TỰ ÐIỂn phụng vụ



tải về 0.56 Mb.
trang12/13
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.56 Mb.
#8221
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

L


La Tinh (Ngôn Ngữ)

(= Latin)

Tiếng La Tinh là một ngôn ngữ được sử dụng tại Latium (một phần đất thuộc miền Trung nước Ý). Phụng vụ của Hội Thánh Rôma đã sử dụng tiếng Hy Lạp trong hai thế kỷ đầu của kỷ nguyên Kitô giáo. tại Rôma, người ta đã chuyển từ tiếng Hy Lạp sang tiếng La tinh vào hậu bán thế kỷ thứ III. Phi châu tiến hành công việc đó sớm hơn một chút. Mặc dù tại Tây Phương, tiếng La tinh vẫn là thứ ngôn ngữ viết được sử dụng rộng rãi cho đến thời cận đại, nhưng tại xứ Gallia (Pháp) thì vào cuối thế kỷ thứ VI, người ta không còn nói tiếng La tinh nữa.

Cho dù việc sử dụng tiếng bản xứ trong các cuộc cử hành phụng vụ đã lan rộng và hợp pháp, nhưng tiếng La tinh vẫn còn là một ngôn ngữ riêng của phụng vụ Rôma và cần được bảo tồn (xc. Ngôn ngữ). Ðặc biệt, phải cố dự liệu để cho các tín hữu có thể cùng đọc hoặc cùng hát bằng tiếng La tinh các phần thường dành cho họ trong thánh lễ (Hiến chế Phụng vụ thánh, số 54). Vì thế, nhạc Ghê-gô-ri-ô, loại nhạc riêng của phụng vụ Rôma, sử dụng tiếng La tinh (xc. Ghê-gô-ri-ô).


Lá (Lễ)

(= Rameaux)

Trong tiếng La tinh, ramus có nghĩa là cành, nhánh và ramellus là nhánh nhỏ, cành nhỏ. Chúa nhật trước lễ Phục Sinh gọi là Chúa Nhật Lễ Lá hay Chúa Nhật Thương Khó. Trong phần nghi thức trước thánh lễ, Hội Thánh long trọng cử hành việc Ðấng Mê-si-a tiến vào thành Giêrusalem, như bốn sách Tin Mừng tường thuật lại: "Dân chúng lũ lượt tuôn đến mừng lễ, thoạt nghe tin Ðức Giêsu tới Giêrusalem, họ cầm nhành lá thiên tuế đi đón Người và reo hò: Hoan hô! Vạn phúc Ðấng ngự đến nhân danh Chúa" (Ga 12,12-13). Những lời này được hát lên như điệp ca mở đầu nghi thức tại một địa điểm ngoài nhà thờ, nơi các tín hữu tụ tập lại (tại Tây Phương, người ta không dùng lá thốt nốt mà là cành hoàng dương hay nguyệt quế). Thầy phó tế, hoặc nếu không có phó tế thì vị linh mục chủ tế đọc một đoạn Tin Mừng nói về việc Ðấng Mê-si-a tức là Ðức Kitô iến vào thành; sau đó đoàn rước tiến vào nhà thờ. Thánh lễ mở đầu bằng lời nguyện đầu lễ. Theo truyền thống Kitô giáo, sau thánh lễ các tín hữu đem lá đã làm phép về, trang hoàng thành hình thánh giá tại tư gia: đó là một cử chỉ tôn kính và tin cậy phó thác đối với Ðức Chúa chịu đóng đinh.
Lạy Cha (Kinh)

(= Notre Père)

Kinh Lạy Cha (Mt 6,9-13; xc. Lc 11,2-4) có một ví dụ ưu tiên trong phụng vụ. Trong thánh lễ, chúng ta hát Kinh Lạy Cha sau khi kết thúc Kinh Tạ Ơn. Sau khi đã giao hòa với Chúa Cha nhờ lễ phẩm mới là Mình và Máu Chúa Kitô, cộng đoàn đã dám ngỏ lời với Chúa Cha trong cùng một tâm tình như Ðức Giêsu (xc. Ga 20,17) và theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần (xc. Rm 8,15). Trong phụng vụ các Giờ Kinh, vào cuối giờ Kinh Sáng và Kinh Chiều, mọi người cùng đọc Kinh Lạy Cha - riêng đối với các dòng theo luật thánh Biển Ðức, chỉ có viện phụ đọc kinh này. Thường thường người ta cũng đọc kinh này khi cử hành các bí tích và á bí tích.
Lạy Chiên Thiên Chúa (Kinh)

(= Agnus Dei)

Ðây là lời tung hô Ðức Kitô, hát ba lần liên tiếp vào lúc bẻ bánh trong thánh lễ. Thực ra, đây chỉ là một cách lặp lại lời cầu khẩn trong Kinh Vinh Danh: "Lạy Chiên Thiên Chúa, Ðấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con" (lần thứ ba: "Xin ban bình an cho chúng con").

Công thức này lấy lại những lời ông Gioan Tẩy Giả giới thiệu Ðức Giêsu, khi Người đến chịu phép rửa tại sông Giođan: "Ðây Chiên Thiên Chúa, Ðấng xóa tội trần gian" (Ga 1,29). Ngoài ra, lời kinh này còn nói lên hy lễ của Người Tôi Tớ Ðau Khổ, như ngôn sứ Isaia đã loan báo: "Chính các bệnh tật của chúng tôi, Người đã mang lấy; chính các đau khổ của chúng tôi, Người đã gánh lấy. Ðức Chúa lại để Người phải lụy vì tội vạ của tất cả chúng tôi. Bị tra tấn, Người đã chịu đựng và không mở miệng, như cừu bị dẫn tới lò sát sinh, như chiên mẹ ngậm câm, không hề mở miệng" (Is 53,4.6.7).

Trong nhạc Ghê-gô-ri-ô, cũng như trong truyền thống nhạc đa âm cổ điển và trong "lễ Missa" ngày xưa, Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa là một đoản khúc đầy cảm kích và diễn tả lòng khiêm tốn chứa chan tình yêu mến. Các nhà sáng tác nhạc luôn quan tâm đến khía cạnh đó. Kinh này được đưa vào thánh lễ theo nghi thức Rôma hồi đầu thế kỷ thứ VII.

Có khi người ta trưng bày hình tượng Chiên Thiên Chúa trên bàn thờ hay nơi nào khác ở nhà thờ vào thứ Bảy trong tuần lễ áo trắng (thứ Bảy trong tuần mừng lễ Phục Sinh). Ðó là những tượng nổi bằng sáp đắp hình con chiên đang nằm, một chân tựa vào cây thánh giá dựng đứng. Ðó là một tục lệ của Phụng Vụ Rôma, gắn liền với Nến Phục Sinh: Các tín hữu vẫn có thói quen thu lượm những mẩu sáp vào ngày thứ Bảy Tuần Thánh để dùng chống lại quỉ ma. Về sau, cứ bảy năm một lần, Ðức Giáo Hoàng làm phép trọng thể những tượng Chiên Thiên Chúa. Thói quen này là một hình thức tôn kính Ðức Kitô chịu chết và phục sinh; đó cũng là một dấu chỉ gắn bó với Rôma.


Lạy Chúa Xin Thánh Hóa (Kinh)

(= Quam oblationem)

Ðây là những chữ La tinh mở đầu phần xin Chúa thánh hóa lễ vật trước khi truyền phép trong Kinh Tạ Ơn I (lễ quy Rôma). Phần này tương đương với phần cầu xin ơn thánh hóa của Chúa Thánh Thần trong 3 Kinh Tạ Ơn còn lại: "Lạy Chúa, xin thánh hóa, chấp nhận và chuẩn y những lễ vật này..." (xc. Kinh Tạ Ơn).
Lạy Thiên Chúa (Kinh)

(= Te Deum)

Te Deum là những từ ngữ đầu tiên của Thanh Thi Tạ Ơn long trọng bằng tiếng La tinh: "Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng". Thánh thi này được sáng tác vào cuối thế kỷ thứ IV hay đầu thế kỷ thứ V do đức cha Nicetas, giám mục thành Remesiana, một thành phố ở Dacia thuộc Ðịa Trung Hải (hiện nay là bờ Ðịa Trung Hải về phía Rumani). Truyền thống cổ xưa gọi bản kinh đáng trân trọng này là "Thánh thi của thánh Amrôxiô", bởi vì có truyền thuyết cho rằng bản kinh do thánh Amrôxiô, được Thánh Thần linh hứng, đã sáng tác vào chính lúc thánh Âu Tinh bước ra khỏi giếng Rửa Tội.

Vinh tụng ca long trọng này triển khai lời ca ngợi theo cung cách những bài Kinh Tiền Tụng (vì cũng bao gồm cả Kinh Thánh Thánh Thánh): các Tông Ðồ, các ngôn sứ, và các vị tử đạo đều được mời gọi hợp tiếng với Hội Thánh trên trần gian để cùng với các thiên thần ca ngợi vinh quang Ba Ngôi Thiên Chúa. Bản kinh này tóm tắt (Công trình cứu độ của Ðức Kitô, và kết thúc bằng một chuỗi những lời kêu cầu lấy từ các thánh vịnh.

Kinh Te Deum được hát vào cuối giờ Kinh Sáng mỗi Chúa Nhật và các ngày lễ kính cũng như lễ trọng. Bản kinh này là bài ca Tạ Ơn trang trọng đặc biệt.



tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương