng tôi muốn kể ra đây đông đảo các Kitô hữu, mà nhiều người trong số họ là giáo dân, những người “đã nên thánh trong những hoàn cảnh bình thường nhất của cuộc sống” [22]. Chứng tá cá nhân - hoa trái của một đời sống Kitô hữu “trưởng thành”, sâu xa và chín muồi - không thể xao lãng bổn phận phải xây dựng một nền văn minh mới, trong việc đối thoại với những ngành tri thức khác nhau của nhân loại, trong việc đối thoại với các tôn giáo khác và với tất cả mọi người thành tâm thiện chí, hầu mang lại một nền nhân bản toàn diện mang dấu ấn của sự liên đới.

***
[1] Gioan Phaolô II, tông huấn hậu thượng đồng giám mục “Christifideles Laici”, số 15.

[2] Bộ Giáo lý Đức tin, huấn thị “Libertatis Conscientia”, số 72.

[3] Gioan Phaolô II, thông điệp “Sollicitudo Rei Socialis”, số 41.

[4] “Giáo huấn xã hội của Giáo hội có một chiều kích liên ngành tri thức quan trọng. Để làm tốt hơn việc đưa sự thật về con người vào trong những bối cảnh luôn thay đổi về phương diện xã hội, kinh tế và chính trị, giáo huấn này khởi sự đối thoại với những ngành tri thức khác nhau liên quan đến con người. Giáo huấn này tiếp thu những gì các ngành tri thức này góp phần, và giúp chúng mở mình ra cho một chân trời rộng lớn hơn, nhằm phục vụ mỗi một con người để họ được nhận biết và yêu mến trong tất cả sự trọn vẹn của ơn gọi của họ” (Gioan Phaolô II, thông điệp “Centesimus Annus”, số 59).

[5] Bộ Giáo lý Đức tin, huấn thị “Libertatis Conscientia”, số 72.

[6] Ibid.

[7] Ibid.

[8] Phaolô VI, tông thư “Octogesima Adveniens”, số 42.
[9] Gioan Phaolô II, “Không có Hòa bình mà không có Công bình, Không có Công bình mà không có Tha thứ”, Sứ điệp cho Ngày Thế giới Hòa bình 2002, số 12.

[10] Gioan Phaolô II, thông điệp “Centesimus Annus”, số 3.


[11] Gioan Phaolô II, thông điệp “Centesimus Annus”, số 5.
[12] Gioan XXIII, thông điệp “Mater et Magistra”, số 222.
[13] Gioan Phaolô II, thông điệp “Sollicitudo Rei Socialis”, số 41.

[14] Gioan Phaolô II, thông điệp “Centesimus Annus”, số 54.


[15] Ibid.

[16] Gioan Phaolô II, thông điệp “Redemptoris Missio”, số 11.


[17] Gioan Phaolô II, thông điệp “Sollicitudo Rei Socialis”, số 3.

[18] Gioan Phaolô II, thông điệp “Centesimus Annus”, số 5.


[19] Lêô XIII, thông điệp “Rerum Novarum”, số 55.
[20] Gioan Phaolô II, thông điệp “Centesimus Annus”, số 23.
[21] Gioan Phaolô II, thông điệp “Centesimus Annus”, số 3.
[22] Gioan Phaolô II, tông thư “Novo Millennio Ineunte”, số 31.

tải về 0.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương