TỶ LỆ ĐẺ SẠch và tiêm uv2+ Ở CÁc bà MẸ DÂn tộc thiểu số TỈnh đẮk lăk năM 2012



tải về 133.41 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích133.41 Kb.
#14691




TỶ LỆ ĐẺ SẠCH VÀ TIÊM UV2+

Ở CÁC BÀ MẸ DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH ĐẮK LĂK NĂM 2012

Ths. Bs Trịnh Quang Trí – TTYT Dự phòng tỉnh

TÓM TẮT:

Theo báo cáo tỷ lệ tiêm UV2+ cho phụ nữ có thai ở Đắk Lắk từ 1994 đến 2011 đạt trên 90 %, tỷ lệ đẻ sạch năm 2011 là hơn 95%. Tuy nhiên, một số huyện trong nhiều năm qua còn những trường hợp mắc UVSS và chỉ tập trung ở đối tượng dân tộc thiểu số. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu để:

1. Xác định tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván đầy đủ của các bà mẹ dân tộc thiểu số, ở tỉnh Đắk Lắk trong năm 2012.

2. Xác định tỷ lệ đẻ sạch của các bà mẹ dân tộc thiểu số (sinh con ở cơ sở y tế, và đẻ ở nhà do cán bộ y tế đỡ), ở tỉnh Đắk Lắk trong năm 2012.

3. Xác định các yếu tố liên quan đến việc tiêm vắc xin phòng uốn ván và đẻ sạch của các bà mẹ dân tộc thiểu số như: tuổi, chủng tộc, số lần sinh con, trình độ học vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế.

Từ khóa: Uốn ván sơ sinh, đẻ sạch, dân tộc thiểu số

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

UVSS là bệnh đã được đề ra mục tiêu loại trừ trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tiêu chuẩn loại trừ UVSS của Tổ chức y tế thế giới (WHO) là giảm tỷ lệ mắc UVSS dưới 1 ca trên 1.000 trẻ đẻ sống trong một năm trên đơn vị huyện; Năm 2005, Việt Nam đã được WHO công nhận loại trừ UVSS cấp huyện. [2],[6],[20],[28],[30],[33].

Xét theo tiêu chuẩn loại UVSS của WHO, tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua đã bảo vệ được thành quả loại trừ UVSS cấp huyện; trong những năm gần đây mặc dù tỷ lệ tiêm chủng các bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã đạt trên 95%; tuy nhiên một số huyện, xã có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ hoặc dân tộc thiểu số di cư từ các tỉnh phía bắc đến vẫn còn nhiều yếu tố nguy cơ làm cho số mắc UVSS không giảm mà còn có xu hướng tăng lên [12],[15].

Trong năm 2011, cả nước có 33 ca UVSS, tỉnh Đắk Lắk có 05 ca UVSS, huyện Krông Bông có 03 ca và không đạt chỉ tiêu loại trừ UVSS (số mắc 3/1825 trẻ đẻ sống), huyện Ea Súp 1 ca; huyện Buôn Đôn 01 ca. Hầu hết các ca UVSS đều có mẹ không tiêm VAT, sinh tại nhà do mụ vườn hay do người nhà đỡ, những ca mắc đều là dân tộc thiểu số (Gia rai, Ê Đê, H’ Mông, ...) [2],[4],[5]. Vậy cần có một nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh uốn ván sơ sinh, như tỷ lệ tiêm VAT, tỷ lệ đẻ sạch ở tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt trong số đối tượng đồng bào thiểu số. Từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm đạt được và duy trì thành quả loại trừ UVSS tại tỉnh Đắk Lắk trong những năm đến.



II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1. Đối tượng nghiên cứu:

Các bà mẹ mang thai và sinh con từ 0 đến 12 tháng tuổi tính đến thời điểm điều tra (8-11/2012).

1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: Các bà mẹ dân tộc thiểu số đã sinh con từ 0 đến 12 tháng tuổi tính đến ngày điều tra, không phân biệt có hộ khẩu thường trú hay không, đã bắt đầu sống tại gia đình trước khi sinh trẻ, kể cả những bà mẹ sinh con chết sơ sinh và chết dưới 1 tuổi. Đồng ý tham gia nghiên cứu

1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:

Những trường hợp tới sinh sống ở thôn buôn sau khi sinh trẻ, những trường hợp phá thai, sẩy thai, những bà mẹ bệnh nặng đang cấp cứu, bệnh tâm thần, hoặc đã tử vong trước đó sẽ không được điều tra

Những bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu

2. Phương pháp nghiên cứu:

2.1. Thiết kê nghiên cứu: Cắt ngang mô tả

2.2. Tiến hành:

- Cỡ mẫu: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc ước tính một tỷ lệ của quần thể, chọn d = 0,04

Z2(1- α/2) x p (1-p)

N = -----------------------

d2

* Mục tiêu xác định tỷ lệ các bà mẹ được tiêm UV2+: Tỷ lệ tiêm UV 2+ cho PNCT theo báo cáo là 95 %, (p = 0,95). Thay vào công thức tính được N=114.

* Mục tiêu xác định tỷ lệ các bà mẹ sinh con ở cơ sở y tế hoặc sinh con do cán bộ y tế đỡ đẻ (đẻ sạch): Tỷ lệ bà mẹ sinh con ở cơ sở y tế ước tính là 80 %, (p = 0,80). Thay vào công thức tính được N=384

Trong hai số tính được trên, chọn số lớn nhất là 384 (người). Vì dùng phương pháp chọn mẫu cụm, để đạt độ chính xác cao chúng tôi chọn hệ số thiết kế bằng 1,5. Vậy cỡ mẫu tối thiểu là n = 384 x 1,5 = 576 (bà mẹ).

Kết quả cuối cùng: Cỡ mẫu nghiên cứu sau khi làm tròn là 596 bà mẹ dân tộc thiểu số, sinh con từ 0 đến 12 tháng tuổi.

- Kỹ thuật chọn mẫu: Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng kỹ thuật chọn mẫu cụm xác suất theo tỷ lệ (PPS: Probability proportionate to size). Đơn vị cụm là thôn, buôn có >50% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

2.3. Xử lý số liệu: Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý bằng phần mềm Stata 10.0

2.4. Liệt kê và định nghĩa các biến số

- Tuổi mẹ: Tuổi phân thành 2 nhóm < 25 tuổi và ≥ 25 tuổi.

- Dân tộc: biến danh định, có 2 giá trị. + Dân tộc Ê Đê.

+ Dân tộc khác.

- Số lần sinh con: biến thứ tự, có 2 giá trị. + ≤ 2 con.

+ > 2 con.

- Học vấn: biến thứ tự, có 4 giá trị.

+ Mù chữ: không đi học.

+ ≤ lớp 5: học từ lớp 1 đến hoàn thành lớp 5.

+ > lớp 5 - lớp 12

+ > lớp 12: trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học.

- Nghề nghiệp: biến định tính, có 2 giá trị.

+ Nội trợ , nông dân,

+ Công nhân, viên chức, buôn bán:

- Kinh tế gia đình : biến thứ tự, có 2 giá trị.

+ Khá giả, đủ ăn

+ Thiếu ăn , đói

-Khoảng cách từ nhà tới điểm tiêm chủng gần nhất: biến thứ tự có 2 giá trị.

+ Cách ≤ 5 km.

+ Cách > 5 km.

- Có được tiêm VAT đủ: biến nhị giá, đủ và không đủ.

+ Đủ: khi mẹ có tiêm VAT ít nhất liều thứ 2 khi mang thai trẻ được điều tra, hoặc đã tiêm ít nhất liều thứ 3 trước khi sinh.

+ Không đủ: khi mẹ chưa bao giờ tiêm VAT, hoặc chỉ tiêm liều thứ nhất, hoặc tiêm liều thứ hai trước khi mang thai và sau khi sinh trẻ được điều tra.

Số bà mẹ tiêm đủ liều VAT

Tỷ lệ bà mẹ tiêm VAT đầy đủ = --------------------------------------- x 100

Tổng số bà mẹ điều tra

- Đẻ sạch không? biến nhị giá, có 2 giá trị: có và không.

+ Có: khi trả lời sinh ở bệnh viện, phòng khám, trạm y tế, phòng hộ sinh tư được cấp giấy phép, sinh ở nhà do người được huấn luyện về sản khoa đỡ (nữ hộ sinh, y sỹ, bác sỹ, hoặc do cô đỡ được huấn luyện).

+ Không: khi trả lời sinh ở nhà, sinh rơi, ở nhà mụ vườn, do người không được huấn luyện sản khoa đỡ đẻ.

Số bà mẹ sinh con được đánh giá đẻ sạch

Tỷ lệ đẻ sạch = --------------------------------------------------- x 100

Tổng số bà mẹ điều tra



III. KẾT QUẢ:

3.1. Đặc tính của mẫu nghiên cứu:



Bảng 3.1. Đặc tính của mẫu nghiên cứu (N =596)




Đặc tính biến số

Tần số

Tỷ lệ %

% tích luỹ

Dân tộc

Ê Đê

489

82,05

82,05

M’Nông

107

17,95

100,0

Tuổi mẹ

≤ 25 tuổi

361

60,57

60,57

> 25 tuổi

235

39,43

100,0

Số con

≤ 2 con

471

79,03

79,03

> 2 con

125

20,97

100,0

Trình độ học vấn của mẹ

Mù chữ

101

16,95

16,95

Tiểu học

334

56,04

72,99

Trung học cơ sở

146

24,50

97,48

THPT và cao hơn

15

2,52

100,0

Nghề nghiệp mẹ

Nông dân + nội trợ

574

96,31

96,31

CBCC + khác

22

3,96

100,0

Điều kiện kinh tế gia đình

Khá giả + Đủ ăn

455

76,34

76,34

Thiếu ăn + đói

141

23,66

100,0

Khoảng cách từ nhà đến trạm y tế

≤ 5 km

467

78,36

78,36

> 5km

129

21,64

100,0




Tổng

596

100,00



- Trong tổng số mẫu nghiên cứu, Dân tộc Ê Đê chiếm tỷ lệ 82,05%; các dân tộc khác 17,95%. Trình độ học vấn chủ yếu là có trình độ tiểu học và THCS, mù chữ chiếm tỷ lệ 16,95%, chỉ có 2,52% có trình độ từ THPT trở lên. 96,31% bà mẹ làm nghề nông và nội trợ, CBCC và các đối tượng buôn bán khác chiếm tỷ lệ 3,96%. Điều kiện kinh tế gia đình có 23,66% thiếu ăn và đói.

- Độ tuổi mẹ ≤ 25 tuổi chiếm tỷ lệ 60,57%, trên 25 tuổi 39,43%.

- Khoảng cách từ nhà đến trạm y tế trong bán kính 5km có 467 (78,36%); hơn 5km có 129 (21,64%) .




Bảng 3.2. Đặc tính nơi sinh trẻ, người đỡ đẻ và tỷ lệ đẻ sạch (N =596)




Đặc tính biến số

Tần số

Tỷ lệ %

% tích luỹ

Nơi sinh trẻ

Bệnh viện

371

62,65

62,65

Trạm y tế

42

7,05

69,30

Phòng khám tư

4

0,67

69,97

Tại nhà

179

30,03

100,0

Người đỡ đẻ

Cán bộ y tế

418

70,15

70,13

Cô đỡ được huấn luyện

40

6,72

76,85

Mụ vườn

104

17,45

94,30

Người nhà

34

5,70

100,0

Tỷ lệ đẻ sạch



458

76,85

76,85

Không

138

23,15

100,0

Đã từng tiêm UV



518

86,91

86,91

Không

78

13,09

100,0

Tiêm phòng Uốn ván đầy đủ (UV2+)



480

80,54

80,54

Không

116

19,46

100,0




Tổng

596

100,00



Có 371 (62,65%) trẻ được sinh ra tại bệnh viện, 42 (7,05%) sinh ra tại trạm y tế xã, phường, thị trấn, 4 (0,67%) sinh ra tại các cơ sở y tế tư nhân và 179 (30,03%) sinh ra tại nhà.

Tỷ lệ đẻ sạch (do CBYT và cô đỡ được huấn luyện đỡ) là 76,85% và đẻ không sạch là 138 (23,15%).

Trong số trẻ sinh ra được CBYT và những người được huấn luyện đỡ là 76,85%; 104 (17,45%) do mụ vườn đỡ đẻ và 34 (5,70%) do người nhà đỡ.


Bảng 3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố dân số, xã hội với tỷ lệ tiêm UV 2+





Đặc tính biến số

Tiêm UV 2+ (%)

PR

KTC 95%

p






Không




Tuổi mẹ

≤ 25

292 (80,89)

69 (19,11)

1,01

0,93 - 1,09

0,78




> 25

188 (80,00)

47 (20,00)




Dân tộc

Ê Đê

395 (89,36)

47 (10,63)

1,12

1,01- 1,24

0,00




Dân tộc khác

85(79,43)

22 (20,57)




Số lần sinh con

≤ 2 con

383 (81,32)

88 (18,68)

1,04

0,94 - 1,16

0,35




> 2 con

97 (77,60)

28 (22,40)




Trình độ học vấn của mẹ

Mù chữ

64 (63,37)

37 (36,37)

1

Tham chiếu







Tiểu học

283 (84,73)

51 (15,27)

1,33

1,14 - 1,56

0,00




Trung học cơ sở

120 (82,19)

26 (17,81)

1,29

1,09 - 1,23

0,00




THPT và cao hơn

13 (86,67)

2 (13,33)

1,36

1,07 - 1,35

0,01




Nghề nghiệp mẹ

CBCC + khác

19 (86,36)

3 (13,64)

1,07

0,90 - 1,27

0,48




Nông dân + nội trợ

461 (80,31)

113 (19,69)




Điều kiện kinh tế gia đình

Khá giả + Đủ ăn

391 (85,93)

64 (14,07)

1,36

1,19 - 1,55

0,00




Thiếu ăn + đói

89 (63,12)

52 (36,88)




Khoảng cách từ nhà đến nơi tiêm

< 5 km

465 (81,87)

110 (19,13)

1,13

0,86 - 1,48

0,28

≥ 5km

15 (71,43)

6 (28,57)




Tổng

480 (80,54)

116 (19,46)












Những bà mẹ có trình độ học vấn từ tiểu học trở lên có tỷ lệ tiêm UV2+ cao hơn so với bà mẹ bị mù chữ (p=0,00). Không có sự khác biệt về tỷ lệ tiêm UV2+ ở những bà mẹ có trình độ Tiểu học, THCS và THPT.

Những bà mẹ có điều kiện kinh tế gia đình khá giả và đủ ăn có tỷ lệ tiêm UV2+ 85,93% nhiều gấp 1,36 lần (63,12%) so với những bà mẹ có điều kiện kinh tế khó khăn thiếu ăn và đói (PR =1,36, KTC 95% =1,19-1,55; p=0,00)

Các yếu tố về tuổi mẹ, số lần sinh con, dân tộc, nghề nghiệp của mẹ và khoảng cách từ nhà đến nơi tiêm có sự khác biệt trong tỷ lệ tiêm UV2+ nhưng chưa đạt mức có ý nghĩa thống kê (p>0,05) .



Bảng 3.7. Mối liên quan giữa các yếu tố dân số, xã hội với tỷ lệ đẻ sạch:




Đặc tính biến số

Đẻ sạch (%)

PR

KTC 95%

p



Không

Tuổi mẹ

≤ 25

286 (79,22)

75 (20,78)

1,08

0,98 - 1,08

0,08

> 25

172 (73,19 )

63 (26,81)

Dân tộc

Ê Đê

381(77,91)

108 (22,09)

1,13

1,01 - 1,29

0,01

DTTS khác

77 (71,96)

30 (28,04)

Số lần sinh con

≤ 2 con

386 (91,95)

85 (18,05)

1,40

1,21 - 1,66

0,00

> 2 con

72 (57,60)

53 (42,40)

Trình độ học vấn của mẹ

Mù chữ

60 (59,41)

41 (40,59)

1

Tham chiếu




Tiểu học

255 (76,58)

78 (23,42)

1,28

1,08 - 1,53

0,00

Trung học cơ sở

128 (87,67)

18 (12,33)

1,47

1,24 - 1,75

0,00

THPT và cao hơn

15 (100,0)

0 (0,00)

1,68

1,45 - 1,97

0,00

Nghề nghiệp mẹ

CBCC + khác

20 (90,91)

2 (9,09)

1,19

1,03 - 1,37

0,02

Nông dân + nội trợ

438 (76,31)

136 (23,69)

Điều kiện kinh tế gia đình

Khá giả + Đủ ăn

368 (80,88)

87 (19,12)

1,26

1,11 - 1,44

0,00

Thiếu ăn + đói

90 (63,83)

51 (36,17)

Khoảng cách từ nhà đến trạm y tế

< 5 km

443 (77,04 )

132 (22,96)

1,07

0,81 - 1,41

0,54

≥ 5km

15 (71,43)

6 (28,57)

Tổng




458 (76,85)

138 (23,15)









- Tỷ lệ đẻ sạch ở người Ê Đê cao hơn người DTTS khác (p>0,05)

- Những bà mẹ ≤ 25 tuổi có tỷ lệ đẻ sạch gấp 1,4 lần so với những bà mẹ >25 tuổi (p=0,01)

- Những bà mẹ có nghề nghiệp là CBCC có tỷ lệ đẻ sạch gấp 1,19 lần so với những bà mẹ làm nghề nông và nội trợ (p=0,02)

- Điều kiện kinh tế gia đình khá và đủ ăn có tỷ lệ đẻ sạch gấp 1,26 lần những bà mẹ có điều kiện thiếu ăn và đói (KTC 95% = 1,11 - 1,44, p=0,00)

- Những bà mẹ có từ 2 con trở xuống có tỷ lệ đẻ sạch gấp 1,40 lần những bà mẹ có 3 con trở lên (p=0,00).



Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ đẻ sạch và tiêm UV2+


Tỷ lệ các bà mẹ đẻ sạch và tiêm UV2+ là 65,27%. Tỷ lệ các bà mẹ không tiêm UV2+ và đẻ không sạch là 7,89%, đây là số các bà mẹ khi sinh con có nguy cơ cao về UVSS.
IV - BÀN LUẬN
1. Về mẫu nghiên cứu:

Nghiên cứu thực hiện tại tất cả 15/15 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; mẫu được chọn theo phương pháp PPS, theo công thức cỡ mẫu được chọn là 576 mẫu; tuy nhiên trong quá trình thu thập mỗi cụm chọn 19-20 người, có 26 cụm chọn 20 người và 4 cụm chọn 19 người nên cỡ mẫu có được là 596 mẫu tại 30 cụm xã, phường, thị trấn.

Số mẫu phân bố người Ê Đê 82,05%; các DTTS khác 17,95 %. Tỷ lệ bà mẹ có từ 3 con trở lên chiếm tỷ lệ 20,97%. Trình độ học vấn của bà mẹ còn khá thấp 16,95% mù chữ; 56,04% có học vấn tiểu học; chỉ có 2,52% có trình độ THPT trở lên; điều kiện kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, tỷ lệ thiếu ăn và đói chiếm 23,66%.

2. Tỷ lệ tiêm UV2+ ở bà mẹ người DTTS.

Số bà mẹ đã từng được tiêm VAT là 86,91%, trong đó tỷ lệ tiêm UV2+ ở bà mẹ người DTTS là 80,54%

Theo chiến lược của chương trình loại trừ UVSS chỉ tiêu cần đạt tại tất cả các huyện là có 80% trở lên PNCT được tiêm UV2+, ở những vùng nguy cơ cao trên 90% phụ nữ 15-35 tuổi được tiêm UV2+ và trên 80% trẻ được sinh tại cơ sở y tế hoặc do CBYT đỡ đẻ. Thực tế trong điều tra tỷ lệ tiêm UV2+ đạt 80,54%, tuy nhiên tỷ lệ tiêm UV2+ lại không đồng đều hầu hết tại các thôn, buôn vùng sâu tỷ lệ đạt dưới 80%. Tỷ lệ tiêm UV2+ theo nghiên cứu thấp hơn 16% so với báo cáo năm 2012 của TTYT Dự phòng tỉnh là 96,82%;

3. Tỷ lệ đẻ sạch của bà mẹ người DTTS:

Tỷ lệ đẻ sạch của các bà mẹ DTTS theo nghiên cứu là 76,85%. Theo số liệu báo cáo của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe tỉnh Đắk Lắk năm 2012 tỷ lệ đẻ tại cơ sở y tế là 97% và tỷ lệ đẻ do cán bộ y tế đỡ đẻ là 99%. Rõ ràng có sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ đẻ sạch giữa báo cáo chung của tỉnh và tỷ lệ theo nghiên cứu.

4. Tỷ lệ tiêm UV2+ và một số các yếu tố liên quan:

Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm UV2+ gồm trình độ học vấn của bà mẹ, nếu lấy những bà mẹ mù chữ làm tham chiếu thì tỷ lệ tiêm UV2+ ở những bà mẹ có trình cao hơn có tỷ lệ tiêm UV2+ gấp 1,29 - 1,36 lần (p<0,05); kết quả này tương tự như nghiên cứu của Ngô Tú Thủy (2004) tại huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông cho thấy những bà mẹ có học vấn > tiểu học có tỷ lệ tiêm UV 88,1% trong khi đo những bà mẹ có trình độ học vấn thấp hơn có tỷ lệ tiêm UV 74,8% (p<0,05).

Những bà mẹ có điều kiện kinh tế gia đình đủ ăn có tỷ lệ tiêm UV2+ gấp 1,36 lần so với những bà mẹ của các gia đinh thiếu ăn và đói (p=0,00). Những yếu tố liên quan khác đến tỷ lệ tiêm UV2+ bao gồm những bà mẹ có kiến thức biết cần tiêm phòng UV có tỷ lệ tiêm gấp 1,35 lần những bà mẹ không biết (p=0,00), biết nơi tiêm UV có tỷ lệ tiêm gấp 1,21 lần những bà mẹ không biết nơi tiêm (p=0,00), những bà mẹ được khám thai từ 2 lần trở lên, có nhân viên y tế mời tiêm, có phương tiện đi lại đều có tỷ lệ tiêm UV2+ nhiều hơn (p=0,00)

Các yếu tố khảo sát không có mối liên quan đến tỷ lệ tiêm UV2+ là tuổi của bà mẹ; dân tộc; số lần sinh con; nghề nghiệp của mẹ; khoảng cách từ nhà đến nơi tiêm chủng (p>0,05).

Từ những yếu tố liên quan nêu trên chúng tôi nhận thấy trình độ học vấn, kiến thức của người mẹ và điều kiện kinh tế gia đình là những yếu tố quyết định trong tỷ lệ tiêm UV2+ của người phụ nữ đồng bào DTTS.

5. Tỷ lệ đẻ sạch và một số các yếu tố liên quan:

Trong mẫu nghiên cứu gồm 596 đối tượng, tỷ lệ đẻ sạch ở người Ê Đê cao hơn tỷ lệ đẻ sạch của các dân tộc khác (p=0,00); những yếu tố liên quan đến tỷ lệ đẻ sạch gồm số lần sinh con, những bà mẹ sinh ≤ 2 con có tỷ lệ đẻ sạch gấp 1,4 lần so với những bà mẹ sinh nhiều hơn 2 con; Trình độ học vấn có mối liên quan rất rõ với tỷ lệ đẻ sạch của các bà mẹ, nếu lấy những bà mẹ mù chữ làm tham chiếu, tỷ lệ đẻ sạch ở những bà mẹ có trình độ tiểu học cao gấp 1,28 lần, trình độ THCS cao gấp 1,47 lần và trình độ THPT và cao hơn là 1,68 lần, trình độ học vấn quyết định đến vấn đề đẻ sạch, trong khi tỷ lệ mù chữ ở số bà mẹ DTTS là 16,95% và trình độ Tiểu học là 56,04% do vậy đây là vấn đề khó khăn trong công tác thực hiện đẻ sạch ở số phụ nữ người DTTS. Những bà mẹ ở những gia đình khá giả có tỷ lệ đẻ sạch nhiều gấp 1,26 lần so với những gia đình thiếu ăn và đói (p=0,00

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Cường đánh giá hiệu quả của các chiến lược trong chương trình loại trừ UVSS 2000-2004 cho thấy trong số 402 trường hợp UVSS được điều tra thì tỷ lệ đẻ sạch trung bình chỉ là 22,9%. Do vậy những vấn đề về UVSS của tỉnh Đắk Lắk nhiều năm qua tập trung chủ yếu ở những người đồng bào DTTS do hai vấn đề chính là tỷ lệ tiêm UV2+ thấp tại một số thôn, buôn trên địa bàn tỉnh và tỷ lệ đẻ sạch còn thấp, nhiều phụ nữ DTTS còn có thói quen đẻ tại nhà và những người đỡ đẻ không phải là nhân viên y tế hoặc cô đỡ được huấn luyện.


V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua điều tra 596 bà mẹ là người DTTS trên địa bàn toàn tỉnh, chọn mẫu 30 cụm theo phương pháp PPS. Chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Tỷ lệ tiêm UV2+ của những bà mẹ DTTS là 80,54%

- Tỷ lệ đẻ sạch của những bà mẹ DTTS là 76,85%

- Mối liên quan giữa một số các yếu tố và tỷ lệ tiêm UV2+:

+ Có mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với tỷ lệ tiêm UV2+; trình độ học vấn càng cao tỷ lệ tiêm UV2+ càng nhiều (p=0,00). Những bà mẹ có điều kiện kinh tế gia đình đủ ăn và khá giả có tỷ lệ tiêm UV2+ nhiều hơn những bà mẹ có điều kiện kinh tế gia đình thiếu ăn và đói (p=0,00). Những yếu tố khác có liên quan đến tỷ lệ tiêm UV2+ gồm những bà mẹ biết cần tiêm phòng UV, biết nơi tiêm UV, được khám thai từ 2 lần trở lên, có nhân viên y tế mời tiêm, có phương tiên đi lại (p<0,05).

+ Không có mối liên quan giữa các yếu tố: tuổi mẹ, dân tộc, số lần sinh con, nghề nghiệp của mẹ và khoảng cách từ nhà đến nơi tiêm chủng (p>0,05)

- Mối liên quan giữa một số các yếu tố và tỷ lệ đẻ sạch:

+ Có mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với tỷ lệ đẻ sạch; trình độ học vấn càng cao tỷ lệ đẻ sạch càng nhiều (p=0,00). Những bà mẹ có điều kiện kinh tế gia đình đủ ăn và khá giả có tỷ lệ đẻ sạch nhiều hơn những bà mẹ có điều kiện kinh tế gia đình thiếu ăn và đói (p=0,00). Những yếu tố khác có liên quan đến tỷ lệ đẻ sạch gồm: Dân tộc Ê Đê có tỷ lệ đẻ sạch nhiều hơn so với các dân tộc khác (p=0,01); Số lần sinh ≤ 2 con có tỷ lệ đẻ sạch gấp 1,4 lần so với những bà mẹ sinh con >2 lần (p=0,00); nghề nghiệp mẹ là CBCC có tỷ lệ đẻ sạch gấp 1,19 lần;

+ Không có mối liên quan giữa các yếu tố: tuổi mẹ và khoảng cách từ nhà đến trạm y tế (p>0,05)

- Liên quan giữa tỷ lệ đẻ sạch và tiêm UV2+:

+ Tỷ lệ đẻ sạch và tiêm UV2+ là 65,26%

+ Tỷ lệ không tiêm UV2+ và đẻ không sạch là 7,88%.



KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu với cỡ mẫu 596 bà mẹ là người DTTS trên địa bàn toàn tỉnh năm 2012, chọn mẫu 30 cụm theo phương pháp PPS. Chúng tôi kiến nghị:

1. Cần tăng cường cung cấp dịch vụ tiền sản và đẻ sạch cho các bà mẹ DTTS

2. Cần tăng tỷ lệ tiêm UV2+ cho phụ nữ có thai ở những vùng đồng bào DTTS

3. Tuyên truyền cho người dân biết lợi ích của tiêm vắc xin phòng UV và vận động mọi người đi tiêm chủng.
Tài liệu tham khảo:

1 Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. (1996). Lịch tiêm uốn ván cho phụ nữ - Hướng dẫn thực hành tiêm chủng. 77-81.

2 Nguyễn Văn Cường. (2000). Chỉ số dùng để xác định "trẻ được bảo vệ khi sinh" áp dụng trong chương trình loại trừ uốn ván sơ sinh ở Việt Nam. Y học dự phòng, 3(10), 51-55.

3 Nguyễn Văn Cường. (2000). Nhận xét về tình hình bệnh uốn ván sơ sinh và tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai và phụ nữ độ tuổi sinh đẻ 1991-1995. Tuyển tập công trình 1997-2000, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, 36-38.

4 Nguyễn Văn Cường, Phạm Ngọc Đính & Đỗ Sĩ Hiển. (2010). Đánh giá hiệu quả của các chiến lược trong chương trình loại trừ uốn ván sơ sinh ở Việt Nam giai đoạn 2000-2004. Y học dự phòng, 3 (111), tập XX, tr. 52-57.

5 Nguyễn Văn Cường, Phạm Ngọc Đính & Đỗ Sĩ Hiển. (2010). Tình trạng bệnh uốn ván sơ sinh ở Việt Nam 5 năm sau loại trừ uốn ván sơ sinh, 2005-2009. Y học dự phòng, 3 (111), tập XX, 46-51.

6 Dự án Tiêm chủng mở rộng. (2009). Báo cáo đánh giá Chương trình tiêm chủng mở rộng Việt Nam.

7 Dự án Tiêm chủng mở rộng. (2012). Báo cáo đánh giá Chương trình tiêm chủng mở rộng Việt Nam 2011.

8 Nguyễn Tiến Dũng & Phạm Văn Thi. (2004). Một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh và tử vong trong uốn ván sơ sinh. Y học Việt Nam, 7(300), 56-61.

9 Đỗ Văn Dũng. (2003). Stata ứng dụng trong thống kê y học Khoa YTCC, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.

10 Lê Thị Ly & cộng sự. (2004). Đánh giá hiệu quả phòng bệnh uốn ván sơ sinh trước và sau các hoạt động tăng cường tại Ninh Thuận. Hội nghị khoa học Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh, 1- 2004, 205-208.

11 Nguyễn Đỗ Nguyên. (2002). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y khoa. Bộ môn Dịch tễ, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí MInh.

12 Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk 2010.

13 Nguyễn Thị Minh Phượng và cộng sự. (1994). Đánh giá chương trình tiêm chủng mở rộng các tỉnh phía Nam - tháng 1 năm 1994.

14 Ngô Tú Thủy & cộng sự. (2004). Kiến thức - Thái đô - Thực hành tiêm vaccin phòng uốn ván sơ sinh của người dân huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông năm 2004. Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1, chuyên ngành YTCC, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.

15 Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh Đắk Lắk. (2012). Báo cáo kết quả tiêm chủng mở rộng.

16 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. (2011). Dự án Tiêm chủng mở rộng - Báo cáo tổng kết Tiêm chủng mở rộng năm 2010. 14-15.

17 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. (2011). Hướng dẫn sử dụng chỉ số thống kê trong tiêm chủng mở rộng - Dự án tiêm chủng mở rộng.

18 Nguyễn Thu Yến. (2003). Bệnh uốn ván sơ sinh năm 2001, khu vực miền Bắc. Y học thực hành, 3(445), 7-8.

19 Unicef & World Health Organization. (2011). Immunization summary - A statistical reference containing data through 2010.

20 World Health Organization. (2005). Neonatal Tetanus Elimination Field Guide - Second edition. Scientific and Technical Publication No. 602 Pan American Health Organization.

21 Arshad Quddus, Stephen Luby, Mohammad Rahbad & Yousaf Pervaiz. (1997). Neonatal Tetanus: Mortality rate and risk factors in Loralai District, Pakistan. International Journal of Epidemiology, 31:648-653, 12-20.

22 Bolanle Musili Fetuga, Tinuade Adetutu Ogunlesi & Folashade Abiodun Adekanmbi. (2010). Risk factors for mortality in neonatal tetanus: a 15 - year experience in Sagamu, Nigeria. World J Pediatr, 6(1).

23 David Osrin, Kirti M Tumbahangphe, Dej Shrestha & Natasha Mesko. (2002). Cross sectional, community based study of care of newborn infants in Nepal. BMJ (Published 9 November 2002) BMJ 2002;325:1063

24 David W. Brown, Anthony Burton, Marta Gacic-Dobo & Rouslan Karimov. (2011). A Summary of Global Routine Immunization Coverage Through 2010 The Open Infectious Diseases Journal, 5, 115-117.

25 Hannah Blencowe, Joy Lawn, Jos Vandelaer, Martha Roper & Simon Cousens. (2010). Tetanus toxoid immunization to reduce mortality from neonatal tetanus. International Journal of Epidemiology, 39, i102-i109.

26 Khalid Ismail, Rubina Sarmad & M. Akram ch. (2007). Assessment of knowledge about prophylaxis of neonatal tetanus among traditional birth attendants (Lahore Pakistan). Biomedica, 23 jan - jun 2007.

27 P Poudel, R Singh, S Raja & S Budhathoki. (2008). Pediatric and neonatal tetanus: a hospital based study at eastern Nepal. Nepal Med Coll J, 10(3), 170-175.

28 Richard F. Edlich, Lisa G. Hill & et al. (2003). Management and Prevention of Tetanus. Journal of Long - term Effects of Medical implants, 13(3), 139-154.

29 VC Emeribe, LU Akah - Department of Human Kinetics & Health Education - University of Calabar Nigeria. (2011). Neonatal Tetanus in African Children: Causes, Symptoms, Predisposing Factors, Prevention and Control. Arts and Social Sciences Journal Volume 2011: ASSJ-23.

30 World Health Organization. (2003). WHO - Recommended standards for surveillance of selected vaccine-preventable diseases. 22-27.

31 World Health Organization. (2011). Immunization surveillance, assessment and monitoring - Data, statistics and graphics by subject.

32 World Health Organization. (2006). Weekly epidemiological record. 27(81), 261-272.

33 World Health Organization. (2012). Immunization surveillance, assessment and monitoring - Maternal and Neonatal Tetanus (MNT) elimination.




tải về 133.41 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương