T I ê uchu ẩ n q u ố c g I a



tải về 1.07 Mb.
trang8/14
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2018
Kích1.07 Mb.
#39702
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14

9.2 Các lớp cấu trúc khung

9.2.1 Lớp IF_DataSet


Lớp IF_DataSet biểu diễn một tập dữ liêu. Một bộ dữ liệu là một tập dữ liệu xác định được biểu diễn trong một định dạng trao đổi hoặc lưu trữ trên một phương tiện lưu trữ. Một tập dữ liệu có thể biểu diễn tất cả hoặc một phần của tập hợp và có thể bao gồm một hoặc nhiều phần ghép của dữ liệu. Nội dung của bộ dữ liệu được xác định bởi các đặc điểm kỹ thuật sản phẩm cho kiểu sản phẩm dữ liệu cụ thể và thường phù hợp với việc sử dụng dữ liệu đó. Đặc điểm kỹ thuật sản phẩm cho một loại hình sản phẩm dữ liệu cụ thể cần phải mô tả tổ chức của sản phẩm dữ liệu đó. Ví dụ, một sản phẩm hình ảnh có thể chỉ có một lưới tập dữ liệu địa lý và một lược đồ lắp ghép để chỉ ra rằng mỗi tập dữ liệu đều chứa một phần ghép. Các sản phẩm phức tạp hơn có thể bao gồm một số các tập dữ liệu địa lý và nhiều lược đồ lắp ghép phức tạp như cây tứ phân dựa trên lược đồ lắp ghép có kích thước dạng biến. Bộ dữ liệu là thực thể logic có thể được xác định bởi siêu dữ liệu liên kết. Lớp IF_DataSet triển khai lớp DS_DataSet, xem ISO 19115.

9.2.2 Lớp IF_Transmittal


Lớp IF_Transmittal biểu diễn thực thể vật lý của sự trao đổi. Một sự chuyển giao là thực thể được sử dụng trong định dạng trao đổi được mã hóa để mang theo tất cả, một phần hoặc một vài tập dữ liệu. Sự chuyển giao biểu diễn về mặt thực thể vật lý của sự trao đổi. Sự chuyển giao phụ thuộc vào định dạng mã hóa và phương tiện trao đổi. Một sự chuyển giao trên phương tiện vật lý ví dụ như một đĩa DVD, có thể mang theo một số lượng các tập dữ liệu, trong khi một sự chuyển giao thông qua đường truyền với băng thông thấp thì chỉ mang theo một phần nhỏ của một tập dữ liệu. Siêu dữ liệu mang theo cần thiết cho tính toàn bộ của sự chuyển giao và có thể được thay đổi từ cơ chế trao đổi này tới cơ chế trao đổi siêu dữ liệu khác cần thiết cho việc định tuyến và phân phối của sự chuyển giao. Một cơ chế trao đổi phổ biến sẽ mang theo toàn bộ tập dữ liệu trên một phương tiện vật lý ví dụ như một đĩa CD – ROM. Thông tin siêu dữ liệu chuyển giao không được hiển thị ngoại trừ các thông tin trong mô đun siêu dữ liệu khám phá, việc này phụ thuộc vào cơ chế sử dụng để trao đổi và có thể khác nhau giữa các phương tiện trao đổi hay định dạng mã hóa này với phương tiện trao đổi hay định dạng mã hóa khác. Ví dụ về sự chuyển giao siêu dữ liệu đó là việc đếm số lượng các byte dữ liệu trong một đơn vị trao đổi.

9.2.3 Lớp IF_DiscoveryMetadata


Lớp Liên kết với một tập dữ liệu hoặc một tập hợp của tập siêu dữ liệu mô tả về tập dữ liệu có thể truy cập. Nó bao gồm phần “cốt lõi” của siêu dữ liệu, và xác định bộ dữ liệu. Đây là lớp trừu tượng vì nó được triển khai từ các lớp siêu dữ liệu được trình bày trong ISO 19115.

9.2.4 Lớp IF_Colection


Lớp IF_Colection biểu diễn một tập hợp của IF_CoverageData và siêu dữ liệu liên kết, một tập hợp bao gồm nhiều kiểu tập dữ liệu địa lý khác nhau của từng vùng riêng biệt, hoặc các dữ liệu đa tập dữ liệu địa lý của cùng một kiểu tập dữ liệu, nhưng lại biểu diễn các bề mặt khác nhau. Ví dụ một tập bao gồm một lưới tập dữ liệu địa lý và một tập điểm của một vùng trong đó lưới tập dữ liệu địa lý biểu diễn bề mặt độ cao, điểm thiết lập một số điểm độ cao được đo chính xác.

9.2.5 Lớp IF_ColectionMetadata


Là lớp siêu dữ liệu tập hợp, lớp này liên kết với một tập hợp là tập của tập hợp siêu dữ liệu mô tả về sản phẩm dữ liệu trong tập hợp. Lớp này bao gồm một số lượng các thành phần con chứa siêu dữ liệu khám phá dưới dạng cấu trúc siêu dữ liệu, siêu dữ liệu thu thập và siêu dữ liệu về chất lượng. Siêu dữ liệu từ siêu dữ liệu khám phá có thể được áp dụng cho tập hợp được khám phá. Các mô đun siêu dữ liệu khác là siêu dữ liệu về thông tin mô tả.

9.2.6 Lớp IF_StructuralMetadata


Là lớp siêu dữ liệu cấu trúc. Một thành phần của một tập hợp là tùy chọn một tập siêu dữ liệu có tính cấu trúc mô tả cấu trúc của tập dữ liệu địa lý. Trong nhiều định dạng trao đổi, thì thuộc tính của tập dữ liệu địa lý ví dụ như là số lượng các hàng và cột trong một lưới được mang theo thông tin siêu dữ liệu dạng cấu trúc. Siêu dữ liệu mô tả ngữ cảnh không được coi là siêu dữ liệu khám phá (discovery) mà được coi là siêu dữ liệu có tính cấu trúc. Lớp này là lớp trừu tượng, vì nó được triển khai từ các lớp siêu dữ liệu mô tả trong ISO 19115, 19115-2. Việc xác định một mảnh ghép trong lược đồ lắp ghép có thể được xem xét như là siêu dữ liệu có tính cấu trúc nếu như các mảnh ghép không cung cấp trực tiếp việc khám phá mảnh ghép trong siêu dữ liệu khám phá.

9.2.7 Lớp IF_AcquisitionMetadata


Là lớp siêu dữ liệu thu nhận. Một thành phần của một tập hợp là tùy chọn một tập siêu dữ liệu thu nhận mô tả nguồn giá trị dữ liệu. Lớp này là lớp trừu tượng vì nó được triển khai từ các lớp siêu dữ liệu mô tả trong ISO 19115, 19115-2 hoặc ISO/TS 19130.

9.2.8 Lớp IF_QualityMetadata


Là lớp siêu dữ liệu chất lượng. Một thành phần của một tập hợp là tùy chọn một tập siêu dữ liệu về chất lượng mô tả chất lượng của giá trị dữ liệu. Lớp này là lớp trừu tượng vì nó được triển khai từ các lớp siêu dữ liệu mô tả trong ISO 19115, 19115-2 hoặc ISO/TS 19138. Các khái niệm chung cho việc xử lý chất lượng được mô tả trong ISO 19113. Các thủ tục để đánh giá chất lượng được mô tả trong ISO 19114. Định nghĩa về đo lường được mô tả trong ISO/TS 19138.

9.2.9 Lớp IF_GridCoverage


Lớp IF_GridCoverage là triển khai lớp CV_ContinuousQuadrilateralGridCoverage mô tả trong ISO 19123, có hai kiểu lưới tập dữ liệu địa lý xác định trong tài liệu về khung dữ liệu này đó là lưới tứ giác liên tục các ô kích thước dạng hằng số và một quy tắc tuần tự hàng cột tuyến tính và thứ hai là lưới cây tứ phân với các ô kích thước dạng biến. Cây tứ phân (Quatree) có thể mở rộng trong mạng lưới siêu không gian Rieman (Riemann hyperspatial grid) với nhiều hơn hai chiều.

9.2.10 Lớp IF_TINCoverage


Lớp IF_TINCoverage triển khai từ lớp CV_TINCoverage từ chuẩn ISO 19123.

9.2.11 Lớp IF_PointSetCoverage


Lớp IF_PointSetCoverage triển khai từ lớp CV_DiscretePointCoverage từ ISO 19123.

9.2.12 Lớp IF_DiscreteSurfaceCoverage


Lớp IF_DiscreteSurfaceCoverage triển khai từ lớp CV_DiscreteSurfaceCoverage từ ISO 19123.

9.2.13 Lớp IF_Tiling


Lớp này được sử dụng để mô tả lược đồ lắp ghép của một tập hợp. Xác định các mảnh ghép là một phần của siêu dữ liệu dạng cấu trúc.
  1. Mẫu khung dữ liệu dạng ảnh, dạng ô lưới và dữ liệu dạng tập dữ liệu địa lý

10.1 Lược đồ ứng dụng cho dữ liệu dạng ảnh và dữ liệu dạng ô lưới


Lược đồ ứng dụng cho dữ liệu dạng ảnh và dữ liệu dạng ô lưới được tổ chức bởi mô hình đối tượng địa lý tổng quát mô tả trong tiêu chuẩn lược đồ ứng dụng. Một tập dữ liệu địa lý là một kiểu đối tượng địa lý, và một lưới, tam giác TIN hoặc tập điểm diễn tả đặc tính không gian của một kiểu đối tượng địa lý. Tiêu chuẩn này cung cấp mẫu cho việc mô tả một lựa chọn của các tập kiểu dữ liệu dạng tập dữ liệu địa lý trong lược đồ ứng dụng. Điều này xác định một số mô hình nội dung tổng quát phục vụ việc tham chiếu đến các kiểu dữ liệu dạng ảnh và dạng lưới khác nhau.

Cấu trúc lưới được mô tả trong điều 10.2 và 10.7 (hai cấu trúc lưới đó là cấu trúc tập dữ liệu địa lý dạng TIN, tập dữ liệu địa lý dạng điểm và ô lưới tập dữ liệu địa lý dạng bề mặt rời rạc) phù hợp với cấu trúc trong ISO 19123. Với tập dữ liệu địa lý liên tục cho phép một tập giá trị dữ liệu của tập dữ liệu địa lý một vùng, xác định một bề mặt dựa trên hàm nội suy để áp dụng cho việc tạo giá trị của hàm tương ứng tại bất kỳ vị trí nào trong không gian.

Tiêu chuẩn này xác định các kiểu cụ thể của lưới không gian bao gồm lưới hai hoặc nhiều chiều với các điểm ảnh kích thước dạng biến.

Các tập giá trị dữ liệu được lưới hóa thể hiện các phần tử hình ảnh hoặc các giá trị không phải là hình ảnh ví dụ như là độ cao trong mô hình độ cao (DEM digital elevation model), những giá trị này tạo thành một ma trận giá trị và được tổ chức dưới dạng lưới. Đặc trưng của lưới này là các quy tắc (giá trị không gian), sự sắp xếp (việc sắp xếp các giá trị), biên (ranh giới) của lưới (hình chữ nhật, đa giác hoặc từng lát lắp ghép (lắp ghép)) và chiều (2D, 3D hoặc nD).


10.2 Tập dữ liệu địa lý dạng ô lưới

10.2.1 Các kiểu lưới


Lưới thẳng (lưới hình chữ nhật tuyến tính) đơn giản với ô kích thước và ô kích thước dạng biến là hai kiểu con khác nhau của lớp IF_GridCoverage. Cả hai lưới này đều tồn tại trong không gian 2 hoặc đa chiều. Ô kích thước dạng biến được gọi là một cây tứ phân trong không gian 2 chiều. Trong không gian ở mức cao hơn thì gọi là lưới siêu diện đa chiều Riemann (Riemann hyperspatial grid).

Lưới thẳng đơn giản với các ô kích thước chỉ yêu cầu ô kích thước được xác định một lần cho một tập dữ liệu địa lý. Ô có thể được xác định bằng việc sắp xếp các giá trị dữ liệu theo việc quét tuyến tính một hàng - cột. Lưới như vậy có các ô được chuyển toàn bộ tới vùng bên trong biên (gianh giới) xác định tập dữ liệu địa lý.

Một lưới ô kích thước có giá trị biến cần xác định kích thước của mỗi ô.

Hình 8 minh họa cấu trúc của lưới thẳng đơn giản hai chiều với ô kích thước và lưới có ô kích thước dạng biến.



Hình 8 – Lưới có ô kích thước liên tục và dạng biến



Hình 9 minh họa mối quan hệ của IF_GridCoverage với hai kiểu IF_QuadGriddedData và IF_RiemannGriddedData. Cả hai lớp này kế thừa từ lớp CV_ContinuousQuadrilateralGridCoverage, hai lớp này có các thuộc tính gần giống nhau, khác nhau ở phương thức sắp xếp thứ tự và quy tắc có bốn ô liền kề dọc theo đường dẫn thứ tự sắp xếp kết tập trong một ô lớn hơn nếu các ô có cùng giá trị thuộc tính.


Hình 9 – Các lớp lưới và ô kích thước lưới dạng biến

10.2.2 Các lớp lưới

10.2.2.1 Lớp IF_QuadGriddedData


Lớp IF_QuadGriddedData là lớp kế thừa từ lớp IF_GridCoverage, lớp IF_GridCoverage được triển khai từ lớp CV_ContinuousQuadrilateralGridCoverage theo chuẩn ISO 19123. Lớp IF_QuadGriddedData xác định một lưới tứ giác liên tục với các ô kích thước dạng hằng số và một chuỗi quy tắc hàng cột tuyến tính. Các thuộc tính kế thừa từ lớp CV_ContinuousQuadrilateralGridCoverage. Thuộc tính CV_SequenceRule chọn một tuyến tính (hàng - cột hoặc cột - hàng).

10.2.2.2 Lớp IF_RiemannGriddedData


Lớp IF_RiemannGriddedData là lớp kế thừa từ lớp IF_GridCoverage, lớp IF_GridCoverage được triển khai từ lớp CV_ContinuousQuadrilateralGridCoverage mô tả trong ISO 19123. Lớp IF_RiemannGriddedData xác định một lưới ô kích thước dạng biến, có các ô lân cận có cùng các giá trị thuộc tính kết tập theo thứ thự sắp xếp. Các thuộc tính kế thừa từ lớp CV_ContinuousQuadrilateralGridCoverage. Thuộc tính CV_SequenceRule chọn một sắp xếp Morton để quét. Lưới này được gọi là cây tứ phân trong không gian 2 chiều.

10.2.3 Nội dung của ô lưới kích thước dạng biến


Lưới truyền thống có độ phân giải cố định, phổ biến nhất là lưới được kết hợp bởi các góc vuông tạo ra bởi các dòng có kích thước bằng nhau, tạo nên các ô hình vuông hoặc hình chữ nhật. Lưới hóa (gridding) là cách chuẩn để tạo ra các tập dữ liệu điểm bằng việc đặt một độ phân giải hoặc khoảng cách lưới, và việc tính toán giá trị ô lưới dựa trên một thuộc tính duy nhất của nhóm các điểm kết hợp trong mỗi ô. Dữ liệu ảnh chủ yếu dạng lưới, dựa trên độ phân giải của bộ cảm biến hoặc khoảng cách điểm ảnh tùy ý thống nhất.

Lưới cũng được thiết lập bởi các ô kích thước dạng biến. Ví dụ phổ biến là “cây tứ phân” được sử dụng phổ biến trong một vài hệ thống thông tin địa lý (GIS). Có một ô kích thước dạng biến cho phép độ phân giải biến thiên khắp bề mặt lưới, độ phân giải này biểu diễn bởi các dòng song song có khoảng cách khác nhau trên lưới, sự định vị cho các ô lưới cũng được thiết lập. Việc này yêu cầu việc đơn giản hóa dữ liệu trên mỗi chiều và phép chia nhị phân của mỗi chiều trong việc sắp xếp sự định vị của bất kỳ một ô lưới. Khi áp dụng cho điểm hoặc dữ liệu ảnh, những vùng có độ biến thiên cao được biểu diễn bởi các ô lưới nhỏ. Những vùng có độ biến thiên thấp được biểu diễn bằng ô lưới lớn. Nếu các ô kích thước biến thiên trong lưới thì chúng phải biến thiên một cách thường xuyên bởi vậy mà phân vùng không gian trong lưới vẫn có thể phủ được vùng bao và phương thức sắp xếp phải sắp các ô trong lưới theo thứ tự. Ngoài ra cần mô tả các thông tin kích thước cùng với ô lưới.

Trong khi giảm thiểu kích thước lưu trữ thì dữ liệu trong ô lưới kích thước dạng biến gần kề nhau được kết tập trong một ô lớn hơn để duy trì tính toàn vẹn khoảng cách của dữ liệu ban đầu. Một lưới với các ô kích thước dạng biến hỗ trợ giá trị null, bởi vậy mà dữ liệu không đầy đủ sẽ bao gồm các lỗ hổng, các lỗ hổng này có thể tồn tại mà không cần gán giá trị tùy ý tới khu vực không có dữ liệu. Việc này cho phép xem xét lượng rút gọn thông qua lưới truyền thống, những ô không có dữ liệu sẽ không được lưu trữ.

Ô kích thước dạng biến hữu ích với một số kiểu dữ liệu cảm biến, mỗi ô có thể đem theo nhiều giá trị thuộc tính, các ô liền kề mang cùng các giá trị thuộc tính kết tập lại vì thế khối lượng dữ liệu được giảm đáng kể. Khi giá trị thuộc tính thay đổi nhanh chóng từ ô này đến ô khác thì sử dụng các ô lưới nhỏ.



Thứ tự sắp xếp Morton có thể điều khiển các ô kích thước dạng biến, tiến trình có tính chất ngang qua như trong Hình 10, thứ tự Morton XY sắp xếp từ trái sang phải, dưới lên trên, ô sang ô, không kể ô kích thước. Nó tăng trong trục X sau đó đến trục Y. Cách xử lý này cũng được mở rộng trong đa chiều, tăng X, sau đó Y, sau đó X và sau đó là các chiều được thêm vào. Các thứ tự Morton khác được mô tả trong Phụ lục C của ISO 19123:2005.

Hình 10 –Thứ tự Morton (X,Y)

Hai điểm không gian gần nhau trong lưới thì cũng gần trong trong thứ tự có tính chất ngang qua của lưới. Thuộc tính này rất quan trọng, nó xuất phát từ định lý mở rộng của Pitago về siêu không gian đa chiều Riemann. Đường chéo Riemann tương ứng với cạnh huyền của tam giác Pitago.



tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương