Tự Điển Nguyên Ý Kinh Thánh Vietnamese Bible Original Meaning Dictionary


La-ki, nc (Giôs 15:33, 39) = khó chiếm lấy. La-kum



tải về 2.52 Mb.
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích2.52 Mb.
#35371
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

La-ki, nc (Giôs 15:33, 39) = khó chiếm lấy.

La-kum2, nc (Giôs 19:33) = sự phát triển.

Lác-mi2, tn (1Sử 20:5) = bánh của tôi.

La-sê, nc (Công 27:8): 1 cảng của đảo Cơ-rết.

La-xa-rơ, tn (Luc 16:19-31; Gi 11:4) = Chúa đã giúp.

Lao-đi-xê, nc (Côl 1:7; 4:12, 13): 1 thành lớn, giàu ở cõi A-si.

lao động2 (Sáng 2:15; 3:19; Truyền 5:12): con người luôn phải làm việc.

lão ưng, chim ưng (Gióp 28:7): 1 giống chim ăn mồi (thịt tươi) rất có tiếng.

Láp-bi-đốt, Láp-pi-đốt, tn (Quan 4:4) = ngọn đuốc: tên chồng của nữ Tiên tri Đê-bô-ra.

lau, cây: 1 thứ cỏ thân cao, lá như lá mía, có bông trắng.

lập sổ dân (Dân 1:18; Luc 2:2): điều tra dân số để nắm số dân cụ thể.

La-tinh2, chữ (Gi 19:20): 1 ngôn ngữ Ấn-Âu, nó được nói đầu tiên ở Rô-ma.

Lẽ thật (Gi 14:6; 17:17; 1Gi 5:7) = bền vững; chắc chắn: Chân lý không thay đổi; đạo phải; đường phải.

Lê-a, tn (Sáng 29:16-25; 30:1-21): con gái đầu của La-ban, vợ đầu của Gia-cốp.

Lê-áp-ra, Bết Lê-áp-ra2, nc (Mic 1:10) = nhà bụi.

Lê-ba-na, tn (Nêh 7:48; Exr 2:45) = trắng > chỉ ‘mặt trăng’ trong văn thơ.

Lê-ba-ốt, nc (Giôs 15:32) = sư tử cái.

Lê-bô-na, nc (Quan 21:19): 1 thành ở phía Bắc Bê-tên.

Lê-ca, tn (1Sử 4 21): 1 người được ghi vào gia-phổ chi phái Giu-đa.

Lê-chi, nc (Quan 15:9) = má; xương quai hàm.

Lê-ha-bim, tn (Sáng 10:13; 1Sử 1:11): con thứ 3 của Mích-ra-im:

Lê-méc, La-méc, tn (Sáng 4:18-24) = 1 trai trẻ khỏe mạnh: tên ng cháu 5 đời của Ca-in.

Lê-mu-ên, tn (Châm 31:1-9): tên 1 vị Vua.

lên án, kết án, định tội (Gi 3:18): những kẻ không tin Chúa Jêsus Christ đã bị kết án.

Lê-sa, nc (Sáng 10:19): 1 nơi ở miền Đông Nam xứ Pha-lê-tin.

Lê-sem, nc (Giôs 19:47): 1 khu vực sống của chi phái Đan.

Lê-tu-chim, tn (Sáng 25:3): con thứ 2 của Đê-đan, cháu Giốc-tan.

Lê-vi, tn (Sáng 29:34): dính díu.

Lê-vi, người (1Vua 8:4; Exr 2:7; Gi 1:19) = những người bởi Lê-vi sanh ra.

Lê-vi-a-than, vật (Gióp 3:8; 40:20; Thi 74:14): chỉ về con “cá sấu”.

Lê-vi Ký, Sách Lê-vi (Lê 1:1; 4:1; 5:1) = Sách về Thầy Tế lễ; luật về sự tế lễ; luật về các của lễ.

lễ (Xuất 12:16; Lê 23:21, 24, 25, 35): các kỳ lễ dân Do-thái phải giữ trong Cựu ước.

lễ báp-tem (Xuất 29:4; 30:20; Lêv 16:26; 17:15; Công 2:38): lễ tinh sạch bằng nước.

lễ cất bì (Phục 10:16; Giê 4:4): cắt bỏ bì phía trước dương vật.

lễ chuộc tội, ngày (Lê 16; 23:26-32): lễ trọng thể mà cả dân Y-sơ-ra-ên phải kiêng ăn.



lễ cưới (Sáng 24:22, 53; 34:12): lễ này giữ 1 phần quan hệ trong đời sống hôn nhân.

lễ khánh thành Đền thờ (Gi 10:22; Exr 6:15-16): 1 lễ làm sạch Đền thờ, lập lại bàn thờ.

Lễ Lều tạm (Xuất 23:16; Lêv 23:34-36; Dân 29:12-38): cũng gọi là lễ Mùa gặt.

Lễ Ngũ tuần (Xuất 23:16; 34:22; Lêv 23:15-22; Dân 28:26-31; Phục 16:9-12; Công 2:1; 20:16): Lễ 50 Ngày, kể sau Lễ dâng Bó lúa đầu mùa.

Lễ Phu-rim (Êxt 9:1-32): kỷ niệm ngày Chúa bảo tồn dân Do-thái.

Lễ Thổi kèn (Dân 29:1; Lêv 23:24): là 1 trong 7 ngày có sự nhóm hiệp thánh.

lễ vật (1Sa 10:27; 16:20; Quan 3:15): làm quà để tỏ ý yêu kính.

Lễ Vượt qua (Xuất 12:1-51; 13:3-10; Lêv 23:4-14; Dân 9:1-14; Phục 16:1-6): lễ lớn nhất trong 3 kỳ lễ trọng hàng năm của người Y-sơ-ra-ên.

lên trời, được đem (2Vua 2:1, 11; Công 1:9-11; 1Tes 4:13-18): Chúa đã được đem lên trời và những người theo Ngài cũng sẽ được phần vinh hiển ấy.

lên trời, thăng thiên (Luc 9:31, 51; Gi 6:62; 7:33; 12:32): Chúa lên trời là 1 sự thật lớn trong cả Tân ước.

lều (Sáng 33:17; 2Sa 11:11; 1Vua 20:12): 1 chỗ ở không đẹp, thường để trú ngụ lâu hơn trại:

Li-ban, nc Phục 1:7; 11:24; Giôs 1:4) = trắng cực điểm.

Li-by, nc (Công 2:10): thường dùng để chỉ chung về cả lục địa Châu-phi, trừ xứ Ai-cập.

Li-cao-ni, nc (Công 14:11): 1 tỉnh ở tiểu A-si.

Li-khi, tn (1Sử 7:19): 1 người Ma-na-se thuộc gia đình Sê-mi-đa.

Li-nút, tn (2Tim 4:21): 1 tín hữu người La-mã.

lịch sử (Mác 10:2-9; Rô 15:4; 1Cô 10:11): những biến động chép ở đó để làm nền tảng cho phần đạo lý của Kinh thánh.

liễu, cây (Gióp 40:22; Ês 44:4; Êxc 17:5): 1 loại cây trồng nhiều ở xứ Pha-lê-tin.

linh* = thần וְר֣וּחַ H7307 ruach (Sáng 1:2) = gió (Sáng 3:8) = hơi thở (Job 15:30; 2Sa 22:16); Thánh Linh: quyền năng ĐCT (Truyền 3:21; Luc 23:46; Công 7:59).

linh dương (Phục 14:5) = nhảy: 1 loại dê

linh hồn (Sáng 1:26; 2:7; Truyền 12:7; Giac 2:26) = khí: tánh mạng, mạng sống.

lính bộ (2Vua 13:7; 1Sử 18:4): lính đi bộ để đánh trận, khác với lính cưỡi ngựa.

lính cầm giáo (Công 23:23): lính cầm khí giới nhẹ.



Líp-na, nc (Dân 33:20; Giôs 10:29) = trắng.

Líp-nát, khe (Giôs 19:26): 1 khe nước ở góc Tây-nam địa phận A-se.

Líp-ni, tn (Xuất 6:17; Dân 3:18, 21; 1Sử 6:29) = trắng, tinh sạch.

Líp-trơ, nc (Công 16:1) = cởi trói.

lo lắng, sự (Mat 6:25-34; Luc 12:22-30): trái ngược với đức tin; kẻ thù của đức tin.

lò gạch (2Sa 12:31; Nah 3:14): lò dùng để nung gạch.

lò lửa (Sg 19:28; Xt 9:8, 10; 19:18): lò dùng vào nhiều việc, như nung vôi, gạch, luyện kim, hình phạt > sự khó khăn để thử rèn.

lò nướng bánh (Ôs 7:4): để nguyên 1 chỗ hoặc di chuyển > sự báo thù của Chúa.

loa yểm hương (Xuất 30:34): 1 chất dùng làm hương xông nơi bàn thờ Chúa.

lọc sạch (Ês 25:6; Giê 48:11; Sôph 1:12): lắng cặn rượu, làm sạch.

lòng (Luc 6:38; Ês 40:11): chỉ về sự thân mật, giao thông rất thiết.

lòng bàn tay (Êxc 40:43): người xưa dùng bàn tay để đo chiều dài.

lòng người (Giê 17:9; 2Phi 1:20-21): cơ quan duy nhất của trí người.

Lót, tn (Sáng 11:27-31): con trai Cha-ran, cháu Áp-ra-ham.

Lô-am-mi, tn (Ôs 1:9) = chẳng phải là dân Ta nữa.

Lô-đê-ba, nc (2Sa 9:4, 5; 17:27): 1 nơi trong địa phận Ga-la-át.

Lô-đơ, nc (1Sử 8:12; Nêh 11:35; Êxc 2:33) = tranh giành.

Lô-ít, tn (2Tim 1:5; Công 14:6, 70) = tốt hơn.

Lô-ru-ha-ma, tn (Ôs 1:6) = không được thương xót.

Lô-than, tn (Sg 36:20, 22, 29; 1Sử 1:38, 39): con cả của Sê-i-rơ, người Hô-rít.

lông chiên (Lêv 13:17-59; châm 31:13): dùng làm áo khoác ngoài chống lạnh.

lồng (Giê 5:27): bẫy để nhử những chim khác đến rồi bắt.

lời chứng (Hêb 10:1-38; 11:1): đứng trước sự nguy hiểm mà làm chứng về chân lý Chúa, ấy là ý rất cao thượng của sự làm chứng.

lớn, tôn trọng (Luc 1:32; Mác 10:43): được kể là lớn, được tôn trọng bởi “đức” chứ không phải bởi danh.

Lu-ca, tn (Côl 4:14; 2Tim 4:11; Phil 1:24): người chép sách Tin lành thứ 3 và sách Công vụ.

Lu-ca, sách Tin lành (Luc 1:3-4; Công 1:1): HT chung đều công nhận sách Tin lành thứ 3 là của “thầy thuốc yêu dấu” Lu-ca, là bạn và người đồng lao với Phao-lô.

Lu-đim, tn (Ês 66:19; Êxc 27:10; 38:5): 1 dân tộc hay 1 chi họ Mích-ra-im.

Lu-hít, nc (Ês 15:5): 1 nơi của Mô-áp.

Lu-si-út, tn (Rô 16:21; Công 13:1): 1 người bà con của Phao-lô.

Lu-xơ, nc (Sáng 28:19; 48:3; Giôs 16:2; 18:3): tên đất Bê-tên xưa.

lúa mạch (Sáng 30:14; Phục 8:8): ở xứ Pha-lê-tin chỉ có lúa mạch, ít khi có loại lương thực khác.

lúa mì (Sáng 30:14): loại lúa rất có giá trị, đã được trồng từ thời thái cổ.

lụa, vải (Êxc 16:10): loại vải được dệt bằng loại tơ do con tằm nhả ra, rất mịn và mềm.

luân lý (Rô 1:16; Côl 1:18; Philip 3:21): lo về đời sống và nhân cách con người.

luật pháp (Lêv 6:9, 14; Rô 3:27): nguyên lý hành động bên trong con người khi tin Chúa.



Luật Môi-se (Luc 23:44; Gi 1:17): chữ viết trên bảng đá và các sách.

lùng, cỏ (Mat 13:25, 30, 38): thứ cỏ này giống lúa mì khi còn nhỏ, mọc rất nhiều trong ruộng lúa mì.

Lút, tn (Sáng 10:22; 1Sử 1:17): 1 người trong dòng dõi Sem.

lư hội, trầm hương, gỗ (Dân 24:6; Thi 45:8; Châm 7:17): 1 thứ gỗ thơm.

lư hương (Dân 16:6, 7, 30): dùng đựng hương khi đang cháy để tế lễ Chúa trong Đền-thờ.

lừa, con (Sáng 12:16; Phục 22:10): loài vật hay dùng trong xứ Pha-lê-tin.

lửa (Xuất 3:2;14:19) > hình bóng về “sự hiện diện của Chúa”.

lựa chọn (Công 9:11; 11:5, 7, 28; 1Tês 1:4; 2Phi 1:10): Đạo rất cốt yếu trong KT là Chúa lựa chọn người để làm trọn ý chỉ Ngài.

lưới (Ês 3:18; 42:22): dùng để bao tóc, đánh bắt cá, bẫy chim.

lười biếng, biếng nhác (Mat 25:26; 21:28): Chúa dạy phải siêng năng mà đừng biếng nhác.

lưỡi câu (Am 4:2; Gióp 40:20; ês 19:8): làm bằng thép, uốn cong thành móc, có 1 đầu nhọn, sắc.

lưỡi hái (Phục 16:9; 23:25): loại lưỡi răng cưa, loại nhẵn có tra cán bằng gỗ hoặc xương.

lương tâm (Rô 2:15): là chứng cớ phán xét trong lòng về việc tốt hay xấu.

lường (Gi 2:6): dụng cụ đong đồ lỏng.

lựu, trái (Dân 20:5): 1 thứ cây có trái rất thông thường của người Ai-cập.

Ly-đa, nc (1S,ử 8:12; Exr 2:33; Nêh 7:37): 1 thành của Bên-gia-min lập bởi Sê-mết.

Ly-đi, tn (Công 16:14, 15, 40): người đàn bà làm nghề bán vải sắc tía.

Ly-si, nc (Công 21:1; 27:5-38): 1 Quận nhỏ ở phía Nam tiểu Á.

Ly-sia, tn (Công 21:27-36; 23:12-33): 1 quản cơ La-mã coi giữ đạo binh ở tại thành Antonia.

lỵ, bệnh (Công 28:8): 1 bệnh mà Tù trưởng ở cù lao Man-tơ mắc phải.

M

Ma-a-ca, tn (Sáng 22:24): con gái của Na-cô, sanh bởi Rê-u-ma.

Ma-a-ca, nc (Phục 3:11; Giôs 12:5): 1 nước nhỏ thuộc xứ Sy-ri.

Ma-a-đia, Ma-át-gia, tn (Nêh 12:5, 17) = có YHV làm đồ trang sức; sự vinh quang của YHV2.

Ma-ai2, tn (Nêh 12:36): 1 Thầy Tế lễ được chọn chơi nhạc trong lễ cung hiến tường thành Giê-ru-sa-lem.

Ma-a-rát, nc (Giôs 15:59): 1 thành ở miền núi Giu-đa.

Ma-a-xê-gia, Ma-a-xê-gia-hu, tn (1Sử 15:18, 20; 2Sử 23:1) = công việc của YHV.

Ma-a-xia, tn (1Sử 24:18): ban thứ 24 trong dòng A-rôn.

Ma-ách, tn (1S,ử 2:27): 1 con cháu của Giu-đa.

Ma-ai, tn (Nêh 12:36): 1 kẻ ca hát dự phần trong lễ khánh thành vách tường.

Ma-át, tn (Luc 3:26): 1 vị tổ phụ theo phần xác của Chúa Jêsus.

Ma-ca-thít, tn (2Sa 23:34; Giê 40:8): người Ma-ca-thít là dân sự trong nước Ma-a-ca.

Mác-ba-nai, Mác-ban-nai, tn (1Sử 12:13): 1 người Gát, diện mạo như Sư tử, kẻ mạnh dạn có tài chiến trận, đã giúp đỡ Đa-vít.

Mạc-lôn*, tn (Rut 1:2, 5; 4:9) = thiếu hụt, bần cùng, cơ hàn, nghèo đói: con trai của Ê-li-mê-léc và Na-ô-mi.

Ma-đai, tn (Sáng 10:2): con thứ 3 của Gia-phết, tổ phụ của con cháu Mê-đi.

Ma-đi-an, tn (Sáng 25:2, 4): con của áp-ra-ham sanh bởi Kê-tu-la.

Ma-đôn, nc (Giôs 11:1; 12:19): 1 thành trong xứ Ca-na-an.

Ma-ê-đai, tn (Exr 10:34): con cháu Ba-ni.

Ma-ê-sai, tn (1Sử 9:12): con trai A-đi-ên.

Ma-ga-đan, Ma-đơ-len, Ma-ga-lan, nc (Mat 15:39): nơi Chúa Jêsus đến sau khi hóa bánh cho 4.000 người ăn.

Ma-gô-mít-sa-bíp, tn (Giê 20:3) = sự sợ hãi khắp nơi.

Ma-gốc, Ma-gót, Gót, tn (Sáng 10:2): con của Gia-phết.

Ma-ha-la-le, tn (Sáng 5:12; 1Sử 1:2) = sự khen ngợi của Chúa.

Ma-ha-lát, tn (Sáng 28:9; 36:3; 2Sử 11:18) = đau ốm, sự đau yếu.

Ma-ha-na-im, nc (Sáng 32:2; Giôs 13:26, 29) = 2 trại quân.

Ma-ha-rai, tn (2Sa 23:28; 1Sử 11:30; 27:13): 1 trong những người mạnh dạn của Vua Đa-vít.

Ma-ha-sa-la-hát-bát, tn (Ês 8:1-3, 6-9) = sự cướp mau lên.

Ma-ha-vim, tn (1Sử 11:46) = người thôn quê.

Ma-ha-xi-ốt, tn (1Sử 25:4, 30): 1 người con của Hê-man.

Ma-hát, tn (1Sử 6:35): con trai của A-ma-sai.

Ma-hôn, tn (1Vua 4:31) = sự nhảy múa.

Ma-kát, nc (1Vua 4:9) = kết thúc, giới hạn

Ma-kê-đa, nc (Giôs 10:10-30): 1 thành trong xứ Ca-na-an mà Giô-suê chiếm lấy.

Ma-ki, tn (Dân 13:15): cha của Gu-ên, chi phái Gát.

Ma-ki, họ (Giôs 17:1; 1Sử 7:14): con đầu của Ma-na-se.

Ma-la-chi, tn (Mal 2:7; 3:1) = Sứ giả Ta.

Ma-lê-lê-ên, Ma-ha-la-ên, tn (Sáng 5:12; Luc 3:37): con của Kê-nan.

Ma-lô-thi, tn (1Sử 25:4): con của Hê-man, con cháu Kê-hát.

Ma-lúc, tn (1Sử 6:44): con cháu Mê-ra-ri.

Ma-môn (Mat 6:24; Luc 16:9, 11, 13) = coi danh vọng, tiền bạc vật chất là chúa.

Ma-na (Xt 16:1, 14; Giôs 5:12) = cái chi?

Ma-na-hát, nc (1Sử 8:6) = sự yên nghỉ.

Ma-na-hem, Ma-na-ên, Ma-na-en, tn (Công 13:1) = người an ủi; Đấng Yên ủi2.

Ma-na-se, Mơ-na-se, Ma-na-xe, tn (Sáng 41:51) = làm cho quên.

Ma-na-sôn, tn (Công 21:16): 1 người sanh trưởng tại Chíp-rơ, song ngụ tại thành Giê-ru-sa-lem.

Ma-nô-a, tn (Quan 13:2): 1 người Xô-rê-a, thuộc chi phái Đan.

Ma-óc, tn (1Sa 27:2): cha của Kích, Vua Gát.

Ma-ôn, nc (Giôs 15:55): 1 thành của Giu-đa.

Ma-ôn, dân (Quan 10:12): dân này đã hà hiếp dân Y-sơ-ra-ên khi họ phạm tội.

ma quỉ (1Phi 5:8; Khải 9:11) = kẻ đối địch: kẻ phao vu, nói xấu, vu khống, cáo gian.

Ma-ra, tn (Rut 1:20) = cay đắng.

Ma-rai, Ma-ha-rai2, tn (2Sa 23:28; 1Sử 11:30) = nhanh nhẹn, vội vàng.

Ma-ra-na-tha (1Cô 16:22) = Chúa đến; Xin Chúa hãy đến!

Ma-rê-a-la, Ma-rê-anh, Mác-a-la, nc (Giôs 19:11) = rung động, động đất2: tên 1 nơi trên địa giới Sa-bu-lôn.

Ma-rê-ca, nc (Sáng 36:31, 36) = vườn nho2: 1 kinh đô của Vua Sam-la.

Ma-rê-sa, nc (Giôs 15:44): 1 thành Giu-đa trong địa phận miền đồng bằng.

Ma-ri, tn (Xuất 15:20; 1Sử 4:17) = người được YHV tôn lên.

Ma-rốt, nc (Mic 1:12): 1 thành phía Tây miền đồng bằng xứ Giu-đa.

Ma-sa, tn (Sáng 25:14; 1Sử 1:30) = dòng dõi Áp-ra-ham bởi Ích-ma-ên.

Ma-saMê-ri-ba, nc (Xuất 17:7; Phục 33:8) = ướm thử và cãi lộn.

Ma-tha-na, nc (Dân 21:18, 19): 1 nơi dân Y-sơ-ên ghé lại lúc sắp kết thúc cuộc lưu lạc trong đồng vắng.

Ma-tha-nia, tn (2Vua 24:17; 1Sử 9:15) = ân tứ YHV, ơn từ YHV.

Ma-than, tn (2Vua 11:18; 2Sử 23:17): tên 1 Thầy Tế lễ của Ba-anh bị Giê-hô-gia-đa giết trước bàn thờ Ba-anh.

Ma-thê, tn (Luc 10:38; Gi 11:1; 12:2) = người phụ nữ: bà chủ.

Ma-thi-ơ, tn (Mat 10:3; Mác 3:18; Luc 6:15) = ân tứ của YHV.

Ma-thi-ơ, Sách TL: sách được chép bởi Sứ-đồ Ma-thi-ơ; ấy hiệp với toàn bộ các giáo phụ HT xưa.

Ma-thia, tn (Công 1:21-26): tên 1 môn đồ được cử vào chức Sứ đồ thay cho Giu-đa Ích-ca-ri-ốt.

Ma-xê-đoan, Mác-xê-đô-ni-a, nc (Công 16:9): 1 xứ phía Bắc Hy-lạp.

mã não, ngọc (Khải 21:20) = là 1 thứ hồng ngọc thường dụng.

Mác, tn (Công 12:12, 25): cũng gọi là Giăng, người chép sách tin lành Mác.

Mác, Sách TL: sách thứ 2 và là ngắn nhất trong 4 sách Tin lành.

Mác-ba-nai, tn (1Sử 12:13): 1 người có diện mạo như sư tử, thuộc chi phái Gát.

Mác-bê-na, tn (1Sử 2:49): con trai của Sê-va.

Mác-bi, Mạc-bích, Mác-bi-ách, nc (Exr 2:30): 1 thành thuộc Bên-gia-min.

Mác-đi-Ên, tn (Sáng 36:43; 1Sử 1:54) = sự tôn trọng của Chúa.

Mác-hê-lốt, nc (Dân 33:25, 26): 1 nơi dân Y-sơ-ra-ên cắm trại trong đồng vắng.

Mác-la, tn (1Sử 7:18): con gái của Ha-mô-lê-kết, 1 người dòng dõi Ma-na-se.

Mác-nát-bai, (Exr 10:40): 1 trong các con của Ba-ni, bỏ vợ người ngoại.

Mạc-đô-chê, tn (Êxt 10:2) = người bé nhỏ.

Mạc-lôn*, tn (Rut 1:2, 5; 4:9) = bệnh tật, đau yếu.

Mách, tn (Sáng 10:23; 1Sử 1:17): 1 con trai của A-ram.

Mách-la, tn (Dân 26:33; 27:1) = trưởng nữ của Xê-lô-phát.

Mách-li, tn (Xuất 6:19; Dân 3:20) = yếu đuối, bệnh tật.

Mác-nát-bai, Mác-na-đê-bai, tn (Exr 10:40): 1 trong các con của Ba-ni.

Mặc-bê-la, Mác-pê-la, Mạc-bê-la2, nc (Sa 23:1-20): 1 cánh đồng, 1 hang đá vùng xung quanh mà Áp-ra-ham đã mua để chôn vợ.

Mam-rê, tn (Sáng 14:13, 24) = liên minh.

Man-chu, tn (Gi 18:10, 15, 16, 26): 1 tên đầy tớ của Thầy cả Thượng phẩm Cai-phe.

Man-tơ, nc (Công 27:27): 1 cù lao mà Phao-lô dạt vào khi bị đắm tàu.

màn trại (Xuất 26:2; Quan 4:21; Ês 54:2): nhà di động của dân du mục thường ở để chăn chiên, gia súc.

máng cỏ (Gióp 39:9; Châm 11:4; Ês 1:3): chỗ để đồ ăn cho thú vật.

mạng lịnh (Luc 2:1; Công 17:7): chiếu chỉ của Vua.

Manh-cam, tn (1Sử 8:9): 1 Tộc trưởng của dòng Bên-gia-min.

Manh-ki-Ên, tn (Dân 26:45) = Chúa là Vua.

Manh-ki-gia, tn (Nêh 11:12; Giê 21:1; 38:1; 1Sử 9:12) = YHV là Vua.

Manh-ki-Ram, tn (1Sử 3:18) = Vua được tôn cao lên.

Manh-ki-Sua, tn (1Sa 14:49; 31:2; 1Sử 8:33) = Vua tôi cứu.

mão, mũ (Xuất 28:4; 29:6; Lêv 8:9): mũ đội của Thầy Tế lễ; vương miện Vua.

Mát-ma-na, nc (Giôs 15:31): 1 trong những thành miền Nam xứ Giu-đa.

Mát-mê-na, nc (Ês 10:31): 1 trong các làng thuộc chi phái Bên-gia-min.

Mát-mên (Giê 48:3): 1 nơi của Mô-áp.

Mát-rết, tn (Sáng 36:39; 1Sử 1:50): con gái của Mê-xa-háp, dân Ê-đôm.

Mạt-sê-na, tn (Êxt 1:14): 1 trong 7 quan trưởng của Vua A-suê-ru.

màu sắc (Xt 25:4; 39:1): có 7 màu chính.

Mặc-bê-la, nc (Sáng 23:17-20): nơi Áp-ra-ham mua làm mộ địa chôn vợ.

mắt (Mat 6:22): cơ quan thị giác > là “đèn” của thân thể.

mắt cá, chuyền (Dân 31:50; Ês 3:20): dây xích.

mắt cá, vòng (Ês 3:18): 1 đồ trang sức cho phụ nữ.

mặt (2Sa 19:4; Sáng 24:65; Xuất 3:6): nơi thể hiện tình cảm bề trong của con người.

mặt trăng (Sáng 1:16; Thi 104:19; Nhã 6:10; Ês 30:26): phản chiếu ánh sáng mặt trời, cai trị ban đêm > ví “HT là vợ” ánh sáng trong thời tối tăm.

mặt trời (Sáng 1:16; Gióp 9:7): nguồn sự sáng, làm muôn vật phát triển > ví “Đấng Christ là Chồng” nguồn sáng trên trời.

mặt võng (Quan 5:28; Nhã 2:9; 2Vua 1:2): bằng gỗ hoặc sắt như cái lưới để trước mặt cửa sổ.

mâm (Dân 7:79; Xuất 26:29): 1 vật cạn, dùng để dâng của lễ.

mật đắng (Gióp 20:14, 25): chất tiết ra từ gan của người hay thú vật.

mật ong (Xuất 3:8, 17; Thi 81:16): chất ngọt lấy từ tổ ong.

mầu nhiệm, sự (2Cô 4:3, 4; Khải 10:7): sự giấu kín, ẩn bí thuộc ĐCT.

mây (1Vua 18:44; Luc 12:54): hơi nước bốc cao lên trời thành từng đám.

Me, cây (Sáng 21:33): 1 loại cây thân rất to, lá nhỏ mọc đối xứng, quả chua ăn được.

Mem-phi, nc (Ês 19:13; Ôs 9:6) = kinh đô xưa của Ai-cập.

men (Xuất 12:15; Lêv 2:11; Phục 16:4): thứ bột phát chua, dùng để làm bánh dậy men.

Men-na, tn (Luc 3:31): tên 1 tổ phụ về phần xác thịt của Chúa Jêsus.

Mép-xa, tn (1Sử 1:53): 1 Tộc trưởng dân Ê-đôm.

Mẹt-cu-rơ, tn (Công 14:12): 1 thần của dân thành Lít-trơ.

Mê-a, nc (Nêh 3:1; 12:32): tên 1 tháp nằm ở vách thành Giê-ru-sa-lem.

Mê-a-ra, nc (Giôs 13:4): 1 thành thuộc dân Si-đôn.

Mê-bô-nai, tn (2Sa 23:27) = xây cất, xây dựng.

Mê-cô-na, nc (Nêh 11:28) = nền nhà.

Mê-đê-ba, nc (Dân 21:30) = nước chảy êm dịu.

Mê-đi, tn (Sáng 10:2): dòng dõi Ma-đai.

Mê-ghi-đô, nc (Xac 12:11; Giôs 12:21; Quan 1:27): nơi của các đội quân (Giô 17:11?).

Mê-giạt-côn, nc (Giôs 19:46) = nước màu vàng.

Mê-hê-ta-bê-ên, tn (Nêh 6:10): tổ phụ của Sê-ma-gia, mà San-ba-lát và Tô-bi-gia thuê nghịch lại Nê-hê-mi.

Mê-hi-đa, tn (Exr 2:52; Nêh 7:51) = hiệp 1.

Mê-hia, tn (1Sử 4:11): con của Kê-lúp, anh em của Su-ha.

Mê-hô-la, Mơ-khô-la, nc (1Sa 18:19): Át-ri-ên là người thuộc về 1 nơi gọi là Mê-hô-la.

Mê-hu-da-ên, tn (Sáng 4:18): con của Y-rát, cháu 4 đời của Ca-in.

Mê-hu-man, tn (Êxt 1:10): 1 trong 7 Hoạn quan chầu chực Vua A-suê-ru.

Mê-kê-ra, nc (1S ử 11:36; 2Sa 23:31): (?)

Mê-la-tia, tn (Nêh 3:7): 1 người Ga-ba-ôn, đã giúp dỡ sửa vách thành Giê-ru-sa-lem.

Mê-léc, tn (1Sử 8:35; 9:41): con trai của Mi-ca, cháu của Mê-ri-ba-anh.

Mê-lê-ên, tn (Luc 3 :31): 1 tổ phụ của Giô-sép, chồng Ma-ri.

Mê-lu-ki, tn (Nêh 12:14): (?)

Mê-mu-can, tn (Êxt 1:14, 16, 21): 1 trong 7 Hoạn quan chầu chực Vua A-suê-ru.

Mê-na-hem, tn (2Vua 15:14-22) = người an ủi.

Mê-nê, chữ (Đan 5:25, 26) = đếm số.

Mê-ni (Ês 65:11): 1 thần mà người Do-thái thờ lạy ở tại Ba-by-lôn.

Mê-nu-hốt, tn (1Sử 2:52): 1 dân cư ở Ma-na-hát, dòng dõi của Ca-lép.

Mê-ô-nô-t2, tn (1Sử 4:14) = những nhà của tôi.

Mê-phát, nc (Giôs 13:18) = tốt đẹp.

Mê-phi-bô-sết, tn (2Sa 21:8) = kẻ đập bể thần tượng.

Mê-ra-gia, tn (Nêh 12:12) = cứng lòng.

Mê-ra-giốt, tn (1Sử 6:6, 7, 52): tên 1 Thầy Tế lễ, con của Xê-ra-hi-gia.

Mê-ra-ri, tn (Sáng 46:11; Xuất 6:16) = cay đắng.

Mê-ra-tha-im, nc (Giê 50:21) = 2 lần phản loạn.

Mê-ráp, tn (1Sa 14:49) = thêm lên.

Mê-re, tn (Êxt 1:14): 1 trong 7 quan trưởng của Vua A-suê-ru.

Mê-rết, tn (1Sử 4:17, 18): dòng dõi của Ca-lép.

Mê-ri-ba, nc (Xuất 17:7) = cãi lộn.

Mê-ri-Ba-anh, tn (1Sử 8:34; 9:40) = chống nghịch cùng Ba-anh.

Mê-rô, nc (Quan 5:23): 1 nơi trú ẩn.

Mê-rô-đác, tn (Giê 50:2): thần trên hết của người Ba-by-lôn.

Mê-rô-đác Ba-la-đan, tn (2Vua 20:12; Ês 39:1): 1 Vua Ba-by-lôn trong đời Ê-xê-chia.

Mê-rô-nốt, tn (1Sử 27:30; Nêh 3:7): dân cư thành Mê-rô-nốt.

tải về 2.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương