Từ nay, phải suy-nghĩ một cách bao trùm, bất cứ trong địa hạt nào. Chính-trị, Tôn-giáo



tải về 1.97 Mb.
trang24/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.97 Mb.
#21885
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25

BỔN LAI DIỆN MỤC

Do tham-vọng mà Huệ Minh quyết-tâm đi chiếm-đoạt chiếc Áo Pháp. Thấy Huệ Minh đuổi kịp, Huệ Năng (638-713) bèn ném cái Áo Pháp của mình lên tảng đá gần đó và nói : “Áo nầy là Vật làm Tin của chư Tổ”, há dùng sức mà tranh được sao ? Muốn lấy thì cứ lấy đi !”

Huệ Minh nắm áo cố dở lên, nhưng áo nặng như núi. Ông ngừng tay, bối rối, rồi run sợ. Tổ hỏi :

= Ông đến đây cầu Áo hay cầu Pháp ?

Huệ Minh né tránh: Chẳng đến vì áo,

chính vì Pháp đó.

Tổ Huệ Năng chận đứng :

= Vậy nên tạm dứt tưởng niệm,

Lành Dử chớ nghĩ tới.

Huệ Minh vâng nhận.

Giây lâu, Tổ dứt khoát: = Đừng nghĩ Lành, đừng nghĩ Dử, ngay trong lúc ấy, đưa cho tôi xem cái Bổn lai diện mục của ông trước khi cha mẹ sanh ra ông.

Thoạt nghe, Huệ Minh bổng bừng sáng, đến gần Tổ chấp tay thi lễ, bạch :



Ngoài lời-mật ý-mật như trên, còn có ý-mật nào nữa hay không ?

Tổ Huệ Năng nói: Điều tôi nói với ông, chẳng phải là mật. Nếu ông tự soi trở lại mình, ông sẽ thấy được cái mật là ở nơi ông.



Chính Chư Tổ Huệ Năng mang chiếc Áo Pháp đúng là chính-quy cả người lẩn Áo, còn Huệ Minh thì do tâm bất-chính nên mới định chiếm-đoạt Áo Pháp. Huệ Năng tự-nguyện lột Áo ném đi là do ngài thấy không cần, vì nó chỉ là áo Tước-vị chớ không cần cho Tác-vụ. Huệ Minh thò tay lượm Áo, Áo này có phải loại áo-giáp lâm-trận đâu mà sao nó nặng cân quá vậy, phải chăng, chính cánh tay lắm tài-năng mà thiếu đức-dộ nên tay ông mới bủng-rủng đến rả-rời thôi !


Sực nhớ đến Cụ Trang tử căn-dặn:

Có Nơm là vì Cá, đặng Cá hãy quên Nơm.

có Dò là vì Thỏ, đặng Thỏ hãy quên Dò.

có Lời là vì Ý, đặng Ý hãy quên Lời.

Ta tìm đâu đặng người biết quên lời,

hầu cùng nhau đàm luận.

(Trang tử (370-298 trCN)

Vậy mà lắm lúc Cá không đũ Kho, Thỏ không đũ Thịt, Ý không thể Nhớ hết, còn Nơm Dò thì lại chất đầy nhà kho, Sách vở chất đầy tủ, lấp đầy kệ,…

Sau Công-đồng Vatican II đến nay đã 40 năm, có Thông-điệp “Populorum Progressio” của Đức Cố Phaolô VI (25.7.1968) chủ-trương :

Chẳng hạn Số 18. Việc Phát-triển nơi mỗi người và nơi toàn-thể nhân-loại sẽ bị tổn-thương nếu không đặt mỗi việc theo đúng giá trị quan-trọng thuộc về nó.

Con người có quyền ước muốn của cải cần-thiết để sống và có bổn-phận phải làm việc để có những của cải đó: “Nếu Ai không chịu làm việc, thì đừng ăn”(2Tx 3, 10)

Nhưng việc tìm kiếm của cải có thể đem con người đến lòng ham muốn quá-độ, ham muốn có nhiều của cải hơn, có nhiều quyền-lực hơn.

Tật ham muốn nơi mỗi người cũng như nơi các gia-đình, nơi các dân-tộc có thể thâm-nhập vào người nghèo nhất và gây cho cả đôi bên một tinh-thần duy-vật bóp nghẹt tâm-hồn.

Như vậy là Đức cố Phaolô VI đã nhìn thấy rỏ, cả Urbi lẩn Orbi đều nghiêng -mà chưa ngã- về phía ngược với duy-tâm duy-linh. Linh-quang nơi Huệ Năng vẩn cháy sáng mà không sợ gió giập tắt nên chẳng cần Áo Pháp che. Còn Linh-quang nơi Huệ Minh chưa cháy lại, thì khi lấy được Áo Pháp để làm gì !

Thiên Ý

- - - - - - - - - - - -

(*) Bách Trượng (724-814) “Một ngày không làm, Một ngày không ăn”).


ĐỐT SÁCH
. . . Thiền sư Munan chỉ có một đệ-tử đắc đạo. Ông ta tên là Shoju. Sau khi Shoju đã hoàn-tất việc học thiền, Munan gọi Shoju vào phòng riêng. Munan nói:

- Thầy già rồi, đến bây giờ thầy biết, Shoju, con là người duy-nhất sẽ thực-hiện lời thầy dạy này. Đây là một tập sách. Nó được lưu-truyền từ thày này đến thày khác đã bảy đời rồi. Thầy cũng đã thêm vào đây nhiều điểm theo sự hiểu biết của thầy. Sách nầy rất có giá-trị. Thầy cho con để chứng tỏ sự đắc-thành của con.

Shoju đáp: “Nếu nó là một vật quan-trọng như vậy, tốt hơn là thầy hãy giữ lấy. Con đã thọ nhận thiền không văn tự (*) của thầy. Con mãn-nguyện lắm rồi”.

Munan nói: “Thầy biết, hơn nữa, sách nầy được qua tay thày này đến thày khác đã bảy đời, vì thế con có thể giữ nó như một vật tượng-trưng của giáo-lý con đã thụ nhận. - Nầy.”

Munan và Shoju đang nói chuyện bên cạnh lò lửa. Ngay lúc tập sách vừa vào tay, Shoju ném nó ngay vào ngọn lửa hồng. Shoju không muốn làm chủ nó.

Munan, một người từ trước đến giờ không bao giờ nổi giận, hét lên: - “Ngươi đang làm gì vậy!”

Shoju hét lại: = - “Thầy đang nói gì vậy!” (*)



Từng Đơn-vị Chúng-sinh thiên-hạ đều phải trải-qua một kiếp “sống trần-nhân” giữa SinhTử, không rỏ dài-ngắn, rộng-hẹp,… màlại đầy thử-thách, nếu không lênh-đênh giữa biển Ngôn thì cũng lạc-lỏng giữa rừng Từ,… cũng vì không rỏ mình là gì, là ai, làm gì, và cần gì,… ? cùng với biết bao là vấn-nạn, do tự mình đặt ra, do kẻ trước đổ dồn lại cho người sau, hoặc do kẻ trên lệnh xuống người dưới,… cứ như ghềnh thác ồ-ạt tuôn đổ gây lấn-cấn giữa sư – đệ :



 Sư-phụ hét:“Ngươi đang làm gì vậy !”

 Đệ-tử hét lại:“Thầy đang nói gì vậy !”

Thế là cả một đám rừng Nhu được thu-thập suốt cả bảy đời Sư,… bị cúng cho bà Hỏa chỉ vì Thiền tông chủ-trương ‘giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự’, cho nên ai đã “kiến” được Tánh, là thành Phật”, là mãn-nguyện lắm rồi”, còn cần chi đến sách-vở.

Thật ra, ‘biển Ngôn rừng Từ’ có thể chất-chứa ‘rừng Nhu bể Thánh’ phàn nào thôi, bởi nó còn tùy-thuộc cách ứng-dụng nơi mổi cá-nhân hay từng loại tập-thể.

Thử đảo mắt nhìn ra khắp mặt Địa-cầu, khắp cả khung trời và dưới lòng biển, làm sao kể cho xiết số-lượng thành-quả hữu-hình do các thế-hệ Nhân-Tài Nhân-Tạo tranh-đua nhau thực-hiện, dường như chúng đang lấn-áp và đẩy-lùi toàn bộ cảnh-vật Thiên-nhiên biến thành Samạc,…

Trái lại, nều cùng nhau mở rộng Trí-tuệ mà “trực-chỉ Chân TÂM nhau, để ‘kiến’ cả TÁNH mình, lẩn TÁNH người người bất phân dị-biệt, tránh loại-trừ nhau giữa Đông-Tây Nam-Bắc giàu-nghèo sang-hèn, thiện hay bất-thiện,… thì tất cả đều nhất-thống “tứ hải chỉ nội giai Huynh-Đệ”, hoặc hiểu theo Việt-Nam Đồng-bào mình thì tất cả đều là Con Rồng Cháu Tiên,…

Như vậy, cây nào to lớn bằng Cây Vũ-trụ ?

Hoa Trái nào thơm ngon bằng Hoa nhân Đức Trái nhân Đạo ?

Loại Hạt Giống nầy tìm đâu ra ?

 hãy “quán chiếu Tự kỷ”.

secundum Lão Tử (580-500 trCN. ĐĐk. ch. 1 & 73

secundum Christum: PÂ Lc 20, 34-37)

  



tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương