Từ nay, phải suy-nghĩ một cách bao trùm, bất cứ trong địa hạt nào. Chính-trị, Tôn-giáo



tải về 1.97 Mb.
trang18/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.97 Mb.
#21885
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   25

85. NGÔN-SỨ @ MỤC-TỬ @ TƯ-TẾ


mỗi Thành-viên tại GIA-ĐÌNH

@

Giá trị một Quốc-gia



khởi xuất từ giá-trị mỗi Gia-đình.

Giá-trị từng Gia-đình

được hun-đúc từ giá-trị mỗi Thành-viên”.

La Rochefoucauld

Dịch:”Phụ nữ có vị trí chính ở trong gia-đình, Nam giới có vị trí chính ở ngoài. Đàn ông đàn bà mà chính, là nghĩa lớn của Trời Đất, . . . cha ra cha, con ra con; anh ra anh, em ra em; chồng ra chồng, vợ ra vợ: như vậy đạo nhà chính. Nhà mà chính, thì thiên hạ định vậy”

Tiểu-tổ gia-đình chỉ bền-vững tồn-tại trên tư-thế kiền ba chân:

Một cây làm chẳng nên non,



Ba cây dụm lại nên hòn núi cao’ Ca dao V N

Kiềng ba chân chính là Tam Vị Thành-viên: Cha + Mẹ + Con Cái cùng đồng-nhiệm tác-vụ mục tử @ ngôn sứ @ tư tế trong các ứng-xử tương-quan song-phương giữa đôi-bạn vợ-chồng, giữa vai-trò cha-mẹ, giữa vị-thế con-cái, giữa anh-em như tay-chơn với nhau,… nhằm tạo mối tâm-đồng ý-hiệp giữa những dị-biệt tâm tánh, nhưng tự-thân tự-kỷ vốn cùng dòng giống trần-nhân tinh-khôn đồng-loại với nhau cả. Điều cần lưu-tâm: Dĩ bất biến ứng vạn biến, thành thiên hình vạn trạng, với thiên sai vạn biệt,…vì thế mà không nam nào giống nam nào, nữ cũng vậy, vậy thì ‘đèn ai nấy khơi sáng’, ‘đèn soi nhà ai nấy tỏ’, thập-giá ai nấy vác, việc ai nấy làm, làm gì ra nấy, làm đâu ra đó… bởi cuối cùng mọi thứ đèn cù, đèn kéo quân hay đèn Tết Trung thu đều banh-tành hết . . . chỉ còn lại:

Lời Thiên Chúa tồn-tại cận kề bạn,

ngay tại miệng bạn, ngay trong tâm bạn . . .

(Rm 10, 8-13)

Trong thời-quảng cuối-cùng, Ta sẽ tuôn đổ Thần Khí Ta trên tất cả Phàm-nhân, mỗi mọi con nam cái nữ đều trở thành Ngôn-sứ, thanh-niên được khả-năng thị-kiến, bậc bô-lão được báo-mộng”.

Đó là thời-quảng Ta tuôn đổ Thần Khí Ta trên những Tôi nam Tớ nữ Ta, chúng sẽ trở thành các Ngôn-sứ”.



Mà đó là:“Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thánh Phụ ngỏ lời với cha ông chúng ta qua các Ngôn sứ,…nhưng vào giai-đoạn cuối cùng nầy, Ngài ủy-phái đến với chúng ta một vị Thánh Tử (Dt 1, 1)
Vậy là không còn Chủ Tớ Thầy Trò như thuở Cựu Ước, mà đã từ lâu bước vào thời Tân Ước, thời sinh-sống tình nghĩa ‘phụ phụ tử tử’ như đức Khổng Tử tiên-ước. Một vị linh-mục thuộc thập niên 50 thế-kỷ vừa qua -nay đã ra đi- có lần nói: rất tiếc rằng, Phật-giáo có các Phật-tử, không lẽ bây giờ mình dám dùng Kytô-tử thì tốt biết bao!

@

Cái quảng-tâm đức độ nơi Phật Thích Ca (563 – 483 tr CN) là:“Chúng sinh bình đẳng”, bao gồm toàn bộ các giống loại động-vật, điều nầy thật kỳ-diệu là trùng-hợp với ý-nghĩa chữ CON trong ngôn-từ Việt Nam, vì đây là danh gọi rất phổ-cập, ứng-dụng vào toàn-bộ tất cả các giống loại động-vật kể từ cực-đại đến cực-tiểu: con người, con khủng-long, con voi, con chó, con bò, con ngựa, con thiên nga, con bọ chét, con HIV/AIDS, con – con – con v.v. . .



Đồng thời, cũng thật kỳ-diệu, ý-nghĩa chữ con lại hầu như luôn luôn đi đôi với chữ cái: con cái, vô-tình giúp phân-biệt từ con Nam cái Nữ cho tới cái chén cái tô cái ly cái tủ cái nhà v.v. . . Đây là cặp Âm – Dương cỗng ôm nhau mà Tin mừng đã xác-định một cách phổ-cập:“Những cặp mâu-thuẫn nào đã được tác-hợp thì vô-phương phân-rẽ”[Mc 10, 9].

Cái thì thuộc về Nữ, mà ‘nữ sinh ngoại tộc, thuộc bên ngoại, thuộc họ Mẹ, mẹ dưỡng nuôi mẹ giáo-dục: như vậy, cái – nữ - mẹ… đúng là cảnh-vực môi-trường sinh-thái bao la bát ngát bảo-bọc toàn-bộ và toàn-diện đũ các giống-loại hữu-thể sinh-linh: cái nôi đặt Hài nhi, cái võng ru bé ngủ, cái bàn cơm ông bà sum-hợp với con cháu, cái tủ chứa thư-viện nhỏ cho gia-đình, cái lồng nhốt chim, cái chậu đựng cá, cái bẩy nhử chuột, cái lưới ngư phủ, cái mảnh vườn, cái thữa ruộng, cái đất nước, cái Địa Cầu, . . . đều là Lòng Mẹ bao la như Biển Thái Bình dạt dào” {nhạc-sĩ Y Vân}

@

Lần đầu tiên, vào lúc tuổi 12, Đức Yêsu chính-thức tự-công-bố công-khai:“Sao cha mẹ lại tìm con, cha mẹ không biết là con có bổn-phận ở nhà của Cha Con sao?” (Lc 2, 41-52); nhưng đồng thời Ngài vẫn giữ cương vị làm con của hạ phụ” ngay khi tồn tại trong gia-dình Nazaréth mãi cho đến tuổi 30-31 (Lc 2, 41-52).


Vị Thượng Phụ xác minh về Thánh Tử tại dòng sông Giordan: “Đây là người Con toàn-hảo mà Cha ưng-ý trọn vẹn” (Mt 3, 17).
Lần khác trên núi Thabor:“Đây là người Con toàn-hảo mà Cha ưng-ý trọn vẹn, tất cả hãy hoán-chuyển theo như Ngài” (Mt 17, 5)
. . . con theo ý Cha” cho đến lúc chết:“. . . Cha ơi, nếu có thể được, xin cất chén nầy xa khỏi Con. Nhưng xin đừng theo ý Con, một theo ý Cha thôi” (Mt 26,39).

@

“Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là ‘rap-bi’, vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả các anh em đều là anh em với nhau. Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất nầy là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một lãnh đạo, là Đức Kytô. Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục-vụ anh em. Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên” (Mt 23, 8-12).






86. NẮNG TRONG VƯỜN ()

PHẠM THỤY NGUYÊN


Anh Hai tôi cưới vợ ở Sàigòn, một nhà có chức-phận. Má trông cháu nội về mòn mỏi, cả năm chúng mới gặp, ngó bà như người nước ngoài về thăm … hàng xóm! Má cười hắt hiu: “Bây để một đứa ở đây cho má cưng… Dễ hôn! Nói là nói vậy lẽ nào bây rời con ra cho tao nuôi…”
Anh tôi cố nài:”Má lên Sàigòn sống với tụi con, chớ công việc của con ở đây sao được”. Má:“Rồi bỏ mồ mả cho ai?”

Câu chuyện cứ thế không có hướng mở nào cho bà mẹ cô-đơn, còn tôi là con gái, tất nhiên phải theo chồng. Khi tôi đưa Tăng về chào, nói anh ấy người Hà Nội, làm việc ở Bình Dương, má nói như than: “Rồi, bây lại đi mất!”


Vườn rộng mênh mong sau nhà, cha mẹ tôi khai-phá lúc trẻ, giờ thiếu người chăm sóc, không bao nhiêu huê lợi, gió lùa ngan ngát hương xoài mận cuối mùa, tiếng chổi người già nghe nao nao, chịu đựng, không giữ được mớ lá khô xao xác. Tôi thương má những trưa bên mâm cơm ngồi mong con từng đứa, con cá rô chiên cũng khắc-khoải bên nhúm rau lang luộc, má chan canh khoai vào chén, nuốt quấy-quá, rỏ ràng một mình ăn gì cũng chẳng ngon!
Hè năm đó tôi theo chồng. Trường học sắp khai giảng, anh ấy và tôi cùng làm nghề gõ đầu trẻ. không ở lâu với má được. Tối hôm trước khi đi, cho tôi ít vàng, má dặn khi nào có con thì về đón má lên nuôi cho ít tháng. Anh Hai tôi sắp đặt, nhờ một người trong họ đến ở với má, anh lo gạo thóc cho cả nhà. Má nói nhỏ:“Anh con có gởi tiền ở ngân hàng ngoài chợ cho má, khi cần thì rút mà xài, nhưng má có ăn uống sắm sửa gì nhiều. Đây con xem, xã làm giùm cho má miếng giấy chia đất cát ra ba phần, hai anh em bây hai miếng, phần thứ ba của má, xã chứng rồi đó!”
Má mình lẩm cẩm rồi, tôi nghĩ thầm. Chia đất còn để dành phần, bộ má tính chuyện hậu sự hay sao? Lâu lâu về thăm, thấy bà lui cui bó lá dừa, gom củi, tôi nghĩ tới cuộc hôn nhân đã chia rẽ mẹ con, trách mình chồng gần không lấy mà lấy chồng xa, cứ tưởng là được như ý, đâu ngờ … Khoảng gần tết má nhắn anh em tôi. Thắc thỏm vì sợ cảnh ‘như chuối chín cây’, bọn tôi lật đật về. Thì ra má thông-báo:“Mấy đứa bây đồng ý ký cho má việc nầy, má muốn hiến phần đất của má cho ủy ban xã cất trường học, như vậy con nít bên nầy khỏi qua sông học xa xôi nguy hiểm. Má không có phước ở gần cháu thì nghe tiếng học trò chạy tới chạy lui cũng như tụi nó là cháu nội, cháu ngoại mình vậy, cũng đở buồn. Được không tụi con? Má lâu nay không có đi chùa, coi như …”. Anh em tôi hiểu lòng mẹ, tự nhiên thấy sáng ra cái cách giải-quyết bất ngờ của người phụ nữ chỉ học lớp 3 như má. Má đã vô tình mở cho tôi đường về. Gần 70, góa bụa nuôi con 30 năm, giờ đang lụm cà lụm cụm, chợt khỏe lại, trông tới ngày khởi công trường học.
Tối hôm đó nằm bên má, tôi trằn trọc mãi. Trong đêm thinh-lặng dường như có tiếng thở dài. Má lên tiếng:“Con Út rủ chồng về đây dạy học, còn nó không muốn thì con cứ ở trển, giờ má đã có trường học gần nhà, má hủ hỉ với con của người ta”.
Lủ trẻ “con của người ta” rồi sẽ ê a làm sống lại khu vườn, làm tươi mát cuộc đời của tôi và mẹ. Tôi trở mình lần nữa, đã có nắng trong vườn, trời sáng rồi.

Tân Mỹ, tháng 3-2004

() tuổi trẻ THỨ BA 18-5-2004

Gia-đình có được 5 –7 –9… người con là có bấy nhiêu lần làm Má, thì cứ tạm kể là có 6, 1 tỷ Má trên 6, 2 tỷ người con hiện-hữu hôm nay. Tên tuổi Má thì có giới-hạn trong khung không-thời-gian một kiếp sống, mà Nghĩa-vụ làm Má lại cứ tiếp nối đời nọ trãi đời kia chẳng nguôi. Nhưng để chu-toàn nghĩa-vụ làm Má như đời Má kể trên, đó phải chăng là mức tăng-tưởng tuyệt-đỉnh, hay là cơn ác-mộng cần né tránh để dừng lại trạng-thái đôi bạn tình ?



Đọc đi đọc lại, đọc mãi, không giới-hạn là năm hồi hay mười hiệp, đọc mãi, không chỉ để tìm hiểu tâm-lý, tạm đánh giá tầm mức đức-độ rộng hẹp, . . . mà nhất là để nhập vai, nhập từng vai, đặc-biệt chủ-yếu vai Má, vai sống-động cực-kỳ phong phú.



Má: nay gần 70, góa bụa, nuôi 2 con suốt 30 năm nay; mong con trai con gái ở gần, mong nựng cháu nội nuôi cháu ngoại, nhưng … con trai thì cưới vợ, sinh sống, làm việc, đẻ con ở Sàigòn, họa-hoằn tết nhất mời về,… nếu má lên Sàigòn thì “Rồi bỏ mồ mả cho ai?”… còn con gái thì theo chồng, ‘rồi bây lại đi mất ’... Má cô-đơn, nhưng hiểu biết nên má tôn-trọng hoàn-cảnh sinh sống gia-dình chúng nó mà không ích-kỷ giữ lại cho mình, trái lại:“Mấy đứa bây đồng ý ký cho má…:“ Mà nầy Út, con rủ chồng về đây dạy học, còn nó không muốn thì con cứ ở trển,…

Anh em tôi hiểu:“Lòng Mẹ bao la như Biển Thái Bình (*) dạt dào…” ns Y Vân, . . . thấy Trí-Tuệ mình Sáng-Ấm ra qua cái cách giải-quyết bất ngờ của người phụ nữ chỉ học lớp 3 như Má,… không tôn-giáo: lâu nay không có đi chùa,… đang lụm cà lụm cụm, chợt khỏe lại, trông tới ngày má nghe thấy tiếng học trò chạy tới chạy lui cũng như tụi nó là cháu nội, cháu ngoại mình vậy.


(*) Diện-tích * Độ sâu (m)* Độ sâu nhất * Thể-tích * Độ cao nhất



triệu Km2* trungbình * (m) * Triệu Km3 * triều lên

Đại Tây Dương : 91,7 * 3597 * 8742 * 329,7 * 18, 8 Vịnh Phandi

Thái Bình Dương: 178,7 * 3976 *11022 * 710,4 * 13, 2 Vũng Pengin

III





tải về 1.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương