Từ nay, phải suy-nghĩ một cách bao trùm, bất cứ trong địa hạt nào. Chính-trị, Tôn-giáo


“ÔNG TÂY” XÂY CẦU “Toni Ruttimann-Bridgebuilder”



tải về 1.97 Mb.
trang20/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.97 Mb.
#21885
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25

“ÔNG TÂY” XÂY CẦU

“Toni Ruttimann-Bridgebuilder”


    1. người Thụy Sỹ, vào tuổi 37. vẫn sống độc-thân

    2. Trình-độ văn-hóa: Trung-học:“Những ngày ấy thấy các kỹ-sư làm cầu tôi thấy hay và để ý, bắt chước làm theo. Ban đầu thử làm những chiếc cầu nhỏ, dần dần rút kinh-nghiệm và làm được cầu lớn như bây giờ. Có lẽ đó là cái nghiệp của tôi”. Toni tâm-sự.

    3. Toni không lên Đại học vì Học-vị hay Địa-vị, mà là vào cái thứ Đạo Đại học với 03 cương-lĩnh là làm sáng Đức sáng để vừa Thân Dân vừa Tân Dân đến mức Chí thiện qua công việc “làm cầu tặng dân nghèo”, đây không là Nghề tạo Danh tác Lợi mà chỉ là cái Nghiệp phục-vụ, đặc-biệt “mình được đến VN xây cầu như một Duyên-nợ”, ông bập-bẹ tiếng Việt: tôi đã là người Bến Tre”,…

    4. Quyển sổ tay Toni ghi tên hơn 200 cây cầu trên khắp thế-giới Ecuador 105 cây cầu, Colombia 14, Honduras 34, Campuchia 35, Mexico 29, VN 8. . . và Toni đã đề-nghị xây tặng thêm cho Bến Tre đủ số… 50 cây cầu,… được xây-dựng từ bàn tay, tấm lòng của ông và các bạn ông.

    5. Vừa về Bến Tre gặp ngày mưa dầm, cuốc bộ ra hiện-trường, ông bị ngã lăn do đường trơn-trợt, tiếp-tục ra tận bờ sông khảo-sát, ông lại bị ngã xuống rạch, một bập dừa nước xốc vào lưng làm ông bất tỉnh,… bác-sĩ bệnh-viện bảo ông phải nghỉ dưỡng 03 ngày, nhưng đến ngày thứ hai ông lặng-lẽ ‘chuồn’ ra đi làm,…!

    6. Một lần làm cầu ở Campuchia, Toni bị ngã gãy chân, nằm liệt giường suốt một năm, khi vết thương bắt đầu bình phục, việc đầu tiên Toni nghĩ đến là tiếp-tục làm cầu.

    7. Rất nhiều lý-do khiến Toni đến và ở lại thật lâu với người dân Bến Tre nghèo khó nầy, đó là việc ông chủ-tịch tỉnh Bến Tre đến cùng ăn hủ tiếu lúc 6 giờ sáng và chúc sức khỏe Toni trước khi bắt đầu một ngày làm việc bận rộn, đồng thời ông chủ-tịch ngỏ lời đề-nghị chân-thành ‘xin’ được đóng-góp kinh-phí với Toni để làm được nhiều cầu hơn; tiếp đến cũng là do tấm lòng nhiệt-thành của người dân vượt mức Toni tưởng-tượng, khi ông đề-nghị cần 50 người giúp căng dây cáp thì có cả trăm người kéo đến với những nụ cười thật vui-tươi,…

    8. Tuy hết mình cho công-thiện-ích nông dân nghèo, nhưng chi-tiêu cho cá-nhân mình thì rất tiết-kiệm; một công-nhân lở tay cắt thừa khoảng 20cm dây cáp soe4 , Toni tặc lưỡi:”Tiếc quá! Ông giúp tỉnh rất nhiều, nhưng không muốn tỉnh phải lo cho ông bất cứ chuyện ăn – ở – di-chuyển,… từ Thụy Sỹ qua, ra khỏi sân bay, ông tự đón tốc-hành đến Bến Tre chớ không để tỉnh cho xe đưa rước,…

    9. 5 giờ sáng Toni đạp xe từ thị-xã đến công-trường làm việc một mạch đến 2 – 3 giờ chiều mới ăn cơm trưa rồi làm việc cho đến tối mịt,…12 giờ trưa giữa nắng gắc, ông vất-vả bẩy những ống gỗ to đùng để quấn dây cáp đã xử-dụng xong vào một góc sân,…

    10. Ông rất kiên-trì: chưa xong việc thì chưa vào nhà. Tuy lúc đã làm được 6 cây cầu ở Bến Tre, mà chưa bao giờ ông dự một cuộc khánh-thành nào cả. Làm xong, ông thu dọn đồ nghề rồi bắt tay làm cây cầu khác ngay”.

. . . . . . .

    1. Toni thú thật cho tới bây giờ ông chưa hề có sự-nghiệp gì cho riêng mình cả. Nhưng ông đang rất hạnh-phúc với công việc làm cầu từ-thiện tặng người nông dân nghèo trên khắp thế-giới. Sau khi làm xong cầu ở Bến Tre, ông sẽ đi đâu. làm gì ? - tôi hỏi. Toni trầm-ngâm một hồi rồi nói bằng tiếng Việt:“Sẽ làm cầu tiếp, nhưng chưa biết đi đâu nữa!”

. . . . . . . trích yếu “ÔNG TÂY” XÂY CẦU.

VÂN TRƯỜNG

TUỔI TRẺ CHỦ NHẬT SỐ 14-2005 ngày 10.4.2005



người đương thời

    1. Lục trong túi áo lấy ra chiếc máy nghe nhạc kỹ thuật số, ông đề-nghị tôi [VÂN TRƯỜNG] nghe qua đoạn nhạc mà mỗi ngày ông nghe ít nhất 2 lần. Đó là một bài hát rất hùng-tráng quen-thuộc của người Việt:“DẬY MÀ ĐI, DẬY MÀ ĐI, DẬY MÀ ĐI HỠI ĐỒNG-BÀO ƠI !…” [*] Ông mỉm cười, đầu lắc-lư theo nhạc:“Tôi rất thích bài hát nầy và rất yêu-quý Đất Nước các bạn. Tôi còn biết bài hát có liên-quan đến cuộc đấu-tranh chống xâm-lược của các bạn cách đây hơn 30 năm”,…

[*] Vào tháng 5. 2004, Jean-Paul II xuất bản quyển:

Hãy chổi dậy, chúng ta cùng đi”




 Toni mời:“Dậy mà đi, Dậy mà đi,

Dậy mà đi hỡi Đồng bào ơi!…

 Pontifex Jean-Paul II gọi:“Hãy chổi dậy, chúng ta cùng đi !”

 Đức Yêsu bảo:” Nào, đứng lên, ta đi thôi !” (Mt 26, 46),

TẤT CẢ ĐỀU LÀ


BRIDGEBUILDER : PONTIFEX : PONTIFE

giúp nhau : làm Cầu  xây Cầu  bắt Cầu . . .

giao-hòa giao-hảo NGHĨA TÌNH song-phương

giữa


con người    con người

(bá nhân bá tánh)



VỢ    CHỒNG

CHA + MẸ    CON CÁI

ANH EM

 đồng-gia  đồng-tộc  đồng-bào  đồng-loại 

bất chấp mọi thứ dị-biệt vỏ ngoài, . . .



 “Phúc-đức những ai xây-dựng Hòa-bình



đều là CON Thiên Chúa” (Mt 5, 9)

 “Thuận Vợ thuận Chồng tác Biển Đông cũng cạn” TnVN.

7. 2005

Post Sciptum.

Bến Tre: Thưởng Huân-chương cho ông Toni Ruttimann.

Chủ-tịch Nước Nguyễn Minh Triết vừa có quyết-định tặng thưởng Huân-chương Lao-động hạng ba cho ông Tony Ruttimann, quốc-tịch Thụy Sĩ. Từ tháng 8-2004 đến th1ng 5-2006 ông Tony Ruttimann đã hổ-trợ Bến Tre xây-dựng hoàn-thành 40 cầu treo nông-thôn. Tổng kinh-phí xây-dựng 40 cầu treo khoảng 12.2 tỷ đồng, trong đó ông Toni hổ-trợ vật-tư giá-trị 8.13 tỷ đồng, còn lại là vốn đối-ứng của tỉnh. 40 cầu treo do ông Toni hổ-trợ đã xóa 2 cầu khỉ và 38 bến đò ngang không an-toàn, phục-vụ khoảng 100.000 người dân vùng sâu, vùng xa ở 36 xã trên địa-bàn 8 huyện, thị của Tỉnh. Hiện nay ông Toni đang tiếp-tục giúp Tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng xây-dựng cầu treo nông-thôn. (LƯ THẾ NHÃ) tuổi trẻ Thư Ba 9. 01. 2007

100. CÂY TRÊN NÚI (*)

Trang Tử đi núi, thấy một cây lớn, cành lá rậm rà. Người thợ đốn cây, đứng một bên mà không đốn. Hỏi duyên-cớ, thì thưa rằng:

Không dùng đặng chổ nào hết.

Trang Tử nói:

Cây nầy vì bất-tài mà hưởng tận tuổi trời.

Ra khỏi núi. Trang Tử ghé nghỉ nơi nhà người quen. Người quen mừng rỡ, hối trẻ giết nhạn để đãi khách. Trẻ thưa:



  • Một con biết gáy, một con không biết gáy.

Giết con nào ?

Chủ nhân nói: “Giết con không biết gáy!”

Bữa sau đệ-tử hỏi Trang Tử:

Hôm qua, cái cây trên núi nhờ bất-tài mà sống tận tuổi trời. Nay con nhạn của chủ-nhân, thì vì bất-tài mà chết. Ở vào địa-vị của tiên-sinh, phải xử như thế nào ?

Trang Tử cười bảo:

 “Châu nầy thì xử vào khoảng giữa của tài và bất-tài. Tài và bất-tài như nhau, đều không phải cả, sao khỏi phải lụy-thân. Nếu lại biết cỡi trên Đạo Đức mà ngao-du thì đâu còn phải lụy như thế: không màng khen, không sợ chê, khi cần phải lên thì bay như Rồng, khi cần phải bò, thì bò như rắn. Cùng hóa với chữ “thời” mà không chịu khư khư theo một thái-độ nào nhất-định. Khi lên cao, khi xuống thấp, lấy chữ hòa làm cân-lượng, ngao-du nơi tổ của vạn vật, xem Vật là Vật, mà không để cho Vật xem mình là Vật, thì sao có thể bị lụy ? Đó là phép của Thần Nông, Hoàng Đế. Đến như lấy cái Tình của vạn vật mà truyền dạy về nhân luân, thì không thể. Hể có hợp, là có tan; hể có thành, phải có hủy. Hể ngay thảng thì bị chống-đối, được tôn-quý thì bị chê bai. Có làm thì có sót: giỏi thì bị mưu tật, mà dở thì bị khinh dể, có thể nào quyết hẳn được bên nào ?



Thương thay ! Các đệ-tử hãy ghi lấy: chỉ có ĐạoĐức là nền-tảng vững-vàng để theo đó mà hành-động thôi !”

  


ĐI SĂN (*). Trang Châu đi chơi ở rừng Điêu Lăng, thấy một con chim tước lạ ở phương Nam lại. Cánh rộng bảy thước, mắt tròn một tấc, đụng ở trán Châu, mà đậu ở bụi cây lật.

Trang Châu nói: -“Chim nầy là chim gì vậy ? Cánh to mà không bay, mắt lớn mà không thấy. Bèn dùng dằng dừng bước, lấy đạn ra nhắm bắn. Bỗng thấy một con ve, vừa được bóng mát mà quên cả thân. Một con bọ ngựa, lấy lá che thân, chờm đến muốn bắt mà quên cả thân. Còn phía sau, con tước đang vồ bắt nó mà quên cả thân mình,…”

Trang Châu giật mình: -“Ôi, giống vật làm lụy nhau…

Hai loài như gọi lẩn nhau: cái mất đi sau cái được”.

Rồi bỏ viên đạn mà chạy trở về… Người coi rừng đuổi theo mà mắng nhiếc ! Trang Châu về nhà. Ba tháng không vui.

 Lạn Thư theo hỏi:

- Thầy làm gì mà ít lâu nay không vui ?

 Trang Châu nói: + Ta giữ Hình-thể mà quên Chân-thân. Ta mãng nhìn nước đục bên trên mà quên nhìn nước trong dưới đáy vực. Vả chăng, ta nghe thầy ta dạy:“Vào chổ nào thì theo cái tục chổ đó”. Nay ta sang chơi Điêu Lăng mà quên hẳn Thân ta. Con tước lạ bay sát trán ta mà quên cái Thân của nó. Người coi rừng đem ta ra mà sỉ nhục. Nên ta không vui.

(*) CÁI CƯỜI của THÁNH NHÂN



NGUYỄN DUY CẦN




 “Cây lớn, cành lá rậm rà” do Trời gieo Đất dưỡng Mây tưới, nên nó phát-triển theo ý Trời, chớ làm sao theo ý Người được !

 Chim nhạn cũng do Trời tác-sinh nuôi-dưỡng thì người người cứ để nó tự-do tung-tăng líu-lo khắp bầu Trời như ý nó,… cớ sao người người lại săn bắt nhốt nó vào lồng kiểng, ép nó siêng gáy giỏi hót theo ý người !

Người giết Trời”, là vậy ! Còn sau đây :

 Trước mắt mình, người chăm-chú cái miếng Mồi tưởng ngon mà không rỏ đằng sau lưhg mình vẫn có biết bao tay Sát-thủ tiếp nối dài dài,.. : “Ôi ! Cả giống Vật lẩn giống Người vốn làm lụy nhau… Cái mất đi liền sau cái được”. Có thể chưa Ăn Mồi mà đã mất Mạng,… cũng chỉ vì tham Danh hám Lợi ! May mà Trang Châu sớm biết giật mình, bèn quăng Đạn bỏ Ná chạy dài, thoát Thân cứu Mạng cái đã, sá gì bị Quản-lý Rừng đuổi theo mắng nhiếc !

@

 Trang Tử ( 370-298 trCN) đã từng minh-định :



Trời - Đất với Ta=Người- cùng sinh tồn,

Vạn vật với ta là MỘT”,

Trời - Đất-Người gồm Ba Thành-phần

mà cùng Một Khối,

tuy Một Khối mà vẫn Ba Thành-phần,..

khó hiểu thật, nếu không nói là bí-hiểm,

cho nên Châu tiên-sinh đã tạo ra một ấn-tượng :

 Hà Bá hỏi:

Sao gọi là Trời ? Sao gọi là Người ?

 Thần Bắc Hải nói :



  • Ngựa Bò bốn cẳng, đó là Trời;

ràng đầu ngựa, xỏ mũi bò, đó là Người.

Bởi vậy mới nói:

= đừng lấy Người giết Trời;

= đừng lấy Nhân-tạo mà giết MẠNG,

= đừng lấy sự được sự mất mà chết theo DANH.

Cẩn-thận mà giữ gìn –[Trời & Mạng]- đừng làm cho mất,

đó gọi là Trở về cái CHÂN (NHÂN) của mình”. (THU THỦY)

@

 “Trở về cái CHÂN (NHÂN) nơi mình”



Cậu đã ra đi bụi, giờ thì quyết-tâm:

 ‘Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, con không đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như người làm công cho cha vậy’.

Thế rồi anh ta đứng lên, đi về,… Từ đằng xa, người cha đã nhìn thấy đứa con, ông chạy ra, ôm cổ, hôn,…

Cậu ta nói: ‘Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, con không đáng gọi là con cha nữa.

Và người cha bù-đắp :

Chiết áo phục-hồi Nhân-bản,

Chiếc Nhẩn giao-kết chân-tình Phụ-Tử

Đôi Giày Tái-lập Nhân-vị Con

(khác hẳn tớ-chủ kiếm cơm)

(THÁNH KINH TÂN ƯỚC Mt 15, 11-32).

@

Đúng vậy, là thánh-nhân ‘Vô-Kỷ Vô-Công Vô-Danh’ cho nên “cỡi trên Đạo Đức mà ngao-du …” chớ không cởi ngựa ràng đầu hay cởi bò xỏ mũi, bởi vạn loài sinh-vật đều cùng là đại-đồng chúng-sinh nên đối-xử nhau bình-đẳng. (Đức Phật Thích Ca)



8. 2005



tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương