TỦ SÁch thăng tiến giáo dân giáo dân hợp tuyển số 12 tháng 8/2014 VỚi chủ ĐỀ giáo dục gia đÌNH



tải về 0.52 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.52 Mb.
#1396
  1   2   3   4   5   6



TỦ SÁCH THĂNG TIẾN GIÁO DÂN



GIÁO DÂN HỢP TUYỂN

SỐ 12 THÁNG 8/2014

VỚI CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

ĐỂ CON CÁI NÊN NGƯỜI

VÀ NÊN NGƯỜI KITÔ HỮU

GIÊRÔNIMô nguyỄN VĂN NỘI

VÀ NHÓM BẠN THỰC HIỆN

CÁC SỐ GIÁO DÂN HỢP TUYỂN ĐÃ PHÁT HÀNH

  


GDHT số 1 (1/2012): GIÁO DÂN TRONG GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI

GDHT số 2 (4/2012): GIÁO DÂN VIỆT NAM VỚI CÔNG ĐỒNG VATICAN II

GDHT số 3 (7/2012): GIÁO DÂN VIỆT NAM SỐNG ĐẠO XƯA VÀ NAY

GDHT số 4 (10/2012): GIÁO DÂN VIỆT NAM LOAN BÁO TIN MỪNG

GDHT số 5 (12/2012): GIÁO DÂN SỐNG ĐỨC TIN

GDHT số 6 (3/2013):GIÁO DÂN CẦU NGUYỆN

GDHT số 7 (6/2013): GIÁO DÂN VỚI THÁNH KINH LÀ LỜI MẠC KHẢI

GDHT số 8 (9/2013): GIÁO DÂN VỚI GIÁO HUẤN XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI

GDHT số 9 (12/2013): GIÁO DÂN VỚI VIỆC CANH TÂN ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN

GDHT số 10 (3/2014): GIÁO DÂN VỚI VIỆC “TÂN PHÚC HÓA ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH”

GDHT số 11 (5/2014): GIÁO DÂN “XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC VÀ HỮU ÍCH”

GDHT số 12 (8/2014): GIÁO DỤC GIA ĐÌNH ĐỂ CON CÁI NÊN NGƯỜI VÀ NÊN NGƯỜI KITÔ HỮU



*

Ghi chú: Bạn nào muốn có các số GDHT trên, có thể hỏi Thư Quán thuộc Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn.






LỜI NGỎ...

Nói về gia đình, dù dưới góc độ nào, nhân bản hay thiêng liêng, tâm linh hay đức tin, cũng không thể không nói đến vấn đề giáo dục.

Trong lãnh vực nhân bản thì là giáo dục nhân bản với những đức tính tự nhiên như trung thực, thật thà, có trách nhiệm, có lòng bao dung, nhân ái….

Trong lãnh vực thiêng liêng, tâm linh hay đức tin thì là giáo dục thiêng liêng, tâm linh hay đức tin với các nhân đức tin cậy mến và sự hiểu biết tương đối về Đạo.

Giáo dục nhân bản nhằm mục đích giúp con cái nên người.

Còn giáo dục thiêng liêng, tâm linh hay đức tin giúp con cái nên người Kitô hữu.

Giáo Dân Hợp Tuyển số 12 này sẽ đề cập đến vấn đề giáo dục, một vấn đề lớn và hết sức quan trọng đối với mọi người và nhất là đối với con em chúng ta.

Nội dung số này gồm 3 phần:

Phần thứ nhất là vấn đề giáo dục nói chung và giáo dục tại Việt Nam nói riêng.

Phần thứ hai là giáo dục Kitô giáo nói chung và giáo dục Kitô giáo tại Việt Nam nói riêng.

Phần thứ ba là giáo dục trong gia đình Kitô giáo.

Mỗi phần có một số bài chất lượng về lý thuyết và thực hành, giúp cho các bậc làm cha làm mẹ, các nhà giáo dục chu toàn trọng trách nặng nề và cao quý của mình.

Nguyện xin Thánh Gia Thất là Chúa Giê-su, Đức Ma-ri-a và Thánh Cả Giu-se chúc lành cho chúng con và cho công việc khiêm tốn của chúng con.

Nguyện xin Thánh Gia Thất là Chúa Giê-su, Đức Ma-ri-a và Thánh Cả Giu-se chúc lành cho các gia đình và cho tất cả những ai đón nhận công trình nhỏ bé này và quảng bá nó!


Sài Gòn, ngày 26 tháng 07 năm 2014

Lễ kính Thánh Gioakim và Anna, song thân Đức Maria

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội và Nhóm Bạn

PHẦN I: 

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC NÓI

CHUNG và GIÁO DỤC TẠI

VIỆT NAM NÓI RIÊNG

GIỚI THIỆU:

Trong phần thứ nhất này GDHT số 12 xin cống hiến cho qúy bạn đọc ba bài rất có giá trị:

(1) Bài phát biểu của Đức giám mục Francesco Follo, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại tổ chức Unesco của Liên Hiệp Quốc về nhu cầu được hưởng một nền giáo dục tốt của mọi người;

(2) Bài viết của GS. Nguyễn Đình Đăng về nguyên nhân khiến Giáo dục Việt Nam khủng hoảng và lối thoát;

(3) Bài trả lời phỏng vấn của GS Nguyễn Khắc Nhẫn nói về nền giáo dục Việt Nam ta hiện nay.

Ba bài trên cho chúng ta một cái nhìn rộng mở.



1. THẾ GIỚI SẼ CHẲNG THAY ĐỔI CHỪNG NÀO MỌI NGƯỜI CHƯA ĐƯỢC GIÁO DỤC TỐT

Sẽ chẳng có gì thay đổi thật sự trong thế giới của chúng ta chừng nào các cư dân thế giới không được tiếp xúc với một hệ thống giáo dục có chất lượng tốt”, đó là điều Đức giám mục Francesco Follo, quan sát viên thường trực Tòa Thánh tại UNESCO khẳng định.

Đức giám mục Follo đã đọc tham luận của ngài vào ngày 22 tháng 10 vừa qua, trong cuộc thảo luận chính sách chung của khóa họp thứ 34 Tổng Công Nghị U NESCO tại Paris. Ngài cho rằng : “Cần phải đặt việc đào tạo và giáo dục người trẻ và kẻ trưởng thành, theo nghĩa rộng của hạn từ, vào giữa những ưu tiên của Cộng Đồng Quốc tế”.

Thật vậy, “Giáo dục là một trong những phương diện cốt yếu của việc thăng tiến con người và các dân tộc, cũng như của sự phát triển văn hóa và việc xây dựng hòa bình”, Đức giám mục nhấn mạnh.

Quan sát viên thường trực Tòa Thánh tại UNESCO yêu cầu Phương Tây hãy xem lục địa Phi châu như một “ưu tiên” vì ở Phi Châu “số người, kể cả thanh niên và trẻ em, không được tiếp xúc với một nền giáo dục hàng đầu vẫn còn quá cao!”

Sự phát triển đích thực con người và các dân tộc chỉ thành hiện thực trong viễn cảnh của sự nhận biết và phát triển toàn diện cá nhân của mỗi một con người, của phẩm giá cơ bản và sự tôn trọng nội tại con người phải nhận được.”

Mặc khác, Đức giám mục Follo đã nhắc lại tầm quan trọng của tôn giáo trong việc thăng tiến các nền văn hóa. “Trong quá khứ, việc rắp tâm đẩy các tu sĩ vào phạm vi riêng biệt đã dẫn đến việc từ chối một phần quan trọng của các nền văn hóa.”

Để một nền văn hóa hòa bình và huynh đệ được phát triển, thì điều khẩn thiết là giáo dục con người hiện đại nhận biết sự kiện tôn giáo không chỉ như một thực tế có tính cá nhân, mà còn có cả tính xã hội; nhận biết sự kiện tôn giáo không chỉ như một yếu tố căn bản của việc xây dựng và sự trưởng thành nhân vị, mà còn như một phương tiện xây dựng phong cách chung của xã hội”, ngài nhấn mạnh.

Đồng thời, Đức giám mục quan sát viên thường trực Tòa Thánh cũng đã gợi lại vấn đề của các thành phố lớn, “là những nơi giàu văn hóa và rất văn minh, nhưng cũng là nơi mà các hiện tượng bạo lực, vô lễ đang phát triển; là nơi mà các gia đình và giới trẻ ngày càng bị bỏ rơi ngoài lề xã hội.”

Đức giám mục Follo xem “đề xuất tổ chức một Hội nghị về sự phát triển đô thị của Brasil” như là một “cơ hội đặc biệt”. Ngài cũng khích lệ “giáo dục thế hệ trẻ luôn biết sống có trách nhiệm với trái đất chúng ta”.

Đức giám mục Francesco Follo kết luận: “Cầu mong trên mọi lục địa, nền văn hóa giáo dục này mãi luôn phát triển hơn nữa, để mọi người đều có nhận thức trực cảm về sự lớn lao của con người và tầm quan trọng của thế giới vũ trụ”

Theo Zenit, 24/10/2007

Trương Văn Tiến chuyển ngữ

DISCOURS DE MGR FOLLO À L’UNESCO

ROME, Mercredi 24 octobre 2007 (ZENIT.org) – Nous publions ci-dessous le texte intégral du discours que Mgr Francesco Follo, observateur permanent du Saint-Siège à l’UNESCO a prononcé le 22 octobre lors de la 34ème session de la conférence générale de l’UNESCO, à Paris.

Monsieur le Président,

Je m'associe bien volontiers aux orateurs qui m'ont précédé pour exprimer les félicitations de la Délégation du Saint-Siège pour votre élection à la Présidence de la Conférence générale de l'UNESCO, tâche que – sans aucun doute – vous saurez accomplir de manière excellente, mettant au service de notre assemblée et de la Communauté internati- onale les connaissances qui sont les vôtres.

Permettez-moi, Monsieur le Directeur Général, de vous remercier également pour les paroles par les-quelles, en décembre 2006, vous avez exprimé votre appréciation pour la contribution intellectuelle que le Saint-Siège apporte, depuis plus de 50 ans, à cette Organisation, que vous savez si bien conduire.



Parmi les points d’attention de l’UNESCO, il y a la question de l’éducation, que le Saint-Siège suit toujours avec grand intérêt, créant et accompagnant dans différents pays des projets éducatifs. Plus que jamais, en effet, il nous faut mettre la formation et l’éducation des jeunes et des adultes, au sens large du terme, parmi les priorités de la Communauté internationale, comme le soulignait la Déclaration mondiale sur l’éducation pour tous. En effet, c’est un des aspects essentiels de la promotion des person- nes et des peuples, ainsi que du développement de la culture et de l’établissement de la paix. Nous devons soutenir les projets tels qu’ils sont par exem-ple indiqués dans le Cadre d’action établi en l’an 2000 à Dakar, malgré les difficultés qui peuvent se présenter. Dans cet esprit, le Continent africain doit être pour l’Occident une priorité, sachant que le nombre de personnes, notamment de jeunes et d’en-fants, qui n’ont pas accès à l’éducation primordiale est encore très élevé. Plus l’éducation sera favorisée, plus les cultures locales seront promues, plus les per-sonnes accéderont au bien-être, plus la vie sociale et économique des peuples en tirera des fruits. Il nous faut reconnaître que rien ne changera vraiment dans notre monde tant que tous ses habitants n’auront pas accès à un système éducatif de qualité. Le Saint-Siège ne peut donc qu’encourager toutes les initiatives en ce sens, qui prennent soin de la forma-tion non seulement intellectuelle, mais aussi de la for-mation humaine et morale des individus. Le déve-loppement global des personnes et des peuples ne peut se limiter aux notions scientifiques et écono-miques. Il comprend les dimensions morale et spiri-tuelle, qui permettent aux personnes d’apprendre à bien se conduire, à agir en fonction d’une espé-rance en l’avenir et à avoir le souci du bien commun. C’est déjà ce que soulignait Mgr Angelo Roncalli, pre-mier Observateur permanent du Saint-Siège auprès de l’UNESCO et futur Pape Jean XXIII: “Il existe certains principes élémentaires de carac-tère moral et religieux, qui constituent le patrimoine de tous les peuples et sur lesquels on suppose une entente comme une base inévitable de vie commune pour réussir la construction du véritable ordre social et mondial de justice et de paix”. Le développement authentique des personnes et des peuples ne peut se faire que dans la perspective d’une reconnaissance et du développement de l’être intégral de chacun, de sa dignité fondamentale et du respect intrinsèque qui lui est dû. Que nos contempo-rains ne perdent jamais de vue que l'éducation doit être intégrale, c'est-à-dire avoir comme objectif de permettre le plein déve-loppement d'un être, qui vise un humanisme intégral, qui garde le sens de la transcendance de l'homme sur le monde et de Dieu sur l'homme. Permettez-moi aussi, à ce propos, de souligner l’importance d’une attention toujours plus grande à l’égalité des sexes dans les domaines de l’éducation, qui doit être promue dans tous les projets élaborés. Nous savons la place toujours plus importante que la femme est appelée à tenir dans la vie sociale et économique dans toutes les sociétés, notamment en Afrique, pour ne pas négliger cet aspect des choses. Mais il im- porte aussi de promouvoir l’éducation en s’appuyant sur la famille, cellule de base de la société, et sur les parents à qui il revient, de droit, d’être les premiers éducateurs de leurs enfants.

Pour la protection et la promotion des cultures, nous connaissons tous l’importance de la religion et des croyances, qui font partie des domaines essentiels de la vie de tout homme et de toute société. Dans notre monde post-moderne où les religions et les idéolo-gies sont aussi à l’origine d’affrontements sanglants entre personnes, entre peuples, parfois au sein même des différentes cultures, il importe de voir comment il est possible de faire en sorte que la démarche religieuse soit vraiment intégrée à la vie des personnes et des peuples, ainsi qu’à la vie de la cité. Dans le passé, la tentation de renvoyer le religieux dans la sphère du privé a conduit à nier une part importante des cultures. Pour que se développe une culture de la paix et de la fraternité, il est urgent d’éduquer l’homme moderne à la reconnaissance du fait religieux, comme réalité non seulement indivi-duelle, mais aussi sociale, comme élément fonda-mental de l’édification et de la maturation des per-sonnes, mais encore comme moyen de cons truction de la convivialité sociale. La reconnaissance du fait religieux induit aussi la reconnaissance de la liberté religieuse, qui ne peut se limiter à la croyance, mais qui comprend encore la liberté de professer et de pratiquer publiquement sa foi, dans le respect des autres traditions religieuses et des principes de base de la société. Avec la vision qui leur est propre, les religions peuvent de même avoir une influence positive sur la vie en société et sur la place des individus dans la cité.

Notre monde actuel est un monde de plus en plus urbain, avec le développement de grandes méga-poles, qui sont à la fois des lieux riches de culture et de civilisation, mais où se développent aussi des phénomènes de violence, d’incivilité, et où de plus en plus de familles et de jeunes sont mis aux marges de la société. Dans ce sens, la proposition du Brésil de réaliser une Conférence sur le développement des villes est particulièrement opportune. La ville, qui est le lieu des réseaux de relations, peut être aussi le lieu d’une grande solitude des personnes. Les faits divers qui en rendent compte ne manquent pas. Dans les villes, il faut créer des lieux de culture, de relations, d’éducation, pour que les hommes se parlent, échan-gent, se reconnaissent comme frères et comme par-tenaires de la construction sociale, qu’ils soient at-tentifs aux plus petits, aux plus pauvres, aux laisser-pour-compte. Dans cet esprit, il nous revient de soutenir toutes les propositions qui feront de la planète un lieu où il fait bon vivre. Comment ne pas évoquer la question du développement durable, des programmes pour les énergies renouvelables, telle la proposition faite pour l’Asie centrale par le Kazakh-stan. L’exigence qui sous-tend toutes ces démarches consiste à donner à l’homme des lieux vraiment humains, pour aujourd’hui et pour l’avenir. Nous som-mes tous responsables de la protection de la planète et nous nous devons de développer une culture de la sauvegarde de la terre. Même si l’urbanisation occu-pe beaucoup de place aujourd’hui, il importe cepen-dant de prendre aussi en compte le monde agricole et les habitants des campagnes, car ils ont un rôle dans la protection de la nature et ils peuvent nous aider à éduquer les jeunes générations à être tou-jours plus responsables de notre terre. Il faut souhai-ter que, dans tous les continents, se développe tou-jours davantage cette culture de l’éducation, afin que tous aient le sens de la grandeur de l’homme et de l’importance de la création. Comme nous le rappelait le Pape Jean-Paul II, “l'avenir de l'homme dépend de la culture” (Discours à l'UNESCO, 2 juin 1980, n. 28), et – j’oserai encore ajouter – l’avenir de la planète dépend la culture. Je vous remercie de votre atten-tion 
ZF 071024//24.10.2007

[Texte original: français]

[Sưu tầm của GDHT]

2. TẠI SAO GIÁO DỤC VIỆT NAM KHỦNG HOẢNG & ĐÂU LÀ LỐI THOÁT?

(Bài này được viết xong cách đây một năm về trước, giữa lúc các cuộc tranh luận về cứu nguy hay chấn hưng giáo dục trong nước diễn ra sôi nổi. Tuy nhiên, ngay cả sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Giáo dục đến nay đã 5 tháng, đọc lại bài viết thấy vẫn còn nguyên tính thời sự, tác giả đã quyết định gửi đăng sau khi sửa lại và bổ sung chú giải [3] và [6]).



a) Tại sao?

Có lẽ chưa bao giờ khủng hoảng về giáo dục ở Việt Nam lại được nói đến với nhiều bức xúc như hiện nay. Có người đã ví hiện trạng giáo dục Việt Nam như một cơ thể ốm yếu với những “khối u dị dạng” [1] mà nếu không cắt bỏ bây giờ thì cơ thể sẽ không còn cách nào để thoát khỏi lưỡi hái của Thần Chết.

Người ta nói nhiều đến căn bệnh này nhưng phần lớn các cuộc thảo luận phần nhiều chỉ liệt kê các hiện tượng và hậu quả. Để giải quyết triệt để một bài toán đau đầu, điều tối quan trọng là phải nhận cho ra những nguyên nhân sâu xa đưa đến những hiện tượng đó.

Vậy nguyên nhân dẫn đến tấn bi kịch hiện nay của giáo dục Việt Nam nằm ở đâu? Phải chăng gốc rễ của vấn đề nằm ở hai điểm chính sau đây:

1) Thứ nhất là truyền thống học để làm quan của người Việt. Điều này đã bắt đầu từ xa xưa, có thể là từ khi đạo Nho của người Tàu thâm nhập vào nước Việt. Toàn bộ tình trạng học gạo, học vẹt, thi cử nặng nề, học chỉ để cốt thi đỗ đại học v.v. ngày nay là hậu quả của hệ thống thi cử “lều chõng” xưa kia của Việt Nam - một hệ thống mà qua bao cuộc “bể dâu”, tuy có nhiều thay đổi về hình thức, nhưng thực chất vẫn y nguyên. Người Việt phần nhiều học để ra “làm quan” chứ không phải vì tò mò, vì nhu cầu tự thân của những sung sướng do hiểu biết đem lại.

2) Thứ hai đó là thái độ không tôn trọng (nếu không nói là coi rẻ) cá nhân con người trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là thái độ chưa thực sự tin tưởng trí thức, những người một thời từng bị xếp vào tầng lớp “tiểu tư sản” và hay “giao động”, và chịu sự miệt thị của một số tầng lớp khác [2] .

B

Ông Tạ Quang Bửu

(1910 - 1986)
ước ngoặt trong chính sách giáo dục ở Bắc Việt Nam xảy ra vào khoảng những năm 70 khi ông Tạ Quang Bửu làm Bộ trưởng Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Từng là một trí thức học ở Pháp, ông là người đầu tiên đề ra hình thức thi vào đại học của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trước đó, học sinh vào đại học chỉ được chọn theo thành phần và lý lịch, không hề có thi cử. Với chính sách mới, yêu cầu về lý lịch dần dần được nới lỏng, yêu cầu về điểm số cao đạt được trong các kỳ thi được chú trọng. Các học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi đại học được nhà nước gửi đi học tại các nước xã hội chủ nghĩa thời bấy giờ.

Nhưng cũng từ lúc đó xã hội Viêt Nam bước vào một giai đoạn mới sau chiến tranh với khủng hoảng lớn nhất bắt đầu từ sự mất lòng tin. Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 người dân dần dần mất lòng tin vào phát ngôn của các chức sắc. Nhiều cán bộ bắt đầu mất lòng tin vào chính những gì mình từng tin trước đó. Bên cạnh đó cuộc sống với các nhu cầu về vật chất càng ngày càng tăng của con người làm cho người ta thấy rằng những điều người ta tin theo trước kia chỉ là “đạo đức giả”, rằng một khi đã sinh ra làm người thì ai cũng thích giàu sang vinh hoa phú quý. Điều này làm lung lay nền tảng cơ sở “mình vì mọi người mọi người vì mình”, “làm theo năng lực hưởng theo lao động”, v.v.

Xã hội có sự chuyển biến về chất. Thay vì phải che giấu xuất thân gia đình tư sản hay tiểu tư sản như trước kia, tầng lớp “tư bản mới” bắt đầu khoe giàu khoe sang công khai, bắt đầu lấy tiền ra làm thước đo mọi giá trị. Thái độ đó xa lạ với giới trí thức chân chính, và phản ánh trình độ văn hóa đạo đức chung thấp kém của toàn xã hội. Xã hội không có luật pháp rõ ràng, chỉ được điều hành dựa trên các chính sách và nghị quyết. Mang tiếng là có một nhà nước vì dân, do dân, nhưng thực chất là nhân dân luôn bị coi là phải phục vụ nhà nước chứ không phải ngược lại. Tất cả các bản nhận xét người dân tốt đều phải có câu “chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách...”, v.v. Vì thế việc các cơ quan hành pháp, an ninh lộng quyền, dọa nạt, hà hiếp nhân dân, trong đó có trí thức, trở thành một tệ nạn… Sự ổn định của xã hội được duy trì không phải bằng ý thức tự giác của cộng đồng của những con người tự do, mà bằng nỗi sợ hãi của người dân đối với bộ máy quan lại và công an.

Trong cơn “gió giục mây vần” này hệ thống giáo dục lại thay đổi rất ít, ngoại trừ một số “cải lùi” hình thức, phản tự nhiên như việc cải cách chữ viết năm nào. Thay vì có một chương trình để dạy trẻ làm Con Người toàn diện, nhà trường vẫn chỉ chú trọng dạy học sinh để trở thành những công cụ cho bộ máy nhà nước, tức là ra làm quan, y như xưa. Vì thế xã hội bắt đầu bỏ tiền ra “mua tước mua quan” đưa đến nạn mua bằng cấp, lạm phát học hàm học vị, nạn “học giả bằng thật” mà nhiều người đã nói đến, v.v. Trong tình trạng “phó tiến sỹ nhiều như lợn con” [3] - như câu nói cửa miệng trong dân gian - loại “trí thức rởm” đã làm giới trí thức trong nước nói chung bị mất uy tín trầm trọng. Hiện tượng này cộng với đồng lương ít ỏi của giáo viên trong tình trạng “nhà nước giả vờ trả lương, cán bộ giả vờ làm việc”, tham nhũng tăng lên, đạo đức xã hội tụt xuống (cũng chính do giáo dục khủng hoảng), đã sản sinh ra các lớp học “thêm” đầu tiên, dẫn đến quốc nạn học thêm ngày nay. Khủng hoảng giáo dục lại dẫn đến sự suy đồi về đạo đức. Đạo đức suy đồi tác động ngược lại hệ thống giáo dục vốn đang khủng hoảng. Cái vòng luẩn quẩn tưởng như sẽ không bao giờ dứt.



b. Lối thoát

Gần đây nổi lên phong trào “tìm người tài”, “sử dụng người tài”, được thảo luận rầm rĩ trên báo chí, bên cạnh các cuộc tranh cãi làm thế nào để ra khỏi khủng hoảng giáo dục. Nếu đây là biểu hiện của một giác ngộ thực sự về giá trị và vai trò của trí thức chứ không phải một “Trăm hoa đua nở III” thì có thể coi đó là một điều đáng mừng chăng?

Tuy nhiên các cuộc thảo luận nói trên vẫn chưa thoát khỏi triết lý đào tạo để phục vụ - cái thứ triết lý đã làm cho xã hội – hay ít nhất các phương tiện thông tin tuyên truyền - ngộ nhận các giải thi Olympic toán, lý quốc tế với sự tài giỏi của học sinh Việt Nam, ngộ nhận việc nhạc sỹ dương cầm Đặng Thái Sơn đoạt giải Chopin cách đây 1/4 thế kỷ (năm 1980) với sự ưu việt của đào tạo âm nhạc nước nhà, v.v.

Pháp luật của một xã hội văn minh phải tôn trọng dân chủ và quyền của con người. Nhà nước và mọi tổ chức chính trị là do dân tạo ra và có nghĩa vụ phục vụ nhân dân chứ không phải ngược lại. Ngân sách nhà nước, trong đó có ngành giáo dục, là do nhân dân đóng thuế mới có. Quan điểm “nhân tài phải phục vụ nhà nước” nay cần được đổi thành “nhà nước và các công ty tư nhân (hay cổ phần) phải biết cách trọng dụng nhân tài”, tức là phải đối xử tử tế với họ về mọi mặt để họ có thể tự do phát triển tất cả tài năng của họ, qua đó đem lại lợi ích cho đất nước, nhà nước và các công ty. “Đối xử tử tế" ở đây cần được hiểu đầy đủ bao gồm tiền lương, trách nhiệm, quyền hạn v.v. tương xứng với tài năng của trí thức. Người tài không có lỗi nếu họ rời bỏ quê hương ra nước ngoài vì ở nước đó họ thấy được đối xử tốt hơn. “Đất lành thì chim đậu". Con người cũng vậy. Họ có quyền tự do đi lại, tự do lựa chọn chỗ ở, tự do thay đổi quốc tịch.

Một nền giáo dục ưu việt phải lấy phương châm cung cấp cho mỗi học sinh đầy đủ điều kiện để phát triển thành con người toàn diện. Như thế nào là một con người toàn diện? Không phải xưa nay người ta không nói đến vấn đề này. Tiếc rằng những tiêu chuẩn mà chúng ta thường nghe rao giảng như “vừa hồng vừa chuyên”, “tài đức song toàn”, “con người mới xã hội chủ nghĩa”, và gần đây, cái “tâm” thời thượng, thực ra rất mơ hồ, duy ý chí, đôi khi sai lạc, và khó có thể đưa đến những biện pháp cải cách cụ thể hữu hiệu.

Người viết bài này cho rằng một con người toàn diện ngày nay phải là con người có “đất dụng võ” trong mọi xã hội văn minh, tỉ như, để sau khi lĩnh bằng thạc sỹ hay tiến sỹ của trường đại học ở Việt Nam, nếu sang Hoa Kỳ người đó sẽ không cần phải học lại để lấy bằng master hay PhD cuả Hoa Kỳ nữa.



Nhà tâm lý và giáo dục học Mỹ giáo sư Howard Gardner [4] đã cụ thể hóa các tiêu chuẩn về đức, trí, mỹ, dục,… của một con người toàn diện là một con người có đầy đủ 7 lĩnh vực của trí năng (gọi là seven types of intelligences) tạm dịch dưới đây:

  1. Ngôn ngữ: là khả năng dùng ngôn ngữ để mô tả các sự kiện một cách thuyết phục, hùng biện và hình ảnh. Cần cho các nghề nghiệp như báo chí, hành chính, luật sư, thày giáo, các nhà văn, nhà thơ, viết kịch v.v.

  2. Logic-toán học: là khả năng dùng các con số để tính toán và mô tả, dùng các quan niệm toán học để kết nối, ứng dụng toán học vào đời sống, vào phân tích các số liệu, xây dựng các luận điểm, nhạy cảm với tính đối xứng, với thẩm mỹ toán học, giải quyết các vấn đề trong thiết kế và mô hình hóa v.v. Cần cho các nghề nghiệp như các nhà khoa học, kỹ sư, thiết kế, nhà buôn v.v.

  3. Âm nhạc: là khả năng hiểu và phát triển kỹ năng âm nhạc, rung động trước âm nhạc, hợp tác để dùng âm nhạc thoả mãn nhu cầu của người khác, diễn giải các hình thức và ý tưởng âm nhạc, biểu hiện qua sáng tạo âm nhạc và trình diễn âm nhạc. Cần cho các nghề nghiệp liên quan tới âm nhạc.

  4. Không gian: là khả năng cảm thụ và trình bày thế giới một cách chính xác bằng hình ảnh trong không gian, khả năng sắp xếp màu sắc, đường nét, hình dáng đáp ứng nhu cầu của người khác, khả năng diễn giải các ý tưởng bằng hình ảnh, khả năng chuyển các ý tưởng bằng không gian hay hình ảnh thành các biểu hiện sáng tạo. Cần cho các nghề nghiệp như: nghệ sỹ, họa sỹ, nhiếp ảnh, trang trí nội thất, thiết kế thời trang, kiến trúc, xây dựng, phê bình mỹ thuật, điện ảnh v.v.

  5. Thể hình (như trong các vận động viên hoặc vũ công): là khả năng dùng cơ thể và dụng cụ để tạo nên các hành động hữu hiệu, để xây dựng hay sửa chữa, giúp đỡ người khác, cảm thụ thẩm mỹ của cơ thể và dùng các giá trị đó để tạo nên các hình thức biểu hiện mới. Cần cho các nghệ nghiệp như cơ khí, huấn luyện viên, vận động viên, điêu khắc, vũ đạo, v.v.

  6. Giao cảm: là khả năng tổ chức mọi người, truyền đạt rõ ràng những gì cần giải quyết, khả năng đồng cảm để giúp đỡ người khác và giải quyết các vấn đề vướng mắc, khả năng động viên kêu gọi mọi người tham gia thực hiện một mục đích chung. Cần cho các nhà tổ chức, các nhà chính trị, các nhà lãnh đạo, các nhà hoạt động xã hội, bác sỹ, hộ lý, thầy giáo, xã hội học, tâm lý học, cố vấn, nghệ sỹ, các nhà hoạt động tôn giáo v.v.

  7. Nội cảm: là khả năng hiểu được chính mình, các chỗ mạnh chỗ yếu của mình, tài năng của mình, các mối quan tâm của mình, và dùng các yếu tố đó để đặt ra mục đích phấn đấu, để hiểu chính mình có ích cho người khác đến đâu và như thế nào, khả năng tạo nên các quan niệm và lý thuyết dựa trên soi xét chính bản thân mình, khả năng dùng trực giác và nhiệt tình của mình để tạo ra và bộc lộ quan điểm riêng. Cần cho các nghề nghiệp như người phác kế hoạch, kinh doanh nhỏ, tâm lý học, nghệ sỹ, hoạt động tôn giáo, nhà văn, v.v.

Tính đa trí năng nói trên cần được đưa vào hệ thống giáo dục để tạo nên các học sinh toàn diện. Cụ thể là các môn học, ngoài toán, lý, hoá, sinh, văn, sử, địa, cần có các giờ ngoại ngữ, thể thao, mỹ thuật, âm nhạc. “Cần có” ở đầy phải được hiểu theo nghĩa rất “nghiêm chỉnh” tức là phải có đầy đủ thầy cô chuyên môn, giáo cụ, chương trình chính quy, chứ không thêm vào chỉ để cho gọi là có.

Chương trình đào tạo toàn diện này cần bao gồm

* Môn học âm nhạc phải có các thầy cô được đào tạo về âm nhạc để dạy cho trẻ về xướng âm, nhạc lý, lịch sử âm nhạc, tiếp xúc với các kinh điển âm nhạc của nhân loại như các tác phẩm của Bach, Beethoven, Mozart, Chopin, v.v., tổ chức cho học sinh có các buổi biểu diễn ca nhạc. Mỗi trường cần được trang bị các nhạc cụ cơ bản như đàn piano (một upright một grand piano), đàn organ điện tử (vài chiếc), đàn guitar (vài chiếc), bộ trống, một số kèn (như trumpet, trombonnes, cornes, saxophones, clarinettes v.v.) để có thể lập một dàn nhạc của trường, v.v.

* Môn học mỹ thuật cần có các thầy cô được đào tạo về hội họa để dạy cho trẻ những kiến thức cơ bản về mỹ thuật, về hoà sắc, về hình họa, cách vẽ bằng màu nước, màu bột, sơn dầu, acrylic, nặn tượng, làm tranh khắc (khắc gỗ, khắc kim loại, v.v.), lịch sử mỹ thuật, tiếp xúc với các kiệt tác tiêu biểu của nhân loại như các pho tượng và kiến trúc Hy Lạp, La Mã, các đại danh hoạ và các trường phái hội hoạ thế giới v.v. Mỗi trường học cần được trang bị một phòng vẽ với nhiều giá vẽ, tượng thạch cao, và một số họa cụ cần thiết khác để học sinh học vẽ v..v…

* Về thể thao: Cần có các câu lạc bộ thể thao trong trường cho các học sinh (có thể từ trung học trở lên) tự chọn như: bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, karate, judo, v.v. Mỗi trường cần có một phòng thể thao, một bể bơi, và một sân vận động nhỏ.

* Giáo dục giới tính, bao gồm cả những vấn đề như quan hệ tình dục an toàn, v..v…

* Phương pháp giáo dục cần đổi theo hướng khuyến khích học sinh tư duy độc lập, phát biểu quan điểm riêng của mình về mọi vấn đề, tránh chỉ nhai lại một đáp án duy nhất, bất kỳ đó là của ai hoặc cơ quan nào đưa ra.

Trong khi tiến hành, tránh hết sức mọi hình thức chụp mũ, quy kết, mà cần đưa ra chứng minh khách quan cho học sinh thấy đâu là chân lý, và để các em tự đi đến kết luận. Điều mấu chốt là phải cung cấp cho học sinh những phương pháp tư duy logic, chứ không đơn thuần là chỉ nhồi nhét cho các em những kiến thức đã xơ cứng và cũ rích, nhiều khi nhầm lẫn, sai lạc, mà lối học gạo học vẹt không thể nào phát hiện ra [5].

* Tin học hoá toàn bộ hệ thống nhà trường: Các trường từ trung học trở lên được trang bị phòng máy vi tính và được nối mạng internet.



Toàn bộ sách giáo khoa

Phải được “chế tạo” lại, đảm bảo đẹp cả về nội dung lẫn hình thức, có màu và nhiều hình ảnh minh họa. Học sinh cầm trên tay quyển sách giáo khoa đẹp cũng cảm thấy tò mò, hứng thú học hơn.

Để có sách giáo khoa tốt nên tư nhân hoá toàn bộ việc xuất bản sách giáo khoa, tạo điều kiện cho các nhà sách cạnh tranh, mời các tác giả hay nhất viết sách giáo khoa, các họa sỹ, nhà nhiếp ảnh, nhà thiết kế giỏi trình bày sách giáo khoa. Sách giáo khoa cần được biên soạn lại hàng năm để bổ sung những kiến thức mới nhất của nhân loại, và loại bỏ những gì đã lỗi thời. Các trường có toàn quyền tự lựa chọn sách giáo khoa cho các học sinh của mình. Bộ Giáo dục chỉ đưa ra các yêu cầu về chương trình mà các nhà viết sách giáo khoa cần đảm bảo, sau đó lập hội đồng xét duyệt để công nhận các bộ sách giáo khoa nào đạt yêu cầu để có thể dùng cho giảng dạy [6] .

Tại các trường công

Nhà nước cần đảm bảo cho các thầy cô có thu nhập nuôi sống được gia đình họ để họ có thể chuyên tâm nghề dạy học tại trường mà không phải “kiếm thêm ngoài giờ” [7]. Các thầy cô sau khi đã nhận lương cao, không được phép dạy thêm ở bất cứ trung tâm dạy thêm nào. Người vi phạm sẽ bị thải hồi. Như vậy, những người dạy tại các trung tâm dạy thêm sẽ không đồng thời là giáo viên của các trường phổ thông hoặc giáo sư các trường đại học. Thường xuyên có các đợt sát hạch trình độ của giáo viên, cán bộ giảng dạy, để duy trì một đội ngũ các thày cô giáo thực sự có trình độ cao.


Bãi bỏ toàn bộ kỳ thi vào đại học

Các trường đại học tuyển sinh dựa trên kết quả của học sinh trong suốt 3 năm cuối trường phổ thông trên cơ sở các tiêu chuẩn về đa trí năng nói ở trên, và qua phỏng vấn nếu cần. Các kỳ thi học kỳ trong trường đại học sẽ là các đợt sàng lọc sinh viên cho tới khi tốt nghiệp. Như vậy số người tốt nghiệp đại học sẽ ít hơn số người vào đại học, vì sẽ có một số, do học kém (do kém thông minh, kém tài, lười học, v.v.), không qua được các kỳ thi học kỳ, bị loại ra giữa chừng, tránh được tình trạng vào bao nhiêu ra bấy nhiêu của đào tạo đại học hiện nay.



c. Kết luận

Trên đây là một số ý kiến của cá nhân người viết bài này về nguyên nhân của khủng hoảng giáo dục ở nước ta hiện nay và đề nghị giải pháp nhằm thoát khỏi khủng hoảng đó. Đây là một công việc không đơn giản và cần phải được tiến hành đồng thời với các cải cách trong các lĩnh vực khác của xã hội ta. Trì hoãn, do dự, bảo thủ, suy tính cá nhân, v.v. trong việc này chỉ góp phần làm trầm trọng thêm hiện trạng. Nền văn minh của một đất nước không phải là được đo bằng đồng tiền, bằng thu nhập của một số người giàu có, nhất là lại do làm ăn bất chính, do tham nhũng mà có. Nền văn minh của một đất nước thực chất được thể hiện trong các giá trị tinh thần và tri thức mà nhân dân của đất nước đó tạo ra. Trong sự nghiệp này giáo dục, văn hóa, nghệ thuật và khoa học giữ vai trò quyết định.

Nếu ví nền văn minh của một quốc gia như một khu rừng thì trí thức là những ngọn cây cao nhất trong khu rừng đó. Người ta nhận ra khu rừng lớn từ đằng xa bởi trông thấy những ngọn cây đó đầu tiên 

Nguyễn Đình Đăng

(Viết xong ngày 28/9/2004 tại Tokyo

Bản đăng tại talawas ngày 20/10/2005)

---------------------



Chú thích:

[1] Theo GS. Hoàng Tụy tại hội thảo về chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT, tháng 12/2003.

[2] Tại lớp nghiên cứu chính trị khóa 4 Trường Đại học Nhân dân tổ chức vào năm 1958, giảng viên Nguyễn Văn Ch… liên hệ tới nhãn hiệu Tiếng Chủ (La Voix de Son Maitre) vẽ một con chó ngồi trước loa máy hát cuả hãng đĩa hát (bây giờ là nhãn hiệu của hãng Victor) đã phê bình các trí thức học viên là: “Đến một con chó còn nhận ra tiếng chủ nó (Il reconnait la voix de son maitre) nữa là con người mà lại không nhận ra tiếng của mẹ mình!” (Mẹ ở đây chỉ Tổ quốc).

Ngày hôm sau nhà giáo Nguyễn Đình Nam (sinh năm 1921) đã sáng tác bài thơ sau đây dán bích báo:




tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương